You are on page 1of 5

I.

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN


1. Khái niệm và đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Khái niệm: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có
các quyền và nghĩa vụ dân sự
- Đặc điểm:
 Thứ nhất, năng lực pháp luật dan sự của cá nhân là khả năng cá nhân
có các quyền và nghĩa vụ dân sự do Nhà nước quy định trong những
văn bản luật
 Thứ hai, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy đinh
và không bị hạn chế
 Thứ ba, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau
 Thứ tư, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân từ khi sinh ra và chấm
dứt khi cá nhân đó chết
2. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của cá nhân do pháp luật quy định trong
các văn bản pháp luật, cụ thể gồm
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản
 Quyền nhân thân không gắn với tài sản: là quyền thuần túy về tinh
thần, gắn liền với chủ thể, không thể bị định đoạt. Những giá trị nhân
thân này được đánh giá bởi xã hội, nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của
con người như danh lợi, nhân phẩm, uy tín, họ tên... (Điều 26 – Điều
39 BLDS 2015)
 Quyền nhân thân gắn liền với tài sản: đó là những quyền tinh thần của
cá nhân, nhưng có mang lại những lợi ích vật chất nhất đinh cho cá
nhân

II. NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN


1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Điều 19 BLDS 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của
cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”
2. Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Năng lực hành vi dân sự của người thành niên
+ Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên, là những người có năng lực
hành vi dân sự đây đủ trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố mất hoặc tuyên bố
hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm
chủ hành vi
+ Có nhận thức đầy đủ, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, về tâm
sinh lý
 Người này được phép tham gia vào tất cả các giao dịch dân sự và chịu
trách nhiệm đối với chính hành vi của mình, cha mẹ không chịu trách nhiệm
thay cho họ
- Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên
+ Người chưa đủ 18 tuổi
+ Giao dịch dân sự cho người chưa đủ 6 tuổi:
 Do người đại diện xác lập
 Những người nay chưa đủ nhận thức để đánh giá hết giá trị của các
giao dịch cũng như rủi ro pháp lý
 Người đại diện của họ sẽ xác lập thực hiện các giao dịch cho những
người này
+ Người từ đủ 6 tuổi – chưa đủ 15 tuổi:
 Khi thực hiện giao dịch cần sự đồng ý của người đại diện, trừ giao
dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
 Đây là những người có năng lực hành vi dân sự một phần hoặc những
người có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
 Họ có nhận thức và là chủ được những hành vi liên quan đến các giao
dịch đơn giản như ăn, mặc...
 Họ được xác lập giao dịch liên quan đến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
còn các giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng
+ Người từ đủ 15 tuổi – đến chưa đủ 18 tuổi:
 Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên
quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự
theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý
- Cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự
+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc
các bệnh khác mà không thể nhận thức, là chủ được hành vi của mình
 Theo yêu cầu của người có quyền Tòa án ra quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp
y tâm thần
+ Mọi giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật
xác lập, thực hiện
- Người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi
+ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi
dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, hoặc cơ quan tổ
chức, trên cơ sở của giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên
bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ
định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
- Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy hoặc các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể
ra quyết định tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Những người này có thể xác lập các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày, còn các giao dịch khác cần sự đồng ý của người đại diện
+ Những người bị câm, điếc, mù không phải là những người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà họ chỉ bị khiếm khuyết về mặt chất mà thôi

III. TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT


1. Tuyên bố cá nhân mất tích
- Là việc Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố một cá nhân mất tích theo
yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan khi có đủ những điều
kiện luật định
+ Điều kiện về mặt thời gian: Điều 68 BLDS 2015
+ Về mặt thủ tục: phải thông báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện
thông tin đại chung theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự  đảm bảo
sự khách quan, công khai, ngay thẳng
+ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan: những người này có
quyền yêu cầu gửi đến Tòa án, yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân đó mất tích
- Hậu quả pháp lý
+ Về mặt tài sản: tài sản của cá nhân mất tích được giao cho cá nhân, tổ chức
quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 69 BLDS 2015
+ Về mặt nhân thân: khoản 2 Điều 68 BLDS 2015
2. Tuyên bố cá nhân chết
- Là việc Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết theo
yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan khi có đủ điều kiện luật
định
+ Điều kiện về thời gian: Điều 71 BLDS 2015
+ Về mặt thủ tục: người yêu cầu cá nhân chết phải thông báo tìm kiếm công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật tố
tụng dân sự
+ Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
- Hậu quả pháp lý
+ Về mặt tài sản: tài sản được chia cho những người thừa kế của người này
theo quy định của pháp luật thừa kế. Cụ thể nếu trước khi tuyên bố chết
người này có lập di chúc hợp pháp thì chia tài sản theo di chúc, nếu không
thì chia theo quy định của pháp luật về người thừa kế và hàng thừa kế
+ Về mặt nhân thân: Điều 72 BLDS 2015
IV. GIÁM HỘ
1. Khái niệm giám hộ
- Khoản 1 Điều 46 BLDS 2015: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được
luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc
được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là
người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được
giám hộ).”
- Điều kiện để một người đảm nhận việc giám hộ
+ Thứ nhất, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Thứ hai, phải có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
+ Thứ ba, phải là người đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong những tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác
+ Thứ tư, không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con
chưa thành niên
2. Các hình thức giám hộ
- Giám hộ đương nhiên: là loại giám hộ do luật định về người giám hộ,
người được giám hộ cũng như các quyền, nghĩa vụ của người giám hộ trong
quan hệ dân sự
+ Giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên: Điều 52 BLDS 2015
+ Giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự: Điều 53
BLDS 2015
- Giám hộ cử, chỉ định
+ Giám hộ cử: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ
có trách nhiệm cử người giám hộ
+ Giám hộ chỉ định: Tòa án chỉ định người giám hộ
3. Quyền và nghĩa vụ người giám hộ
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm
tuổi: Điều 55 BLDS 2015
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi: Điều 56 BLDS 2015
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Điều 57
BLDS 2015
- Về quyền của người giám hộ: Điều 58 BLDS 2015
4. Thay đổi và chấm dứt giám hộ
- Trong trường hợp người giám hộ không còn đủ các điều kiện làm người
giám hộ theo quy đinh của pháp luật; người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức....: Điều 60 BLDS 2015
- Việc chuyển giao giám hộ: Điều 61 BLDS 2015
- Chấm dứt việc giám hộ: Điều 62 BLDS 2015
* Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ: Điều 63 BLDS 2015

You might also like