You are on page 1of 51

Chương VI

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Khoa Luật Đại học KTQD

1
Nội dung chương 6

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH LUẬT DÂN SỰ


II. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
IV. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
V. THỪA KẾ
VI. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
VII. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ.

2
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ

 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân


sự
 Nguồn và hệ thống pháp luật dân sự
 Quan hệ pháp luật dân sự.

3
Đối tượng điều chỉnh

 Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội gắn liền và thông


qua một tài sản
 Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh từ một
giá trị tinh thần (giá trị nhân thân) của một cá nhân hay một
tổ chức và luôn luôn gắn liền với một chủ thể nhất định.

4
Phương pháp điều chỉnh

 Phương pháp bình đẳng thỏa thuận


 Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt
tài sản và tổ chức.
 Việc xác lập và giải quyết những quan hệ tài sản, quan hệ nhân
thân chủ yếu do ý chí và vì lợi ích của chính các chủ thể là cá
nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ đó.

5
Nguồn của pháp luật dân sự

 Bộ luật dân sự 2015


 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

6
Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015

 Điều 1 BLDS 2015 xác định: Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn
mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ
về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự
chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)

7
Hệ thống pháp luật dân sự

 Phần chung là phần quy định về nhiệm vụ, những nguyên tắc cơ
bản của luật dân sự, xác định địa vị pháp lý của các loại chủ thể
trong quan hệ pháp luật dân sự và những vấn đề chung nhất của
luật dân sự như vấn đề thời hạn, thời hiệu.

 Phần riêng bao gồm những quy phạm pháp luật được sắp xếp
thành các chế định pháp luật điều chỉnh từng mặt, từng lĩnh vực cụ
thể của quan hệ pháp luật dân sự. Những chế định chủ yếu bao
gồm:
1. Tài sản và quyền sở hữu
2. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
3. Thừa kế
4. Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất
5. Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

8
Quan hệ pháp luật dân sự

 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự


 Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự
 Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

9
Các loại chủ thể

 Cá nhân, pháp nhân - Chủ thể chủ yếu


 Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân - Chủ thể hạn chế : Đ101
 Nhà nước - Chủ thể đặc biệt: Đ97

10
Cá nhân
 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp
luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi
người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.( Đ16 BLDS 2015)
 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Đ19)
 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định ở một độ tuổi nhất
định.

11
Những mức độ năng lực
hành vi dân sự của cá nhân

1) Không có năng lực hành vi dân sự (Người dưới 6 tuổi)


2) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Người đủ 18 tuổi trở lên và có
nhận thức bình thường)
3) Năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (Người từ 6 tuổi đến dưới
18 tuổi)
4) Mất năng lực hành vi dân sự (Người không có nhận thức bình
thường)
5) Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Người bị Tòa án ra quyết định
tuyên bố bị chế năng lực hành vi dân sự)
6) Người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi

12
Pháp nhân trong pháp luật dân sự

 Những điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân (Đ74 BLDS 2015)
 Pháp nhân thương mại: Đ75
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
 Pháp nhân phi thương mại:Đ 76
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các
thành viên.

13
II. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

 Khái niệm về tài sản


 Khái niệm, nội dung quyền sở hữu tài sản
 Các hình thức sở hữu ở Việt Nam.

14
Khái niệm về tài sản

 Điều 105. Tài sản


 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất
động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài
sản hình thành trong tương lai.

15
Phân loại tài sản

 Bất động sản bao gồm:


 Đất đai

 Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản

gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;


 Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

 Các loại tài sản khác do pháp luật quy định.

 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

16
Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu

 Sở hữu (quan hệ sở hữu) là mối quan hệ xã hội về việc chiếm


hữu những của cải vật chất trong xã hội.
 Quyền sở hữu là biểu hiện về mặt pháp lý của các quan hệ sở
hữu. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ sở
hữu là cá nhân, pháp nhân hay các chủ thể khác trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

17
Nội dung quyền sở hữu

 Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi
theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình
nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
 Quyền sử dụng :quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản
 Quyền định đoạt: quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ
bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản

18
Các hình thức sở hữu ở Việt Nam

a) Sở hữu toàn dân


b) Sở hữu riêng
c) Sở hữu chung

19
III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ
VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

 Khái niệm và các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự


 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
 Hợp đồng dân sự.

20
Khái niệm nghĩa vụ

 Theo Điều 274 BLDS 2015:


 Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi
chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc
không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc
nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

21
Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
(Điều 275)

 Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:


 1. Hợp đồng.
 2. Hành vi pháp lý đơn phương.
 3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
 4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật.
 5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
 6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

22
Các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự

Điều 292 BLDS 2015


 1. Cầm cố tài sản.
 2. Thế chấp tài sản.
 3. Đặt cọc.
 4. Ký cược.
 5. Ký quỹ.
 6. Bảo lưu quyền sở hữu.
 7. Bảo lãnh.
 8. Tín chấp.
 9. Cầm giữ tài sản.

23
Hợp đồng dân sự

 Khái niệm hợp đồng dân sự


 Phân loại hợp đồng dân sự
 Giao kết hợp đồng dân sự
 Thực hiện hợp đồng dân sự.

24
Khái niệm hợp đồng dân sự

Theo Điều 385 BLDS 2015: Hợp đồng là sự thỏa


thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.

25
Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu

 Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:


 1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
 2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
 3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
 4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
 5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp
đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc
thực hiện nghĩa vụ đó.
 6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

26
Giao kết hợp đồng dân sự

 Chủ thể của hợp đồng dân sự


 Hình thức của hợp đồng dân sự
 Nội dung của hợp đồng dân sự.

27
Chủ thể của hợp đồng dân sự

 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự


Cá nhân, pháp nhân
Hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác không phải pháp
nhân
Nhà nước

28
Hình thức của hợp đồng dân sự

 Lời nói
 Văn bản, kể cả thông điệp dữ liệu cũng được xác định là các hình
thức có giá trị tương đương văn bản
 Hành vi cụ thể.

29
Nội dung của hợp đồng dân sự

 Điều 398. Nội dung của hợp đồng


 1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong
hợp đồng.
 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
 a) Đối tượng của hợp đồng;
 b) Số lượng, chất lượng;
 c) Giá, phương thức thanh toán;
 d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
 đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
 e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
 g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
30
Trình tự giao kết
Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
 1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác
định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
 2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề
nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề
nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được
giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
 1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về
việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
 2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác
lập giữa các bên.

31
Thực hiện hợp đồng dân sự

 Điều 421. Sửa đổi hợp đồng


 Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
 Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng

32
IV. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Hai loại trách nhiệm dân sự:


 Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

33
Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự
(Trách nhiệm trong hợp đồng)

 Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự: Đ351


 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa
vụ: Đ360

34
Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cá nhân
 Bồi thường thiệt hại trong những trường hợp cụ thể.

35
Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 586 BLDS 2015. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu,
trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường
phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó
được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ
không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi
trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

36
Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Điều 87.
 1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại
diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
 2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu
trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người
của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp
luật có quy định khác.
 3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật
có quy định khác.

37
Bồi thường thiệt hại trong những trường hợp cụ thể.

 Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
 Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
 Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người
mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh
viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
 Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề
gây ra
 Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
 Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
 Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

38
V. THỪA KẾ

 Khái niệm thừa kế


 Thừa kế theo di chúc
 Thừa kế theo pháp luật.

39
Khái niệm thừa kế

 Thừa kế là quan hệ xã hội về việc chuyển giao di sản của


người chết cho những người sống.
 Hai hình thức thừa kế là:
 Thừa kế theo di chúc;

 Thừa kế theo pháp luật.

40
Thừa kế theo di chúc

 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết
 Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho
người sống bằng chính sự định đoạt của người có di sản theo di
chúc được lập ra khi họ còn sống.
 Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

41
Thừa kế theo pháp luật

 Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
 Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế xác
định theo quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng giữa người thừa kế với người để lại thừa kế.
 Hàng thừa kế thể hiện thứ tự được hưởng di sản của những người
thừa kế được pháp luật quy định thành 3 hàng.
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết
là cụ nội, cụ ngoại.

42
VI. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ


 Quyền tác giả và quyền liên quan
 Quyền sở hữu công nghiệp
 Quyền đối với giống cây trồng
 Nội dung quyền sở hữu trí tuệ
 Chuyển giao công nghệ
 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

43
Khái niệm

“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá


nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. (Điều 4 Khoản 1
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).

44
Đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ

 Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền


tác giả
 Quyền sở hữu công nghiệp
 Quyền đối với giống cây trồng.

45
Quyền tác giả
và quyền liên quan

 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác
phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
 Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên
quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

46
Quyền sở hữu công nghiệp

 Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
 Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp:
+ Sáng chế
+ Kiểu dáng công nghiệp
+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
+ Nhãn hiệu
+ Tên thương mại
+ Chỉ dẫn địa lý
+ Bí mật kinh doanh
+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

47
Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức,


cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc
phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

48
Nội dung quyền sở hữu trí tuệ

Bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của:


 Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
 Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;

 Tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.

Quyền tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ là các đối tượng
của chuyển giao công nghệ.

49
VII. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ
Bộ luật tố tụng dân sự 2015

 Thẩm quyền theo vụ, việc (điều 30,31 BLTTDS 2015)


 Thẩm quyền theo các cấp Toà án (Đ35 - Đ 38 )
 Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ (Đ39 )
 Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người
yêu cầu (Đ40)

50
Thủ tục tố tụng
 Khởi kiện va thụ lý vụ án (Điều 186-202
 Hòa giải và chuẩn bị xét xử (Điều 203 -221)
 Phiên tòa sơ thẩm (Điều 222 -269)
 Thủ tục phúc thẩm (Điều 270-315)
 Thủ tục rut gọn (Đieu 316 – 324)
 Thủ tục xet lai ban an, quyet dinh da co hieu luc phap luat:
+ Giám đốc thẩm (Điều 325-350) + Tái thẩm (Điều 351-357)
 Thi hanh an (Đ482- 488)

51

You might also like