You are on page 1of 129

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TR Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C BÁ C H K H O A

CHƯƠNG III.
LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật:


Bộ luật Dân sự 2015.
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
A. PHÁP LUẬT DÂN SỰ
NỘI DUNG LUẬT DÂN SỰ

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ


1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 2.

CÁC CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ CỦA


3. PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU
CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
CỦA LUẬT DÂN SỰ.
1.1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ

Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy định điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tài sản và một số
quan hệ nhân thân nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của
cá nhân và tổ chức trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, tôn
trọng quyền tự định đoạt và khả năng tự chịu trách nhiệm về tài sản
của các chủ thể.
1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

Cơ sở pháp lý: Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015


“Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách
ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài
sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên
cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách
nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA
NGÀNH DÂN SỰ

Đối tượng
điều chỉnh
=> Đặc thù

Quan hệ Quan hệ tài


nhân thân sản

Quan hệ dân sự
1.2.1 QUAN HỆ TÀI SẢN

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa các chủ thể gắn với tài sản.

Cá nhân Tài sản Cá nhân

Cá nhân Tài sản Tổ chức

Tổ chức Tài sản Tổ chức

Một số
VÍ DỤ

- Ông A và ông B thỏa thuận mua bán một máy vi tính => Hợp đồng mua
bán tài sản theo Điều 430 BLDS 2015.

- Ông C và bà D thỏa thuận chuyển nhượng 100m2 quyền sử dụng đất với
số tiền 600 triệu đồng.
1.2.2 QUAN HỆ NHÂN THÂN

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể về những lợi ích
phi vật chất, không thể chuyển giao được vì nó gắn liền với
những cá nhân, tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt
và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó.
VÍ DỤ

Điều 32 BLDS 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình
ảnh
“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì
phải trả thù lao cho người có hình ảnh…”.
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Là tổng hợp các cách thức mà Nhà nước tác động


đến đối các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
nhằm làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi,
chấm dứt phù hợp với lợi ích của các bên chủ thể và
lợi ích của Nhà nước.
Phương pháp
điều chỉnh

Phương pháp bình Phương pháp


đẳng, thỏa thuận tự định đoạt

VD: Khoản 1 Điều 433 VD: Khoản 1 Điều 36


BLDS 2015 BLDS 2015
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

• Nguyên tắc bình đẳng


• Nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận
• Nguyên tắc thiện chí, trung thực
• Nguyên tắc tôn trọng lợi ích hợp pháp của
người khác
• Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm
2.2. CHỦ THỂ QUAN HỆ
PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CÁ NHÂN

PHÁP NHÂN

CHỦ THỂ KHÁC


2.2.1. CÁ NHÂN

1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

3
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa


vụ dân sự

ĐIỀU 16
Mọi cá nhân: như nhau
BLDS

Có: sinh ra
Chấm dứt: chết
NỘI DUNG

+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản


+ Quyền nhân thân gắn với tài sản
+ Quyền về sở hữu, Quyền thừa kế, Quyền khác đối với tài sản
+ Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát
sinh từ các quan hệ đó.
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN

Là khả năng của cá nhân bằng


hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền và nghĩa vụ dân sự
NĂNG LỰC HÀNH VI
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Không giống nhau giữa mỗi cá nhân

ĐIỀU 19
BLDS
Phụ thuộc mức độ nhận thức, làm chủ
hành vi của mỗi người: tuổi
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC, KHẢ NĂNG
LÀM CHỦ HÀNH VI

Người thành niên: - Từ đủ 18 tuổi trở lên


- Có NLHVDS đầy đủ

Người chưa thành niên: - Là người chưa đủ 18 tuổi


- Chưa có NLHVDS đầy đủ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Dưới 6 tuổi: phải do người đại diện (cha, mẹ…)


xác lập, thực hiện giao dịch

Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: phải được người đại diện


đồng ý (cha, mẹ,…); trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày

Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự xác lập, thực hiện;


trừ giao dịch liên quan động sản/bất động sản
Năng lực
hành vi dân
sự

Cơ bản Đặc biệt

Hạn
Mất Người khó chế
năng khăn trong năng
Chưa
Đầy đủ lực nhận thức, lực
đầy đủ
hành vi làm chủ hành vi
dân sự hành vi dân sự
Tâm thần hoặc bệnh
Nội dung khác

Dẫn đến không thể nhận


Mất năng lực thức, làm chủ hành vi
hành vi dân sự
Điều 22 BLDS
Có yêu cầu
Thủ tục: Toà án
tuyên bố
(cơ sở giám định
pháp y tâm thần)
Người thành niên
Nội dung Do thể chất/tinh thần

Không đủ khả năng nhận


Khó khăn trong thức nhưng chưa đến mức
nhận thức, làm mất
chủ hành vi
Điều 23 BLDS
Có yêu cầu

Thủ tục: Toà án


tuyên bố
Nghiện ma tuý/chất
Nội dung kích thích khác

Hạn chế năng Phá tán tài sản của gia đình
lực hành vi dân
sự
Điều 24 BLDS
Có yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan
Thủ tục: Toà án
tuyên bố
2.2.2. PHÁP NHÂN

Được thành lập theo quy định

Có cơ cấu tổ chức
Điều 74
Có tài sản độc lập
Tự chịu trách nhiệm

Nhân danh chính mình


PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN

- Pháp nhân thương mại


- Pháp nhân phi thương mại
PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN

- Pháp nhân công pháp


- Pháp nhân tư pháp
LƯU Ý

- Chi nhánh, văn phòng đại diện


của Pháp nhân: không có tư
cách pháp nhân
2.2.2. PHÁP NHÂN

Năng lực chủ thể của pháp nhân gồm:

Năng lực pháp luật dân sự và

Năng lực hành vi dân sự


NLPLDS CỦA PHÁP NHÂN

- Như nhau giữa mọi pháp nhân

- Bị hạn chế trong trườg hợp BLDS hoặc luật


khác có liên quan => quy định hạn chế
NLHVDS CỦA PHÁP NHÂN

- Là khả năng pháp nhân thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự

- Cùng phát sinh, chấm dứt đồng thời với NLPLDS của
pháp nhân
2.2.3. CHỦ THỂ KHÁC

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,


Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương

Hộ gia đình, tổ hợp tác

Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân


2.3. KHÁI NIỆM TÀI SẢN

VẬT

TIỀN
TÀI SẢN
Điều 105
GIẤY TỜ CÓ GIÁ

QUYỀN TÀI SẢN


VẬT

Có giá trị sử dụng

Con người chiếm hữu được


TIỀN

Công cụ thanh toán

Lưu trữ

Định giá
GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu,


hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc,
chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy
định của pháp luật, trị giá được thành tiền
và được phép giao dịch.
QUYỀN TÀI SẢN

Điều 115 BLDS 2015


Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,
bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền
tài sản khác.
PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Bất động sản Động sản


PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN

Đất đai

BẤT Nhà, công trình gắn liền với đất đai


ĐỘNG
SẢN
Tài sản khác gắn liền với nhà, công trình

Tài sản khác


PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN

ĐỘNG SẢN

Là những tài sản không phải bất động sản


2.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ
ĐIỀU 116

Hợp đồng

Hành vi pháp lý đơn phương

Làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt


quyền và nghĩa vụ
ĐIỆU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA GDDS

Chủ thể có NLPL, NLHV

Tự nguyện

Mục đích không trái luật, vi phạm đạo đức

Hình thức
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Không tuân Hệ quả: không làm phát sinh, thay đổi, chấm
thủ điều kiện dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
có hiệu lực
2.5. CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân
danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Gồm: đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền
2.6. THỜI HẠN, THỜI HIỆU

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời
điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc
thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể
theo điều kiện do luật quy định.
3. NHỮNG CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Bộ môn Lý luận chính trị- Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM

3.1. QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI


1. TÀI SẢN

QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI 2.


TÀI SẢN

50
3.1.1. QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Khái niệm: Là các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Người
Quyền chiếm hữu
không phải
ĐIỀU chủ sở hữu
Quyền sử dụng có một số
158
quyền năng
Quyền định đoạt nhất định.
QUYỀN SỬ DỤNG

•Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản.
•Được sử dụng tài sản theo ý mình nhưng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà
nước, công cộng, quyền và lợi ích của người khác. 52
QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

Điều kiện định đoạt:


+ Có năng lực hành vi dân sự.
+ Nếu pháp luật có qui định về thủ tục định đoạt thì phải tuân theo thủ tục
đó.
+ Người không phải là chủ sở hữ chỉ có quyền định đoạt TS theo ủy
quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định pháp luật. 53
QUYỀN CHIẾM HỮU

• Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản của chủ sở hữu.

Có căn cứ pháp Không có căn


luật cứ pháp luật
(Chủ sở hữu…?) (Không phải
chủ)
CHIẾM HỮU: CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG?

Điều 165:
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân
sự phù hợp với quy định của pháp luật;

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều
này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
CHIẾM HỮU: NGAY TÌNH HAY KHÔNG?

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ
để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết
hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
*QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TRONG VẤN ĐỀ
ĐÒI LẠI TÀI SẢN
➢ Người chiếm hữu không ngay tình
Điều 166 BLDS: “Được yêu cầu
người chiếm hữu không ngay tình
trả lại tài sản”.

KIỆN ĐÒI TÀI SẢN ➢ Người chiếm hữu ngay tình


+ Bất động sản/Động sản có đăng ký
=> Được đòi lại- Điều 167 BLDS
NGAY TÌNH?
+ Động sản: Không có đăng ký được
đòi lại khi: hợp đồng không đền bù.
Nếu là hợp đồng có đên bù thì được
đòi lại khi bị mất cấp, mất ngoài ý chí
• Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi
lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của
chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản
này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản;
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu.
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản
từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ
người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật
này.
• Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

• Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền
yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Không ngay tình Trả lại tài sản Vật rời
Chiếm hữu ngoài ý
không có chí của
căn cứ pháp Động sản HĐ không
chủ
luật Ngay tình không phải có đền bù
đăng ký
QSH
HĐ có Vật rời
Động sản đền bù theo ý
phải đăng chí của
ký & BĐS chủ

Không trả lại TS


Ngoại lệ Khoản 2 Đ133
3.1.2. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
• Sở hữu nhà nước: trước đây còn gọi là sở hữu toàn
dân.
• Sở hữu tập thể
• Sở hữu tư nhân
• Sở hữu chung: hợp nhất hoặc theo phần.
63
3.2. NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc
không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ
thể khác.

Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ

Đối tượng của nghĩa vụ: là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không
được thực hiện
3.3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì các chủ thể dùng
một trong các biện pháp: cầm cố tài sản, thế chấp
tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, tín chấp,
bảo lưu, cầm giữ và chế tài phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại,
3.4. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS.


Hình thức: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Trình tự xác lập, thực hiện hợp đồng :


- Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
3.5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

(1) Có thiệt hại thực tế xảy ra.

(2) Có hành vi gây ra thiệt hại.

(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và


thiệt hại.

Lưu ý: yếu tố lỗi


3.6. THỪA KẾ DI SẢN
Quyền thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật


3.6.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THỪA KẾ

Khái niệm thừa kế


• Là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người
còn sống.
Khái niệm quyền thừa kế
• Là quyền của chủ thể được để lại tài sản của mình cho người
khác hưởng sau khi chết và quyền của chủ thể được hưởng di
sản của người khác để lại
NGƯỜI ĐỂ LẠI THỪA KẾ

- Là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người


khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân có tài


sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết , là người thành
niên hoặc chưa thành niên có tài sản riêng.
DI SẢN THỪA KẾ

Là tài sản của người chết để lại bao gồm:


+ Tài sản riêng của người chết,
+ Tài sản chung với các đồng sở hữu chủ khác.
+ Tài sản này hình thành trên cơ sở thỏa thuận
hoặc luật quy đinh
DI SẢN THỪA KẾ

Nếu vợ chồng có tài sản chung mà một người


chết, thì phải chia đôi tài sản chung; sau đó mới
tiến hành chia thừa kế một nửa tài sản của vợ hoặc
chồng chết là di sản nửa còn lại trở thành tài sản
riêng của người còn sống.
VÍ DỤ DI SẢN THỪA KẾ

Trước khi kết hôn với chị B, anh A có một căn nhà ở.
Trong quá trình chung sống A, B tạo lập được 1 tỷ
đồng. Năm 2017, A chết. Hỏi di sản của A bao gồm
những gì?
+ căn nhà thuộc sở hữu riêng
+ ½ của 1 tỷ (vì theo Điều 213 BLDS 2015 thì sở hữu
chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia).
LƯU Ý

- Di sản gồm tài sản người chết để lại, không bao gồm
nghĩa vụ.
- Một số trường hợp tài sản có được sau khi một người
chết cũng được coi là di sản
- Tiền phúng điếu không phải là di sản thừa kế.
NGƯỜI THỪA KẾ

+ Là người được hưởng di sản theo di chúc


hoặc theo pháp luật.
+ Bao gồm: Cá nhân, Tổ chức
CÁ NHÂN

- Là cá nhân phải là người còn


sống vào thời điểm mở thừa kế. Trẻ em được sinh
- Hoặc được sinh ra và còn ra, sống được 24
giờ trở lên là cá
sống sau thời điểm mở thừa kế nhân được hưởng
nhưng đã thành thai trước khi thừa kế.

người để lại di sản thừa kế chết .


PHÁP NHÂN

- Người thừa kế là cơ quan, tổ chức, pháp nhân


- Chỉ được nhận di sản thừa kế theo di chúc.
- Phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
THỜI ĐIỂM PHÁT SINH QUYỀN, NGHĨA VỤ
CỦA NGƯỜI THỪA KẾ

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có


các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Ví dụ:
- Các quyền về sở hữu.
- Thanh toán các khoản nợ của người chết.
- Quyền trong các hợp đồng đã giao kết.
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI

Những người thưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ


tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ:
Ngày 1/2/2016 Ông A chết, theo luật anh B là người thừa kế
duy nhất được hưởng 100 triệu đồng, 2 tháng sau có anh C đến
yêu cầu B trả khoản nợ của A là 120 triệu (có chứng cứ). Anh B
chỉ chịu tránh nhiệm trả cho C 100 triệu đồng mà mình thừa kế
từ A.
TỪ CHỐI Được quyền từ Trốn tránh
NHẬN DI chối nghĩa vụ của
Trừ trường hợp bản thân
SẢN

phải được thể hiện trước thời điểm phân chia


di sản.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm
phạm => người để lại di sản

NGƯỜI KHÔNG Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa


vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
ĐƯỢC QUYỀN
HƯỞNG DI SẢN
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm
phạm => người thừa kế

Lừa dối, cưỡng ép, giả mạo, sửa


chữa, hủy, che giấu di chúc
THỜI ĐIỂM THỪA KẾ

Thời điểm mở thừa kế: là thời điểm người có tài sản


chết.

Địa điểm mở thừa kế: là nơi cư trú cuối cùng của


người để lại di sản (hoặc nơi có toàn bộ hoặc phần lớn
di sản).
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác
nhận quyền thừa kế của mình là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết hạn
thì di sản thuộc người thừa kế đang quản lý.

Thời hạn để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.6.3. THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT
KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và


trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

86
PHÂN BIỆT VỚI THỪA KẾ THEO DI CHÚC

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT THỪA KẾ THEO DI CHÚC

• Thừa kế theo ý chí của nhà làm • Thừa kế theo ý chí của người để
luật lại di chúc
• Người thừa kế chỉ là cá nhân • Người thừa kế có thể là cá nhân,
pháp nhân…
• Hàng thừa kế, điều kiện, trình tự • Nội dung, hình thức di chúc,
do pháp luật quy định người lập di chúc dựa trên cơ sở
quy định của pháp luật
• Đặt ra vấn đề thừa kế thế vị • Chịu sự chi phối của pháp nhân
thông qua quy định thừa kế bắt
buộc 87
TOÀN BỘ DI SẢN CHIA THEO PL

Khi không có di chúc

Di chúc không hợp pháp


Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ
chức không còn;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di
chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối
quyền nhận di sản. 88
MỘT PHẦN DI SẢN ĐƯỢC CHIA
THỪA KẾ THEO PL

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc


A kết hôn B sinh ra C, D, E. Năm 2017, A lập di chúc hợp
pháp để lại 1/3 di sản của mình cho B, C và con của anh trai
A là X. Năm 2018, A chết- Di sản 720 triệu của A được chia
như thế nào?
- Chia theo di chúc: B=C= X=1/3*720 chia 3= 80 triệu đồng
-Chia theo pháp luật (hàng thừa kế thứ nhất của A):
B=C=D=E=480/4= 120 triệu đồng.
89
Phần di sản có liên quan
MỘT PHẦN DI
SẢN ĐƯỢC CHIA đến phần của di chúc
THỪA KẾ THEO
PL không có hiệu lực pháp
luật

90
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di
chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối
nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được
hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.
91
VÍ DỤ

A kết hôn với B và sinh ra C, D.


Năm 2017, A lập di chúc cho C và D hưởng toàn bộ di
sản của mình.
Năm 2018, A chết và C từ chối nhận toàn bộ di sản của
A.
Phần di sản mà C từ chối nhận sẽ được chia theo pháp
luật cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất của A (là B
và D).
92
THỨ TỰ CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

HÀNG THỪA KẾ THỨ 1

Con
Cha, Cha, riêng
Vợ mẹ đẻ mẹ nuôi và bố
chồng và con và con dượng,
đẻ nuôi mẹ kế
93
LƯU Ý

Con dâu, con rể không phải là người thừa kế


theo pháp luật của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ.

94
HÀNG THỪA KẾ THỨ 2
+ Ông bà nội ngoại;
+ Anh chị em ruột;
+ Cháu ruột gọi người chết là ông bà ngoại, nội

95
HÀNG THỪA KẾ THỨ 3
+ Cụ nội, cụ ngoại của người chết;
+ Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết;
+ Cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
+ Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội,
cụ ngoại. 96
LƯU Ý

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di


sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa
kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà
nước.
97
THỪA KẾ THẾ VỊ

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống;

Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
98
LƯU Ý

Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong chia thừa kế theo


pháp luật.

99
VÍ DỤ 1

A kết hôn với B sinh ra C và D. C kết hôn với H sinh ra K (K


là cháu của A).

=> C chết trước A hoặc cùng thời điểm với A thì theo quy
định của PL thì K sẽ thay vị trí của C để hưởng di sản của A.
(C phải được hưởng thì mới được)

100
THỪA KẾ THẾ VỊ

A+ B

C+ H D
K (Cháu của A)
K => THẾ VỊ C
VÍ DỤ 2

- A kết hôn với B sinh ra C và D. C kết hôn với H sinh ra


K. K kết hôn với X sinh ra Y. (Y là chắt của A)

- Nếu C chết trước hoặc cùng thời điểm với A và K chết


trước hoặc cùng thời điểm với A => Y sẽ thay vị trí của K
để hưởng di sản của A- Thế vị K (trong đó Y là chắt của
A) 102
THỪA KẾ THẾ VỊ

A+ B

C+ H D

K+X

Y (Chắt của A)
Y => THẾ VỊ K
LƯU Ý

- Thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp thừa kế


theo pháp luật, không áp dụng trong trường hợp thừa kế
theo di chúc.
- Tất cả những người thừa kế thế vị sẽ được hưởng chung
nhau phần di sản lẽ ra cha, mẹ hoặc ông, bà chúng được
hưởng.

104
LƯU Ý

- Người thừa kế thế vị chỉ có thể được hưởng di sản nếu cha,
mẹ hoặc ông, bà của họ được quyền hưởng di sản.
A kết hôn với B sinh ra C và D. C kết hôn với H sinh ra K
và X
=> C chết trước A hoặc cùng thời điểm với A thì theo quy
định của PL thì K và X sẽ chung nhau hưởng phần di sản
lẽ ra C được hưởng của A.
=> C phải được quyền hưởng di sản của A. 105
LƯU Ý
- Con đẻ của con nuôi được thừa kế thế vị nhưng con nuôi
của một người không được thừa kế thế vị tài sản của cha,
mẹ đẻ của người đó (con nuôi của con đẻ không được
thừa kế thế vị)
+ VD1: A nuôi B, B sinh ra C thì C được thừa kế thế vị cho
B để hưởng di sản của A.
+ VD2: A sinh ra B, B nuôi C thì C không được thừa kế thế
vị di sản của A.
106
3.6.4. THỪA KẾ
THEO DI CHÚC
KHÁI NIỆM DI CHÚC

Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá


nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của
mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình
thức và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di
chúc chết.
[B]. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC HỢP PHÁP

Người lập di chúc phải là cá nhân và có NLHVDS

Người lập: tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt

Hình thức: bằng văn bản và di chúc miệng

Nội dung của di chúc: không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội;
[B1]. Người lập di chúc phải là cá nhân và có NLHVDS

+ Từ đủ 18 tuổi trở lên: toàn quyền


+ Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: lập di chúc thành văn bản và
phải được (cha, mẹ) đồng ý
+ Chưa đủ 15 tuổi: không được lập di chúc
+ Người mất năng lực hành vi dân sự không thể lập di chúc.
[B2]. Người lập: tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt

không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép


[B3]. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội;
[B4]. HÌNH THỨC DI CHÚC

Di chúc bằng văn bản có 03 loại:


Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực
Di chúc miệng
DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN CÓ 03 LOẠI

[1] Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: tự tay viết và ký (chữ
ký hoặc điểm chỉ)
[2] Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
- Người biết chữ, không bị khiếm khuyết thể chất: tự đánh máy hoặc nhờ
người khác viết/đánh máy (lưu ý ký tên/điểm chỉ)
- Người bị khiếm khuyết thể chất, mù chữ: lập thành văn bản theo thủ tục
công chứng, chứng thực; có người làm chứng.
Bộ môn Lý luận Chính trị, Đại học Bách Khoa

[3] Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực
DI CHÚC BẰNG VĂN Người lập di chúc phải
BẢN KHÔNG CÓ
NGƯỜI LÀM CHỨNG
tự viết và ký (chữ ký
hoặc điểm chỉ)
NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC
LÀM CHỨNG DI CHÚC BẰNG
- Người thừa kế;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài VĂN BẢN CÓ
sản liên quan tới nội dung di
chúc;
NGƯỜI LÀM
- Người chưa thành niên, mất CHỨNG
NLHVDS, khó khăn trong
nhận thức…
- Công chứng: Phòng,
DI CHÚC BẰNG VĂN
BẢN CÓ CÔNG Văn phòng Công chứng.
CHỨNG, CHỨNG
THỰC - Chứng thực: UBND
cấp xã.
- Điều kiện lập di chúc miệng;
DI CHÚC - Hiệu lực của di chúc miệng;
MIỆNG
- Di chúc miệng được coi là
hợp pháp.
HIỆU LỰC PHÁP LUẬT CỦA DI CHÚC

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần


- Di chúc không đáp ứng các điều kiện như trên.
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC
VÀO NỘI DUNG DI CHÚC

Cha, mẹ, vợ, chồng.

Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Con chưa thành niên.


ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG
THỪA KẾ BẮT BUỘC

Những chủ thể được hưởng không thuộc các trường hợp:
+ Không bị tước quyền hưởng di sản thừa kế của người quá
cố. (Không bị mất quyền hưởng di sản Đ621)
+ Không từ chối hưởng di sản theo thủ tục chung. (Đ620)
+ Không bị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để
lại di sản.
+ Không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 thừa kế theo pháp luật.
NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC
VÀO NỘI DUNG DI CHÚC

Được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của


một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người
lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN CHIA DI SẢN KHÔNG
PHỤ THUỘC NỘI DUNG DI CHÚC

Bước (1) Thực hiện di chúc.


Bước (2) Chia thừa kế phần di sản còn lại.
Bước (3) Xác định những trường hợp thừa kế bắt buộc được
hưởng di sản.
Bước (4) Trích phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác
để bù cho những người thừa kế bắt buộc.
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA MỘT SUẤT
THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC

Bước 1: Xác định giá trị một suất thừa kế theo pháp luật

(i) Tổng giá trị di sản do người chết để lại.

(ii) Số người thừa kế hợp pháp của người chết, theo quy định
của pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất.

Bước 2: Xác định giá trị một suất thừa kế bắt buộc: bằng 2/3
giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật.
CÁCH TRÍCH DI SẢN CHO CÁC SUẤT THỪA KẾ BẮT BUỘC
Ông Cam chết, giả thiết cháu Q1 là người thừa kế bắt buộc, không có tên
trong di chúc, xác định được 2/3 của một suất TKTPL là 150tr.
- Di chúc để lại cho A = 200tr, B = 100, C = 200.
- Vậy có 3 người phải trích di sản cho cháu Q1
Bước 1: Xác định tổng di sản mà những người thừa kế phải trích có được: A
+ B + C = 500 triệu
Bước 2: Tính từng phần, số tiền trích từ A, B, C
Số tiền A phải trích là XA = ?
Cứ 500tr ➔ trích 150tr bù
Vậy A hưởng 200tr ➔ XA=? triệu
• Đáp án = 60tr
Không phải thực
hiện nghĩa vụ trừ
Dùng thờ cúng
trường hợp tổng
tài sản không đủ

DI SẢN

Không phải thực


Để di tặng
hiện nghĩa vụ
Xâm phạm (tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm) người để lại di
sản hoặc người nhận di sản
NGƯỜI KHÔNG
ĐƯỢC QUYỀN Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
HƯỞNG DI SẢN dưỡng người để lại di sản
Điều 621
Cưỡng ép, giả mạo

Ngoại lệ: người để lại di sản biết


TRUẤT QUYỀN HƯỞNG DI SẢN

- Không cho người hưởng thừa kế theo PL được hưởng di sản theo di chúc.
- Không cần nêu lý do
- Hệ quả: Người bị truất quyền không có quyền hưởng di sản trừ trường hợp
người thừa kế đó thuộc diện thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
- Vẫn là một suất để chia thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
Những điểm Truất quyền hưởng DS Không có quyền hưởng di sản
khác
Hậu quả pháp lý Không có quyền hưởng di sản Không có quyền hưởng di sản
và TH ngoại lệ trừ trường hợp người thừa kế trừ trường hợp người đó được
đó thuộc diện thừa kế không người để lại di sản cho hưởng
phụ thuộc nội dung di chúc. TKDS, sau khi biết hành vi đó.

Tư cách thừa kế Vẫn là 01 nhân suất thừa kế để Không coi là 01 nhân suất thừa
tính 01 suất TKTPL khi chia kế để tính 01 suất TKTPL khi
TKKPTNDDC chia TKKPTNDDC

You might also like