You are on page 1of 18

1

Vấn đề 1: Khái niệm tài sản

*Tóm tắt bản án


1. Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh
Hòa.

Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
giữa nguyên đơn ông Phan Hai và bị đơn ông Phan Quốc Thái. Yêu cầu ông Phan Quốc
Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 23/7/1999 của Ủy ban nhân dân
huyện Diện Khánh mang tên Lương Thị Xàm cho ông Phan Hai. Quyết định không chấp
nhận kháng nghị ngày 12/5/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Diện Khánh, tỉnh
Khánh Hòa; không chấp nhận kháng cáo nguyên đơn ông Phan Hai. Đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự.

2. Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ
tỉnh Vĩnh Long.

Xét xử vụ án “Đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng” giữa nguyên đơn ông Võ
Văn B, bà Bùi Thị H và bị đơn bà Nguyễn Thị Thủy T ngày 28/8/2018. Năm 2012, sau
khi sửa nhà xong thì 10 ngày sau ông B, bà H phát hiện mất giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Sau khi làm đơn, Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ cấp lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho ông B, bà H, nhưng khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
không được nhận do Ủy ban nói có người tranh chấp. Hiện nay bà T là người giữ giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B và bà H, và chỉ chấp nhận trả lại khi nhận đủ số
tiền 120.000.000 đồng. Quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Võ Văn B và bà
Bùi Thị H. Buộc bà Nguyễn Thị Thủy T giao trả cho ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
2

3. Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.

Xét xử về việc khiếu kiện: “Quyết định truy thu thuế” giữa người khởi kiện ông
Nguyễn Việt Cường và người bị kiện là Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre
và Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre. Ông Cường có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án hủy
Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố
Bến Tre và Quyết định số 1002/QĐ-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh
Bến Tre. Lý do ông Cường phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân khi
mua bán tiền kỹ thuật số. Quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Việt
Cường.
3

Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa
về một vài giấy tờ có giá.

 Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được
trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như cổ phiếu,
trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…
 Theo Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban
hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 (được sửa đổi
bởi Thông tư 16/2009/TT-NHNN ngày 11/08/2009) của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước thì “Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để
huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời
hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín
dụng và người mua.”
 Ví dụ về giấy tờ có giá: trái phiếu, cổ phiếu.
+ Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. (Khoản 3
Điều 6 Luật Chứng khoán 2006)
+ Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (Khoản
2 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006)

Câu 2: Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn
Minh Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” là tài sản không?

 Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Viện Nam, tác giả Nguyễn Minh
Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài
sản vì trong bài viết có đoạn: “Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu,
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, giấy đăng ký ô tô, sổ tiết
kiệm…không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì nó chỉ đơn thuần được
coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó”. Theo tác giả
Nguyễn Minh Oanh xác định “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá mà là một vật thuộc sở hữu của người đứng
tên trên giấy tờ đó. Mà vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó thì người
4

đó có thể nắm giữ và quản lí được. Vậy “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” chính là vật mà căn cứ theo Điều 163 BLDS 2015 là một loại
tài sản.

Câu 3: Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện
đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có nói “giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản không?

 Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công coi “giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản.
 Theo bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng
nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”. Tác giả Đỗ Thành Công cho rằng: “Theo
Điều 163 Bộ luật dân sự 2005, tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, tuy nhiên hoàn
toàn có thể xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật. Điều này là hợp lý bởi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định,
thậm chí có hình dáng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con
người (có thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lý đối với Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất). Việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham gia vào
giao dịch trao đổi không làm mất đi bản chất tài sản của nó”. Bên cạnh đó, “việc Tòa
án nhân dân tối cao coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản
dẫn tới nhiều hệ quả không giải thích được về mặt lý luận và thực tế,…ảnh hưởng
trực tiếp tới quyền lợi của người sử dụng đất”, “tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng
hợp pháp của người sử dụng đất đối với loại giấy tờ này”. Không những thế mà nó
còn dẫn đến hệ quả các vụ tranh chấp về việc đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đi “trái với bản chất của dân luật”. “Giá trị vật chất của giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất không lớn. Tuy thế, loại giấy tờ này rất có ý nghĩa trong việc chứng minh
quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất”. Từ đó, tác giả đã kết luận: “Theo chúng
tôi, về đường lối xét xử, cần thừa nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài
sản”.
5

Câu 4: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời không?

 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” không được xem là giấy tờ có giá. Ví dụ như bản án số 06/2017/QĐ-PT.
Nhưng bên cạnh đó thì có những trường hợp Tòa án vẫn thụ lý như bản án số
39/2018/DSST.
 Theo bản án số 06/2017/QĐ-PT thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không là
giấy tờ có giá. Dựa vào mục xét thẩm quyền giải quyết vụ án thì Theo Điều 105
của Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 16 Điều 3
Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa
đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài
sản và không xem là loại giấy tờ có giá. Do đó, việc ông Phan Hai khởi kiện yêu
cầu ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
 Theo bản án số 39/2018/DSST thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng
thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung
này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự. Căn cứ Khoản 2 Điều 4; Khoản 14 Điều 26 Bộ luật tố
tụng dân sự Hội đồng xét xử xác định yêu cầu đòi trả giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của ông B và bà H thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
6

Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số trên và Bản án số 39 có cho
câu trả lời không? Vì sao?

 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà” không phải là tài sản. Trong Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối
với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có đoạn: “Như vậy, Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là
văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có
giá. Do đó, việc ông Phan Hai khởi kiện yêu cầu ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
Còn trong Bản án số 39 thì chỉ nêu là: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Võ
Văn B, buộc bà Nguyễn Thị Thủy T giao trả cho ông Võ Văn B giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AM 090902” chứ không nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất có phải là tài sản hay không.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” nhìn
từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài).

 Thực tiễn xét xử cho thấy, theo Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là
văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có
giá. Theo suy nghĩ chủ quan của tôi thì hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân
tỉnh Khánh Hòa là chưa xác đáng, vì:
+ Việc Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất không phải là tài sản chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện
hành.
Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản là vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không phải giấy tờ có giá, tuy nhiên hoàn toàn có thể xem Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là vật. Điều này là hợp lí bởi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất
7

nhất định, thậm chí có hình dáng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả
năng chiếm hữu của con người.

+ Việc Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất không phải là tài sản dẫn tới nhiều hệ quả không giải thích được về mặt
lí luận và thực tế, đồng thời nhận thức này làm ảnh hưởng tới quyền lợi của
người sử dụng đất. Bởi vì theo quy định hiện hành của pháp luật dân sự
Việt Nam, quyền sở hữu và từng nội dung riêng lẻ của quyền sở hữu là
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt chỉ có thể thực hiện trên
các đối tượng là tài sản. Việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không phải là tài sản đã tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp đối
với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một khi có tranh chấp.

Câu 7: Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

 Căn cứ Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

 Căn cứ vào Điều 115 BLDS 2015 về quyền tài sản:


 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

 Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
         
 Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chưa Quyền
sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại Điều 105
8

BLDS 2015, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản.
Trong quy định Điều 163 BLDS 2005, Điều 105 BLDS 2015 đều không coi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận sở hữu nhà là tài sản.
        
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.

 Hướng giải quyết của Tòa án còn chưa sát với vụ việc và mức nộp phạt mà bà
Nguyễn Thị Thủy T phải đóng không hợp lý. Với nội dung bản án mà bên ông B
khởi kiện, gia đình ông B không hề quen biết với bà T. Sau khi được UBND gọi
lên để giải quyết việc tranh chấp thì gặp bà T lần đầu tiên.
 Lý do đưa ra là tại sao Giấy chứng nhận sử dụng đất của nhà ông Võ Văn B tại sao
lại ở trong tay bà T được? Năm 2012 nhà ông B và bà H sửa nhà nên chuyển hết
đồ đạc trong nhà ra sân, làm sao mà bà T vào được nhà ông B? Ai đó đã lấy và
đưa cho bà T? Với những lời khai, chứng cứ đủ để nhận thấy đây là một vụ lừa
đảo, trộm cắp của bà T.
 Do bên ông B không yêu cầu Cơ quan chức năng điều tra, đi sâu vào tình tiết. Gia
đình ông B xuất thân có lẽ là những người nông dân hiền lành, mục đích khởi kiện
là chỉ lấy lại Giấy chứng nhận sử dụng đất và không đồng ý trả số tiền là
120.000.000 đồng.
 Việc quyết định của Tòa án đưa ra đối với bà T là chưa thỏa đáng và cần
phải tăng khung hình phạt đối với hành vi này.
9

Câu 9: Bitcoin là gì?

 Bitcoin1 (ký hiệu: BTC, XBT,   ) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi
Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có
thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua
một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với
các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và
hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự
cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa
trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào" Bitcoin để trả công
cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán
trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin
là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn
gọi là satoshi. Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được
sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.

Câu 10: Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

 Theo Tòa án, Bitcoin không là tài sản theo pháp luật Việt Nam. Căn cứ theo Điều
163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá cả
quyền tài sản”. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận
tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số
96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh
toán không hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự. Ngoài ra, theo Công
văn số 881/TTra ngày 15/10/2013 của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông về
việc cung cấp thông tin phục vụ công và Công văn số 124/BTR-TTRA.m ngày
09/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh ngành nghề kinh doanh
nạp tiền ảo và cũng không có khái niệm tiền ảo, đến nay chưa có văn bản quy
phạm pháp luật nào điều chỉnh về việc mua bán tiền ảo trên Internet nên quyết
định của tòa án là hợp lý.

1
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bitcoin
10

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối
quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.

 Khái niệm tài sản mà Tòa căn cứ ở đây là: Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005
quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá cả quyền tài sản” và theo
Điều 3 luật Thương mại năm 2015 quy định: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất
đai”. Vì vậy, theo quan điểm của Tòa thì tiền ảo không phải là tài sản trong pháp
luật Việt Nam do chưa có bất kỳ văn bản nào quy định. Quan điểm của Tòa ở đây
bám sát vào Điều 163 BLDS 2005 và các văn bản quy định khác về khái niệm tài
sản: đặt Bitcoin ngoài phạm vi quy định tài sản ở Việt Nam. Nhưng Bộ luật Dân
sự 2005 mới chỉ liệt kê những đối tượng có thể được coi là tài sản mà không đưa
ra khái niệm cụ thể về tài sản, cũng không đưa ra tiêu chí chung để làm căn cứ xác
định đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không. Theo tiêu chí này, “tài sản ảo”
cũng có thể trở thành loại tài sản mới được pháp luật thừa nhận bởi ý nghĩa kinh tế
của nó là hiển nhiên trong giao lưu dân sự, thể hiện qua thực tiễn nó đã là đối
tượng của các giao dịch kinh tế liên quan.2

2
Phạm Thị Thúy Hằng, “Giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo”, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-
doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-quan-ly-tien-ao-tai-san-ao-139865.html, 24/02/2019.
11

Vấn đề 2: Căn cứ xác lập quyền sở hữu


*Tóm tắt bản án
Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.

Ngày 19/9/2004 bà Nguyễn Thị Châu khởi kiện chị Nhữ Thị Vân, đòi lại quyền sở
hữu căn nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tại tòa sơ thẩm và hai
tòa phúc thẩm, Tòa án đều chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nhà của phía nguyên đơn; tuy
nhiên chị Vân và chị Lan đều kháng cáo. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Tòa quyết định
hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm về vụ án đòi nhà vì Tòa
cho rằng gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm, là chiếm hữu ngay tình, liên
tục và công khai theo quy định tại Khoản 1 Điểm 247 BLDS 2005.

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?

 Đoạn của quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại căn nhà
số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê
nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo)...”.
Và đoạn: “Năm ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút cho vợ chồng
anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”.

 Khẳng định trên của Tòa án là không xác đáng, tuy nhà chị Vân ở từ năm 1954,
tính đến thời điểm bán cũng trên 30 năm nhưng nhà này là nhà của cụ Hảo có trên
giấy tờ lưu giữ thì nếu không có văn bản nào của cơ quan nhà nước thì không thể
gọi là nhà có đất tranh chấp được.
12

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

 Đoạn trong Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm :

“… Trường hợp có căn cứ xác định nhà đất nêu trên là nhà vắng chủ và thực tế
nhà nước cũng chưa quản lý thì Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 168 và
Điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự đình chỉ vụ án do cụ Hảo không có
quyền khởi kiện vì: Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ,
tuy chị Vân có khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho
ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng
không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong
khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông
nội chị Vân ở, lúc sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn
khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng
minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Uỷ ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đầu
năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có
căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên…”

 Theo suy nghĩ cá nhân tôi, khẳng định của Tòa về việc gia đình chị Vân đã chiếm
hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là chưa xác đáng. Nguyên nhân
vì:
+ Chiếm hữu ngay tình đã được quy định trong Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 tại
Điều 189 theo đó “người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu
tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”.
+ Theo đó, chị Vân có khai nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền
thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo) từ năm 1954. Mặt khác, từ sau năm 1975
gia đình cụ Hảo đã nhiều lần có đơn đòi nhà cho thuê số 2 Hàng Bút gửi cho
Uỷ ban nhân dân phường Hàng Bồ giải quyết (có biên bản hòa giải tại UBND
phường Hàng Bồ năm 2001). Năm 1999, vợ chồng bà Châu gặp chị Vân để đòi
13

nhà. Chị Vân yêu cầu tìm nhà khác cho chị, nhưng khi tìm được nhà thì chị
Vân lại không đồng ý nên hai bên không thỏa thuận được.

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

 Đoạn trong Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm :
“… Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên
nên cho gia đình ông Nhữ Duy Hải thuê nhà; tuy nhiên, theo lời khai của chị Nhữ
Thị Vân (bị đơn) thì chị có nghe ông nội (ông Hải) nói là thuê nhà của cụ Hảo từ
năm 1954…”
 Theo tôi, khẳng định của Tòa án về việc gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là chưa xác đáng. Nguyên nhân vì:
+ Mặc dù Tòa án vẫn chưa xác định được thực chất nhà chị Vân đã thuê nhà
số 2 Hàng Bút từ năm 1954 hay từ năm 1968. Thế nhưng tính tới năm 2001
(thời điểm trước khi chị Vân bán nhà), gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên
tục căn nhà trên 30 năm. Tuy nhiên theo lời khai của nguyên đơn, gia đình
bà Châu có đến đòi căn nhà số 2 Hàng Bút, thuộc quyền sở hữu riêng của
cụ Hảo có bằng khoán điền thổ. Cụ Hảo vào Sài Gòn buôn bán năm 1954
nên đã giao lại nhà cho con là vợ chồng ông Chính bà Châu quản lý. Năm
1975, gia đình của cụ Hảo đã nhiều lần có đơn đòi nhà cho thuê, hỗ trợ cho
chị tìm nhà mới, tuy nhiên chị không đồng tình và tiếp tục chiếm hữu căn
nhà số 2 Hàng Bút cho đến khi bán nhà vào năm 2001. Có thể thấy đây là
hành động chiếm hữu liên tục nhà đất bất hợp pháp, không phải hành động
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp .
14

Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?

 Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm:
"…Sau khi ông nội chết (năm 1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho
ông Chính nữa. Sau đó bố chị (ông Nhữ Duy Sơn) và chị tiếp tục quản lý. Năm
1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút (tầng 1), chị không trả
tiền thuê nhà cho ai, quá trình ở thì bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị
không sửa chữa gì thêm…"
 Khẳng định này của Toà án là không xác đáng vì gia đình chị Vân là chiếm hữu
nhà có chủ sở hữu công khai bất hợp pháp.

Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không
còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của an/chị về khẳng
định này của Tòa án?

 Đoạn trong Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp: "Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với
gia đình chị Vân từ sau 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản
hoà giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo
mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực
tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên."
 Khẳng định trên của Tòa án là không xác đáng vì nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội có bằng điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ tại Hà Nội
ngày 04/11/1946, là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo. Dù cụ Hảo vào Nam sinh
sống nhưng không từ bỏ quyền sở hữu với căn nhà đó, không có căn cứ nào chứng
minh là cụ không còn là chủ sở hữu của căn nhà đó thì cụ vẫn là chủ sở hữu căn
nhà đó.
15

Câu 6: Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất
có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?

 Gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên
về thời hiệu hưởng quyền. Vì ông Hải đã thuê căn nhà số 2 Hàng Bút của vợ
chồng bà Châu từ năm 1968 tức là ông Hải đã được bà Châu giao quyền chiếm
hữu tài sản thông qua giao dịch dân sự hợp pháp, căn cứ vào Điều 184 Bộ luật Dân
sự 2005 (Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015). Chị Vân cháu của ông Hải đã quản lý
nhà số 2 Hàng Bút sau khi ông Hải mất. Ông Hải đã thuê căn nhà từ năm 1968,
năm 2004 bà Châu mới khởi kiện để đòi nhà số 2 Hàng Bút (tầng 1) của chị Vân,
tức là gia đình chị Vân đã có 36 năm quản lý căn nhà. Căn cứ vào Điều 247 Bộ
luật Dân sự 2005 (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015) thì chị Vân trở thành chủ sở hữu
căn nhà đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
16

Vấn đề 3: Chuyển rủi ro đối với tài sản

*Tình huống giải quyết


Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250 đồng. Tuy nhiên ghe xoài
này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và bà Dung từ chối thanh toán tiền
mua với lý do đây là việc rủi ro.

Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.

 Bà Dung phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS.
 Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 1 Điều 441 Bộ luật
Dân sự 2015 và Điều 166 Bộ luật Dân sự 2005.

+ Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản


1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

+ Điều 166. Chịu rủi ro về tài sản


Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự
kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.

+ Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro


1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên
mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
17

Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.

 Tại thời điểm cháy chợ thì bà Dung là người sở hữu số xoài.
 Cơ sở pháp lý: điều 234 của BLDS 2005 và điều 223 của BLDS 2015

+ Điều 234 BLDS 2005:


Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các
bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

+ Điều 223 BLDS 2015:


Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì
có quyền sở hữu tài sản đó.

Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

 Bà Thủy phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên. Vì bà Dung đã mua số xoài đó
trước thời điểm xảy ra vụ cháy.
 Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015
+ Điều 441 BLDS 2015.
Thời điểm chịu rủi ro
1 .Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên
mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2005
2. Bộ luật dân sự 2015
3. Luật đất đai 2013
4. Luật chứng khoán 2006
B. Tài liệu
1. Đỗ Thành Công, Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện
đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in Đỗ Văn Đại (chủ biên).
2. Nguyễn Minh Oanh, Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật
học số 1/2009, tr. 14 và tiếp theo.
3. Phạm Thị Thúy Hằng, Giải pháp quản lý tiền ảo, tài sản ảo.

You might also like