You are on page 1of 2

VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ

Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL


Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27/03/2017 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài
sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị
T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho
các đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C.
Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L. Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.
Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 5, 6, 7 phần “Nhận định của Tòa án”.
Tình huống án lệ: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố
Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/08/1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, BLDS năm
2015 đang có hiệu lực pháp luật.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/08/1990. Thời hiệu
yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của BLDS năm 2015.
Tóm tắt Quyết định số 06/2017/DS-GĐT: Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T có 8 người
con. Trong quá trình chung sống, cụ K và cụ T tạo lập được tài sản chung trên diện tích
612m2 đất. Sau khi cụ T chết, cụ K kết hôn với cụ L. Năm 2002, phần đất 612m2 được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Sau khi cụ K chết,
khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý. Các đồng nguyên đơn là con của cụ K và
cụ T yêu cầu chia di sản chung của cụ T để là và chia di sản thừa kế của cụ K theo quy
định của pháp luật.
1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam được quy định tại Điều 623 của
Bộ luật dân sự 2015.
Điều 623 BLDS năm 2015 quy định về “Thời hiệu thừa kế”:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10
năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về
người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý
di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản
này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là
03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
 Đối với động sản, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm, kể từ
thởi điểm mở thừa kế.
 Đối với bất động sản, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế.
 Nếu như hết thời hạn này mà người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì di sản
thuộc về người thừa kế đang quản lý tài sản đó.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản đó sẽ được giải
quyết theo 2 cách sau:
 Điểm a khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015, di sản lúc này sẽ thuộc về người đang
đương thời chiếm hữu di sản đó theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
 Điểm b khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015, trong trường hợp di sản đang không
có ai chiếm hữu hay quản lý thì di sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
 Theo khoản 2 Điều 623 BLDS năm 2015, thời hiệu dành cho người thừa kế xác
nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10
năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
 Theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015, thời hiệu để người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

You might also like