You are on page 1of 29

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

I – Đối tượng điều chỉnh của môn luật dân sự:

1.    Nhóm quan hệ tài sản

a)    Khái niệm

QHTS là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản - gắn với một tài sản nhất định được thể hiện
dưới dạng này hay dạng khác

b)    Đặc điểm:

-     Hình thành khách quan trong một phương thức sản xuất nhất định
-       Mang tính chất hàng hoá – tiền tệ

-       Luôn mang tính ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ : các chủ thể luôn có quyền bằng ý chí của
mình để quyết định việc tham gia hay không quan hệ dân sự
-       Mang tính đền bù tương đương

2.    Nhóm quan hệ nhân thân

a)    Khái niệm: Là quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể với nhau trên cơ sở một lợi ích tinh thần phi vật
chất (quyền nhân thân).

b)    Đặc điểm

- Quyền nhân thân của chủ thể được xác định trong các quan hệ nhân thân thường gắn liền với chủ thể đó mà
không thể chuyển dịch.

- Quyền nhân thân của chủ thể trong các quan hệ nhân thân không thể xác định được bằng tiền: Các giá trị tinh
thần là những yếu tố gắn liền với số phận, sinh mạng trong sự tồn tại của mỗi cá nhân nên không thể trị giá
được bằng tiền

II – Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:

1.    Khái niệm: Là biện pháp, cách thức mà LDS tác động đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản nhằm
làm cho các quan hệ này phát sinh hoặc chấm dứt phù hợp với lợi ích của Nhà nước, xã hội và các chủ thể
khác tham gia quan hệ đó.

2.    Đặc điểm

+) Bảo đảm cho các chủ thể được bình đẳng khi tham gia quan hệ dân sự:Không phân biệt dân tộc,
giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,nghề nghiệp… Mỗi bên được hưởng quyền và phải
thực hiện nghĩa vụ đã được xác định theo nội dung QHDS mà họ tham gia.

+) Bảo đảm quyền được lựa chọn, định đoạt của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự: Các chủ thể
có quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự. Không được áp đặt, cấm
đoán, đe doạ, ngăn cản bên nào khi họ thực hiện quyền lựa chọn, định đoạt.

+) Quy định trách nhiệm dân sự cho các bên và đảm đảm cho các thủ thể được quyền khởi kiện dân sự:
Bên bị vi phạm có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của mình. Bên không tự nguyện
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ có thể bị cưỡng chế thực hiện .

III – Nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Dân sự: (Điều 3 BLDS 2015)
IV – Nguồn của luật dân sự:

+Là các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự nhất định và có chứa đựng
các quy phạm pháp luật dân sự.

+Phân loại nguồn của luật dân sự: Nguồn của luật dân sự chủ yếu được phân loại theo hai tiêu chí sau đây:

+) Phân loại theo vai trò của từng nguồn

+) Phân loại theo tên gọi

Bài tập chương I

* Nhận định đúng/sai

1. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự

=> Sai. Vì ngoài Luật DS thì còn những ngành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân như Luật
hôn nhân – gia đình, luật lao động. Các giao dịch này được các luật chuyên ngành điều chỉnh và luật dân sự
chỉ quy định các nguyên tắc chung.

2. Chỉ có phương pháp bình đẳng thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự
=> Sai. theo khoản 2 điều 7  BLDS 2015 , Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với
quy định của pháp luật được khuyến khích. Phương pháp được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và
nhân thân trong các giao lưu dân sự còn có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

I.  Quan hệ pháp luật dân sự và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự:

1.    Khái niệm:

-  Là các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân được sự tác động của các quy phạm pháp luật dân sự.
Trong đó, các chủ thể được bình đẳng, quyền, lợi ích chính đáng của họ được pháp luật bảo đảm.

2.    Đặc điểm

a) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức
+ Là những quan hệ xã  hội phát sinh thường nhật nên phạm vi rộng
+ Độc lập về tổ chức: Chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự độc lập, không lệ  thuộc về mặt tổ
chức.->Tránh trường hợp đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.
+ Độc lập về tài sản: Có sự rành rẽ, độc lập về tài sản.
b) Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng ,không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội
khác
+ Các chủ thể bình đẳng về tài  sản, về mặt tổ chức -> phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do
mình gây ra.
c)Lợi ích chủ yếu là lợi ích kinh tế là tiền đề cho các quan hệ pháp luật dân sự
  QHPLDS chủ yếu là quan hệ tài sản nên mang các đặc điểm là có tính chất hàng hóa, tiền tệ và tính
đền bù tương đương .Các bên thiết lập một quan hệ dân sự đều hướng đến một lợi ích nhất định có thể
là lợi ích tinh thần hoặc lợi ích vật chất từ các quan hệ nhân thân hay quan hệ tài sản.
d) Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có   thể các bên trong
quan hệ pháp luật dân sự quy định các biện pháp không trái với pháp luật.
II – Thành phần của QHPLDS:
1.    Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
-       Là những đối tượng tham gia vào các quan hệ đó.

+ Cá nhân:  những người có đủ NLPL và NLHV dân sự


+ Pháp nhân: tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp và có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình, nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập.
+ Tổ hợp tác: Loại hình được thành lập dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh (có chứng thực của
UBND cấp xã ) của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng  góp tài sản, để thực hiện công việc nhất định,
cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
+ Hộ gia đình: (Đ106 BLDS ).
+ Nhà nước:  Chủ thể đặc biệt trong GDDS, là chủ thể của một số quan hệ như quan hệ thừa kế,
quan hệ về quyền sở hữu…

2.    Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

a)    Tài sản: ( Điều 105 BLDS 2015)

-       Vật : một bộ phận của có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
-   Tiền: là vật cùng loại đặc biệt có giá trị trao đổi với các hàng hóa, chỉ do NN ban hành và mang mệnh
giá
-   Giấy tờ có giá: là loại tài sản đặc biệt do NN hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định.
-   Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự: Quyền sở
hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại…
b)    Hành vi và các dịch vụ

-   Hành vi có thể là hành động nhưng có thể cũng là không hành động (không làm cái gì đó như không
được công bố thông tin, không được gây mất trật tự vào một thời điểm nhất định…)

c)    Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo
-       Hoạt động tinh thần sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ như các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học
hoặc các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp …
d)    Các giá trị nhân thân
-       Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân thân của công dân, tổ chức. (Điều 24 - Điều
51 BLDS 2015).
-   Các quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.

                 đ) Quyền sử dụng đất


   - Là một loại khách thể đặc biệt trong các QHPL dân sự vì đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng nhà
nước giao cho các cá nhân, tổ chức và giao cho các chủ thể này có quyền năng của chủ sở hữu (có thể là
quyển chiếm hữu, sử dụng và định đoạt).
3.    Nội dung
a)    Quyền dân sự:là mức độ được phép xử sự của chủ thể mà luật dân sự quy định
* Nội dung :
  - Chủ thể mang quyền có thể tự mình thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định để bảo vệ và
hưởng các quyền dân sự.
  - Có quyền yêu cầu chủ thể phía bên kia phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành
vi nhất định vì lợi ích của mình.
- Chủ thể mang quyền khi bị chủ thể khác có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình có
quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu tòa án hoặc cơ quan NN có thẩm quyền khác buộc chủ thể đó chấm dứt hành
vi, bồi thường thiệt hại.
b)    Nghĩa vụ dân sự: Là những xử sự bắt buộc mà luật quy định cho người có nghĩa vụ phải thực hiện.
* Nội dung :
– Người có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi hoặc không được thực hiện hành vi nhất định vì lợi ích của
người mang quyền.
– Người mang nghĩa vụ buộc phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định theo sự thỏa thuận của các bên
hoặc cơ quan NN có thẩm quyền khi họ có hành vi không thực hiện nghĩa vụ xâm hại tới quyền và lợi ích
của chủ thể mang quyền.

III – Phân loại quan hệ pháp luật dân sự


1.    Quan hệ nhân thân – Quan hệ tài sản: ( cc nhóm quan hệ luật DS điều chỉnh )
+) Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ
thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản…)
+) Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch
chuyển cho chủ thể khác (quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học, danh dự, nhân phẩm, uy tín,…)
2.    Quan hệ tuyệt đối – Quan hệ tương đối
+) QHPLDS tuyệt đối : chủ thể quyền được xác định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ.
Các loại quyền tuyệt đối thường được pháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thỏa thuận của các
bên
 ( quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tài sản trí tuệ,… ) .
+) QHPLDS tương đối : ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được
xác định (trong các quan hệ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại,…)
3.    Quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền ( CC cách thức thực hiện quyền )
   +) QH vật quyền : liên quan đến một vật nhất định. Chủ thể quyền có thể thoả mãn yêu cầu của
mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác (sở hữu, chiếm hữu,
sử dụng tài sản,…)
   +) Quan hệ trái quyền là những quan hệ dân sự trong đó chủ thể có quyền thực hiện quyền để thoả
mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác.
IV – Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS
1.    Sự kiện pháp lý:    Là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà PL dự liệu, quy định làm phát sinh các
hậu quả pháp lý 
* Phân loại
a)    Hành vi pháp lý:  Là xử sự của con người đã được luật dự liệu một hậu quả pháp lý nhất định khi
hành vi đó được thực hiện.
+) Nếu dựa vào tính hợp pháp của hành vi:
-Hành vi hợp pháp : là những hành vi được phép thực hiện theo quy định của pháp luật, hoặc là những
hành vi chưa được pháp luật quy định cụ thể nhưng không trái đạo đức xã hội.
-Hành vi bất hợp pháp: Là những hành vi phạm vào điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+) Nếu dựa vào trạng thái hoạt động của hành vi:
- Hành vi hành động: Là xử sự của con người thông qua một hoạt động vật chất cụ thể.
-Hành vi không hành động: là xử sự của con người dưới dạng không thực hiện một hoạt động vật chất.
(không cứu giúp, không làm một việc vốn là nghĩa vụ phải làm…)
+) Nếu dựa vào tính chủ động khi thực hiện hành vi:
-  Hành vi chủ động: là xử sự mà người có hành vi đó mong muốn và có ý định trước về việc thực hiện.
Chẳng hạn, hành vi vay tài sản, hành vi đánh người gây thương tích vì thù hận
- Hành vi không chủ động: Là xử sự mà người có hành vi đó không có ý định trước về việc thực hiện.
Chẳng hạn, hành vi nhặt tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên…
+ Sự biến pháp lý: Là các sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nhưng đã
được pháp luật dự liệu một hậu quả pháp lý nhất định.
  *Sự biến tuyệt đối: những sự kiện xảy ra do sự thay đổi của thiên nhiên hoàn toàn nằm ngoài ý chí chủ
quan của con người ( động đất, sóng thần, lũ lụt, …)
*Sự biến tương đối: những sự kiện xảy ra mà sự khởi nguồn là hành vi của con người nhưng hậu quả của
sự biến nằm ngoài sự kiểm soát của người có hành vi đó. Chẳng hạn, cháy rừng từ nguyên nhân đốt lửa để
sưởi của người đi làm nương, rẫy,… 

* BÀI TẬP
B1 : Nhận định đúng/ sai
1.Sự kiện sinh đẻ là sự biến trong QHPL dân sự
   Sai. Vì sự biến là những sự kiện xảy ra trong thực tế không phụ thuộc vào ý chí của con người
nhưng đã được pháp luật quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý.
2.  Quyền dân sự được xác lập trên hai cơ sở là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
   Sai. Theo Điều 8 BLDS 2015 quyền dân sự còn được xác lập trên theo quyết định của Tòa án, cơ
quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật và các cơ sở khác.
3. Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình là căn cứ làm chấm dứt quyền
dân sự.
     Sai. Vì theo khoản 2 điều 9 BLDS 2015. “Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự
của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
4. Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền và nghĩa vụ dân sự
     Sai. Trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận quyền thừa kế của mình thì người này không có
nghĩa vụ đối với người cho thừa kế.
5. Quyền dân sự được xác lập theo ý chí của chủ thể
    Sai. Vì theo khoản 2 điều 9 BLDS 2015. Quyền dân sự chỉ được xác lập trong những trường hợp cụ
thể do pháp luật quy định, trừ trường hợp pháp luật  có quy định khác.
BT2 tự luận:
Câu 1 : A và B là bạn bè lâu năm. Biết sức khỏe của A đang bị suy nhược do căn bệnh tim lâu năm. B đã
đến hỏi thăm và giới thiệu, sau đó bán cho A 1 kg sừng tê giác. Hứa rằng chỉ cần A sử dụng sản phẩm sẽ
khỏi bệnh. Vậy A có quyền xác lập quyền sở hữu đối với 1kg sừng tê giác không ? 
TL : B không được quyền xác lập sở hữu đối với sừng tê giác vì đây là tài sản không được phép mua bán. 
Câu 2 : Anh Nguyễn văn C và chị Trần thị D làm đơn ly hôn gửi tới tòa án nhân dân huyện , sau khi hòa
giải không thành , tòa án tiến hành xét xử , giải quyết cho anh nguyễn văn C và chị trần thị D được ly hôn
theo quy định của pháp luật , đồng thời tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của anh C và chị D ,
quyết định tuyên hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của tòa án có phải là sự kiện pháp lý không ? Nếu
có, quyết định này có tác động thế nào đến các quan hệ pháp luật dân sự nào?
TL : Quyết định của toà án trong tình huống trên là một sự kiện pháp lý . Đây là sự kiện làm thay đổi quan hệ
pháp luật giữa anh C và chị D. Cụ thể : 

 Làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa anh C và chị D. 
 Phát sinh quan hệ phân chia tài sản , quyền nuôi con,..
 Thay đổi tình trạng kết hôn thành độc thân của anh C và chị D 

Câu 3 : Phân biệt quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài s ản.
Quan hệ nhân thân gắn với tài sản Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản

KN : là quan hệ về những giá trị nhân KN : Là  những giá trị nhân thân không
thân mà khi xác lập thì làm phát sinh thể trao đổi, được công nhận đối với mọi
quan hệ tài sản. cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời.

DĐ : Được ghi nhận thể hiện tính chất DĐ: Là cơ sở để các chủ thể mang quyền
đặc thù trong cơ chế hình thành và được xác lập các quan hệ liên quan đến quyền
thừa nhận của quyền nhân thân gắn với của mình
tài sản Chính việc tham gia vào các quan hệ nhân
Không chi phối đến tính chất của quan thân, các chủ thể mới được thực hiện
hệ nhân thân quyền nhân thân của mình.
Không phải là quan hệ có tính trao đổi Không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh
ngang giá tương đương. kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của
VD : Quyền sở hữu trí tuệ, người đó.
VD : danh dự, uy tín, nhân phẩm

CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

A – CÁ NHÂN:

I.Năng lực pháp luât dân sự của cá nhân:

1. Khái niệm:

-“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự”
(khoản 1 Điều 16 BLDS năm 2015).

2. Đặc điểm của năng lực PLDS của cá nhân:

- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau : Mọi cá nhân là công dân của một quốc gia đều
có các quyền, nghĩa vụ mà quốc gia đó quy định cho công dân nước mình.

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. ( là
môt yếu tố gắn liền suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.)

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định trong các văn bản pháp luật : được xác định trong
các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Phạm vi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
và vào từng giai đoạn phát triển của quốc gia đó.

3. Nội dung:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản: các giá trị tinh thần gắn liền với mỗi cá nhân như họ, tên,
hình ảnh, danh dự, nhân phẩm.
- Quyền nhân thân gắn với tài sản: Là quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ như quyền tác giả,
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…
- Quyền sở hữu: Là quyền có tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Quyền thừa kế: Là quyền để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác sau khi mình chết và
quyền hưởng thừa kế đối với di sản do người khác để lại.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự
- Các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự do cá nhân tham gia.

4. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

-“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (Khoản
3 – Điều 16 BLDS).

*Trường hợp ngoại lệ : => thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

5. Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết:

a) Tuyên bố mất tích:

Điều kiện: (Đ 68 BLDS).Biệt tích đã hai năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống
hay đã chết.
+ Về không gian : tại nơi cư trú cuối cùng của người đó.
+ Về chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích : người có quyền, lợi ích liên quan.
+ Thời hạn 02 năm : tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.
Hậu quả: : + Đình chỉ tạm thời tư cách chủ thể của người bị tuyến bố là mất tích ( không chấm dứt tư cách
chủ thể của họ )
+ TS của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo điều 65, 66, 67, 69 BLDS
+ Trường hợp vợ hoặc chồng xin li hôn thì toà án giải quyết cho li hôn.
Huỷ bỏ: dẫn đến việc tạm dừng năng lực chủ thể của người đó. Việc tạm dừng này có thể thay đổi theo
một trong hai hướng: .
+Chấm dứt tư cách chủ thể : khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết.
+ Phục hồi tư cách chủ thể xảy ra trong hai trường hợp:
– Người bị tuyên bố mất tích trở về.
– Có tin tức chứng tỏ người đó còn sống.

b) Tuyên bố chết:

Điều kiện: Đ 71 BLDS. Gồm 4 trường hợp


Huỷ bỏ: Đ73 BLDS
II – Năng lực hành vi của cá nhân:
1. Mức độ hành vi dân sự của cá nhân:
A) Năng lực hành vi đầy đủ:
Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị
tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc chạn chế năng lực hành vi dân sự.
B) Năng lực hành vi một phần:
KN: là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất
định do PLDS quy định.
 Độ tuổi: Người từ đủ 6t -dưới 18t.
 Khi NLHV một phần tham gia vào các GDDS phải được người đại diện theo PL đồng ý, trừ GDDS
phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc PL có quy định khác.
Chú ý: Người từ đủ 15t đến dưới 18t có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ được xác lập, thực hiện giao
dịch và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản họ có, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
(Đ20 BLDS).
C) Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự:

Mất NLHV DS Hạn chế NLHVDS


KN Là đã có NLHV nhưng sau đó, sau Là đã có NLHV đầy đủ nhưng sau đó
một sự kiện nào đó khiến cho người theo quy định của Pl sẽ bị hạn chế bớt
đó không còn có NLHV nữa. một phần.

Điều kiện Cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các NLHVDS của người thành niên có thể
bệnh khác mà không thể nhận thức và bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện
làm chủ hành vi của mình thì bị coi là và thủ tục (Đ25)
mất NLHVDS (Đ22 BLDS)
Áp dụng đối với người nghiện ma túy
-Phải có kết luận của tổ chức giám các chất kích thích khác dẫn đếnphá
định có thẩm quyền (như các bệnh tán tài sản của gia đình .
viện..)
Thẩm quyền: TA
-Thẩm quyền tuyên bố: Tòa .
Hậu quả Mọi giao dịch DS của người này đều Các GD liên quan đến tài sản của
pháp lý do người đại diện của xác lập và thực người bị hạn chế NLHVDS phải có sự
hiện. đồng ý của người đại diện, trừ các GD
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

2. Giám hộ: KN : Đ46


a) Người được giám hộ Đ 47 BLDS 2015
b)Người giám hộ: Có hai hình thức
+ Giám hộ đương nhiên: là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ chỉ có thể là cá
nhân.
+ Giám hộ được cử : là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định cá nhân, cơ quan,
tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.
+ Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ, vd tổ chức từ thiện, quỹ xh.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa cụ của người giám hộ như điều kiện về tài chính,
vật chất để chăm sóc, GD chủ thể cần được giám hộ.
B - Pháp nhân:
* Các yếu tố lý lịch ( Đ78 -81)
1. Năng lực chủ thể của PN : Đ56 BLDS
NLCT của PN thì phụ thuộc vào mục đích hoạt động của PN => NLCT của PN là không bình đẳng vì
mỗi một PN sẽ có NLPL và NLHV khác nhau. Nếu PN thay đổi mục đích, nội dung hoạt động thì dẫn đến
NL chủ thể của PN cũng thay đổi.
2-Điều kiện :
+ Được thành lập một cách hợp pháp :mục đích, nhiệm vụ hợp pháp, được thành lập theo thủ tục luật
định.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: không phụ thuộc vào chủ thể khác.
+ Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó :độc lập TC tự chịu TN
+ Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn
hoặc bị đơn trước Tòa án : tham gia QHPL với đầy đủ quyền và nghĩa vụ
Ví dụ về pháp nhân: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân.
3.Hoạt động của pháp nhân : (thông qua người đại diện)
+  Người đại diện đương nhiên: Là người đứng đầu PN theo quy định của điều lệ PN hoặc quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
+ Người đại diện theo ủy quyền: Là người mà được người đại diện đương nhiên ủy quyền lại, được nhân
danh PN thực hiện các hành vi nằm trong phạm vi ủy quyền.
Chú ý : Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
*Hành vi của thành viên PN: Cũng được coi là hành vi của PN
4. Thành lập và đình chỉ pháp nhân
1. Thành lập PN
+ Theo mệnh lệnh:  Thành lập PN dựa trên quyết định đơn hành của cơ quan NN
+ Theo sự cho phép:  NN sẽ cho phép một PN được hình thành và hoạt động dựa trên việc xem xét nội
dung, lĩnh vực hoạt động của PN
+ Theo sự công nhận: PL công nhận việc thành lập PN dựa trên chính những quy định do NN dự liệu
trước. Thường được áp dụng với các tổ chức kinh tế như các công ty, HTX…
2. Chấm dứt PN
- KN : Là chấm dứt sự tồn tại của một PN với tư cách là chủ thể của QPPLDS
- Thời điểm : PN bị xóa tên trong sổ đăng ký hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan NN có
thẩm quyền.
- Hình thức chấm dứt PN: Giải thể và cải tổ PN
*Giải thể PN:
+ Căn cứ: Đ 93 BLDS . Việc giải thể PN tuân theo thủ tục theo luật định.
+ Hình thức giải thể đặc biệt khác là phá sản (dành cho các PN lâm vào tình trạng phá sản được quy định
trong Luật phá sản ).
*Cải tổ PN: Hình thức chấm dứt PN thông qua việc tổ chức lại PN đó.
+ Cải tổ PN được thực hiện thông qua các hình thức sau: Hợp nhất PN, sáp nhập PN, chia PN, tách PN.
+ Hợp nhất PN : A + B = C .là việc các PN cùng loại có thể hợp nhất lại tạo thành PN mới và PN mới sẽ
thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ từ các PN cũ (chú ý: phân biệt với liên kết PN => không tạo ra PN mới).
+   Sáp nhập PN: A + B = A/B => vẫn tạo ra một PN mới nhưng thừa hưởng lại tên gọi của 1 trong các PN
cũ nhưng vẫn là PN mới và thừa hưởng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các PN được sáp nhập.
+   Tách PN: A = A+B tức là việc 1 PN được tách ra làm nhiều PN, hay chính là một phần của PN sẽ được
tách ra và hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi PN ban đầu.
+  Chia PN: A : 3 = B+C+D.Quyền và nghĩa vụ của PN ban đầu được chia nhỏ cho các PN mới được tách
từ PN ban đầu ra.
=> Cải tổ PN về bản chất là sự kế quyền tổng hợp giữa PN mới hình thành và PN ban đầu.
C- Hộ gia đình ( Chương VI – BLDS 2015 )
D – Nhà nước chủ thể đặc biệt : (Chương V – BLDS 2015 )

Bài tập
I.Nhận định Đúng/Sai
1.Việc giám hộ cho các nhân chỉ đặt ra với những người chưa thành niên và người mất năng lực hành
vi dân sự. 
Sai. Theo điểm d khoản 1 Đ47 BLDS 2015, Việc giám hộ còn đặt ra với những người có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ  hành vi.
2.Pháp nhân sẽ chấm dứt hoạt động khi tiến hành cải tổ .
Sai.  Theo K1 đ96 BLDS 2015. Cải tổ pháp nhân có bốn hình thức: hợp nhất, chia, sáp nhập và tách
pháp nhân . Trong đó tách pháp nhân không làm chấm dứt hoạt động của pháp nhân .
3.Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Sai. Vì theo Điều 87 BLDS 2015 “Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp
nhân”.
4. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 20 BLDS 2015 người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ
trường hợp Tòa án tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5.Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt

Sai. Theo Điều 96 BLDS 2015 Chấm dứt pháp nhân trong cơ cấu pháp nhân: Hợp nhất, sáp nhập,
chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất.
II- Bài tập
Bài 1 . Sau khi ly hôn, anh H được quyền nuôi dưỡng con là D (6 tuổi). Từ khi ở với bố, D thường
xuyên bị đánh đập mỗi khi H uống rượu say. Đỉnh điểm vào tháng 6/2021, D bị H hành hạ, đánh bất
tỉnh do không chịu đi mua rượu. Quá trình cấp cứu, giám định cho kết quả D bị đa chấn thương, gãy
xương trái đùi và thương tật lên đến 38%. Ngay sau đó, H bị bắt giữ và bị kết án về tội cố ý gây thương
tích đối với con đẻ, H bị tuyên phạt 4 năm tù và bị tuyên hạn chế quyền đối với con đẻ là D. Trong
trường hợp này, H có thể thực hiện quyền giám hộ đối với D trong và sau khi ra tù hay không? Vì sao?
Trả lời : Trong thời gian chịu hình phạt 4 năm tù, H không thể làm người giám hộ cho D do đang bị truy
cứu trách nhiệm hình sự (khoản 3 điều 49 BLDS 2015). Sau khi ra tù, H cũng không thể thực hiện giám hộ
cho người khác vì đã bị tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên (khoản 4 điều 49 BLDS 2015
Bài 2 : K hai mươi tuổi, do bạn bè rủ rê, K đã nghiện ma túy. Để có tiền mua thuốc, K đã bán đồ đạc
trong nhà trong đó có chiếc xe máy của mình do bố mẹ mua cho để thỏa mãn cơn nghiện dẫn đến tiêu
tán tài sản gia đình. K có thể thực hiện tất cả các giao dịch dân sự được không ? Nêu CCPL.
TL : K không thể thực hiện tất cả các giao dịch dân sự.
Trong trường hợp bố mẹ K có yêu cầu và Tòa án ra quyết định tuyên bố K bị hạn chế NLHVDS, theo quy
định tại Điều 23 BLDS thì K không thể tự mình xác lập, thực hiện các GDDS, mà phải thông qua sự đồng
ý của bố mẹ, trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu của bạn thân như ăn uống, học tập….
CHƯƠNG 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ - THỜI HẠN – THỜI HIỆU

1. Khái niệm giao dịch dân sự Đ116 – BLDS 2015


Ví dụ: Hai bên chủ thể xác lập hợp đồng thuê nhà ở thì bên cho thuê có quyền thu tiền thuê nhà, có nghĩa
vụ giao nhà cho bên thuê sử dụng. Còn bên thuê cỏ quyền sử dụng căn nhà, có nghĩa vụ trả tiền thuê theo
thỏa thuận.
2. Đặc điểm của giao dịch dân sự
- GDDS luôn thể hiện ý chí của chủ thể trong giao dịch : là hành vi có ý thức của chủ thể tham gia nhằm
đạt được những mục đích nhất định. VD: A muốn mua một chiếc bình cổ nhưng do bị người bán lừa dối
nên chiếc bình A mua là bình giả cổ.
- Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự đều hướng đến phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ
dân sự cho các chủ thể.
3. Các loại giao dịch dân sự
Có 2 loại giao dịch dân sự:
- Hành vi pháp lý đơn phương: là giao dịch thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh quan hệ dân
sự mà không cần ý chí của các chủ thể khác. Ví dụ: Lập di chúc chung.
- Hợp đồng dân sự: là giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên chủ thể ở hai phía của
giao dịch, làm phát sinh, thay đổi,chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: hợp đồng mua bán xe đạp.
=> Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng đều có thể là giao dịch có điều kiện.
3. Hình thức của giao dịch dân sự : phải phù hợp với quy định của pháp luật
Các hình thức của giao dịch:
+ Lời nói: là giao dịch dân sự được diễn ra thông qua trao đổi trực tiếp bằng miệng giữa các bên .
+ Văn bản: là hình thức phổ biến , gồm:
*Văn bản thường
*Văn bản có công chứng, chứng thực: TH cụ thể theo quy định của PL
+ Hành vi cụ thể: áp dụng trong mua bán tự động.
4. GDDS vô hiệu và hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu
4.1 Khái niệm: Đ122 BLDS
4.2 Phân loại:
a. Căn cứ vào mức độ vi phạm pháp luật:
* GDDS vô hiệu tuyệt đối: có sự vi phạm  rất lớn, vi phạm những điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo
đức xã hội.
* GDDS vô hiệu tương đối: Mức độ vi phạm không nghiêm trọng, chỉ xâm phạm tới lợi ích của một bên
chủ thể nhất định.
b. Căn cứ dựa vào mức độ vô hiệu có giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu từng
phần.
* GDDS vô hiệu toàn bộ: Nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của pháp luật, xâm phạm
lợi ích công cộng, trái với đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia vào giao dịch đó không có
quyền xác lập giao dịch.
* GDDS vô hiệu một phần: là các giao dịch dân sự mà chỉ có một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng
không ảnh hưởng tới toàn bộ giao dịch. Ví dụ: Giao dịch thoả thuận bị vô hiệu về thanh toán hoặc địa
điểm…
Hậu quả pháp lý:
 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập
giao dịch;
 Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải hòan trả ,khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu không
hoàn trả lại được bằng hiện vật thì có thể hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi nếu gây thiệt hại còn phải bồi
thường thiệt hại.
 Tùy từng trường hợp, xét tính chất của giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản hoặc hoa lợi, lợi tức thu được
từ giao dịch sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
II. Đại diện
1. Khái niệm K1 Đ 134 BLDS 2015
+ Người đại diện: là người nhân danh người được đại diện xác lập với với người thứ 3 vì lợi ích của người
được đại diện.
+ Người được đại diện:
# Cá nhân không có năng lực hành vi
# Chưa đủ năng lực hành vi dân sự.
# Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện cho mình (đại diện
theo ủy quyền).
+ Hình thức: phải thể hiện bằng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
2. Phân loại đại diện
a)Đại diện theo pháp luật: : là đại diện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (đương nhiên, mặc nhiên có thẩm quyền đại diện )
- Các trường hợp đại diện đương nhiên: Đ 136 BLDS
+ cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên (vị thành niên)
+ Người đứng đầu pháp nhân, chủ hộ trong hộ gia đình, tổ trường tổ hợp tác.
+ Người giám hộ đương nhiên với người được giám hộ
b)Đại diện theo ủy quyền: Được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Biểu hiện qua hợp đồng đại diện hoặc giấy ủy quyền

3. Phạm vi thẩm quyền đại diện


* Đại diện theo pháp luật: Được PL quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của cơ quan
NN có thẩm quyền.
* Đại diện theo ủy quyền:
– Phạm vi sẽ được xác định trong văn bản ủy quyền.
– Người đại diện theo ủy quyền phải thông báo cho bên thứ 3 biết về phạm vi của mình.
– Người đại diện theo ủy quyền không được thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người thứ 3
mà mình cũng là đại diện của người đó
4. Chấm dứt đại diện

Cá nhân Pháp nhân


– Người đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành – Đại diện cho PN chấm dứt khi PN chấm dứt
vi dân sự đã được khôi phục (khỏi bệnh tâm hoạt động (phá sản, giải thể, sáp nhập, chia tách
thần…). PN, hợp nhất PN).
– Người đại diện hoặc được đại diện chết => chấm – Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong các
dứt tư cách chủ thể của họ trường hợp:
– Các trường hợp do pháp luật quy định: + Khi thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc
ủy quyền hòan thành.
+ Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc ủy
quyền hòan thành. + Khi người đại diện cho PN từ bỏ việc ủy quyền
đại diện.
+ Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc
người được đại diện từ chối việc ủy quyền. + Khi PN chấm dứt hoạt động hoặc người được
ủy quyền chết.
+ Người ủy quyền đại diện hoặc được ủy quyền
chết.
+ Người đại diện ủy quyền hoặc được ủy quyền
mất NLHV, hạn chế NLHV, bị tuyên bố mất tích,
tuyên bố chết.  

=> Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì người –
đại diện phải thanh toán các nghĩa vụ tài sản với
người được đại diện hoặc với người thừa kế của
người này.

 
III. Thời hạn, thời hiệu
1. Thời hạn
a) KN : Đ144 BLDS 2015
b. Phân loại thời hạn
Căn cứ vào trình tự xác lập:
+ Thời hạn do luật định: Pháp luật quy định
Ví dụ: thời hạn khởi kiện các tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế; thời hạn tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm…
+ Thời hạn do cơ quan NN có thẩm quyền ấn định:
Ví dụ: Thời hạn cho phép các bên khắc phục những sai phạm về hình thức (Đ134 BLDS);…
+ Thời hạn do các chủ thể tự xác định.
Dựa vào tính xác định của thời hạn:
+ Thời hạn xác định: là loại thời hạn được quy định rõ ràng bằng cách xác định chính xác thời điểm bắt
đầu, kết thúc
+ Thời hạn không xác định: là khoảng thời gian tương đối không xác định chính xác, và thường gắn với
thuật ngữ “kịp thời”, “khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu”…
* Quy định về thời hạn, thời điểm tính : Đ146
* Cách tính thời hạn: Đ147 BLDS
+ Nếu thời hạn xác định bằng giờ thì sẽ xác định giờ cụ thể
+ Nếu thời hạn xác định bằng ngày, tuần, tháng hoặc năm thì ngày đầu tiên sẽ không được tính vào thời
hạn
+ Nếu xác định đầu tháng (mùng 1), giữa tháng (ngày 15), ngày cuối tháng (ngày cuối cùng của tháng:  vd :
tháng 2 là ngày 28, tháng 6 ngày 30…).
+ Khi thời hạn tính bằng sự kiện thì không tính ngày sự kiện đó diễn ra mà là ngày tiếp theo ngày xảy ra sự
kiện. vd : A và B kí hợp đồng cho vay tiền thời hạn một tháng vào ngày 2/2/2022. thời hạn có hiệu lực của
hợp đồng sẽ bắt đầu vào ngày 3/2/2022
+ Nếu thời hạn trùng vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ thì không tính ngày đó vào ngày tính TH
– Thời hạn kết thúc: Theo điều 148 BLDS
2. Thời hiệu
a. Khái niệm : Đ149 BLDS 2015
b. Phân loại thời hiệu
Theo quy định tại Đ150 BLDS thì thời hiệu được chia thành 4 loại:
* Thời hiệu hiệu hưởng quyền dân sự: Khoản 1 điều 150
Ví dụ: Theo khoản 1 Đ247 BLDS thì thời hiệu làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng đảm bảo điều kiện “ngay tình, liên tục, công khai”
* Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Khoản2 Điều 150 . Chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp miễn
trừ nghĩa vụ của các chủ thể với nhà nước…
Ví dụ: Thời hạn bảo hành…
* Thời hiệu khởi kiện: Khoản 3 Đ150
Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện với vụ việc thừa kế là 10 năm
Thời hiệu khởi kiện các tranh chấp giao dịch dân sự là 1 năm
Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm (với các giao dịch có thể bị tuyên dân sự …
* Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Khoản 4 Đ150
c. Cách tính thời hiệu
– Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên
và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (K1 Đ151 BLDS).
– Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật
quy định khác. (Khoản 1 Đ154 BLDS)
Ví dụ: Các bên thỏa thuận thời hạn trả tiền vay trong hợp đồng vay nhưng hết thời hạn mà không trả nợ thì
sẽ phát sinh quyền khởi kiện của bên cho vay.
=> Thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của
mình.
+ Thời hiệu khởi kiện cũng có thể bị gián đoạn nên trong trường hợp này, khởi kiện có thể tạm dừng:
Có sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có quyền khởi kiện không
thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu (bị tai nạn, ốm đau…) K1 Đ156
Người có quyền khởi kiện chưa thành niên, đang bị mất NLHVDS, đang bị hạn chế NLHVDS nhưng chưa
có người đại diện.
Bài tập
I- Nhận định đúng/sai
1.Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập , thay  đổi , chấm dứt quyền và nghĩa vụ
dân sự.
Sai. Theo Đ116 BLDS 2015 . Giao dịch dân sự có thể là hợp đồng ( sự thỏa thuận giữa các bên )
hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh  thay đổi hay chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự.
2.Thời hiệu có thể  được gia hạn nếu các bên có lý do chính đáng.
Sai. Theo k1 đ149 BLDS 2015 . Thời hiệu là do luật định , vì vậy thời hiệu không đổi khi luật
không đổi , không bị tác động bởi bất cứ chủ thể nào . Thời hiệu không thể tăng lên hay rút ngắn . Cũng
không thể yêu cầu gia hạn theo ý chí của chủ thể .
3.Giao dịch dân sự được xác lập  mà một bên chủ thể dưới 6 tuổi thì là giao dịch dân sự vô hiệu.
Sai. Giao dịch dân sự ví một bên chủ thể dưới 6 tuổi thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng
ngày và giao dịch có giá trị nhỏ như mua bánh kẹo . Sách vở thì không bị  coi là  vô hiệu.

4.Thời hạn là khoảng thời gian do pháp luật quy định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Sai, vì theo điều 144 BLDS 2015 thời hạn không do pháp luật quy định.

5. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.

Sai, theo Đ150 BLDS 2015, kết thúc một thời hạn mà chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ
nghĩa vụ dân sự là một thời hiệu.
II- Bài tập
Bài 1: Ngày 15/2/2022 ông Nguyễn Văn A có cho con gái của mình là chị Nguyễn Thị H căn nhà đứng
tên với chủ sở hữu của căn nhà là tên ông. Sợ các con trong nhà biết được chuyện sẽ ảnh hưởng đến
quan hệ của các anh em nên ông A cùng chị H đã thiết lập hợp đồng với nội dung ông A bán cho chị H
căn nhà này với giá thấp, khi thiết lập có sự chứng kiến của anh K hàng xóm ( hợp đồng đã qua công
chứng) . Ngày 10/4/2022 anh K vô tình kể chuyện giữa ông A và chị H cho con trai ông H là Nguyễn
Văn C biết . Cảm thấy không hài lòng về việc mình không có được căn nhà nên anh đã kiện tòa án đòi
giải quyết vụ việc.
a)Giao dịch mua bán nhà giữa ông Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị H có hiệu lực hay không ?
b)Nêu thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trong tình huống trên .
a) Giao dịch mua bán nhà giữa ông Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị H là giao dịch giao dịch giả tạo do
giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch tặng cho tàn sản . Do đó theo Đ129 BLDS 2015 giao dịch
này bị vô hiệu ( không có hiệu lực PL)
b) Trong tình huống , anh C đến ngày 10 /4/2022 mới biết có sự giả tạo trong hợp đồng mua bán nhà giữa
hai bố con ông H. Do đó, anh có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch này vô hiệu bất cứ lúc nào kể từ
ngày này với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Bài 2: Ngày 20/03/2016, A   điều khiển xe môt tô xảy ra va chạm với B đang đi bộ ở lề đường, dẫn đến
hậu quả bị thương tích (không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Xác định thời điểm xác định
thời hạn thực hiện quyền khởi kiện trong trường hợp A và B không tự giải quyết với nhau về bồi
thường thiệt hại. Sự kiện xảy ra ngày 20/03/2016 có được tính xác định thời hạn không?
Trả lời: Trường hợp A và B không tự giải quyết với nhau về bồi thường thiệt hại thì B có quyền khởi kiện
vụ án dân sự đến Tòa án trong thời hạn 2 năm (hoặc 03 năm theo quy định tại Điều 558 BLDS 2015)   kể từ
ngày sức khỏe bị xâm phạm.
Sự kiện pháp lý xảy ra ngày 20/03/2016 không được tính xác định thời hạn. Thời điểm bắt đầu xác
định thời hạn thực hiện quyền khởi kiện tính từ ngày 21/03/2016, tính đến hết ngày 21/03/2016, B có
quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định pháp luật.

CHƯƠNG 5 : SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU


A. SỞ HỮU và QUYỀN SỞ HỮU
I. KHÁI NIỆM
- Nghĩa rộng: QSH là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống PL nhất định.
- Nghĩa hẹp : QSH là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định
B. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU
I. Chủ thể của quyền sở hữu
CT của quyền SH là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.
a)Đối với tài sản hữu hình :
Chủ SH đa dạng (tương ứng với hình thức SH):
* Nhà nước (TS thuộc SH tòan dân). * Các tổ chức CT, CT-XH
* Tổ chức XH, XH nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân * Tập thể (HTXã).
Chú ý: + Một số trường hợp quy định  điều kiện trở thành chủ SH.
Ví dụ: cá nhân trở thành chủ SH khi có NLPL, một số trường hợp phải có NLHV (giao quyền sử dụng đất…)
+ Một số tài sản thuộc SH chủ thể riêng biệt (liên quan đến SH toàn dân như đất đai, sông ngòi, rừng tự   nhiên,
…)
b)Đối với tài sản vô hình
– TS vô hình là quyền sở hữu trí tuệ.
– Chủ SH: tác giả, đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả…(Đ740 BLDS).
– Xác định chủ SH: Qua văn bằng bảo hộ
– Chủ Sh của TS vô hình cũng có đủ quyền năng là chiếm hữu, sử dụng, định đọat.
II. Khách thể của quyền sở hữu : là một trong 3 bộ phận cấu thành nên QHPLDS về SH.
1. Khái niệm tài sản : K1 Đ105 BLDS 2015
TS khác với “hàng hóa”:
Vật - Là phạm trù pl, là bộ phận của thế giới vật chất đáp ứng được nhu cầu nào đó
của con người.
- Vật có thực hoặc chắc chắn hình thành trong tương lai
- Phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành
đối tượng của giao lưu dân sự.
Tiền – Do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành, có khả năng lưu thông.
– Tiền là vật ngang giá đặc biệt và có giá trị trao đổi. Tiền là vật cùng loại,
được xác định bằng mệnh giá in trên mỗi loại tiền
Giấy tờ có – Có giá trị trao đổi và có khả năng lưu thông trong các giao dịch dân sự.
giá Ví dụ: Séc, ủy nhiệm chi, cổ phiếu, công trái…
Quyền tài - Đ115 BLDS. Luôn gắn liền với tài sản; trị giá được bằng tiền và có thể
sản chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng thuộc SHCN,
quyền sử dụng đất…

2. Khái niệm động sản và bất động sản


a) Bất động sản: gồm K1 Đ107 BLDS
+ Những vật dụng không thể chuyển rời do bản chất tự nhiên.
+ BĐS vì công dụng riêng, được xem như là BĐS vì mục đích làm tăng giá trị cho BĐS như Gia súc, cá
trong ao…
+ BĐS bao gồm quyền đối với Bất động sản như quyền sở hữu, quyền dụng ích…
b) Động sản : là tất cả tài sản không phải là BĐS bao gồm những quyền có được với động sản và quyền truy
sách trên một động sản… K2 Đ107 BLDS
3. Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật
a)Phân loại vật
 Dựa trên việc “gia tăng tự nhiên” của vật:

                 Hoa lợi               Lợi tức


 – Là những sản vật tự nhiên có tính chất – Là khoản lợi mà CSH thu được từ
việc khai thác công dụng của tài sản => Lợi
hữu cơ do TS mang lại cho chủ sở hữu.
tức tính ra thành tiền nhất định.
      VD: trứng của gia cầm đẻ ra…
     VD: Tiền cho thuê nhà, tiền lãi…
 
 Dựa trên phương diện vật lý:
Vật chính Vật phụ
– Là vật độc lập, có thể khai thác công – Là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác
dụng theo tính năng. công dụng của vật chính.
Ví dụ: Ti vi, điều hòa, điện thoại… Ví dụ: điều khiển tivi, điều hòa, sạc điện thoại…
 
– Nguyên tắc: vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất, nếu không có thỏa thuận khác thì vật phụ phải đi
kèm với vật chính khi thực hiện NV chuyển giao vật.
– Các bộ phận cấu thành nên vật chính thì không thể coi là vật phụ. vd : Gương của xe máy, lốp ôto…
 Dựa vào khả năng chia được của vật:
Vật chia được Vật không chia được
– là những vật được phân chia ra thành các
– là những vật được phân chia ra thành các
phần nhỏ thì mỗi phần đó không giữ nguyên
phần nhỏ thì mỗi phần giữ nguyên tính
tính năng sử dụng ban đầu của vật đó.
năng sử dụng của vật ban đầu.
Ví dụ: Giường tủ, xe máy, xe đạp, ti vi, ấm
Ví dụ: Gạo, dầu, nước, đường…
chén…
 
 Dựa vào tính “hao mòn” trong quá trình sử dụng:

Vật tiêu hao Vật không tiêu hao


– Là những vật khi qua 1 lần sử dụng thì
không còn giữ nguyên hình dáng, tính chất
-Là vật mà khi qua quá trình sử dụng nhiều
và tính năng sử dụng ban đầu.
lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình
Ví dụ: ,xăng dầu, thực phẩm các loại…
dáng và tính năng sử dụng ban đầu của nó.
=> Vật tiêu hao  không thể là đối
Ví dụ: nhà cửa, máy móc…
tượng  của hợp đồng cho thuê  hoặc hợp
đồng mượn

 Dựa vào việc có cùng tính chất


Vật cùng loại Vật đặc định
Là vật có thể phân biệt với vật khác bằng
các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của nó như
Là những vật có cùng hình dáng, tính chất, ký hiệu, hình dáng, chất liệu…
tính năng sử dụng và được xác định bằng Vd : Áo “độc”…
những đơn vị đo lường
=>  không thể thay thế được
Ví dụ: gạo, xăng dầu, sắt…
=> Đặc định hóa: là việc con người tách vật
=> có thể thay thế nhau
ra khỏi vật cùng loại bằng một dấu hiệu cụ
thể
*Vật đồng bộ: là một tập hợp các vật mà chỉ có đầy đủ nó mới có giá trị sử dụng đầy đủ ( giày dép, găng tay,..
- phải có một đôi mới sd được ).
=> Vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự.
Quyền tài sản:  Quyền TS cũng được coi là TS nhưng có tính chất đặc thù tức là phải trị giá được bằng tiền và
có thể chuyển giao cho người khác trong giao lưu dân sự thì mới gọi là quyền TS.
Năng lượng:  Được coi là TS đặc biệt vì không có hình dạng và không thể quan sát được. Là vật cùng loại
được xác định bằng kilowat/giờ và là đối tượng trong hợp đồng cung ứng điện năng 
b) Chế độ pháp lý đối với vật.
– Chế độ pháp lý đối với vật là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự, phương thức dịch chuyển
vật.
Phân loại chế độ pháp lý với vật: có 3 loại

Vật cấm lưu thông Vật hạn chế lưu thông Vật tự do lưu thông
-Những vật đóng vai trò -Những vật có ý nghĩa quan
to lớn đối với nền kinh tế trọng khác nhau đối với nền Những vật còn lại và không
quốc dân hoặc đối với KTQD, ANQP có quy định cụ thể nào của
ANQP Vd: Các loại vũ khí thể thao, súng PL.
Vd: phương tiện kỹ thuật săn, Vd: thực phẩm , hoa quả,.
quân sự, chất nổ… => Có thể là đối tượng của => Giao dịch hòan toàn 
=> Không thể là đối GDDS nhưng bắt buộc phải tự do.
tượng trong GDDS tuân theo thủ tục của PL

III. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU


1. Quyền chiếm hữu
- KN : Đ186 BLDS 2015
- Chủ thể của quyền chiếm hữu TS: Chủ SH, người được chủ SH ủy quyền hoặc Người chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật.
a)Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
+ là hình thức chiếm hữu TS một cách hợp pháp.
+ Chủ thể: 6 chủ thể - Đ165 BLDS
b)Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
+ Là việc chiếm hữu với TS mà không dựa trên những cơ sở PL => Người chiếm hữu không phải là chủ SH.
+ Việc chiếm hữu không có căn cứ PL có thể xảy ra hai trường hợp:
* Người chiếm hữu không có căn cứ PL ngay tình:
. Người chiếm hữu không thể biết hoặc không biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ PL.
Ví dụ: Mua phải hàng do trộm cắp mà có; Mua phải hàng mà người bán không phải chủ SH (tức là không có
quyền định đoạt…
. Trường hợp này còn có thể xác lập quyền SH theo quy định của PL (từ Đ182 đến Đ183 BLDS) => Việc chiếm
hữu phải công khai, liên tục và trong thời hạn 10 năm với ĐS và 30 năm với BĐS thì họ có quyền xác lập
quyền SH.
* Người chiếm hữu không có căn cứ PL không ngay tình: Đ181
người chiếm hữu hòan toàn biết là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết người
chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch.
2. Quyền sử dụng
- KN : Đ189 BLDS
- Khai thác TS dựa trên 2 yếu tố: Tính năng của vật và thu nhận kết quả của TS do tự nhiên mang lại. (Ví dụ:
Gà với trứng, Bò với sữa…)
- Chủ thể có quyền sử dụng:
+ Chủ SH
+ Người được chủ SH chuyển giao cho quyền sử dụng (dựa trên HĐDS hay quyết định của cơ quan NN  có
thẩm quyền).
+ Một số trường hợp chủ SH phải thông qua người thứ 3 mới khai thác được các giá trị của TS (Vd: thông qua
người lái xe, người sử dụng máy vi tính…)
+ Người chiếm hữu không có căn cứ PL ngay tình: Được quyền sử dụng và khai thác TS, hưởng hoa lợi, lợi tức
từ TS.
3. Quyền định đoạt
- KN : Đ192 BLDS
- Biểu hiện của định đoạt:
* Số phận thực tế: Làm cho vật không còn trong thực tế nữa (tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền SH đối với
vật) => Chủ SH bằng chính hành vi của mình để tác động trực tiếp lên TS.
* Số phận pháp lý: là việc làm chuyển giao quyền SH đối với vật từ người này sang người khác
C. CĂN CỨ XÁC LẬP và CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU
I. CĂN CỨ XÁC LẬP
1. Khái niệm
- Là những sự kiện xảy ra trong thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do BLDS quy định, mà thông qua đó làm
phát sinh quyền SH của một hoặc nhiều chủ thể đối với một tài sản nhất định.
- Các căn cứ cụ thể : Đ 221 – BLDS 2015
2. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu
Các căn cứ xác lập quyền SH dựa trên các góc độ khác nhau thì có sự phân loại khác nhau:
* Dựa trên nguồn gốc của những sự kiện pháp lý:
 Xác lập theo HĐ hoặc giao dịch một bên:
 Xác lập theo quy định của PL:
Tức là việc xác lập dựa trên các căn cứ đã được PLDS dự liệu trước.
Các căn cứ này bao gồm:
+ Kết quả lao động sản xuất ( K1 Đ233); Hoa lợi, lợi tức (K3 Đ221)
+ Kết quả của sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến: là sự hợp nhất TS của nhiều chủ SH khác nhau => TS chung
đó sẽ được xác lập quyền SH cho các chủ thể. – ( K4 Đ221)
+ Do sự kiện không xác định được chủ SH hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên: Với hành vi phát hiện được
và yêu cầu sau một thời gian nhất định thì quyền SH được xác lập.(K6 Đ221 )
+ Do sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc thì sau khi thông báo công khai và sau thời hạn
nhất định thì được xác lập quyền SH đối với người tìm được gia súc, gia cầm.
+ Do được thừa kế theo Pluật.
Chú ý : Xác lập theo căn cứ riêng biệt:
+ Quyền SH có thể xác lập theo những căn cứ khác, riêng biệt trong từng trường hợp cụ thể.
+ Chủ SH được xác lập sau thời hiệu nhất định: TS bị tịch thu, trưng mua làm phát sinh quyền SH của NN.
* Dựa trên quy trình hình thành và thay đổi quyền SH
– Căn cứ đầu tiên: Người SH được xác lập đầu tiên với vật.
Ví dụ: nhà sản xuất là chủ SH đầu tiên đối với sản phẩm được tạo ra; người nông dân là chủ SH đối với nông
sản được sản xuất trên mảnh đất của mình…
– Căn cứ kế tục: là các sự kiện pháp lý xác lập quyền SH trên cơ sở dịch chuyển quyền theo ý chí của chủ SH
thông qua các HĐDS hợp pháp hoặc do thừa kế.
II. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Về nguyên tắc chung thì căn cứ xác lập quyền SH cũng đồng thời là căn cứ chấm dứt quyền SH. Theo đó có thể
thấy:
* Chấm dứt quyền SH theo ý chí của chủ SH (thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương của chủ
SH).
* Chấm dứt quyền SH theo những căn cứ do PL quy định (lấy VD).
D. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
I. Sở hữu nhà nước
1. Khái niệm
SHNN là CSH của nhân dân đối với với các TLSX quan trọng nhất của đất nước và những TS mà PL quy định
thuộc SH toàn dân.
Các căn cứ để xác lập quyền SHNN.
+ Dựa vào các căn cứ chung (áp dụng cho mọi chủ SH):
+ Xác lập quyền SH đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ SH, vật bị chôn giấu, chìm đắm.
+ Dựa vào các căn cứ riêng (chỉ áp dụng cho SHNN).
-Quốc hữu hóa: Cưỡng đoạt TS của giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng thành TS của NN.
-Tịch thu TS: là một biện pháp hành chính mang tính chất trừng phạt những người vi phạm chế độ quản lý kinh
tế của NN hoặc vi phạm pháp luật hành chính, hình sự, dân sự mà theo đó TS buộc phải giao cho NN không có
bồi hoàn.
- Trưng mua: là việc cưỡng chế chuyển dịch tài sản của cá nhân, tổ chức thành TS của NN thông qua hình thức
mua bán
2. Chủ thể : Nhà nước là đại diện chủ SH đối với SH toàn dân.
Phương thức :
+ Thành lập các cơ quan quyền lực, CQQL, thành lập doanh nghiệp NN.
+ Giao cho các tổ chức, doanh nghiệp NN những tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức.
3.Khách thể của sở hữu nhà nước
Đất đai
– Tất cả đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
– NN thống nhấy quản lý các loại đất đai và khi giao cho các chủ thể khác thì yêu cầu phải sử dụng đúng mục
đích khi NN giao cho.
Rừng
– Rừng bao gồm rừng TN , rừng trồng bằng vốn NN thì thuộc SH NN (Đ3 Luật BVVPTR).
–Chú ý tới việc yêu cầu bảo vệ rừng (NN quy định).
Nước
– Bao gồm mặc biển, sông, hồ, ngòi, rạch…
– Nước có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, sản xuất cũng như phát triển các ngành kinh tế liên quan đến
thủy, hải sản => cần được bảo vệ.
Hầm, mỏ
– Là những loại tài nguyên trong lòng đất, dưới thềm lục địa có giá trị kinh tế phục vụ cho sự phát triển CN
nặng, công nghiệp nhẹ và CN quốc phòng.
Các loại vũ khí quốc phòng, an ninh
4. Nội dung sở hữu nhà nước
+ Quyền chiếm hữu : Nhà nước ban hành ra các văn bản pháp quy quy định về việc bảo quản, kiểm kê tài sản
thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước giao cho các CQ, DN sử dụng.
+ Quyền sử dụng : Nhà nước giao quyền sử dụng TS cho các cơ quan, tổ chức, DNsử dụng lâu dài.
Quyền định đoạt : NN chuyển giao một phần quyền định đọat cho các CQ, DN ,TC trong phạm vi nghĩa vụ,
quyền hạn của họ.
II – Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội
1. Khái niệm chung
-KN : là những tổ chức được thành lập theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mục đích được thành lập không
phải vì mục tiêu lợi nhuận.
-Nguồn gốc hình thành tài sản của tổ chức: Nhiều nguồn như sự đóng góp của các thành viên, được tặng cho
chung hoặc do nhà nước chuyển giao quyền sở hữu…
2. Chủ thể quyền sở hữu của các tổ chức
- Các tổ chức là chủ sở hữu trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu và luôn nhân danh tổ chức mình khi tham
gia vào các quan hệ liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của mình.
 Sự khác biệt với các chủ thể khác trong PLDS :
+ Là tổ chức tự nguyện, thống nhất của người lao động cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp hoặc cùng một
nghề nghiệp.
+ Được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức tạo ra hoặc theo quy định của nhà
nước.
+ Chủ sở hữu được thực hiện đầy đủ các quyền năng của chủ SH đối với tài sản của mình.
3. Khách thể sở hữu của các tổ chức
Phạm vi khách thể rất đa dạng và phong phú (chỉ trừ những tài sản thuộc SHNN )
4. Nội dung sở hữu của các tổ chức
+ Quyền chiếm hữu: thông qua việc ban hành các nội quy, quy định nội bộ về việc quản lý, kiểm kê, kiêm
soát tài sản…
+ Quyền sử dụng: khai thác công dụng của tài sản của tài sản không được trái với quy định của nhà nước và
mục đích hoạt động đã được quy định trong điều lệ.
+ Quyền chuyển giao : tài sản cho một bộ phận, một đơn vị trực thuộc để đầu tư vào sản xuất hoặc trực tiếo
khai thác giá trị của tài sản.
+ Quyền định đoạt: Chuyển giao, mua bán, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân cần giúp đỡ… (phù hợp với mục
đích hoạt động của tổ chức).
III – Sở hữu tư nhân
1. Khái niệm
– Là hình thức sở hữu của từng cá nhân công dân đối với thu nhập hợp pháp, của cải để dành, vốn, tư liệu sản
xuất, tư liệu tiêu dùng và các tài sản khác mà pháp luật quy định.
2. Các mức độ của sở hữu tư nhân
+ Sở hữu cá thể: là hình thức sở hữu của các cá nhân và hộ gia đinh sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm
muối, những người bán hàng rong, quà vặt hoặc những người làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký
kinh doanh.
+ Sở hữu tiểu chủ: là hình thức sở hữu của hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ kinh
doanh tại một địa điểm cố định không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu hoặc chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản.
+ Sở hữu tư bản tư nhân: đây là mức độ sở hữu tư nhân nhưng tập trung vốn và tự liệu sản xuất, có quy mô;
phải đăng ký kinh doanh tùy từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động và có sử dụng lao động làm thuê.
* Căn cứ phân biệt: Căn cứ chung là quy mô (vốn,tư liệu sản xuất, tổ chức)
+ Mức độ tập trung vốn, tư liệu sản xuất, kinh doanh
+ Có đăng ký kinh doanh hay không.
+ Có sử dụng làm thuê hay không.
3. Đặc điểm của sở hữu tư nhân
+ Chủ thể: là cá nhân công dân có tài sản theo quy định của pháp luật
+ Khách thể: Tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác.
+ Nội dung: cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh.
IV – Sở hữu tập thể
1. Khái niệm
Là hình thức sở hữu của các hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế khác do cá nhân, hộ gia đình cùng
góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định tại trong Điều lệ
theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.
2. Đặc điểm của sở hữu tập thể
+ Chủ thể : là các hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể khác.
+ Khách thể : Gồm các tư liệu sản xuất, các công cụ lao động, vốn góp của các xã viên, các loại quỹ…
Nội dung
* Quyền chiếm hữu: Thông qua cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội xã viên và cơ quan đại diện là Ban chủ
nhiệm HTX thực hiện việc quản lý tài sản thuộc sở hữu của HTX.
* Quyền sử dụng: HTX giao tài sản cho các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sử dụng để thực hiện nhiệm vụ được
giao.
* Quyền định đoạt: Ban chủ nhiệm HTX với tư cách là người đại diện có quyền định đoạt tài sản của HTX
nhưng phải theo ý kiến của Đại hội xã viên và Điều lệ HTX.
Khi HTX giải thể, tài sản được phân chia theo quy định của pháp luật.
V – Sở hữu chung
1. Khái niệm : là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản
2. Đặc điểm sở hữu chung
- Chủ thể: Có nhiều chủ sở hữu và được gọi là đồng chủ sở hữu, những người này có tư cách độc lập khi tham
gia các quan hệ pháp luật dân sự.
=> Phân biệt với chủ thể của sở hữu tập thể ?
- Khách thể: là khối tài sản thống nhất bao gồm 1 tài sản hoặc 1 tập hợp tài sản nhưng mang đặc điểm là mang
tính thống nhất. Nếu tách riêng tài sản thành các bộ phận thì không đạt hiệu quả trong việc khai thác công dụng
từ tài sản.
=> Chủ thể phải thỏa thuận về cách chiếm hữu, sử dụng tài sản.
- Nội dung quyền sở hữu chung: Các đồng sở hữu cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản dựa trên tính
chất, công dụng và điều kiện hoàn cảnh của chủ sở hữu.
3. Các loại sở hữu chung
3.1 Sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần ( BLDS 2015) 
3.2 Sở hữu chung của cộng đồng
KN : là hình thức sở hữu của dòng họ theo huyết thống, theo cộng đồng, tôn giáo hoặc cộng đồng dân cư đối
với TS được hình thành theo tập quán hoặc do các thành viên của cộng đồng quyên góp tạo nên.
Ví dụ: nhà thờ họ, sân kho, đình làng…
+ Là sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia => Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử
dụng, định đoạt tài sản theo thỏa thuận hoặc theo tập quán.
+ Tương tự với sở hữu chung trong nhà chung cư.
3.3 Sở hữu chung hỗn hợp
Bản chất: Là sở hữu chung nhưng do các đồng chủ sở hữu không phải là cá nhân, mà thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau nên gọi là chủ sở hữu hỗn hợp.
Chủ thể: Vốn, tài sản do các chủ thể đóng góp: tài sản cố định, tài sản vô hình…
+ Khách thể: Vốn, tài sản do các chủ thể đóng góp như tài sản cố định, tài sản vô hình…
+ Nội dung: Việc quản lý, định đoạt tài sản tiến hành theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.
E – BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu
- Được đặt ra khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản bị các chủ thể khác có hành vi
xâm phạm, làm tổn hại đến việc chiếm hữu, sử dụng và khai thác tài sản của chủ sở hữu/ người chiếm hữu hợp
pháp.
=> Mọi hành vi xâm phạm của người không phải là chủ sở hữu đều bị voi là hành vi vi phạm pháp luật.
II – Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
1. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) Đ 166 – BLDS 2015
Là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu toà án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp
pháp phải trả lại tài sản cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp.
2. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền chiễm hữu hợp pháp
3. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)
BÀI TẬP
I.Nhận định đúng/ sai.
1.Một người mua tài sản do người khác ăn cắp mà có thì hành vi của họ là chiếm hữu không ngay tình .

SAI. vì theo  Đ181 BLDS 2015 : " chiếm hữu không ngay tình là việc người chiếm hữu biết hoặc phải
biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu " Trường hợp người mua mua các tài sản như
máy giặt, trang sức… mà không biết là do trộm cắp thì không phải là chiếm hữu không ngay tình .

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản chỉ có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của mình sau khi đã áp dụng phương thức tự
bảo vệ quyền của mình mà không thành công.
SAI. Vì theo Đ 164 BLDS 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản luôn có đồng thời cả
hai quyền : quyền tự bảo vệ và quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu ,
quyền khác đối với tài sản của mình.
3. Chủ sở hữu , người có quyền đối với tài sản luôn có quyền cản trở hành vi phá hoại, làm hư hỏng tài sản
của người khác để bảo vệ tài sản của mình .
SAI. Vì theo khoản 2 điều 171 BLDS 2015 . Trong tình thế cấp thiết chu sở hữu , người có quyền khác
đối với tài sản không được cản trở người khác gây thiệt hại cho tài sản của mình để ngăn chặn , làm giảm mối
nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
4. Sở hữu chung trong nhà chung cư là phần được phân chia sở hữu thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất
cả các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư .
SAI. Vì Theo khoản 1 điều 214 BLDS 2015. sở hữu chung trong nhà chung cư là phần diện tích , trang
thiết bị hoặc tài sản dùng chung trong nhà chung cư , thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các
căn trong nhà chung cư và không phân chia.
5. Thời hạn của quyền bề mặt phụ thuộc vào thời hạn của quyền sử dụng đất.
ĐÚNG . Vì Theo K1 Điều 270 BLDS :’Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của
luật,theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt qua thời hạn sử dụng đất.
II- Tình huống
1.Ngày 19/3/2021, A trở về quê hương sau nhiều năm làm ăn ở nước ngoài để trả nợ. Do tài sản gồm nhà
cửa, ruộng vườn đã bán hết để thanh toán số nợ trên nên khi trở về A không có nơi để ở. Phát hiện căn nhà
hai tầng có chủ sở hữu là anh D đã khóa cửa bỏ không suốt hơn một năm nay, A đã phá khóa lẻn vào nhà
của D để sinh sống. Trong quá trình sống ở ngôi nhà này, A đã bỏ tiền mua một bình nóng lạnh trị giá 5
triệu đồng, sửa chữa đường ống nước 1 triệu đồng và mua một số thiết bị phục vụ sinh hoạt cá nhân. Ngày
20/4/2022. D cùng gia đình trở về, phát hiện A đã và đang sinh sống trong nhà mình. D yêu cầu A rời khỏi
căn nhà và hoàn trả số tiền 10 triệu đồng - tiền thuê nhà trong 1 năm qua.
a) Hành vi chiếm hữu của A có được xem là chiếm hữu ngay tình?
b) A có phải hoàn trả số tiền 10 triệu đồng tiền thuê nhà do D yêu cầu?
c) Nêu cách xử lý số tài sản A đã bỏ tiền mua trong quá trình sử dụng ngôi nhà?
TL:
a) Trường hợp của A không được xem là chiếm hữu ngay tình. Vì A đã biết căn nhà này thuộc sở hữu của D
và A hoàn toàn không có quyền đối với căn nhà. Mặc dù biết phải được sự đồng ý của chủ sở hữu trước khi sử
dụng nhưng A vẫn cố tình sử dụng căn nhà vì mục đích riêng. (Theo Đ181) Do đó, Hành vi chiếm hữu của A là
hành chiếm hữu không ngay tình.
b) A và D có thể thỏa thuận với nhau về số tiền phải hoàn trả khi D đòi lại căn nhà. Do D là chủ sở hữu và A
là người chiếm hữu không ngay tình.
c) Đối với những tài sản mà A đã bỏ tiền ra mua để phục vụ mục đích sinh hoạt cá nhân. A có quyền thu hồi
vì A là chủ sở hữu. (Đ 185 BLDS 2015) .
2. Ông nguyễn Q là cha ruột của Nguyễn văn L được UBND thị xã P , tỉnh N cấp giấy chứng nhậnquyền
sử dụng đất ngày 13/2/1993 đối với thửa đất số 6 có diện tích 400m2 và thửa đất số 3 có diện tích 1284m2.
Năm 1998, Nhà nước vẽ lại hồ sơ kỹ thuật đất , do đó đã hợp thửa đất số 6 và thửa số 3 thành thửa số 52 có
diện tích 1596,5m2 bao gồm cả thửa đất số 28 diện tích 23,8m2 đất tranh chấp . Tuy nhiên, thửa 28 đã bị
gia đình bà Lê Thị M lấn chiếm sử dụng từ năm 2009, nên ông Nguyễn L đã khởi kiện yêu cầu đòi lại vào
năm 2016.
Bà Lê thị M không đồng ý yêu cầu khởi kiện của ông L vì đó thửa đất số 72 nay là thửa số 28 là tài sản do
ông nội bà M khai hoang từ năm 1972, gia đình bà đã quản lý và sử dụng mảnh đất này trên 40 năm, nay
gia đình ông L mới tranh chấp.
----Theo bạn, ông L có thể đòi lại quyền sử dụng đối với thửa đất số 28 hay không? Tại sao?
TL:
Có thể thấy, mặc dù gia đình ông Nguyễn L đã được cấp sổ đỏ năm 1993 nhưng đã không khai thác
cũng như không có biện pháp buộc hộ gia đình bà M không được khai thác một phần đất có diện tích 23,8m2
trong thửa đất đã được cấp GCN của gia đình ông. ( K1 Đ166 BLDS 2015)
Mặt khác, gia đình bà M đã khai thác, sử dụng thửa đất số 28 một cách công khai, liên tục trong suốt 30
năm qua mà không có bất cứ sự phản đối, cản trở nào từ phía ông L . Do đó, gia đình bà L đương nhiên chiếm
hữu ngay tình trong trường hợp này.
Chính vì vậy, theo Đ236 BLDS 2015, khi đến năm 2016 ông L mới khởi kiện đòi bà M trả lại phần đất
bị lấn chiếm thì pháp luật đã bảo vệ bà M vì bà chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trên 30 năm nên ông L
không thể đòi bà M trả lại đất.

CHƯƠNG 6 : THỪA KẾ
I. Khái niệm quyền thừa kế - Đ689 BLDS
1. Các nguyên tắc của quyền thừa kế
+ Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân
+ Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
+ Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản.
+ Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đòan kết trong gia đình

2. Một số quy định chung về thừa kế


2.1. Người để lại di sản thừa kế
- Là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của hộ được thể hiện trong di chúc hay
theo quy định của pháp luật.
- Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân
2.2. Người thừa kế
- KN: là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 
- Điều kiện của người thừa kế: Đ 613 BLDS 
- Di sản thừa kế có thể để lại cho đối tượng ngoài quan hệ hôn nhân, GĐ, huyết thống.
- Chú ý : + Trẻ sơ sinh : Thành thai trước khi người có di sản để lại chết / sinh ra , còn sống trong 24h .
3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế - Đ611 BLDS
4. Di sản thừa kế
4.1. Tài sản riêng của người chết
– Là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền
thưởng…) TS được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng.
4.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
– Sở hữu chung theo phần: Khi một người chết thì phần tài sản mà họ sở hữu trong khối tài sản chung cũng là
di sản thừa kế của họ.
– Sở hữu chung thống nhất: Tài sản chung giữa vợ và chồng ,không phân biệt ai đóng góp nhiều hơn +> chia
50/50
4.3.Quyền về tài sản do người chết để lại
5. Người quản lý di sản - Đ616/ Đ 618 BLDS 2015.
6. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm – Đ619 BLDS
7. Những người không được hưởng di sản
=> Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như đạo đức xã hội. Đ621 – BLDS
8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
+ Đối với những người thừa kế (Điều 645 BLDS): Thời hiệu là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế => yêu cầu
Tòa án giải quyết các tranh chấp về TK (xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế của người khác…);
+ Đối với các chủ nợ của người để lại di sản (Đ637 BLDS): Thời hiệu là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
II– Thừa kế theo di chúc
1. Khái niệm
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
– TK theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của
người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
2. Người lập di chúc - Đ626 BLDS
Chú ý : Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc

+ Sửa đổi: Thay một phần nội dung của di chúc bằng một nội dung mới (Ví dụ: Nội dung quyền và nghĩa vụ
của người thừa kế, sửa đổi câu chữ cho rõ ràng…)
+ Bổ sung: giữ nguyên nội dung di chúc cũ nhưng bổ sung thêm những phần nội dung mới
Điều kiện: Người lập di chúc phải minh mẫn, nội dung bổ sung không trái quy định của PL…
Lập di chúc mới thay thế di chúc cũ => di chúc cũ coi như chưa có và không có hiệu lực PL
+ Hủy bỏ di chúc
Người lập di chúc có thể từ bỏ di chúc của mình, không công nhận di chúc của mình lập là có giá trị => Hậu
quả pháp lý: Coi như chưa có di chúc và sẽ chia theo thừa kế theo pháp luật.
Hình thức của hủy bỏ di chúc:
+ Người lập di chúc tự hủy tất cả di chúc đã lập;
+ Người lập di chúc lập 1 di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập.
3. Người thừa kế theo di chúc
– Điều kiện của người thừa kế theo di chúc:
+ Cá nhân: Phải là người còn sống tại thời điểm mở di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức: vẫn còn tồn tại tại thời điểm mở di chúc.
4. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
 QĐịnh tại Đ669 BLDS.
5. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc
+ Hợp pháp
+ Người lập di chúc chết
+Không thuộc các trường hợp DC không phát sinh hiệu lực ( K2 Đ643 )
– Hình thức di chúc: Có 2 loại.
* Hình thức miệng: Di chúc miệng – Đ 629.
- ít nhất 2 người làm chứng / người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong thời hạn 5 ngày kể
từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
*Di chúc bằng văn bản : Đ633 – Đ635
- Có người làm chứng + tự viết + chữ ký +> k sao chép/ giám định chữ kí
6. Hiệu lực pháp luật của di chúc
- Di chúc có hiệu lực tính từ thời điểm mở di chúc.
- Di chúc có hiệu lực một phần hoặc di chúc vô hiệu tòan bộ.
7. Di sản dùng vào việc thờ cúng
8. Di tặng – Đ 646 BLDS
Là việc người lập di chúc dành một phần tài sản để tặng cho người khác, nhưng việc này chỉ có hiệu lực
kể từ thời điểm người lập di chúc chết.

III – Thừa kế theo pháp luật


1. Khái niệm
- Là việc thừa kế theo ý chí của nhà nước thông qua các quy định về điều kiện thừa kế, hàng thừa kế và trình tự
theo luật định.
- Trường hợp thừa kế theo pháp luật : Đ650 BLDS
2. Diện và hàng thừa kế
Diện thừa kế
Là giới hạn phạm vi những người có quyền được thừa kế di sản mà người chết để lại theo quy định của
pháp luật. Họ được xác định dựa trên cơ sở 3 mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng và huyết thống.
Hàng thừa kế : Đ651 – BLDS
*Chú ý: – Mỗi người thừa kế trong cùng một hàng thì hưởng phần di sản ngang nhau.
– Việc hưởng thừa kế theo hàng tuân theo trình tự.
*Chú ý : Hàng 1 : Vợ - chồng
- Từ 13/1/1960 - chế độ Đa thê ở miền bắc
- 25/3/1977 - chế độ Đa thê ở miền Nam
- Trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng từ trước 3/1/ 1987 => phải đăng kí kết hôn trước
1/1/2003 +> Hợp pháp
Thừa kế thế vị
- Đ 652 BLDS.
- Điều kiện: là cháu/ chắt phải còn sống vào thời điểm người chết là ông/b=> hoặc cụ nội/ngoại.
VII – Thanh toán và phân chia di sản
1. Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
Chủ thể phải thanh toán: là những người được hưởng di sản thừa kế có trách nhiệm thanh tóan các nghĩa
vụ tài sản của người chết tương ứng với phần TS được nhận.
Ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ của người chết trước. Số TS còn lại sẽ được chia cho người thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật.
2. Phân chia di sản thừa kế
Phân chia di sản theo di chúc (Đ659 BLDS)
+ Việc phân chia di sản theo di chúc nếu di chúc đó là di chúc hợp pháp (điều kiện của di chúc: chủ thể,
hình thức…).
+ Chia theo di chúc thì chỉ những chủ thể nào được chỉ định trong di chúc mới được thừa kế theo pháp
luật (đảm bảo điều kiện về người hưởng thừa kế).
Phân chia di sản theo pháp luật (Đ660 BLDS)
3. Một số dạng phổ biến :
a. Tài sản chung vợ chồng: X => Chia đôi (X/2).
b. Tài sản chung với bồ: X=> Chia 4 (X/4)
c. AB là vợ chồng, tài sản chung là X; A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung của AC là Y. A chết,
xác định di sản thừa kế của A = (X + Y/2) : 2.
d . Nếu nghĩa vụ của riêng người chết thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người chết;
c. Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài cho tiền mai táng lấy từ tài sản chung
của vợ chồng thì cần cộng lại để xác định tài sản chung của vợ chồng khi chưa trừ đi tiền mai táng.
d. Không cộng tiền phúng viếng vào di sản thừa kế vì khoản tiền này phát sinh sau khi người để lại di sản thừa
kế chết.
* Chia di sản thừa kế theo pháp luật
* Chia 2/3 suất thừa kế cho người thuộc điều 644
X = 2/3 x ( di sản thừa kế : số suất thừa kế
Điều kiện :
= Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người lập di chúc không truất nhưng
người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế mà không chia cho những người thuộc Điều 644;
= Được hưởng di sản thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) nhưng phần hưởng không đủ 2/3 một suất thừa kế
theo luật
Nhận định đúng sai :
1. Thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm mở thừa kế .
Đúng. Vì theo điểm khoản 1 điều 643 BLDS 2015.
2. Người thừa kế đã bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi cố ý xâm phậm đến tính
mạng của người thừa kế khác thì không được hưởng quyền nhận di sản.
Sai. Vì theo khoản 2 điều 621 BLDS 2015, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó
nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng quyền nhận di sản thừa kế.
3. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa
kế.
Sai, vì theo khoản 1 điều 623 BLDS thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với
bất động sản , 10 năm đối với động sản .
4. Trong mọi trường hợp, di chúc hợp pháp đều phát sinh hiệu lực pháp luật
Sai. Vì theo Khooản 2 điều 643 BLDS Di chúc hợp pháp sẽ không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
trong trường hợp người lập di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
5. Người chưa thành niên ( từ trên 15 - dưới 18 t) được lập di chúc bằng mọi hình thức khi có sự đồng ý
của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Sai. Việc lập di chúc của người từ trên 15 đến duói 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha , mẹ, người giám
hộ và phải được lập thành văn bản.
Tình huống 1 : A và B là vợ chồng có 3 con chung là C, D ,E . A chung sống như vợ chồng với F , có 2
con chung là M và N . A còn có mẹ là bà K . Khi chết , tiền mai táng được lấy từ tài sản tài sản chung của
A và B là 100 tr ( Tài sản chung của A và B còn lại 1.6 tỷ đồng ) .Tài sản chung của A,F là 1,2 tỷ đồng .
Tiền phúng viếng của A được 200 triệu đồng. Hãy chia DSTK của A trong các trường hợp sau đây:
1.A chết không lập di chúc .
2.A chết truất quyền thừa kế của B
3. A chết lập di chúc cho C , D, E mỗi người hưởng 70 triệu . F , M,N hưởng ¼ số di sản còn lại . Truất
quyền thừa kế của K
4. A chết lập di trúc cho F,M,N hưởng ½ di sản ; cho C,D mỗi người hưởng 150tr nhưng C chết cùng thời
điểm với A và C có con là C1 , C2 . Trúất quyền thừa kế của E .
TL :
1.A chết không lập di chúc .
A = F = 1200/2 = 600 TR
A= B = ( 1600+600 +100)/2 =1150
DSTK của A = 1150 – 100 = 1050 ( sau khi thanh toán chi phí mai táng)
B=C=D=E=M =N =K = 1050 /7 =150 tr
2.A chết truất quyền thừa kế của B
Theo câu 1, DSTK của A = 1050 Tỷ
- B= 1050 /6 x 2/3 =116.6 tr ( K2 Đ621 BLDS )

- C=D=E =K =M=N =( 1050 - 100 )/6 = 155,6 TR

3. A chết lập di chúc cho C , D, E mỗi người hưởng 70 triệu . F, M,N hưởng ¼ số di sản còn lại . Truất
quyền thừa kế của K
+ Theo di chúc :
- C=D= E= 70 TR – (còn 840 )

- F=M=N =( (1050 – 70x3) /4 )/3 = 70 tr --- hết di trúc A = 630 tr

+ Tài sản còn lại của A được chia theo PL :


- K =( 630 /6 ).2/3 = 70 TR

- B=C=D=E=M=N= (630- 70) /6 = 93,3 tr

Tình huống 2  : Ông A có vợ là B và 3 người con là C, D E. Tài sản chung của A và B là 1 tỷ đồng. Khi còn
sống, ông A nợ ông X 100 triệu đồng. Tiền mai táng phí cho ông A được lấy từ khối tài sản chúng của vợ
chồng ông A là 100 tr đồng. Được biết tiền phúng viếng nhận được là 100 triệu đồng. Xác định di sản thừa
kế của ông A
TL :
- TS của ông A là :( 1000 + 100) /2 = 550 tr
- Di sản thừa kế của A = 550 – 100 – 100 = 350 tr

You might also like