You are on page 1of 23

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN, THỪA KẾ

Giảng viên: TS. Lê Thị Hồng Vân


Lớp: CLC48B_Nhóm 3

Sinh viên thực hiện: Lê Phước Sang


MSSV: 2353801012194

BUỔI THẢO LUẬN 3: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024

1
*Khái niệm tài sản
Tóm tắt Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/07/2017 của Toà án nhân
dân tỉnh Khánh Hoà
Nguyên đơn: ông Phan Hai
Bị đơn: ông Phan Quốc Thái
Nội dung: Nguyên đơn yêu cầu ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, được cấp ngày 23/7/1999 của Uỷ ban
nhân dân huyện Diên Khánh mang tên Lương Thị Xàm. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất này do bà Lương Thị Xàm để lại cho ông Phan Hai. Việc ông Phan Hai
khởi kiện yêu cầu ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, vì Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất chỉ là văn bản chứng quyền, không phải tài sản và không thể xem là loại
giấy tờ có giá. Tuy nhiên Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý và ra biên bản đình chỉ giải
quyết vụ án. Đã trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo về việc “Đòi lại tài
sản” cho ông Phan Hai.
Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/08/2018 của Toà án nhân dân
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long:
Nguyên đơn: ông Võ Văn B
bà Bùi Thị H
Đại diện uỷ quyền cho bên nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Ngọc Sang
Luật sư Huỳnh Ngọc Chiêu
Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thuỷ T
Đại diện uỷ quyền cho bên bị đơn: anh Bùi Văn KH
Nội dung: Nguyên đơn yêu cầu bà Nguyễn Thị Thuỷ T trả lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AM090902, được cấp cho hộ ông Võ Văn B. Bị đơn chỉ đồng
ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn khi nhận đủ số tiền
120.000.000 đồng từ nguyên đơn. Theo trình bày của bị đơn là bà T thì do con của
ông B thế chấp cho bà T để vay tiền và việc này ông B và bà H có biết, nhưng phía
bà T không chứng minh được việc này là có thật. Phía ông B và bà H phủ nhận toàn

2
bộ lời trình bày của bà T. Qua xem xét toàn bộ lời trình bày và tài liệu chứng cứ cho
thấy: ông B đã làm đơn cớ mất và đã được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ ông B mang số BM904331. Sau đó bà T
tranh chấp và đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AM090902, cho thấy giấy
này không bị mất nên Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ đã thu hồi lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số BM904331. Căn cứ vào lẽ công bằng, Hội đồng xét xử
chấp nhận yêu cầu của bên nguyên đơn, buộc bị đơn tức bà Nguyễn Thị Thuỷ T có
nghĩa vụ giao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM090902 cho bên nguyên
đơn là hộ ông Võ Văn B.

Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh hoạ về giấy tờ có giá.
Hiện nay BLDS 2015 chưa định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu
giấy tờ có giá là một loại tài sản.
Căn cứ Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1,
Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-
NHNN quy định:
“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành
giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Căn cứ công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá như
sau:
“1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận
nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có
giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ
vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

3
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được
quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa
vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ
phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm
chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng
khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật
chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số
52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh
nghiệp…”

Câu 2: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản
án số 39 có cho câu trả lời không?
Trong thực tiễn xét xử, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận
sở hữu nhà” không là giấy tờ có giá.
Quyết định số 06 có nêu là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản
chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là
tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”. Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất
đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Bản án số 39 có nêu là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý
để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất”. Bản án số 39 không có câu trả

4
lời liên quan đến giấy tờ có giá mà bản án chỉ đề cập giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nó chỉ là một giấy chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhân các thông tin.
ð Không đề cập đến vấn đề giấy tờ có giá
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39
có cho câu trả lời không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” thì không là tài sản.
Đối với Quyết định số 06 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là
tài sản theo quyết định của Toà án vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng
thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất gắn liền với đất.
Đối với Bản án số 39 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài
sản vì cũng giống với Quyết định số 06, đây là chứng thư pháp lý để nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất gắn liền với đất.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06
liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp
luật nước ngoài);
Nhìn từ khái niệm tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”
Ta có thể xét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sỡ hữu nhà
với tư cách là vật. Hiện nay BLDS 2015 chưa định nghĩa cụ thể vật là gì. Nghiên
cứu về khái niệm tài sản, không thể không tìm hiểu về khái niệm này từ các học giả
thời La Mã cổ đại. Theo luật La Mã, tài sản bao gồm các vật và quyền tài sản. Vật
là những đối tượng hữu hình đơn lẻ, phân biệt được, có tính độc lập mà con người

5
có thể cầm nắm, khai thác lợi ích kinh tế và có giá trị vật chất1. Có thể hiểu đơn giản
thì vật là chủ thể tồn tại khách quan trong thế giới và con người có thể cầm nắm
được. Căn cứ các đặc điểm đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà có thể được xem là vật, từ đó được xem là tài sản
Theo điều 654 BLDS bang California, Hoa Kỳ định nghĩa rằng vật có thể sở
hữu được sẽ được xem là tài sản, Như vậy, nếu áp dụng điều luật trên với giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có thể xem là một loại tài sản
Do đó, nếu xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà có thể xem là một loại tài sản, thì hướng giải quyết của Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là chưa
hợp lý vì:
Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi
cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền của người sử dụng đất
thì Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Bộ
luật Tố tụng dân sự”.

Câu 5: Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà không là tài sản.

1
Theo nghiên cứu lập pháp
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208513#:~:text=Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u
%20v%E1%BB%81%20kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m,c%C3%B3%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B%20
v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t.

6
Vì theo Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyền tài sản”, căn cứ Điều 115 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác”. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà chỉ là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà, quyền tài sản. Còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà không phải là tài sản. Theo đó, mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà là vật nhưng không phải là tài sản vì không đáp ứng
được các thuộc tính của tài sản.
Mặc dù, hiện nay pháp luật chưa quy định điều khoản nào giải thích cụ thể về thuộc
tính của tài sản nhưng từ thực tiễn có thể nhận định, để trở thành tài sản phải có đủ các
thuộc tính sau:
- Con người có thể chiếm hữu được.
- Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể.
- Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản.
- Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền
sử dụng).
Trong các thuộc tính trên thì Sổ đỏ, sổ hồng không đáp ứng được thuộc tính thứ
(4), vì khi Sổ đỏ bị cháy, hư hỏng, mất,… thì tài sản vẫn còn tồn tại và quyền sử dụng
đất của người dân không bị mất đi (chỉ cần đề nghị cấp lại sổ).
Từ những quy định trên, có thể khẳng định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản mà chỉ là giấy chứng thư pháp lý để
Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà.”

7
Hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” là hợp lý, vì đã bảo vệ được quyền
và lợi ích hợp pháp của ông B và bà H liên quan đến quyền về tài sản gắn liền với
đất.
Có thể thấy Hội đồng xét xử đã căn cứ Khoản 2 Điều 4 “Toà án không được từ
chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự
chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá
nhân yêu cầu Toà án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ
việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật
dân sự và Bộ luật này quy định”; Khoản 14 Điều 26 “Các tranh chấp khác về dân
sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy
định của pháp luật” Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 để xác định yêu cầu đòi trả giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B và bà H là thuộc thẩm quyền của Toà án.
Việc căn cứ này là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thẩm quyền của Toà án bởi
việc từ chối vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng cũng như việc giải quyết
vụ việc dân sự liên quan đến giấy chứng nhận đã góp phần bảo vệ quyền lợi của ông
B và bà H. Hướng dẫn quyết của tòa nhân dân huyện Long Hồ và trong bản án số
39 và đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì tòa chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H buộc bà Nguyễn Thị Thủy T giao trả lại
cho ông Võ Văn B và Chị H giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 số
thửa 1595 diện tích 489,1m2. Theo em, hướng giải quyết tranh của tòa là hoàn toàn
thỏa đáng đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên đồng thời là bảo vệ chủ
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Tuy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không phải là giấy tờ có giá, nhưng có thể coi nó là vật do đó có thể xem nó là một
loại tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ có ý nghĩa quan trọng
thể hiện sự công nhận của nhà nước đối với người sử dụng đất hợp pháp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những căn cứ cho phép xác định thẩm
quyền của các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền

8
sử dụng đất thực tiễn xét xử. Hiện nay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là một loại tài sản điều này dẫn tới nhiều hệ loại là làm tổn hại đến các quan hệ
dân sự gây khó khăn cho người dân trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan
để đi đến được giải quyết các khiếu nại cho mình, do đó bạn án số 39 đã giải quyết
đúng hướng đảm bảo quyền và lợi ích ông B và bà H một cách đầy đủ. Như vậy,
giấy tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này nó chỉ là cái cái giấy để nó đảm bảo
về các mặt là chứng thư pháp lý do về mặt pháp lý. Tuy nhiên nếu mà chúng ta xét
theo cái khía cạnh nó là vật thì mà bật thìnó là một loại tài sản theo quy định của
các bộ luật dân sự năm 2015. Trong trường hợp này chúng ta vẫn có các việc yêu
cầu người ta trả lại cái giấy tờ cho mình thì cái hướng giải quyết như thế này nó sẽ
đảm bảo được quyền lợi của người liên quan
Đồng thời về quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử là chấp nhận yêu cầu
của ông B và bà H buộc bà T có nghĩa vụ giao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho ông B và bà H, đã giúp ông B và bà H có thể thực hiện được quyền của mình
trong việc sở hữu nhà đất cũng như làm rõ hơn trách nhiệm của Toà án trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân liên quan đến các vụ việc dân sự.

Tóm tắt Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 11/7/2023 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại TP. Hồ Chính Minh:
Bị hại: anh Lê Đức Nguyên
Bị cáo: Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc Hoàng, Trương Chí Hải, Trịnh Tuấn Anh,
Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Chung, Phạm Văn Thành,
Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Đức.
Nội dung vụ án: Bị cáo Hồ Ngọc Tài và bị cáo Trần Ngọc Hoàng quen biết anh
Lê Đức Nguyên vào năm 2018 và đã nghe anh Nguyên tư vấn bán khoảng 1000
Bitcoin tương đương 100.000.000.000 đồng để mua các loại tiền điện tử mới nhưng
thua lỗ hết số tiền đầu tư ban đầu. Bị cáo Tài cho rằng việc thua lỗ là do anh Nguyên
nên năm 2020 bị cóa Tài rủ rê đồng bọn để đòi lại tiền từ anh Nguyên, tổng cộng
lên tới 16 người. Các bị cáo theo dõi và chặn xe của anh Nguyên, khống chế và lấy

9
điện thoại của anh Nguyên rồi chuyển được 0.158 BTC; 105.639.624 TRX;
19.330.000 BTT từ ví BTT của anh Nguyên sang ví BTT của bị cáo Tài, cuối cùng
chia cho nhau theo thỏa thuận. Trong vụ án này, các bị cáo đã chiếm đoạt được 3
điện thoại di động, 1 camera hành trình có tổng giá trị là 45.115.000 đồng và 168
Bitcoin rồi quy đổi 86.91 BTC (Bitcoin) được 18.880.000.000 đồng.

Câu 7: Bitcoin là gì?


Bitcoin có thể được hiểu là một loại tiền ảo - một loại tiền tệ kỹ thuật số được
phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, không có sự quản lý, được phát hành
bởi những người phát triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ thống và
được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất
định.2

Câu 8: Theo các bị cáo trong vụ “cướp tài sản”, bitcoin có là tài sản không?
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho
rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo
quy định Điều 105 Bộ luật dân sự.

Câu 9: Các vụ việc về bitcoin, tòa án có xác định bitcoin là tài sản theo pháp
luật việt nam không?
Theo tòa án, bitcoin không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam. Theo Điều
105 Bộ luật Dân sự của Việt Nam quy định về khái niệm tài sản như sau: “Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản”.3
Căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước có nội
dung như sau:

2
Trịnh Công Minh (2022), Bitcoin là gì? “Tôi có thể coi Bitcoin như một loại tài sản để sử dụng trong thanh toán
được không?”, Thư viện pháp luật.
3
Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Hồng
Đức 2023, tr. 13.

10
“Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng
không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói
chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm
tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”.4
Việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng bitcoin, tiền ảo khác có thể bị xử phạt
hành chính theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày
14/11/2019 về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng.5

Câu 10: Pháp luật ở nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có,
nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia có coi Bitcoin là tài sản hợp pháp không. Ví dụ như
tại Việt Nam, Nepal… thì Bitcoin là bất hợp pháp. Nhưng tại một số nước như Đức,
Bỉ… Bitcoin được coi là hợp pháp.

Câu 11: Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì
sao?
Không nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam. Vì những tác hại, rủi ro của đồng
tiền ảo:
Thứ nhất, các giao dịch bằng bitcoin có tính ẩn danh cao nên bitcoin có thể trở
thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch,
thanh toán tài sản phi pháp.
Thứ hai, bitcoin là tiền ảo, được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số, nên nguy cơ bị
tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn.

4
Trịnh Công Minh (2022), Bitcoin là gì? “Tôi có thể coi Bitcoin như một loại tài sản để sử dụng trong thanh toán
được không?”, Thư viện pháp luật.
5
Theo đó, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin
và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu
dồng.

11
Thứ ba, do giá trị đồng bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn
nên hoạt động đầu tư vào đồng tiền ảo này tiềm ẩn nguy cơ bong bóng, gây thiệt hại
cho người đầu tư.
Thứ tư, bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý
nhà nước nào, do đó, người sở hữu bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế
bảo vệ quyền lợi.6

Tóm tắt Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Kim L.
Tranh chấp: Về tài sản thừa kế.
Nội dung: Bà H và ông T1 khởi kiện bà L về tranh chấp tài sản là căn nhà do
ông T để lại. Năm 1993, cụ T lập giấy ủy quyền cho bà L (được trọn quyền giải
quyết những việc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với căn nhà,
giấy ủy quyền có giá trị cả khi cụ còn sống và đã chết, ngoài ra cụ không lập di chúc
thừa kế nào). Năm 1998, bà L có đơn xin mua hóa giá căn nhà thì bà H và ông T1
khiếu nại, trong đơn giải quyết khiếu nại thì cả 3 đã đồng ý cho bà L mua hóa giá
căn nhà và sau khi trừ các khoản chi phí trong việc mua nhà của Nhà nước thì sẽ
giải quyết theo thỏa thuận. Nhưng bà L sau khi mua hóa giá xong thì đã chiếm đoạt
luôn căn nhà mà không trao đổi, bàn bạc với bà H và ông T1 để cùng thỏa thuận
phân chia giá trị của ngôi nhà.
Vì vậy, bà H khởi kiện bà L vì bà L không chia tài sản chung là căn nhà số 63
đường B theo đúng theo yêu cầu.
Quyết định của Tòa án: Hủy toàn bộ Bản án và giao lại cho Tòa sơ thẩm xét xử
lại theo đúng quy định của pháp luật sau khi nhận thấy nhiều sai sót của Tòa sơ thẩm
lẫn phúc thẩm trong Bản án.

6
Nhuệ Mẫn (2017), “Ngân hàng nhà nước giữ quan điểm không thừa nhận tiền ảo”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài
chính.

12
Câu 12: Quyền tài sản là gì?
Theo Điều 115 BLDS 2015 Quyền tài sản là: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền
sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

Câu 13: Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài
sản là quyền tài sản không?
Theo Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác”. Quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền trị giá được bằng tiền
khi việc cho thuê và mua lại tài sản xảy ra giữa hai chủ thể trong giao dịch chấp
nhận thỏa thuận với nhau về tiền, quyền và nghĩa vụ đối với tài sản đó. Tuy nhiên,
trong hệ thống pháp luật hiện hành, chưa có quy định nào khẳng định quyền thuê,
quyền mua tài sản là quyền tài sản.

Câu 14: Đoạn nào của quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao
theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Đoạn “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 BLDS 1995, quyền thuê, mua
hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao
cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê,
mua hóa giá nhà của cụ T”.

Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối
cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với
khái niệm tài sản)?
Theo em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05
là chưa hoàn toàn thuyết phục vì cho rằng quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là
quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ
T. Theo “Giấy phép quyền sở hữu sử dụng”, việc cấp nhà cho cụ T là “để tạo mọi

13
điều kiện chỗ ăn, ở cho gia đình cán bộ, ổn định lâu dài và cấp do hoàn cảnh gia
đình cán bộ không có nhà ở”. Vậy nên quyền thuê, mua hóa giá nhà chỉ phát sinh
với đối tượng cụ thể là cụ T, không thể chuyển nhượng cho các thừa kế của cụ T.
Bên cạnh đó, theo khái niệm tài sản được nêu ở Điều 115 BLDS 2015 thì quyền
thuê, mua hóa giá nhà không trị giá được bằng tiền. Còn về giấy ủy quyền cụ T lập
cho bà Nguyễn Thị Kim L khi cụ còn sống, cũng như khi cụ T qua đời chỉ để giải
quyết những việc có liên quan đến căn nhà (về thủ tục) chứ không phải ủy quyền
cho bà L sở hữu toàn bộ căn nhà như nhận định của Toàn án cấp phúc thẩm.

*Căn cứ xác lập quyền sở hữu


Tóm tắt bản án số 111/2013/DS-GĐT ngày 09 tháng 9 năm 2013 tại Hội
Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Nguyên đơn là cụ Dư Thị Hảo sinh năm 1910 mất năm 2017 (người đại diện
cho cụ là bà Nguyễn Thị Châu) khởi kiện đối với chị Nhữ Thị Vân vụ án đòi nhà.
Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn kiếm, thành phố Hà Nội là tài sản riêng của cụ Dư
Thị Hảo. Năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán nên giao nhà cho con là vợ chồng
ông Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông Chính bà Châu đi công tác
nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà, khi cho thuê có lập giấy tờ nhưng sau này đã
bị mất. Sau khi ông Hải chết thì cháu ông Hải là Nhữ Thị Vân vẫn sử dụng đến nay
và không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính kể từ khi ông Hải chết. Từ sau năm
1975, gia đình cụ Hảo đã nhiều lần có đơn đòi nhà cho thuê, năm 2001 chị Vân bán
nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng chị Dương Thị Ngọc Lan và anh Nguyễn Hồng
Sơn. Năm 2004, cụ Hảo khởi kiện yêu cầu chị Vân trả lại căn nhà cho thuê, cùng
năm cụ Hảo giao quyền bất động sản số 2 Hàng Bút cho bà Nguyễn Thị Châu toàn
quyền sở hữu (di chúc có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã Kim Chung). Tại bản
án dân sự sơ thẩm số 15 ngày 12/4/2005, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết
định chấp nhận yêu cầu đòi nhà cho thuê của cụ Dư Thị Hảo đối ới chị Nhữ Thị Vân
và chị Dương Thị Ngọc Lan. Buộc chị Vân và những người cùng hộ khẩu với chị
Vân và chị Lan ra khỏi nhà số 2 Hàng Bút đẻ giao nhà cho cụ Hảo. Sau khi xét xử

14
sơ thẩm chị Vân và chị Lan có đơn kháng cáo; tại Bản án dân sự phúc thẩm số
253/2005/DS-PT ngày 29/11/2005, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định
hủy bản án dân sự sơ thẩm; tại Bản án dân sự sơ thẩm số 49/2010/DS-ST ngày
31/8/2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ghi nhận sự tự nguyện
của các con cụ Dư Thị Hảo; chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nhà của phía nguyên
đơn do bà Nguyễn Thị Châu đại diện, buộc chị Vân, vợ chồng anh Sơn chị Lan và
những người có tên trong sổ hộ khẩu trả lại toàn bộ diện tích nhà đất cho phía nguyên
đơn và anh Nguyễn Thanh Lâm được toàn quyền sở hữu và sử dụng; phía nguyên
đơn có trách nhiệm thanh toán trả vợ chồng chị Lan 25.000.000 đồng tiền xây dựng,
sửa chữa; trả lại đơn khởi kiện độc lập của anh Nguyễn Hồng Sơn. Sau khi xử phúc
thẩm, anh Sơn chị Lan và anh Duy Lâm có đơn kháng cáo và Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định không chấp nhận kháng cáo của anh Sơn
chị Lan. Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Sơn chị Lan có đơn đề nghị giám đốc thẩm
đối với bản án phúc thẩm nêu trên, tại quyết định số 187/2012/DS-KN, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 90/2011/DS-PT;
đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy
bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 49/2010/DS-ST. Căn
cứ khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự quyết
định hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 90/2011/DS-PT và bản án dân sự sơ
thẩm số 49/2010/DS-ST, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
xét xử sơ thẩm lại.

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của toà án.
Trong Quyết định 111 đoạn toà án khẳng định Toà án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán nên giao nhà cho con
là vợ chồng ông Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu

15
đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà; tuy nhiên theo
lời khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn) thì chị có nghe ông nội (ông Hải) nói là thuê
nhà của cụ Hảo từ năm 1954”.
Và đoạn “Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút
từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục
ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối gia đình chị Vân từ năm sau 1975
nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hoà giải tại Uỷ ban nhân dân
phường Hàng ồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Toà án
yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở
hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm
hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS về xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu “1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười
năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này”.
Căn cứ vào Điều 182 BLDS 2005 “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản
lý tài sản”, và theo khoản 1 Điều 179 BLDS 2015 “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm
giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với
tài sản.” theo đó gia đình chị Vân đã ở ngôi nhà này, quản lý ngôi nhà này như tài
sản của mình.
Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30
năm là hợp lý. Vì tính từ thời điểm 1954 đến thời điểm khởi kiện (2004), gia đình
chị Vân đã ở đây và chiếm hữu nhà đất này được 50 năm. Còn nếu tính từ thời điểm
1968 đến thời điểm khởi kiện (2004) thì gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngôi nhà
này được 36 năm. Cả 2 thời điểm trên 1954 hay 1968 thì thời hạn chiếm hữu bất
động sản cũng đã trên 30 năm căn cứ theo khoản 1 Điều 247 BLDS 2005. Căn cứ
theo pháp luật hiện hành thì hướng giải quyết của toà án hợp lý căn cứ theo điều
236 BLDS 2015.

16
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu ngay tình có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Toà án?
Đoạn:
“Chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền
thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ
năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông
Chính quản lý căn nhà”
Và đoạn:
“Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc
dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối gia đình chị Vân từ năm sau 1975 nhưng
không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hoà giải tại Uỷ ban nhân dân phường
Hàng ồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Toà án yêu cầu
chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà
đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay
tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu “1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với
động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể
từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Gia đình chị Vân đã chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Việc gia đình chị
Vân thuê căn nhà từ gia đình cụ Hảo thực chất là chuyển giao quyền chiếm hữu
thông qua giao dịch dân sự. Hợp đồng cho thuê nhà ở theo Điều 492 BLDS 2005
phải được thành lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải
có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng kí, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Việc không có căn cứ nào cho biết chính xác thời điểm ông Hải cho thuê
căn nhà số 2 Hàng Bút cho thấy tại thời điểm thuê không có văn bản nào được xác

17
lập giữa hai bên. Nói cách khác, hợp đồng cho thuê căn nhà số 2 Hàng Bút là không
phù hợp với quy định cùa pháp luật. Vì vậy, việc chiếm hữu căn nhà số 2 Hàng Bút
của gia đình chị Vân là không có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, chị Vân hoàn toàn có
thể biết được việc chiếm hữu này là không có căn cứ pháp luật.
Ngoài ra, hợp đồng thuê chỉ tồn tại giữa 2 chủ thể đó là ông Hảo và ông Hải,
đây không phải là tài sản của ông Hải nên ông Hải không có quyền chuyển giao tài
sản cho chị Vân. Từ 2 lý do trên, thì toà án xác định chị Vân chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là hợp lý.
Theo điều 189 BLDS 2005 có quy định về việc chiếm hữu không có căn cứ
nhưng ngay tình cho trường hợp: “Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy
định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Người
chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu
mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp
luật.” Vấn đề này cũng được căn cứ theo Điều 180 BLDS 2015 quy định là “Chiếm
hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên
tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là đoạn:
“Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán nên giao nhà cho con
là vợ chồng ông Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu
đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà; tuy nhiên theo
lời khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn) thì chị có nghe ông nội (ông Hải) nói là thuê
nhà của cụ Hảo từ năm 1954”.
Và đoạn

18
“Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc
dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối gia đình chị Vân từ năm sau 1975 nhưng
không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hoà giải tại Uỷ ban nhân dân phường
Hàng ồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Toà án yêu cầu
chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà
đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay
tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động
sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Căn cứ theo Điều 190 BLDS 2005: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện
trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên
tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”
Theo Tòa án, thời gian trễ nhất gia đình chị Vân có thể bắt đầu chiếm hữu là
năm 1968, từ đó đến thời điểm kiện năm 2004 là 36 năm. Theo lời khai, nguyên đơn
đã đòi nhà nhiều lần từ năm 1975 nhưng lại không có tài liệu pháp lý chứng thực
điều này (chỉ có giấy hòa giải của UBND phường Hàng Bồ, không phải là bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác) nên đã thiếu cơ sở pháp lý để xác minh căn nhà là có tranh chấp giữa các bên.
Các tình tiết vụ án đã cho thấy gia đình chị Vân chiếm hữu ngôi nhà trong một
khoảng thời gian dài mà không có tranh chấp. Từ đây có thể thấy tòa án khẳng định
gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất trên 30 năm là hợp lý.
Căn cứ theo khoản 1 điều 182 BLDS 2015 “Chiếm hữu liên tục là việc chiếm
hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền
đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”.

19
Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết
suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm:
“Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên
tục và công khai theo quy định tại điều 247 khoản 1 Bộ luật dân sự về quyền xác
lập sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai, trong thời hạn mười năm đối
với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó,
kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”
- Dựa theo điều 191 của Bộ luật dân sự năm 2005 và điều 183 khoản 1 của Bộ
luật dân sự năm 2015: “Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi
thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử
dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài
sản của chính mình.”
- Gia đình chị Vân đã sử dụng căn nhà như một nơi sinh sống và sinh hoạt, cũng
như đã bảo quản và nâng cấp ngôi nhà cho phù hợp với nhu cầu sinh sống của mình.
Điều đó đã cho thấy gia đình chị Vân đã sử dụng ngôi nhà với đúng tính năng, công
dụng và được giữ gìn cẩn thận, đúng với quy định trên của pháp luật.
=> Việc Toà án khẳng định như trên là có căn cứ pháp lý.

Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Theo Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở
hữu nhà đất có tranh chấp:

20
“[...] đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả
nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.”
Quyết định trên của Tòa dựa trên lời khai của nguyên đơn và bị đơn là không
đúng vì:
- Dựa theo phần “Xét thấy” của Quyết định 111/2013/DS-GĐT ngày
09/09/2013, ngôi nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã có bằng khoán
điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ tại thành phố Hà Nội. Dù ông có
vào Nam để buôn bán nhưng vì ông chưa từ bỏ quyền sở hữu căn nhà thì cũng không
có gì để chứng minh được ông không còn là chủ sở hữu căn nhà số 2 Hàng Bút đó.
- Trước khi cụ Hảo lập di chúc giao quyền bất động sản cho bà Nguyễn Thị
Châu toàn quyền sở hữu (di chúc có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Kim Chung
và bản di chúc đúng với theo quy định của pháp luật) vào năm 2004, thì căn nhà số
2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm vẫn thuộc quyền sở hữu của cụ Hảo.
- Việc chị Vân bán căn nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng anh Sơn chị Lan không
đúng quy định của pháp luật bấy giờ. Dựa theo điều 433 của Bộ luật dân sự năm
1995: “Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải
đăng ký quyền sở hữu, thì bên bán phải chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục
đăng ký, bên mua chịu rủi ro, kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi
bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.” Chị Vân và vợ chồng
anh Sơn chị Lan có giấy mua bán nhà không có sự xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền nên cuộc giao dịch này không có giá trị về mặt pháp lý.

Câu 6: Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sỡ hữu đối
với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không?
Vì sao?
Theo em gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền. Vì căn cứ theo khoản 1
Điều 247 BLDS 2005 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm

21
đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài
sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này” và dựa trên sự kiện của bản án thì gia đình chị Vân không có bằng chứng
chứng minh chị Vân được sử dụng cái nhà một cách ngay tình (không có bằng chứng
chứng minh rằng bà Hảo và những người con của bà cho chị Vân sở hữu miếng đất
này). Nên việc chiếm hữu miếng đất này của chị Vân là không có cơ sở. Do đó, chị
Vân không được quyền xác lập quyền sỡ hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ
sở quy định về thời hiệu hưởng quyền.

*Chuyển rủi ro đối với tài sản


Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Bên bán chịu rủi ro
đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với
tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.” Theo đó, bên mua sẽ phải chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời
điểm nhận tài sản, tức là bà Dung sẽ phải chịu rủi ro đối với ghe xoài bắt đầu từ thời
điểm bà Dung nhận được chiếc ghe xoài, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật có quy định khác.

Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sỡ hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Căn cứ khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Bên bán chịu rủi ro
đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với
tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.” Do đó, tại thời điểm cháy chợ, bà Dung chính là chủ sở hữu số
xoài vì sau khi bà Dung nhận được ghe xoài thì chợ mới cháy.

22
Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Bà Dung có nghĩa vụ phải thanh toán tiền mua ghe xoài vì bà Dung nhận được
ghe xoài trước khi chợ cháy nên bà Dung có nghĩa vụ trả tiền cho bà Thuỷ theo quy
định tại Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
"Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền
được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn
thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các
bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên
mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi
trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này."

23

You might also like