You are on page 1of 4

2. Năng lực chủ thể của pháp nhân.

2.2 Năng lực hành vi


2.2.1 Khái niệm
Năng lực hành vi của pháp nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân và năng
lực pháp luật tạo thành tư cách chủ thể của cá nhân.

Dựa vào năng lực quản lý, năng lực tài chính, nguồn nhân lực và các yếu tố khác của
pháp nhân để biết được khả năng thực hiện hành vi của pháp nhân.

Ngoài ra năng lực hành vi của cá nhân còn phụ thuộc vào độ tuổi và nhận thức của
chủ thể

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Cúc sở hữu mảnh đất có giấy tờ hợp pháp. Chị có quyền bán,
tặng cho, hoặc để thừa kế, thế chấp cho bất kỳ người nào mà không ai có quyền ngăn
cản.
2.2.2 Quy định về năng lực hành vi của chủ thể
Năng lực hành vi của chủ thể gồm khả năng thực hiện hành vi của bản thân, thực hiện
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng dùng tài sản của chính mình tự chịu
trách nhiệm về hành vi gồm hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
Năng lực hành vi của cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của đó. Dựa vào khả năng này mà phân biệt: người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ (người thành niên, trừ người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh
khác mà không làm chủ nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); người từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự một phần; người do bị bệnh mà
không thế nhận thức, làm chủ được hành vì của mình là người mất năng lực hành vi
dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực
hành vi dân sự. Những người có năng lực hành vi dân sự một phần, người mất hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự; người không có năng lực hành vi dân sự, muốn tham
gia giao dịch dân sự phải thông qua người giám hộ hoặc được sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật.
2.2.3 Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
a. Năng lực hành vi đầy đủ

Chủ thể là người thành niên có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối
đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ.
Những người này là những người thực hiện giao dịch dân sự, họ có đầy đủ tư cách
chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự
chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên
được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khi tòa án có quyết định về việc
hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì họ mới bị mất năng lực hành vi hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi.
Ví dụ: Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi trở lên có quyền
kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủ
năng lực hành vi.

b. Năng lực hành vi một phần

Năng lực hành vi một phần tức là chủ thể có năng lực hành vi nhưng không đầy đủ.
Người có năng lực hành vi một phần là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy
định. Nghĩa là người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi là người có Năng lực hành vi dân sự
một phần. Họ có thể thực hiện hành vi để tạo ra quyền cà buộc phải chịu những nghĩa
vụ khi tham gia các giao dịch để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp
với lứa tuổi. Người đại diện của những cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố
những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là
vô hiệu. Khi đó tòa án xem xét trong những trường hợp cụ thể để chấp nhận yêu cầu
đó theo quy định tại Điều 125 BLDS năm 2015. Nếu những người đại diện không yêu
cầu toà án xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao dịch đó mặc
nhiên được coi là có hiệu lực.
Những người ở độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 có khả năng tự mình thực hiện các giao
dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần sự đồng ý của người đại diện.
Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại diện thì áp dụng
tương tự như trường hợp vị thành niên nói chung (như di chúc, việc định đoạt tài
sản,...).

c. Không có năng lực hành vi và những người khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi

Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Những người không có năng
lực hành vi thì mọi giao dịch dân sự của người này đều do người đại diện xác lập và
thực hiện. Do người này không đủ năng lực hành vi điều khiển hành vi và hậu quả của
nó.
Theo điều 23 bộ luật dân sự năm 2015 những người có một số đặc điểm sau đây được
tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tòa án chỉ
định người giám hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ: những người có
các yếu tố về thể chất (như sự khuyết thiếu về cơ thể như cá nhân bị câm, mù, điếc
hoặc bị tai nạn liệt người...) hoặc các yếu tố về tinh thần (các cú sốc tâm lý...) mà
không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự; người có yêu cầu của người này, người có quyền và lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan gửi đến toà án; người có kết luận giám định pháp
y tâm thần.

d. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Không có độ tuổi xác định của chủ thể nào hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với
những người đã thành niên thì năng lực hành vi có thể bị hạn chế trên cơ sở những
điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 24 BLDS năm 2015. Năng lực hành vi của
người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành
niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi, mặc dù về hình thức có vẻ giống nhau. Năng lực
hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi luôn được công nhận là năng lực hành
vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định, còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua
toà án theo trình tự tố tụng dân sự và người nghiện ma túy, các chất kích thích khác
dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên
quan, Tòa án có thể tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Quy định này
đóng góp một vai trò to lớn trong xã hội, nhất là trong việc phòng chống các tệ nạn xã
hội. Không những thế việc này còn tác động đến những người vô trách nhiệm với gia
đình và xã hội.

e. Mất năng lực hành vi

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng do một sự kiện, hiện tượng mà mất Năng lực
hành vi thì bị mất năng lực hành vi. Khi đó tất cả các giao dịch dân sự của người này
đều do người đại diện họ xác lập và thực hiện.
=> Ý nghĩa của mức độ năng lực hành vi: các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá
nhân thể hiện khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân chủ thể. Dựa vào
việc xác định các mức độ hành vi dân sự của cá nhân có thể xác định được đầy đủ tư
cách của cá nhân trong các quan hệ dân sự về hành vi do họ thực hiện.

You might also like