You are on page 1of 6

Ông Phạm Tiến Đ và Đoàn Thị T có 7 người con: Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài, Thiện,

Hiệu, nhưng khi ông bà chết thì không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia đình
được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất, do đó ngôi nhà và diện tích đất trên để
nguyên không có ai quản lý vì các anh chị đã đi xây dựng gia đình không có ai ở trông
nom ngôi nhà. Bản thân anh Hiệu và anh Thiện đều phải đi chấp hành án nên ngôi nhà
không có ai trông coi, quản lý đã xuống cấp trầm trọng. Nay anh Hiệu đã chấp hành án
xong trở về, nguyện vọng của các anh chị em trong nhà là giao cho anh Hiệu tu sửa lại
ngôi nhà và quản lý đất đai của bố mẹ để lại để làm nơi thờ cúng bố mẹ không phân chia.
Anh Nghĩa cản trở không cho, xuất trình một giấy ủy quyền của anh Thiện ủy quyền cho
cháu Nghĩa trông coi ngôi nhà đến khi anh Thiện chấp hành án trở về.

Anh Hiệu đề nghị Tòa án buộc cháu Nghĩa và anh Thiện không được cản trở việc
anh tu sửa ngôi nhà, không được xâm phạm đến tài sản của bố, mẹ anh, bàn giao
lại nhà và đất cho anh tu sửa trông coi, quản lý để làm nơi thờ cúng bố mẹ anh.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm,

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Tiến H, giao cho anh Phạm Tiến H
quản lý tài sản, trách nhiệm sửa chữa những phần ngôi nhà bị hư hỏng, nghiêm
cấm việc anh Phạm Tiến H không được tự ý phá dỡ xây mới ngôi nhà khi chưa có
sự đồng ý của các chị em trong gia đình. anh Phạm Tiến H không được sử dụng sai
mục đích như cho thuê, cho mượn hoặc tự ý thực hiện các giao dịch như mua bán,
chuyển nhượng khối tài sản. Buộc anh N có trách nhiệm bàn giao lại cho anh H
toàn bộ nhà và đất đang quản lý. Nghiêm cấm anh N có hành vi cản trở anh H
trong quá trình sửa chữa ngôi nhà, phá hủy tài sản, tự ý xâm phạm vào nhà, đất khi
chưa có sự đồng ý của anh H trong thời gian anh H được tạm giao quản lý ngôi
nhà. Anh N có đơn kháng cáo với lý do xác định sai quan hệ pháp luật, phải là
Tranh chấp về chia di sản thừa kế, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, để anh
Nghĩa tiếp tục trong coi tài sản.
Theo nhận định của Tòa án

Điều 616 BLDS 2015

Khoản 2 Điều 615 BLDS 2015

1.1 Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?
Trong bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La thì
Tòa án đã xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T
và việc xác định như vậy là hoàn toàn thuyết phục. Căn cứ vào:
 Điều 614 của Bộ luật dân sự 2015:
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.”
Từ căn cứ trên, ta có thể xác định được rằng tuy ông Đ và bà T không lập di chúc
nhưng vẫn có 7 người thừa kế hợp pháp gồm Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài, Thiện, Hiệu.
Thế nên, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài có quyền thỏa thuận để quyết định người quản lý
di sản là ông Hiệu, căn cứ vào:
 Khoản 1 Điều 616 của BLDS 2015:
“Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa
kế thỏa thuận cử ra.”
 Khoản 2 Điều 615 của BLDS 2015:
“Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người
quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản
do người chết để lại”.
Theo nhận định của Tòa án: “ Tuy nhiên, qua xác minh với các bà Liền, Nhi, Nhường,
Hoài, Hài đều xác nhận, đã ủy quyền toàn bộ cho anh Hiệu giải quyết vụ án tại Tòa án;
nhất trí với việc giao di sản thừa kế cho anh Hiệu trông coi, quản lý”.
 Những người thừa kế hợp pháp đã nhất trí giao di sản thừa kế cho anh Hiệu trông
coi, tu sửa ngôi nhà và quản lý đất đai bố mẹ để lại. Vậy nên việc mà Tòa xác định
anh Phạm Tiến H là người quản lý di sản của ông Đ và bà T là hoàn toàn thuyết
phục.
1.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý
di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La,
ông Thiện có trình bày chi tiết trước khi đi chấp hành án thì ông là người quản lý di
sản. Căn cứ vào:
 Khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015:
“Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa
cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục
quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”
Theo nhận định của tòa, xác nhận: “Năm 2012, sau khi bà T chết, ông Thiện là người
đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lý di sản của ông Đ và bà T.”
Xét thấy, trước khi ông Thiện đi chấp hành án thì ông là người đang sinh sống di sản
của ông Đ và bà T và tại thời điểm đó thì các em của ông chưa cử được người quản lý di
sản mãi đến sau khi ông Thiện đi chấp hành án thì căn nhà và mảnh đất không có ai trông
coi, quản lý nên xuống cấp trầm trọng. Sau này, khi anh Hiệu chấp hành án xong trở về
còn anh Thiện vẫn đang chấp hành án thì các em mới nhất trí cử anh Hiệu là người quản
lý di sản mà ông Đ bà T để lại. Vì vậy, trước khi ông Thiện đi chấp hành án thì ông Thiện
có là người quản lý di sản.
1.3 Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiệu (Tiến H) quyền quản lý di
sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
về việc mà Tòa án giao cho anh Hiệu (Tiến H) quyền quản lý di sản là hoàn toàn
thuyết phục. Căn cứ vào:
 Khoản 2 Điều 616 của Bộ luật dân sự 2015:
“ Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa
cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục
quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”
Những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất, trừ ông Thiện đều nhất trí giao cho anh
Phạm Tiến H quyền quản lý di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi,
Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn
toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái với đạo đức xã hội.
1.4 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di
sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khi là người quản lý di sản thì có thể có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong
bản án số 1. Căn cứ vào:
 Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015:
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa
cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục
quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
 Điểm a khoản 2 Điều 618 BLDS 2015:
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản
hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
Theo xác nhận của tòa án ở đoạn: “ Theo nội dung đơn khởi kiện của anh Phạm Tiến H,
anh được các đồng thừa kế bao gồm các bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đồng ý ủy
quyền cho anh, đứng ra trông coi, quản lý, sửa chữa và tôn tạo lại đất, tài sản trên đất.”
Vậy trong Bản án số 11, ông Hiệu là người quản lý di sản theo khoản 2 của Điều 616
BLDS 2015 vì được những người thừa kế thỏa thuận cử ra với mục đích trông coi, quản
lý, sửa chữa, tôn tạo lại đất, tài sản trên đất. Xét thấy, Điều 618 BLDS năm 2015 đã đề
cập tới quyền của người quản lý di sản. Vì vậy nên nếu người quản lý di sản có được sự
đồng ý của những người thừa kế như ông Hiệu trong bản án số 11 thì có thể có quyền tôn
tạo, tu sửa di sản.
1.5 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai)
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản không có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiệu giao lại cho con trai). Căn cứ
vào:
 Điều 616 của BLDS 2015 về Người quản lý di sản quy định rằng:
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế
chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản
tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di
sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý.”
Vậy để trở thành người quản lý di sản thì phải thuộc một trong những điều kiện của ba
trường hợp trên chứ không thể trở thành người quản lý di sản thông qua giấy ủy quyền để
ủy quyền cho người khác quyền quản lý di sản.
Trong BLDS 2015 không có quy định nào cho phép người quản lý di sản được ủy quyền
cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiệu giao lại cho con
trai). Mà khi người quản lý di sản đó không thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với di
sản nữa thì người quản lí di sản tiếp theo sẽ do thỏa thuận giữa những người thừa kế. Căn
cứ vào:
 Khoản 2 Điều 618 BLDS 2015 (Quyền của người quản lý tài sản) :
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản
hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
 Khoản 2 Điều 617 BLDS 2015 ( Nghĩa vụ của người quản lý di sản ):
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt
tài sản bằng hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu
cầu của người thừa kế.
1.6 Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

You might also like