You are on page 1of 2

13.

Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có
quy định nào bảo vệ ông Tài không?
- Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành vẫn có
quy định bảo vệ ông Tài. Theo Điều 164 BLDS 2015 có quy định:
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản 1. Chủ sở
hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất
kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp
không trái với quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác
đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi
cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

14.Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Toà án đã theo hướng
ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoan nào của Quyết định
cho câu trả lời.
- Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã giải quyết theo
hướng ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con trâu. Điều đó thể
hiện trong Quyết định như sau: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp
sơ thẩm đã (…) quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có
căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có
căn cứ pháp luật”
Như vậy, theo đoạn trên thì khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì
Tòa án đã giải quyết theo hướng buộc ông Hà Văn Thơ trả giá trị con trâu cho
ông Tài.

15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao.
Theo tôi, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao giải quyết vụ việc trên là hợp lý.
Dựa vào các tài liệu chứng cứ Tòa án đã xác định con trâu là tài sản của ông
Tài, ông Thơ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và buộc ông Thơ
phải trả lại cho ông Tài là đúng quy định pháp luật.

 Đòi bất động sản từ người thứ ba.

Tóm tắt Quyết định số 07/2018/DS-GĐT ngày 09/05/2018 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Bà Trần Thị X (chết ngày 05/01/2008);Những người thừa kế quyền,

nghĩa vụ tố tụng của bà X và đại diện của các nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thanh
T. Đất tranh chấp có diện tích 1.518,86m2đất (đo thực tế là 1.466.1m2), thuộc thửa 73,
tờ Bản đồ số 27, tại số 46 (số cũ là 2/15) đường T, thành phố B, tỉnh B, theo Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà cấp cho bà Nguyễn Thị X đã được cấp ngày 09/6/1989,
trên đất có nhà cấp bốn do bà Nguyễn Thị N (bị đơn) quản lý sử dụng, bà X yêu cầu
bà N trả lại toàn bộ nhà đất nêu trên.

1. Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng dất có
tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ ba ngay
tình?
- Đoạn 1 ở phần quyết định giám đốc thẩm có nêu: “Như vậy, căn cứ vào nội
dung trình bày của bà T và các giấy tờ có liên quan thì toàn bộ diện tích đất
tranh chấp thuộc quyền sử dụng của bà X”.
- Đoạn 5 ở phần quyết định giám đốc thẩm có nêu: “Sau đó, ngày 19/8/2010,
bà N chuyển nhượng cho ông M diện tích 323,2m2, ngày 1/10/2010 ông M
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông M đã xây dựng nhà 4 tầng
trên đất. Diện tích đất còn lại 917,6m2, ngày 21/10/2011, bà N tặng cho con gái
là chị Nguyễn Vi L. Sau đó, chị L chuyển nhượng 173,1m2 (đo thực tế 170,9m2)
đất cho ông Lăng Đào Minh Đ và bà Trần Thu T2; ông Đ, bà T1 đã nhận đất sử
dụng và được cấp giấy chứng nhận ngày 24/7/2012. Diện tích đất còn lại của
chị L đo thực tế là 744m2. Việc chuyển nhượng và tặng cho nêu trên đã hoàn
thành trước khi có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 410/2012/KN-DS
ngày 24/9/2012 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Quyết định giám đốc
thẩm số 55/2013/DS-GĐT ngày 30/01/2013của Toà án nhân dân tối cao hủy
toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 123/2009/DS-PT ngày 23/10/2009 nêu
trên. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 138 và Điều 258 Bộ luật dân sự 2005
thì các giao dịch chuyển nhượng và tặng cho đất của ông M1, bà Q, chị L, ông
Đ, bà T2 là các giao dịch của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ”.

You might also like