You are on page 1of 4

Vấn đề 2: Quản lí di sản

Câu 1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?

Trong Bản án số 11, Tòa án xác định người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà
T là anh Phạm Tiến H, ông Phạm Tiến T, các bà Phạm Thị L, Phạm Thị N, Phạm Thị Nh,
Phạm Thị H, Phạm Thị H đều là con gái của ông Đ, bà T cũng có quyền được quản lý
khối di sản thừa kế.

Tòa án xác định như vậy là thuyết phục, theo quy định tại khoản 1 Điều 616 BLDS
2015: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra”. Khi ông Đ và bà T chết, không để lại di chúc chỉ định ai là
người có quyền quản lý di sản. Vậy nên, bất cứ ai là con của ông bà, đều có quyền quản
lý tài sản.

Câu 2.2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản.

CSPL: Theo Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người
đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những
người thừa kế cử được người quản lý di sản.”. Tuy nhiên, khi Ông Đ và bà T chết, không
để lại di chúc; ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lý
di sản của ông bà Đ và T.

Câu 2.3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý
di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản
hoàn toàn thuyết phục.

CSPL: Theo Khoản 1 Điều 616 BLDS 2015 có quy định: “Người quản lý di sản là
người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”. Khi
ông Đ, bà T chết mà không để lại di chúc, thì người có sự đồng ý bằng văn bản của
những người đồng thừa kế là anh Hiếu hoàn toàn có quyền quản lý tài sản là có căn cứ
pháp luật. Đồng thời, kể từ thời điểm năm 2013, khi anh Thiện đi chấp hành án, anh
Nghĩa có qua lại trông coi, nhưng không ở trực tiếp tại nhà và đất của ông bà Đ, T mà ở
một vị trí đất khác. Ngoài ra, còn có bà Phạm Thị H (con gái của ông Đ bà T) ở liền kề và
trông coi khối di sản này. Do đó, xác định từ năm 2012 đến nay, di sản của ông Đ, bà T
chưa giao cho ai quản lý. Vậy nên, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý
di sản hoàn toàn thuyết phục.

Câu 2.4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa
lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di
sản. Cụ thể là trong Bản án số 11, các anh chị em trong gia đình đã thỏa thuận giao cho
ông H ngôi nhà của bố mẹ để tu sửa lại và quản lý đất đai để làm nơi thờ cúng chứ không
phân chia. Ông H là người quản lý di sản theo sự nhất trí của những người đồng thừa kế
đồng ý ủy quyền cho ông đứng ra trông coi, quản lý, sửa chữa và tôn tạo lại đất, tài sản
trên đất nên ông có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản.

CSPL: Điều 617 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản:

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có
nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang
chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt
tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt
tài sản bằng hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu
cầu của người thừa kế.
CSPL: Điều 618 BLDS 2015 quy định về quyền của người quản lý di sản:
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có
quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản
thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản
hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì
người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Câu 2.5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con
trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản không có quyền giao lại cho người khác
quản lý di sản. Cụ thể là trong Bản án số 11, ông Thiện không có quyền giao lại di sản
cho con trai của mình. Bởi vì khi mất, bố mẹ ông Thiện không để lại di chúc và việc quản
lý di sản của ông không được các thành viên trong gia đình (các

đồng thừa kế) nhất trí bằng văn bản. Do đó, ông Thiện không là người quản lý di sản hợp
pháp nên ông không có quyền giao lại di sản cho con trai ông quản lý và sử dụng.

CSPL: Điều 616 BLDS 2015 quy định về người quản lý di sản:

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa
kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa
cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục
quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quản lý.

Câu 2.6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền
tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.

Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa
thuận mở lối đi cho người khác qua di sản là thuyết phục. Vì thửa đất 525 là tài sản chung
của ông Ngót và bà Chơi tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Ông Nhỏ chỉ là người quản lý
di sản của ông Ngót và phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà Chơi, chứ không
có quyền định đoạt. Nhưng ông Nhỏ lại tự ý thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi khi chưa
được sự đồng ý của bà Chơi và các đồng thừa kế thứ nhất của ông Ngót. Điều này đã vi
phạm quy định tại Điều 167 và Điều 168 Luật đất đai 2013; điểm b khoản 1 Điều 617
BLDS 2015: “Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp
hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý
bằng văn bản”. Vì vậy, Tòa án xác định ông Nhỏ không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi
cho người khác qua di sản là hoàn toàn thuyết phục. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
cấp phúc thẩm nhận định ông Nhỏ có quyền thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi trên đất di
sản chưa chia là không đúng, quyết định vô cùng hợp tình hợp lý.

You might also like