You are on page 1of 14

Nhóm 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
🙣🕮🙡

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: Pháp luật đại cương

NHÓM 2
Lớp học phần: Pháp luật đại cương (221)_31

Hà Nội – T5/2021

1
Nhóm 2

ĐỀ BÀI

Câu 1:Phân tích năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ
pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ
Câu 2: Phân tích năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia quan hệ
pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ
Câu 3: Phân biệt cá nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân khi tham gia quan hệ pháp luật

THÀNH VIÊN NHÓM 2


1. Lê Hải Yến – 11216369
2. Vũ Hương Giang – 11211824
3. Nguyễn Minh Quang – 11217304
4. Nguyễn Ngọc Khánh – 11217259
5. Nguyễn Hữu Thể - 11217314

2
Nhóm 2

MỤC LỤC

Câu 1:  Phân tích năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ pháp
luật. Cho ví dụ minh hoạ 4
1. Phân tích năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ pháp
luật 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Các bộ phận hợp thành năng lực chủ thể của cá nhân 4
1.3. Mối quan hệ giữa 2 “năng lực pháp luật dân sự” và “năng lực hành
vi dân sự” 6
2. Ví dụ minh họa: 7
Câu 2: Phân tích năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp
luật. Cho ví dụ minh hoạ 7
1. Phân tích năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia quan hệ
pháp luật 7
2.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân 7
2.2. Đặc điểm năng lực chủ thể của pháp nhân 8
2.3 Hoạt động của pháp nhân 9
2. Ví dụ minh họa: 10
Câu 3: Phân biệt cá nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi
tham gia quan hệ pháp luật? 11
1. Cá nhân 11
2. Người đại diện 12

3
Nhóm 2

Câu 1:  Phân tích năng lực chủ thể của


cá nhân khi tham gia quan hệ pháp luật. Cho ví
dụ minh hoạ

1. Phân tích năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan
hệ pháp luật

1.1. Khái niệm


      Chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong các quan hệ pháp luật dân sự là
cá nhân. Tính đến hiện nay, định nghĩa về cá nhân vẫn chưa thực sự thống
nhất, về cơ bản, các quan niệm về cá nhân khẳng định là cơ thể sống với các
năng lực, thuộc tính tạo nên “nhân vị tính” để nhận diện cá nhân này với cá
nhân khác. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội và tạo nên một chỉnh thể xã
hội hiện nay. Chính các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập, thực hiện
các quan hệ và cũng tạo nên mạng lưới quan hệ xã hội vô cùng đa dạng. Khi
xem xét cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự thì yếu tố đầu tiên,
quan trọng nhất là xem xét năng lực chủ thể của cá nhân.
     Năng lực chủ thể của cá nhân thường được quan niệm là khả năng cá nhân
có và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự mà pháp luật quy định cho mình. 
1.2. Các bộ phận hợp thành năng lực chủ thể của cá nhân 
  Theo lý thuyết chung về năng lực chủ thể, năng lực chủ thể của cá nhân
được hợp thành bởi hai bộ phận: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự.
a, Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Khái niệm: Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân
sự.” Có nghĩa là, Nhà nước công nhận và trao cho cá nhân quyền cũng như
nghĩa vụ dân sự. Đây là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có
nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể. Mọi cá nhân
đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Ví dụ: Con người ngay từ khi sinh ra đã có quyền được khai sinh, có họ
tên.
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
4
Nhóm 2

● Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài
sản
● Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản
● Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
● Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường
hợp Bộ luật dân sự, Luật khác có liên quan quy định khác.
b, Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân
bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: Khi đủ 18 tuổi, con gái có quyền đăng ký kết hôn, trong khi với
con trai là 20 tuổi.
Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó tùy theo từng điều kiện, năng lực hành vi
dân sự của mỗi cá nhân là khác nhau.
Người thành niên : Là người chưa đủ 18 tuổi trở nên và có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi, có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người chưa thành niên: Là người chưa đủ 18 tuổi
● Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo luật
pháp của người đó xác lập, thực hiện
● Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch
dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
● Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động, động sản
phải đăng kí và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý
c, Mất năng lực hành vi dân sự
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất hành vi dân sự thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
5
Nhóm 2

của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người
đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
d, Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không có đủ
khả năng nhân thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành
vi dân sự thì theo yêu cầu của người này hoặc của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó, hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Toà án ra quyết
định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
e, Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan  hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, toà án có thể ra quyết định tuyên bố người
này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Toà án quyết định người đại
diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi
đại diện.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người
bị Toà án tuyên bố hạn chế hành vi năng lực dân sự phải có sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày hoặc luật liên quan cho quy định khác
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ
quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
     
1.3. Mối quan hệ giữa 2 “năng lực pháp luật dân sự” và “năng lực hành vi
dân sự”
Hai yếu tố trên là cần và đủ để tạo nên Năng lực chủ thể của cá nhân.
6
Nhóm 2

Năng lực pháp luật là tiền đề pháp lý cho chủ thể thực hiện năng lực hành
vi, được hiểu đây là phạm vi các quyền do pháp luật quy định cho cá nhân, cá
nhân chỉ được thực hiện các quyền trong phạm vi đó. Cá nhân được phép
thực hiện những hành vi nhất định (pháp luật cho phép hoặc không cấm).
Năng lực hành vi dân sự là “phương tiện” hiện thực hóa năng lực pháp
luật dân sự.
Hiểu là: pháp luật ghi nhận các quyền cho chủ thể, chỉ được thành hiện thực
khi chủ thể thực hiện bằng hành vi của mình.
Năng lực pháp luật có khi sinh ra, Năng lực hành vi có khi đạt độ tuổi
nhất định
Năng lực pháp luật mọi cá nhân là như nhau, Năng lực hành vi không
như nhau
Năng lực pháp luật chấm dứt khi cá nhân chết, Năng lực hành vi chấm
dứt ngay cả khi cá nhân còn sống. Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm
năng lực hành vi và năng lực pháp luật.

2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ về năng lực pháp luật dân sự: Một đứa bé 1 tuổi sẽ có năng lực
pháp luật dân sự, đây chính là tiền đề để đứa bé đó có các quyền dân sự liên
quan như: quyền thừa kế di chúc...
Ví dụ về năng lực hành vi dân sự của cá nhân: anh Nguyễn Văn A sở hữu
một xe tải có giấy tờ hợp pháp, anh có quyền bán, tặng cho, để thừa kế, thế
chấp cho bất kỳ người nào mà không ai được quyền ngăn cản. Khi thực hiện
các giao dịch trên, anh A có nghĩa vụ chuyển giao tài sản của mình cho người
nhận hoặc cơ quan, tổ chức nhận đúng tài sản đã giao kết và các giấy tờ có
liên quan đến tài sản đó.

Câu 2: Phân tích năng lực chủ thể của


pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật. Cho
ví dụ minh hoạ

1. Phân tích năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia quan hệ
pháp luật

2.1. Năng lực chủ thể của pháp nhân


7
Nhóm 2

Pháp nhân là một chủ thể độc lập, có năng lực chủ thể để tham gia quan
hệ pháp luật một cách bình đẳng với các chủ thể khác. Cũng giống như chủ
thể của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, năng lực chủ thể của pháp nhân
là khả năng pháp nhân có và thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật
quy định. Năng lực chủ thể của pháp nhân bao gồm hai bộ phận: năng lực
pháp luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật là các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật ghi nhận, thừa
nhận và bảo đảm thực hiện cho mỗi pháp nhân riêng biệt. Năng lực pháp luật
được ghi nhận dựa trên từng ngành, nghề mà nhà làm luật thừa nhận sự tồn
tại, khuyến khích sự phát triển. Do đó, pháp nhân khi lựa chọn từng ngành,
nghề kinh doanh, hoạt động sẽ tương ứng sẽ có các quyền, nghĩa vụ ghi nhận
cho từng ngành, nghề kinh doanh, hoạt động đó.
Năng lực hành vi của pháp nhân là khả năng pháp nhân thực hiện các
quyền, nghĩa vụ mà pháp luật ghi nhận cho mình tương ứng với ngành, nghề
mà pháp nhân lựa chọn kinh doanh, hoạt động. Khả năng thực hiện của pháp
nhân sẽ lệ thuộc vào năng lực quản lý, năng lực tài chính, nguồn nhân lực và
các yếu tố khác của pháp nhân này.
Từ sự phân tích trên cho thấy, nếu như cá nhân chỉ cần có điều kiện như
nhau thì năng lực pháp luật sẽ như nhau. Còn năng lực chủ thể của pháp nhân
chịu sự chi phối của ngành, nghề, lĩnh vực mà pháp nhân hoạt động khi xác
định năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

2.2. Đặc điểm năng lực chủ thể của pháp nhân

Không như cá nhân, pháp nhân là một tổ chức và năng lực chủ thể của
pháp nhân có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, năng lực giữa các pháp nhân khác nhau thì cũng khác nhau.
Quyền, nghĩa vụ của từng pháp nhân được ghi nhận lệ thuộc vào ngành,
nghê, lĩnh vực mà pháp nhân hoạt động, kinh doanh cũng như phạm vi hoạt
động. Như vậy, các pháp nhân sẽ không có năng lực pháp luật như nhau vì có
sự khác biệt về ngành nghề hoặc phạm vi hoạt động ngành nghề.
Thứ hai, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của
pháp nhân là cùng một thời điểm. Đây là nét riêng biệt so với năng lực chủ
thể của cá nhân - một chủ thể quan trọng, chiếm số lượng lớn trong các quan
hệ pháp luật dân sự. Pháp nhân bản thân tên gọi cho thấy đây là một “người
pháp lý” tức là sản phẩm của các nhà làm luật thừa nhận sự tồn tại về mặt
8
Nhóm 2

pháp lý chủ thể này. Nên để một pháp nhân tồn tại sẽ dựa vào mốc đăng ký
thành lập hoặc quyết định thành lập đối với từng chủ thể này. Ngay khi chính
thức tồn tại, pháp nhân sẽ mang đầy đủ luôn cả năng lực pháp luật với năng
lực hành vi.

2.3 Hoạt động của pháp nhân


Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Dân sự năm 2015, hoạt động của pháp
nhân sẽ thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ
quyền và thông qua người của pháp nhân.
Pháp nhân hoạt động thông qua hành vi của người đại diện theo pháp
luật: Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân là người được pháp nhân chỉ định trong điều lệ hoặc
theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Người đại diện theo điều lệ của pháp nhân: Điều lệ pháp nhân mà thường
là pháp nhân đăng ký thành lập sẽ ghi nhận người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân. Người này có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ tịch hội đồng
thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị... tuỳ theo sự lựa chọn, thống nhất của
các thành viên sáng lập ra pháp nhân. Thẩm quyền đại diện của người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân được ghi nhận luôn trong Điều lệ. Khi
người đại diện theo pháp luật thực hiện nhiệm vụ của mình cũng cần căn cứ
vào quy trình, thủ tục mà được quy định cụ thể trong pháp nhân. Chính vì là
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nên người đại diện này cũng là
người phải chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động của pháp nhân.
Người đại diện theo quyết định thành lập pháp nhân: Đối với các pháp
nhân mà sáng kiến thành lập, quyết định thành lập sẽ do cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức có thẩm quyền ban hành thì người đại diện cho pháp nhân cũng
được xác định theo quyết định này. Phạm vi quyền hạn của người đại diện
cho pháp nhân cũng được xác định theo quyết định hoặc xác định theo quy
định của pháp luật trong lĩnh vực tương ứng hoặc trong giao dịch đã được
luật quy định.
Người đại diện pháp nhân do Toà án lựa chọn: Trường hợp có tranh
chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, lao động, thương mại và các tranh chấp
khác mà chưa có người đại diện theo pháp luật thì người Tòa án hoặc cơ quan
trọng tài chỉ định trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án hay theo quy
định về pháp nhân tham gia tố tụng. Hành vi của người đại diện của pháp
9
Nhóm 2

nhân trong quá trình tố tụng được xác định là hành vi của pháp nhân.
Bên cạnh đó, đại diện theo pháp luật của pháp nhân còn lưu ý trường hợp
một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người
đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân trong thời hạn theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật. Việc đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong thời hạn và đại
diện của pháp nhân không theo thời hạn chấm dứt trong trường hợp pháp
nhân chấm dứt tồn tại.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, thì phạm vi
đại diện của mỗi người căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền,
điều lệ cùa pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện, thì người
đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích
của pháp nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện theo uỷ quyền: Do các lý
do khác nhau, để đảm bảo sự xuyên suốt, ổn định cho hoạt động pháp nhân,
nhà làm luật cho phép pháp nhân được hoạt động thông qua người đại diện
theo uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền được xác định tư cách cũng như
phạm vi uỷ quyền dựa trên quyết định uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền
giữa người đại diện theo pháp luật với người đại diện theo uỷ quyền này.
Người đại diện theo uỷ quyền chỉ được phép thực hiện các hoạt động, nhân
danh pháp nhân trong phạm vi mình được uỷ quyền. Trường hợp vượt quá
phạm vi uỷ quyền thì người đại diện theo uỷ quyền phải tự chịu trách nhiệm
với chính pháp nhân và với bên thứ ba. Tuy nhiên, trách nhiệm của người đại
diện theo uỷ quyền cũng có thể được xác định khác nguyên tắc trên nếu như
các bên có thoả thuận khác.
Pháp nhân hoạt động thông qua người của pháp nhân: Người của pháp
nhân có thể là các thành viên sáng lập khác của pháp nhân và thực hiện công
việc trong phạm vi được giao, là người lao động ký hợp đồng với pháp nhân
trong các vị trí việc làm cụ thể. Tương ứng với vị trí công việc, phạm vi công
việc được giao, người này phải chịu trách nhiệm với những hoạt động của
mình vì bản thân họ đang là người được nhân danh pháp nhân thực hiện. Do
đó, pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của thành viên
pháp nhân khi thực hiện các công việc được pháp nhân giao.

2. Ví dụ minh họa:
10
Nhóm 2

Công ty cổ phần có thể được coi là pháp nhân vì đáp ứng bốn điều kiện:
● Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác
có liên quan
● Có cơ cấu tổ chức theo luật định
● Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;
● Nhân danh mình khi tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Còn doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có tài
sản độc lập; tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng được coi là tài sản
của chủ doanh nghiệp tư nhân nên không có sự rạch ròi; độc lập về tài
sản.
Mỗi pháp nhân có những mục đích xác định để theo đuổi và, do đó, có khả
năng có những quyền và nghĩa vụ giới hạn bởi chính các mục đích đó. Ví dụ:
Sở tư pháp không có năng lực giao kết hợp đồng mua bán nông sản hàng hoá,
do không có tư cách thương nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn không có
năng lực phát hành cổ phiếu.

Câu 3: Phân biệt cá nhân và người đại diện


theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia quan hệ
pháp luật?

1. Cá nhân
Là cá thể người, bằng xương bằng thịt, được sinh ra theo quy luật sinh
tồn của loài người, có danh tính cụ thể. Cá nhân bao gồm công dân, người
nước ngoài, người không quốc tịch.
Công dân là cá nhân mang quốc tịch của một nước và có các quyền nghĩa
vụ pháp lí theo quy định pháp luật nước đó. Công dân là chủ thể phổ biến của
quan hệ pháp luật. Quy chế pháp lý để xác định tư cách công dân của một cá
nhân dựa trên Hiến pháp và pháp luật quốc tịch của quốc gia.
Người nước ngoài là cá nhân sinh sống tại một quốc gia. Ở Việt Nam,
người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động,
học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam như: các quan chức ngoại
giao, lãnh sự, ngoại kiều, doanh nhân nước ngoài, lưu học sinh người nước
ngoài.
Người không quốc tịch là cá nhân không mang quốc tịch của bất kù quốc
11
Nhóm 2

gia nào. Người không quốc tịch là thực trạng pháp lý của một cá nhân có thể
do nhiều nguyên nhân như: cá nhân xin thôi quốc tịch nước này để gia nhập
quốc tịch nước khác, trong thời gian gia nhập quốc tịch nước mới họ là người
không quốc tịch;…
Năng lực pháp luật của các cá nhân xuất hiện từ khi các nhân được công
nhận về địa vị pháp lý và chấm dứt khi cá nhân chết đi hoặc chấm dứt tư cách
chủ thể (thay đổi quốc tịch, trừ trường hợp bị pháp luật cướp đoạt hoặc hạn
chế )
Năng lực hành vi của các cá nhân xuất hiện từ khi các cá nhân được sinh
ra, nhưng được chia thành nhiều cấp độ, phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi và
khả năng nhận thức của các nhân. Độ tuổi được xác định là có đủ năng lực
hành vi được quy định khác nhau cho từng loại quan hệ pháp luật, phụ thuộc
vào tính chất của quan hệ pháp luật đó.
Khi tham gia quan hệ pháp luật, cá nhân có thể tham gia với tư cách chủ
thể gián tiếp hoặc chủ thể trực tiếp. Cá nhân là chủ thể trực tiếp khi cá nhân
chỉ có năng lực pháp luật, nhưng năng lực hành vi pháp luật có thể chưa đầy
đủ hoặc bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi pháp luật, phù hợp với quy
định pháp luật điều chỉnh quan hệ đó. Khi đó việc tham gia các quan hệ pháp
luật của họ phải thông qua hành vi của người khác – người đại diện cho họ
(có thể là cá nhân hoặc pháp nhân).
Cá nhân là chủ thể trực tiếp của quan hệ pháp luật khi cá nhân có đủ năng
lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật phù hợp với quy định pháp luật
điều chỉnh quan hệ đó.

2. Người đại diện


Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì đại diện theo pháp luật
của pháp nhân được quy định như sau:
a, Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
● Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
● Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật
● Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người
đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều
141 của Bộ luật dân sự 2015.
b, Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

12
Nhóm 2

Theo khoản 1 Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân có quyền:
- Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố;
- Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều
này;
- Được nhận quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định thay
đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn
quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân;
quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều
tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình
chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định
của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai
chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân
mà mình đại diện có tội.
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám
định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định
của Bộ luật này.
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân.
- Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên
quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc
bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.
- Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi
những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên
tòa.
- Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án.
- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên
bản phiên tòa.
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng.
c,Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
 Theo khoản 2 Điều 435 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người đại diện
13
Nhóm 2

theo pháp luật của pháp nhân có nghĩa vụ:


- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách
quan thì có thể bị dẫn giải.
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.

 
 
 
 

14

You might also like