You are on page 1of 4

Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản

*Đối với vụ việc thứ nhất:

Câu 4.1: Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?

Theo Điều 124 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch
dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc
luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Từ quy định trên, có thể hiểu giả tạo trong xác lập giao dịch là giao dịch được xác lập
nhằm che giấu việc thực hiện một hợp đồng khác mà các bên mong muốn thực hiện.
Theo Điều 124 BLDS 2015, có hai loại giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch giả tạo nhằm
che giấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ
ba.
Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ
Dầu Một tỉnh Bình Dương
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Diệp Thúy
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thanh Trang
Nội dung: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn giao quyền sử dụng đất theo hợp đồng
đã kí kết. Sau đó nguyên đơn thay đổi nội dung khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại cho
nguyên đơn số tiền vay 95.000.000 đồng. Bà Thúy cho bà Trang vay 100.000.000 đồng,
trả góp 1.000.000 đồng/ngày trong vòng 6 tháng (tổng số tiền phải trả là 180.000.000
đồng). Hai bên có lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá chuyển
nhượng 200.000.000 đồng. Tuy nhiên, cả hai đều thừa nhận đây là giao dịch giả tạo nhằm
che giấu giao dịch vay tài sản. Về giao dịch vay tài sản, bà Thúy cho rằng bà Trang chỉ
mới trả 5.000.000 đồng; còn bà Trang thì cho rằng bà đã trả hết cho bà Thúy tổng số tiền
180.000.000 đồng, nhưng bà Thúy không thừa nhận và bà Trang cũng không cung cấp
được chứng cứ để chứng minh. Do đó, Tòa cấp sơ thẩm cho rằng nguyên đơn yêu cầu bị
đơn trả lại 95.000.000 đồng là có căn cứ, đồng thời ghi nhận sự tự nguyện của nguyên
đơn về việc không yêu cầu tính lãi suất đối với bị đơn.
Quyết định của Tòa án: tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
nguyên đơn và bị đơn là vô hiệu.

Câu 4.2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp
đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
Đoạn của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng là:
“Nguyên đơn và bị đơn thống nhất ngày 23/11/2013 giữa nguyên đơn và bị đơn có thiết
lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung giấy thỏa thuận
chuyểnnhượng quyền sử dụng đất số AP 154638, số vào sổ H53166 do UBND thị xã (nay
là thành phố) Thủ Dầu Một cấp ngày 30/7/2009, tọa lạc tại phường Chánh Nghĩa, thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, giá chuyển nhượng 200.000.000 đồng. Hai bên đều
thừa nhận đây là giao dịch giả tạo để che giấu cho việc nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền
100.000.000 đồng”.
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích che giấu việc cho vay số tiền
100.000.000 đồng.
Câu 4.3: Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu
Tòa chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất xác lập giữa Trần Thị Diệp Thúy và bà Nguyễn Thị Thanh
Trang theo hình thức “giấy thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” 23/11/2013 vô
hiệu, bà Nguyễn Thị Thanh Trang có nghĩa vụ trả lại cho bà Trần Thị Diệp Thúy số tiền
đã nhận là 95.000.000 đồng; đồng thời ghi nhận sự tự nguyện của nguyên đơn bà Trần
Thị Diệp Thúy về việc không yêu cầu tính lãi suất 95.000.000 đồng đối với bị đơn là bà
Nguyễn Thị Thanh Trang.

Câu 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và
hợp
đồng bị che giấu.
Trong bản án có đề cập việc cả hai bên đều thừa nhận hợp đồng chuyển nhượng ngày
23/11/2013 là hợp đồng giả tạo để che giấu việc cho vay số tiền 100 triệu đồng. Căn cứ
vào Điều 131 và khoản 1 Điều 124 BLDS 2015: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu mộtgiao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”, hợp đồng chuyển
nhượng ngày 23/11/2013 là hợp đồng giả tạo nên bị vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che
giấu là hợp đồng cho vay trả góp giữa bà Thúy và bà Trang vẫn còn hiệu lực. Vậy nên,
hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu là phù hợp với quy
định của pháp luật.
* Đối với vụ việc thứ hai:
Tóm tắt Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: bà Võ Thị Thu
Bị đơn: bà Đặng Thị Kim Anh
Nội dung: Năm 2009, bà Thu cho bà Anh vay tổng cộng 3,7 tỷ đồng. Tất cả các lần vay
bà Anh đều viết giấy tay và ký, thỏa thuận lãi 3%/tháng, trong giấy vay không ghi thời
hạn trả nợ, nhưng có thảo thuận miệng thời hạn vay là 15 ngày. Cuối năm 2009, bà Thu
và bà Phương đi xem đất vợ chồng ông Học bà Anh đề cấn trừ khoản nợ mà bà Anh vay,
do không thống nhất được giá nên việc trừ nợ không thành. Ngày 11/02/2010, bà Anh chỉ
trả cho bà Thu 600 triệu đồng tiền gốc, nên bà Thu khởi kiện yêu cầu vợ chồng bà Anh
cùng có trách nhiệm trả số tiền gốc còn nợ là 3,1 tỷ đồng và tiền lãi theo lãi suất của Nhà
nước. Ngày 26/8/2010, vợ chồng bà Anh lại chuyển nhượng nhà, đất cho ông Vượng và
bà Nga với giá chuyển nhượng là 4 tỷ đồng mặc dù trước đó bà Anh cam kết chuyển
nhượng nhà đất để trả nợ cho bà Thu. Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm
trốn tránh nghĩa vụ, yêu cầu vợ chồng bà Anh trả nợ cả gốc lẫn lãi cho bà Thu, giao dịch
giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là vô hiệu, nhà đất của vợ chồng bà Anh
bị phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ của vợ chồng bà Anh đối với bà Thu.

Câu 4.5: Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?

Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo
nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu vì: “Quá trình giải quyết vụ án thì vợ
chồng bà Anh thừa nhận còn nợ của bà Thu 3,1 tỷ đồng, đồng thời vợ chồng bà Anh cam
kết chuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) để trả nợ cho bà Thu, nhưng vợ chồng
bà Anh không thực hiện cam kết với bà Thu mà làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất trên
cho anh là vợ chồng ông Vượng. Thỏa thuận chuyển nhượng giữa vợ chồng bà Anh với
vợ chồng ông Vượng không phù hợp với thực tế vì giá thực tế nhà đất là gần 5,6 tỷ đồng,
nhưng hai bên thỏa thuận chuyển nhượng chỉ với giá 680 triệu đồng và thực tế các bên
cũng chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.”

Câu 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn
tránh nghĩa vụ)?
Hướng xác định trên của Toà án là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Theo
Điều 124 BLDS 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, giao dịch giữa vợ chồng bà
Anh và vợ chồng ông Vượng là giao dịch nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người
thứ ba là bà Thu, theo khoản 2 điều này có quy định: “Trường hợp xác lập giao dịch dân
sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Do
đó, có thể kết luận hướng xác định của Tòa án là hợp lý.
Câu 4.7: Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm
trốn tránh nghĩa vụ.
Theo khoản 2 Điều 124 BLDS 2015: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giảtạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.
Vậy hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ
là: Hợp đồng chuyển nhượng đất của vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng bị vô
hiệu. Khi bị tuyên giao dịch vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng
tiền (khoản 2 Điều 131 BLDS 2015), tức là nhà đất vẫn thuộc về vợ chồng bà Anh và vợ
chồng bà Anh phải dùng phần đất đó để trả nợ cho bà Thu.

You might also like