You are on page 1of 3

VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN

Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/06/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn
La về tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế :
- Nguyên đơn: Phạm Tiến H
- Bị đơn: Phạm Tiến N
- Nội dung: Ông Đ và bà T ( bố mẹ của anh Phạm Tiến H) khi mất đã không để lại
di chúc hay chỉ định người quản lý di sản thừa kế bao gồm: 311 m2 đất ( đã được
cấp giấy quyền sử dụng đất mang tên bà T) và 1 ngôi nhà gỗ 4 gian. Ở thời điểm
mà ông Đ và bà T lần lượt mất đi có ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống ở
đó nên đã quản lý di sản tạm thời trước khi mà ông phải đi thi hành án. Sau này,
khi anh Phạm Tiến H chấp hành án về và cũng như theo nguyện vọng của các anh
chị em trong nhà, anh H đã tính sửa sang lại căn nhà để làm nơi thờ cúng cũng như
chính anh sẽ là người quản lý tuy nhiên lại bị anh Phạm Tiến N cản trở, không cho
phép anh làm điều đó. Anh N ( con trai ông Thiện) lấy lí do là có giấy ủy quyền
trông coi của ông Thiện cho đến khi ông Thiện chấp hành án trở về. Anh H yêu
cầu Tòa án buộc anh N và anh Thiện ngừng việc cản trở anh tu sửa ngôi nhà và
cháu N ngừng việc xâm phạm quyền trông coi ngôi nhà và quản lý diện tích đất ở
trên
- Quyết định của Tòa án : Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản
thừa kế của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T gồm nhà, đất và tài sản trên đất
mang tên bà Đoàn Thị T số 0010/QSDĐ/323/QĐUB do UBND huyện M cấp ngày
02/4/2004 tại Tiểu khu C, thị trấn nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La. (Có sơ
đồ trích đo hiện trạng khu đất kèm theo).

*Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông
Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?

- Trong Bản án số 11, Tòa án xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản lý
di sản của ông Đ và bà T dựa vào chi tiết cụ thể sau :
+ “ Qúa trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa
kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ,
bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực
hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối,
ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là
phù hợp”
Và ở phần quyết định của Bản án thì Tòa án cũng đã xác định rõ anh Phạm Tiến H
sẽ là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T.
Việc xác định như vậy có tính thuyết phục và có căn cứ pháp lý là khoản 1 Điều 616 Bộ
luật dân sự 2015 :“ Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do
những người thừa kế thỏa thuận cử ra.” và khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 đã
quy định: “Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý
di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý
di sản.” . Ông Đ và bà T là trường hợp ở khoản 2 này cho nên các thành viên trong gia
đình của 2 ông bà đều thay nhau trông coi và quản lý khối di sản để lại. Sau đó, tất cả
người còn lại đều đã ủy quyền trao lại toàn bộ quyền trông coi và quản lý di sản thừa kế
cho anh H
 Anh H là người quản lý di sản thừa kế của ông Đ và bà T hợp pháp theo quy định
của Pháp luật.

*Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di
sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di
sản thừa kế của ông Đ và bà T bởi vì khi bà T mất thì ông là người đang sinh sống
trực tiếp tại nhà và đất ở đó. Căn cứ vào khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 đã
quy định: “Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những
người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử
dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế
cử được người quản lý di sản.” . Ông Đ và bà T là ở trường hợp của khoản 2 này
cho nên tính ở thời điểm bà T mới mất xong thì ông Thiện chính là người quản lý
di sản hợp pháp nhất và sau này khi ông đi thi hành án thì quyền đó đã được
chuyển nhượng cho các thành viên khác.

*Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản
có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Ở bán án số 11, Tòa án quyết định giao cho anh Phạm Tiến H quyền quản lý di sản
thừa kế thay vì anh Phạm Tiến N là hoàn toàn hợp lí và có tính thuyết phục vì :
+ Chi tiết “Giấy ủy quyền cho con trai Phạm Tiến N đề ngày 15/8/2013 của ông
Phạm Tiến T không có giá trị pháp lý; không phải là cơ sở để phát sinh quyền quản lý
di sản của anh Phạm Tiến N đối với di sản của ông bà Đ T” => Anh N không thể là
người quản lý di sản hợp pháp được
+ Ông Đ mất vào năm 1994 còn bà T mất vào năm 2012 và cả 2 người khi mất đều
không để lại di chúc hay trao quyền quản lý di sản cho ai cả. Vậy cho nên căn cứ vào
khoản 1 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 :“ Người quản lý di sản là người được chỉ
định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.” và khoản 2 Điều
616 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định: “Trường hợp di chúc không chỉ định người
quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người
đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những
người thừa kế cử được người quản lý di sản.” thì anh Phạm Tiến H thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của ông Đ và bà T và anh cũng đã được các thành viên còn lại trong gia
đình ủy toàn bộ quyền quản lý di sản lại cho bản thân.
 Anh H là người quản lý di sản thừa kế của ông Đ và bà T hợp pháp theo quy định
của Pháp luật.

You might also like