You are on page 1of 21

Khoa Các Chương trình đào tạo đặc biệt

Lớp Chất lượng cao Dân sự - Thương mại – Quốc tế 44E

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ


Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Họ và tên: Trịnh Thiên Trang
MSSV: 1953801015237

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2020

MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
Tóm tắt Quyết định số 11/2017/QDDS-ST ngày 18/07/2017 của Tòa án
nhân dân thị xã Điện bàn tỉnh Quảng Nam.
1.1. Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có thuộc
trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
1.2. Nêu những điểm khác nhau và giống nhau giữa hạn chế năng lực
hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
1.3. Trong quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
1.4. Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
1.5. Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?
1.6. Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết
phục không? Vì sao?
1.7. Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục
không? Vì sao?
1.8. Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong
những giao dịch nào? Vì sao?
1.9. Suy nghĩ của anh/ chị về chế định người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015.
VẤN ĐỀ 2: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ
Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ - PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu
rõ từng điều kiện).
2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan
đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không?
Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?
2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của
Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự?
Nêu cơ sở khi trả lời (nhất là cơ sở BLDS 2005 và BLDS 2015)
2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
2.7. Trong tình huốn trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng
buộc công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
VẤN ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN
Tóm tắt Bản án số 10/2016/KDTM – PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân
dân tỉnh An Giang.
3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.
3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty
Xuyên Á không? Vì sao?
3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty
Xuyên Á hay của bà Hiền? Vì sao?
3.4. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và
Tòa cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.
3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công
ty Xuyên Á bị giải thể?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VẤN ĐỀ 01

NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN

Tóm tắt Quyết định số 11/2017/QDDS – ST ngày 18/7/2017 của Tòa


án nhân dân thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam:
Nguyên đơn là bà Vũ Thị H, bị đơn là ông Lê Văn P. Bà H yêu cầu tuyên
bố ông P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mục đích để giải quyết
vụ án ly hôn giữa hai người.
Bà Vũ Thị H và ông Lê Văn P có quan hệ vợ chồng. Ông P bị bệnh tâm
thần năm 2004. Yêu cầu tuyên bố ông Lê Văn P có khó khắn trong nhận thức,
làm chủ hành vi của bà Vũ Thị H có căn cứ của Trung tâm Pháp y tâm thần khu
vực miền Trung nên được chấp nhận. Bên cạnh đó, Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị
T là người có quan hệ nuôi dưỡng làm người giám hộ cho ông P.
1.1. Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có
thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
- Hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận
không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sư.
- Căn cứ vào khoản 1 điều 22 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở pháp y tâm thần”
Ta có thể thấy được ông P đã được xác định là một bệnh nhân
có tinh thần không ổn định về mặt y học lẫn về mặt pháp luật
thông qua Kết luận giám định pháp y tâm thần số
286/KLGĐTC của Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền
Trung. Bên cạnh đó, bà Vũ Thị H – người giám hộ cũng đã yêu
cầu tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi. Do đó, ta ông P chưa phải thuộc trường hợp mất
năng lực hành vi dân sự mà chỉ là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
1.2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng
lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
Hạn chế năng lực Mất năng lực hành
hành vi dân sự vi dân sự

Giống nhau
Căn cứ chứng minh Một người được xem làm mất năng lực
hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự khi và chỉ khi có Quyết
định của Tòa án tuyên bố người đó mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khả năng thực hiện Cá nhân không thể tự mình tham gia các
giao dịch giao dịch, giao dịch phải do người đại diện
theo pháp luật thực hiện.
Khác nhau
Đối tượng Người nghiện ma Người bị bệnh tâm
túy, nghiện các chất thần hoặc mắc cách
kích thích khác dẫn bệnh khác mà
đến phá tán tài sản không thể nhận
gia đình. thức, làm chủ được
hành vi.
Cơ sở để Tòa án Theo yêu cầu của Theo yêu cầu của
đưa ra quyết định người có quyền, lợi người có quyền, lợi
ích liên quan hoặc ích liên quan hoặc
cơ quan, tổ chưc của cơ quan, tổ
hữu quan. chức hữu quan và
kết luận của giám
định pháp y tâm
thần.
Hệ quả pháp lý Giao dịch do người Giao dịch do người
hạn chế năng lực mất năng lực hành
hành vi dân sự thực vi dân sự thực hiện,
hiện, xác lập là xác lập là không có
không có hiệu lực hiệu lực (bị vô hiệu
pháp luật (bị vô hóa).
hiệu), trừ trường Giao dịch phải do
hợp được sự đồng ý người đại diện theo
của người đại diện pháp luật thực hiện.
hoặc giao dịch phục
vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày.
Người đại diện Người đại diện của Người đại diện cho
người hạn chế năng người mất năng lực
lực hành vi dân sự hành vi dân sự có
do Tòa án chỉ định. thể là cá nhân hoặc
pháp nhân và được
gọi là người giám
hộ.
Người đại diện có
thể được chỉ định
hoặc đương nhiên
trở thành người đại
diện theo quy định
của pháp luật.

1.3. Trong quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
- Trong quyết định được bình luận, ông P không thuộc trường
hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Vì căn cứ vào cơ sở pháp lí: khoản 1 điều 24 Bộ luật dân sự
2015
“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến
phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa
án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.”
Ông Lê Văn P theo kết luận giám định pháp y tâm thần số
286/KLGĐTC của Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền
Trung về mặt y học bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực (hiện tại
thuyên giảm), còn về mặt pháp luật là khó khăn trong nhận thức
và làm chủ hành vi. Dựa vào hai căn cứ trên, ta có thể xác định
được ông Lê Văn P không thuộc trường hợp người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
1.4. Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi?
Người có khó khăn Người bị hạn chế năng
trong nhận thức, làm lực hành vi dân sự
chủ hành vi

Đặc điểm Người thành niên do Người nghiện ma túy,


nhận dạng tình trạng thể chất hoặc người nghiện các chất
tinh thần mà không đủ kích thích khác dẫn
khả năng nhận thức, đến phá tán tài sản của
làm chủ hành vi nhưng gia đình.
chưa đến mức mất
năng lực hành vi dân
sự.
Thời điểm xác Khi Tòa án ra quyết Khi Tòa án ra quyết
định thuộc đối định tuyên bố. định.
tượng

Người đại Người giám hộ do Tòa Người đại diện theo


diện án chỉ định. pháp luật.

Trường hợp Khi không còn căn cứ Khi không còn căn cứ
chấm dứt tuyên bố một người có để tuyên bố một người
khó khăn trong nhận bị hạn chế hành vi
thức, làm chủ hành vi năng lực dân sự thì
thì Tòa án ra quyết Tòa án ra quyết định
định hủy bỏ quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố người có khó tuyên bố hạn chế năng
khăn trong nhận thức, lực hành vi dân sự.
làm chủ hành vi.

1.5. Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì
sao?
- Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi mang tính thuyết phục cao.
- Vì căn cứ vào cơ sở pháp lí khoản 1 điều 23 Bộ luật dân sự
2015 có quy định:
“Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà
không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi dân sự thì theo
yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y
tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi...”
Cùng kết quả giám định pháp y tâm thần số: 286/ KLGĐTC của
Trung tâm Pháp y tâm thần khu vự Miền Trung, Tòa án đã đủ
cơ sở để quyết định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
1.6. Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có
thuyết phục không? Vì sao?
- Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông mang
tính thuyết phục.
- Vì bà Vũ Thị H là vợ của ông Lê Văn P, theo quy định tại
khoản 1 điều 53 của Bộ luật dân sự thì bà H là người giám hộ
đương nhiên của ông P. Tuy nhiên. Lý do mục đích bà H yêu
cầu tuyên bố ông P có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi là để giải quyết vụ án ly hôn giữa bà H và ông P mà Tòa án
đã thụ ly. Do đó, bà H không đủ điều kiện làm người giám hộ
cho ông P.
1.7. Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P có thuyết phục
không? Vì sao?
- Việc Tòa á để bà T là người giám hộ cho ông P mang tính
thuyết phục.
- Vì theo giấy khai sinh của ông Lê Văn P do Ủy ban nhân dân
xã Đ cấp ngày 21/8/1987 thì ông P có cha là ông Lê Văn H và
mẹ là bà Lê Thị H. Ông Lê Văn H đã chết năm 2007 (Giấy khai
tử do UBND xã Đ cấp ngày 23/02/2008). Đối với bà Lê Thị H,
qua xác minh tại địa phương thì bà H đã bỏ nhà đi hơn 20 năm
nay (lúc ông P còn nhỏ), không quay về địa phương lần nào,
hiện nay không biết bà H ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết.
Nên không có cơ sở để chỉ định bà H làm người giám hộ cho
ông P. Cũng qua xác minh địa phương cho thấy , sau khi bà H
ỏ đi thì bà Huỳnh Thị T đến sống như vợ chồng với ông Lê Văn
H đến khi ông H chết, đồng thời là người nuôi dưỡng ông Lê
Văn P từ nhỏ đến tuổi trưởng thành. Ông P yêu cầu Tòa án chỉ
định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho mình. Bà T cũng
đồng ý làm người giám hộ cho ông P. Dựa vào những căn cứ
trên, Tòa án để bà T là người giám hộ ông P có tính thuyết phục
cao.
1.8. Với vai trò người giám hộ, bà T được đại diện cho ông P trong
những giao dịch nào? Vì sao?
- Theo quy định của khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2015:
“Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các
quyền quy định tại khoản 1 Điều này”, vì vậy, với vai trò người
giám hộ, bà T được đại diện cho ông T những giao dịch: sử
dụng tài sản của ông P để chăm sóc, chi dùng cho những nhu
cầu thiết yếu ; được thanh toán các chi phí hợp lí cho việc quản
lí tài sản ông P; đại diện cho ông P trong việc xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của
pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ông P.
1.9. Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS
2015.
- Bên cạnh trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất
năng lực hành vi dân sự trong BLDS 2005, nay BLDS 2015 bổ
sung thêm trường hợp người khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi.
- Trước đây theo BLDS 2005, dựa trên khả năng nhận thức và
làm chủ hành vi mà được phân ra nhiều mức độ khác nhau. Một
cá nhân khi đủ độ tuổi hoặc không thuộc trường hợp hạn chế
hay mất năng lực hành vi dân sự thì họ là người có năng lực
pháp luật đầy đủ, là người tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự bằng hành vi của họ và tự chịu trách nhiệm, tự thực hiệm
nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của họ. Nhưng những điều này
không thể hiện được độ công bằng về quyền và lợi ích của các
chủ thể trong mối quan hệ dân sự. Sự bổ sung này hoàn toàn
phù hợp với nhiệm vụ mà Hiến pháp 2013 cũng như BLDS
2015 là bảo vệ tối đa quyền con người, quyền công dân.
- Có thể nói, trong đời sống hằng ngày có những người do bẩm
sinh hay do những nguyên nhân nào đó mà họ không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, mức độ lại chưa
đến mức mất hoàn toàn khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi. Ta có thể lấy ví dụ như sau: Một người do tai nạn giao thông
mà não bị tổn thương dẫn đến trong cuộc sống có lúc nhận thức
được sự việc xung quanh, có lúc không nhận thức được. Hoặc
như ông P trong kết quả giám định pháp y tâm thần về mặt y
học bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực ( hiện tại thuyên giảm ), đôi
lúc vẫn ý thức được hành động của bản thân. Để xác định người
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cần phải có các điều
kiện:
 Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất
hoàn toàn do tình trạng thể chất và tinh thần.
 Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ
quan, tổ chức hữu quan.
 Có kết luận giám định pháp y tâm thần.
 Có quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi của Tòa án có hiệu lực
pháp luật.
- Việc bổ sung nhóm người “khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi” sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi của những người vốn khi
sinh ra hoặc vì một lí do nào đó họ không có khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình giống những người xung
quanh cùng độ tuổi và môi trường sống, khả năng tự bảo vệ của
họ trước các tác động bên ngoài hạn chế hơn những người khác.
VẤN ĐỀ 2

TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ

Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ – PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân


dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn là ông Nguyễn Ngọc Hùng, bị đơn là cơ quan đại diện Bộ Tài
Nguyên và Môi trường, khởi kiện vì ông Hùng không chấp nhận quyết định chấm
dứt hợp đồng lao động của cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, buộc
nhận ông trở lại làm việc, bồi thường thiệt hại cho ông trong những ngày không
được làm việc từ ngày 1/10/2011 cho đến khi giải quyế xong vụ kiện. Quyết định
của Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Nhưng xét thấy án sơ
thẩm xác định sai tư cách bị đơn nên hủy bản án Lao động sơ thẩm số
07/2012/LĐ – ST để chuyển hồ sơ về cho Tòa án nhân dân quận 1 TP Hồ Chí
Minh giải quyết lại sơ thẩm vụ án.
2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân
(nêu rõ từng điều kiện)
- Để tổ chức trở thành một pháp nhân, tổ chức đó cần đáp ứng
được những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 84 BLDS
2015. Cụ thể các điều kiện đó như sau:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan:
 Theo quy định của Bộ Luật này, tổ chức phải được thành lập
một cách hợp pháp. Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu
như có mục đích, nhiệm vụ và thành lập hợp pháp theo trình
tự và thủ tục pháp luật quy định. Tổ chức hợp pháp được
nhà nước công nhận dưới dạng: cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký và được công
nhận sự thành lập.
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật
này.
 Tổ chức là một tập thể người được liên kết với nhau theo
một hình thái nhất định phù hợp với chức năng, lĩnh vực
hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất có
khả năng thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó
đặt ra khi thành lập.
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình.
 Để tham gia vào quan hệ tài sản với tư cách là một chủ thể
độc lập thì pháp nhân phải có tài sản riêng của mình. Pháp
nhân tham gia vào quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân như
một chủ thể độc lập, khi xảy ra sự vi phạm thì pháp nhân
phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Tuy
nhiên, trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm
hữu hạn, trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân.
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc
lập.”
 Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân có khả năng
hưởng quyền cũng như chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa
vụ do pháp luật quy định.
2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ
quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách
pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?
- Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ
quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách
pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.
- Câu trả lời nằm trong Bản án từ câu:
“ Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện
dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo
sự phân bổ của ngân sách Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài
nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch
toán độc lập... nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán
báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách
pháp nhân không đầy đủ.”
2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện
của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp
nhân?
- Trong Bản án số 1117, Tòa án xác định Cơ quan đại diện của
Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân vì do
khi khởi kiện ông Hùng đã chỉ nguyên đơn kiện không đúng đối
tượng. Tòa án sơ thẩm thụ lý thấy nguyên đơn kiện không đúng
đối tượng Tòa án sơ thẩm phải hướng dẫn nguyên đơn xác định
lại. Nhưng Tòa án sơ thẩm không giải thích cho nguyên đơn mà
vẫn xác định đơn vị chi nhánh không có tư cách pháp nhân là bị
đơn là sai. Do đó xét thấy án sơ thẩm xác định sai tư cách pháp
nhân của Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.4. Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết của Tòa án.
- Hướng giải quyết của Tòa án là một hướng đi chính xác và cẩn
trọng. Qua bản án 1117/2012/LĐ – PT ta có thể thấy được sự
sai sót trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 9/7/2012 đã xác
định sai tư cách bị đơn. Vì vậy để đảm bảo cho ông Nguyễn
Ngọc Hùng – nguyên đơn có quyền khởi kiện lại cho đúng đối
tượng mà không để quá thời hiệu khởi kiện vụ án nên cần phải
hủy án sơ thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án với hội
đồng xét xử khác. Chuyển hồ sơ về Tòa án nhân dân quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại sơ thẩm vụ án. Ta đã
thấy được sự nghiêm chỉnh, liêm minh trong công tác xét xử
của Tòa án. Bên cạnh đó, còn thấy độ công bằng về quyền và
lợi ích trong hướng giải quyết của Tòa án.
2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luạt
dân sự? Nêu cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS 2005 và
BLDS 2015).
- Thứ nhất về khái niệm:
 Theo điều 14 BLDS 2005 quy định: “Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự.” Nhưng điều 86 BLDS 2005 năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân đã thêm cụm từ “phù
hợp với hoạt động mục đích của pháp nhân.”
 Song, việc thu hẹp năng lực pháp luật dân sự pháp nhân so
với cá nhân xảy ra nhiều bất cập nên BLDS 2015 đã loại bỏ
cụm từ “phù hợp với mục đích của pháp nhân”, theo hướng:
“ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn
chế, trừ trường hợp Bộ luật này quy định, luật khác có liên
quan quy định khác”.
- Thứ hai, năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống:
 Trong BLDS 2015 có quy định năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến huyết
thống.
Ví dụ: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính (điều 36),
chuyển đổi giới tính (điều 37).
 Pháp nhân không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới
tính và huyết thống vì nó là đặc thù riêng của con người.
- Thứ ba, thời điểm phát sinh năng lực dân sự:
 Trong BLDS 2005, thời điểm phát sinh năng lực dân sự của
pháp nhân và cá nhân đều giống nhau. Ngoài ra, thời điểm
phát sinh năng lực pháp luật dân sự cá nhân có ngoại lệ mà
pháp nhân không có như khoản 2 điều 612, điều 635.
 Trong BLDS 2015, đã có sự bổ sung về thời điểm phát sinh
năng lực pháp luật dân sự pháp nhân ở khoản 2 điều 86:
“Năng lực pháp luật dân sư của pháp nhân phát sinh từ
thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt
động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh
từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.”
- Thứ tư, thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự”
 Theo quy định của BLDS 2005, thời điểm chấm dứt năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân giống nhau.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự chấm dứt khi
người đó chết (khoản 3 điều 14 BLDS 2005) và đối với
pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân
( khoản 2 điều 86 BLDS 2005).
 Theo quy định của BLDS 2015, có thêm quy định để bảo vệ
quyền lợi cho người chết, người chết vẫn được pháp luật ghi
nhận.
2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh
pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Vì sao?
- Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh
có ràng buộc pháp nhân.
- Vì người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh
người đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. Tuy nhiên, pháp
nhân chỉ giao dịch dân sự phù hợp với chắc năng của mình.
Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phsast sinh quyền
và nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể
đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định. Đó là lí do vì sao giao
dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân ràng buộc pháp nhân. Chúng là quá trình diễn ra song
song, tác động qua lại lẫn nhau.
2.7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà
có ràng buộc công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
- Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có
ràng buộc công ty Bắc Sơn.
- Vì đó chỉ là một chi nhánh của Công ty Bắc Sơn có chức năng
sản xuất phụ tùng ô tô xe máy, lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và
phục chế xe máy cũ; đại lý mua bán ký gửi hàng hóa. Căn cứ
theo cơ sở pháp lý khoản 2 Điều 83 BLDS 2015 quy định:
“Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân
hoặc theo quy định của pháp luật.” Bên cạnh đó, theo khoản 1
điều 87 BLDS 2015 thì quy định “chi nhánh là một tổ chức kinh
tế có tư cách pháp nhân, hạch toán inh tế độc lập” là quy định
vô căn cứ, thiếu tính chính xác, thiết thực.
VẤN ĐỀ 3

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN

Tóm tắt Bản án số 10/2016/KDTM – PT ngày 17/03/2016 của Tòa án


nhân dân tỉnh An Giang:
Nguyên đơn là Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng – Thương mai Ngọc
Bích, bị đơn là công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á, giám đốc
ông Trần Ngọc Phong, xét xử phúc thẩm tranh chấp về “ Hợp đồng mua bán
hàng hóa”. Quyết định của phiên tòa là hủy bản án kinh doanh thương mai sơ
thẩm số 02/2015/KDTM – ST của Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn. Sau đó giao
hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn giải quyết lại vụ án.
3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ các thành viên và trách
nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.
- Căn cứ vào cơ sở pháp lý điều 87 BLDS 2015.
 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh
pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên
hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng
kí pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.
 Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình, không
chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ
dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân
danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
 Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho
pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực
hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên
Á không? Vì sao?
- Trong Bản án được bình luận, bà Hiền chính là thành viên của Công
ty Xuyên Á.
- Vì trong Bản án, xét thấy rằng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu
Thương mại Xuyên Á là một pháp nhân, bà Võ Thị Thanh Hiền là
thành viên của pháp nhân. Nói như vậy, bà Hiền là thành viên của
Công ty Xuyên Á.
3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay
của bà Hiền? Vì sao?
- Nghĩa vụ đối với với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty
Xuyên Á chứ không phải là nghĩa vụ của bà Hiền.
- Theo khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 có quy định: “ Thành viên của
pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, được thực hiện.” Công ty
Ngọc Bích khởi kiện là Công ty TNHH Xuyên Á, nhưng quá trình
giải quyết vụ án Công ty TNHH Xuyên Á đã giải thể nên yêu cầu
thành viên của Công ty trả nợ là chưa đúng vì khoản 3 Điều 99
BLDS 2005 quy định “Khi pháp nhân chấm dứt, tài sản cuea pháp
nhân được giải quyết theo quy định của pháp luật” và khoản 3 Điều
103 BLDS 2005 quy định “Tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự
bằng tài sản của mình”. Căn cứ vào những cơ sở pháp lý trên, ta có
thể xác định được rằng nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa
vụ của Công ty Xuyên Á.
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án sơ thẩm và Tòa cấp
phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.
- Đầu tiên, ta sẽ phải nói đến hướng giải quyết của Tòa án sơ thẩm.
Tòa đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Dịch vụ -
Xây dựng – Thương mại Ngọc Bích do ông Đặng Ngọc Bích làm
giám đốc đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại
Xuyên Á do ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền là
thành viên về hợp đồng mua bán. Buộc ông Phong và bà Hiền trả
cho Công ty Ngọc Bích do ông Đặng Ngọc Bích làm giám đốc với số
tiền vốn là 77.000.752 VND (Bảy mươi bảy triệu bảy trăm năm
mươi hai đồng) và tiền lãi là 30.030.000 VND (Ba mươi triệu không
trăm bao mươi nghìn đồng), tổng cộng tiền vốn và lãi là 107.030.752
VND (Một trăm lẻ bảy triệu không trăm ba mươi nghìn bảy trăm
năm mươi hai đồng). Ngoài ra án còn tuyên về án phí, lãi suất do
chậm thi hành asnm quyền kháng cáo, quyền thi hành án xủa các
đương sự theo quy định của pháp luật. Nhưng Công ty TNHH Xuất
nhập khẩu thương mại Xuyên Á đã giải thể theo thông báo về doanh
nghiệp giải thể ngày 17/3/2014. Vậy mà cấp sơ thẩm không thu thập
chứng cứ làm rõ để xác định lý do giải thể, tài sản của Công ty khi
giải thể và nghĩa vụ về tài sản... của công ty. Bên cạnh đó cấp sơ
thẩm đưa bà Hiền là thành viên của công ty tham gia tố tụng và buộc
bà có trách nhiệm cùng ông Phong trả nợ là chưa đúng theo quy định
của khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 và điểm a khoản 2 Điều 24; khoản
2 Điều 32 của Điều lệ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại
Xuyên Á, hơn nữa vốn góp của bà chỉ 26,05%.
- Từ những sai sót trên, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên
đưa ra quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số
02/2015/KDTM – ST ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Tòa án huyện
Tri Tôn và giao hồ sơ vụ án cho Toàn án huyện Tri Tôn giải quyết.
- Bình luận: Từ hai phiên tòa xét xử trên, ta có thể thấy được nhiều bất
cập trong giải quyết vụ việc trên.
 Thứ nhất là sự thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ để làm
rõ, xác định lí do giải thể, tài sả của Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu Thương mại Xuyên Á.
 Thứ hai, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm: Đưa bà Hiền tham gia
tố tụng nhưng không ra thông báo đưa người tham gia tố tụng
theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các văn bản tố tụng hầu
hết đều xác định bà Hiền với tư cách người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan và quyết định đưa vụ án ra xét xử ngat 15/9/2015
(BL85) thể hiện bà Hiền với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
 Thứ ba, từ những sai lầm trên Công ty TNHH Dịch vụ - Xây
dựng – Thương mại Ngọc Bích bị ảnh hưởng khá nhiều quyền
lợi.
-
3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên
Á đã bị giải thể?
- Thấy rằng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á đã
giải thể theo thông báo về việc doanh nghiệp giải thể ngày
17/03/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang (BL 78).
Nhưng cấp sơ thẩm không thu nhập chứng cứ làm rõ để xác định lý
do giải thể, tài sản của Công ty giải thế và nghĩa vụ về tài sản của
công ty... để giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, công
ty Xuyên Á đã có hành vi cố tình không kê khai các khoản nợ chưa
thanh toán khi làm hồ sơ trả nợ để cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Như vậy, hồ sơ giải thể không đảm bảo tính trung thực, chính xác.
Khoản 3 Điều 104 Luật kinh doag 2014 có quy định:
“Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người
quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh
toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của
người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân
trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể
từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp với Cơ quan đăng kí kinh
doanh.”
Trong trườn hợp này, ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh
Hiền phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ theo quy
định tại Điều 298 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 93 BLDS 2015 là “
Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về
tài sản.”
- Vì đã hủy bản án sơ thẩm, để đảm bảo quyền lợi của mình, Công ty
Ngọc Bích có quyền khởi kiện tiếp tục Công ty Xuyên Á để yêu cầu
bồi thường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Bộ luật dân sự số: 33/2005/QH11 ngày14 tháng 6 năm 2005
của Quốc hội.
2. Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015
của Quốc hội.
3. Luật doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm
2014 của Quốc hội.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
I. Giáo trình:
1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ( 2019), Giáo
trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa
kế (lần 1), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo
trình Những vấn đề chung về Luật dâm sự, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam.
3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng
(2007),
Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia.
II. Báo/ Tạp chí:
1. Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư, “Vấn đề bảo hộ người
mất năng lực hành vi dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lí số
5/2011.

You might also like