You are on page 1of 2

BÀI THÁNG

Vấn đề 1: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự


1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội có thể và cần
phải được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự, bao gồm:
 Ứng xử của cá nhân, pháp nhân
 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan
hệ dân sự (tức quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản)
 Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự bao gồm các quan
hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản.
 Quan hệ về tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là: các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực dân sự (mang tính bình đẳng, tự nguyện) và có nội dung liên quan đến tài
sản. Các quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh bao gồm:
 Quan hệ giữa người với người
 Về mặt tài sản hay vì lý do tài sản (được hiểu theo nghĩa pháp lý)
 Dựa trên quy luật giá trị
 Các nhóm quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh rất đa dạng, có thể kể đến
như:
 Quan hệ sở hữu
 Quan hệ về trao đổi
 Quan hệ về bồi thường thiệt hại
 Quan hệ thừa kế...
 Quan hệ về nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh là: các quan hệ giữa người với
người về giá trị tinh thần – phi kinh tế, gắn liền với chủ thể trong lĩnh vực dân sự
(VD: Quan hệ giữa con người với nhau về tính mạng, sức khỏe, danh dự...)
 Các nhóm quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh rất đa dạng, có thể kể đến
như:
 Quan hệ nhân thân phi vật chất
 Quan hệ nhân thân có yếu tố tài sản
 Quan hệ về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học...
 Quan hệ về quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS
2015 không? Vì sao?
Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS
2015. Vì:
 Theo Điều 132, BLDS 2005, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị
lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân
sự đó là vô hiệu. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt
hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
 Theo Điều 127, BLDS 2015, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị
lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu. Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành
vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện
giao dịch dân sự nhằm tránh thiệth hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy
tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
 Như vậy, theo hai Điều trên, B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
với A là vô hiệu do bị đe dọa thực hiện.

You might also like