You are on page 1of 5

CHƯƠNG 5:

QUAN HỆ PHÁP LUẬT


I. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật:
1. Khái niệm quan hệ pháp luật:
-Là những quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật tương ứng từ
đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật đó và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà
nước.
-QPPL là cơ sở cho việc hình thành nên QHPL, tuy nhiên có những trường hợp mặc
dù không có QPPL điều chỉnh nhưng vẫn có thể hình thành QHPL
VD: Trong qh dân sự, trường hợp các bên không có thỏa thuận và PL không có quy
định thì có thể áp dụng tập quán, án lệ, lẽ công bằng, các nguyên tắc cơ bản của PL
dân sự để điều chỉnh
-Điều 4, bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp này,
theo quy định tại Điều 45 luật Tố tụng dân sự năm 2015: tòa án áp dụng tập quán để
giải quyết trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và PL không có quy
định:
+Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của PL dân sự.
+Đương sự có quyền trích dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có
trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán đó.
+Trường hợp đương sự viện dẫn nhiều tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp
dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự
-Trong trường hợp không thể áp dụng tập quán: Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ
bản của PLDS, án lệ, lẽ công bằng:
+Các nguyên tắc cơ bản của PLDS được quy định tại Điều 3 của BLDS
+Án lệ được tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được
Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố
+Lẽ công bằng: được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa
nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng trong quyền và
nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó

2. Đặc điểm của QHPL:


-Thứ nhất: QHPL trước hết phải là QHXH
+QHXH: là quan hệ giữa người và người. Nó xuất hiện và tồn tại một cách khách
quan với sự xuất hiện và phát triển của xh loài người
+Xét về phạm vi: QHXH > QHPL
+Các QPPL do NN ban hành không thể điều chỉnh được hết các QHXH mới phát sinh
+Không phải mọi QHXH đều là QHPL

-Thứ hai: QHPL là QHXH có ý chí: vì con người luôn tồn tại mục đích khi tham gia
vào QHXH
+Ý chí của các chủ thể tham gia vào QHPL
+Ý chí của NN thể hiện qua cách cư xử bắt buộc mà NN đặt ra nhằm điều chỉnh hành
vi của các bên tham gia QHPL đó

1
Phạm Vũ Quỳnh Hoa – K235042443
-Thứ ba: QHPL là QHXH chịu sự điều chỉnh bởi QPPL:
+Các QHXH chịu sự tác động của nhiều loại QP khác nhau: QPXH, QPPL,...
+QPPL có tính ưu thế nhất vì: nó được NN thừa nhận hoặc ban hành và được bảo đảm
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của NN

-Thứ tư: chủ thể tham gia QHPL có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước
bảo đảm thực hiện:
+Dung hòa lợi ích giữa các bên tham gia QHXH -> NN đặt ra các QPPL để điều chỉnh
cách cư xử của họ
+Cách cư xử do PL quy định được thể hiện cụ thể thành những quyền và nghĩa vụ
pháp lý
+Các bên tham gia phải thực hiện 1 cách đầy đủ, chính xác những quyền & nghĩa vụ
pháp lý mà NN quy định cho họ
+Trong trường hợp vi phạm -> gánh chịu hậu quả bất lợi được NN dự liệu trong phần
chế tài

II. Phân loại QHPL:


(1) Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của QHXH được pháp luật điều chỉnh:
-QHPL dân sự: bình đẳng tự nguyện
-QHPL hành chính:
+NN
+NN và các chủ thể khác
Quan hệ thứ nhất: thành lập, tổ chức, hoạt động của các CQNN, CQHC, công chức,
viên chức. (ví dụ: cắt chức ông nào bà nào đó...)
Quản lý hành chính nhà nước ( xử lý vi phạm hành chính) ví dụ: phạm luật giao
thông,...
-QHPL hình sự: NN ----- thực hiện hành vi tội phạm (Quyền uy - phục tùng)

(2) Căn cứ vào tính chất của chủ thể:


-QHPL công pháp : là QHPL mà ít nhất một bên chủ thể mang quyền lực nhà nước
(quan hệ giữa CQNN với cá nhân, quan hệ giữa CQNN với nhau)
+VD: QHPL hình sự, QHPL hành chính
-QHPL tư pháp: là các QHPL giữa các cá nhân, tổ chức với nhau trong mqh bình đẳng
+VD: qh hợp đồng, qh vợ chồng

(3) Căn cứ vào nội dung:


-QHPL nội dung chứa đựng những ND cần điều chỉnh bằng PL: quan hệ hợp đồng, qh
lao động,...
-QHPL hình thức phát sinh hình thức phát sinh trong quá trình các chủ thể giải quyết
các nội dung pháp lý theo trình tự, thủ tục luật định: QHPL tố tụng dân sự, QHPL tố
tụng hình sự,...

III. Thành phần của QHPL:


-Được cấu tạo bởi 3 yếu tố chính: Chủ thể, khách thể, nội dung

2
Phạm Vũ Quỳnh Hoa – K235042443
1. Chủ thể của QHPL:
-Là các bên tham gia vào QHPL
-Chủ thể có thể là cá nhân & tổ chức
❖ Cá nhân: bao gồm công dân (cá nhân mang quốc tịch của một quốc gia), người nước
ngoài (cá nhân mang quốc tịch của một quốc gia khác với quốc gia mà họ đang sinh
sống) và người không quốc tịch (cá nhân không mang quốc tịch của bất kỳ quốc gia
nào)
-Công dân là phổ biến nhất
-Người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với công dân của QG đó (Vd:
không có quyền bầu cử, ứng cử ĐBQH, ĐBHDND các cấp tại Việt Nam)
-Người không quốc tịch: khả năng tham gia vào các QHPL rất hạn chế

❖ Tổ chức: bao gồm pháp nhân (là những tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện có tư cách
pháp nhân, bao gồm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại), tổ chức
không có tư cách pháp nhân (là những tổ chức không thỏa mãn các điều kiện có tư
cách pháp nhân ví dụ như DN tư nhân)
-Nhà nước được xem là chủ thể đặc biệt của QHPL: tự quy định cho mình các quyền
và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào QHPL
-So với cá nhân thì tổ chức bị hạn chế hơn khi tham gia vào QHPL (Vd; tổ chức
không thể là chủ thể của qh thừa kế theo PL)

-TUY NHIÊN, điều kiện do PL quy định để cá nhân, tổ chức có thể tham gia vào
QHPL được gọi là năng lực chủ thể. Năng lực này bao gồm năng lực pháp luật và
năng lực hành vi:
(1) Năng lực pháp luật: là khả năng cá nhân tổ chức, tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp
lý do NN quy định. Nhà nước thừa nhận năng lực pháp luật cho mọi chủ thể.
=> Năng lực pháp luật của chủ thể không phải là của tự nhiên do chủ thể quy
định mà là thuộc tính pháp lý do NN quy định
-Chủ thể tham gia QHPL một cách thụ động
-Năng lực PL là nền tảng tạo nên tiền đề cho việc thực hiện năng lực hành vi của các
chủ thể bởi lẽ chủ thể chỉ có thể hưởng các quyền khi được PL quy định
❖ Đối với chủ thể là Cá nhân:
-Nguyên tắc hiến định: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
-NN quy định năng lực pháp luật đối với mọi công dân là như nhau
-Phát sinh từ khi sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết (có TH ngoại lệ khi nhận quyền
thừa kế trước khi sinh ra hay có thể bị hạn chế do bị CQNN có thẩm quyền tước bỏ)

❖ Đối với chủ thể là tổ chức: không hạn chế và phát sinh từ thời điểm được thành lập
hợp pháp

(2) Năng lực hành vi: là khả năng cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình tham gia vào
các QHPL để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định
❖ Đối với chủ thể là cá nhân: được xác định căn cứ vào 2 yếu tố:

3
Phạm Vũ Quỳnh Hoa – K235042443
Điều kiện về khả năng nhận thức điều khiển hành vi và tình trạng
Độ tuổi:
thể lực:
-Tùy thuộc -Được xem là có năng lực hành vi đầy đủ khi có thể nhận biết rõ cũng
vào QHPL như kết quả của những hành vi do họ thực hiện:
mà cá nhân +Các cá nhân không thể nhận thức được hành vi của mình do mắc các
tham gia vào chứng bệnh về tâm thần hay bệnh khác gây ảnh hưởng đến khả năng
mà PL quy nhận thức của họ => bị Tòa án tuyên bố mất NL hành vi dân sự (dựa
định độ tuổi trên cs giám định pháp y tâm thần)
phát sinh +Cá nhân bị nghiện ma tý hoặc các chất kích thích khác có hành vi
năng lực phá tài sản gia đình => có thể bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành
hành vi khác vi
nhau +Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi =>
có thể bị tòa án tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+Các cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ => tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào các QHPL

*LƯU Ý: Chỉ những quan hệ có thể được chuyển giao cho người khác
thực hiện theo quy định của PL thì cá nhân mới có thể thực hiện thông
qua người đại diện

❖ Đối với chủ thể là tổ chức: năng lực hành vi được phát sinh kể từ khi thành lập và
chấm dứt khi tổ chức chấm dứt hoạt động
-NLPL và NLHV có cùng thời điểm phát sinh và chấm dứt
-Được thực hiện thông qua người đại diện theo PL của tổ chức
-Người đại diện theo PL của tổ chức có quyền nhân danh tổ chức tham gia vào các
QHPL và làm phát sinh quyền & nghĩa vụ pháp lý cho tổ chức

2. Khách thể quan hệ pháp luật:


-Là những yếu tố thúc đẩy các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật hay là
nhữung yếu tố làm cho các bên chủ thể có mối quan hệ PL với nhau
-Khách thể có thể là lợi ích về vật chất/ tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt
được khi tham gia quan hệ pháp luật
-Khách thể trong QHPL và khách thể trong VPPL là KHÁC NHAU:
+Khách thể trong VPPL là những gì mà PL bảo vệ bị hành vi vi phạm xâm phạm đến

3. Nội dung của QHPL:

4
Phạm Vũ Quỳnh Hoa – K235042443
-Chủ thể phải thực hiện theo cách cư xử được nêu lên trong phần quy định của QPPL
được gọi là các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tổng hợp các quyền & nghĩa vụ pháp lý
này chính là nội dung của QHPL
QUYỀN PHÁP LÝ: NGHĨA VỤ PHÁP LÝ:
-Là pvi giới hạn cách cư xử của các chủ thể -Là cách xử sự mà PL bắt buộc chủ thể trong
được PL cho phép thực hiện khi tham gia vào QHPL phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực
QHPL hiện quyền của chủ thể khác
+Là khả năng xử sự theo cách thức nhất định -Trong TH không thực hiện hoặc thực hiện
mà PL cho phép không đúng hay không đầy đủ -> VI PHẠM ->
+Khả năng yêu cầu các chủ thể khác thực hiện gánh chịu hậu quả bất lợi đã được dự kiến trong
nghĩa vụ pháp lý nhằm thỏa mãn quyền của phần chế tài của QPPL điều chỉnh QHPL đó
mình hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản
trở việc thực hiện các quyền của mình
+Khả năng của chủ thể yêu cầu CQ có thẩm
quyền bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi
có hành vi vi phạm
=> CÓ QUYỀN THỰC HIỆN HOẶC => BẮT BUỘC
KHÔNG
4. Sự kiện pháp lý:
4.1. Khái niệm: là những sự kiện xảy ra trong thực tế đã được pháp luật dự liệu trong
QPPL có tác dụng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL cụ thể

4.2. Phân loại: dựa trên yếu tố lí trí


SỰ BIẾN: HÀNH VI:
-Là sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào -Là những xử sự của con người, phát sinh
ý muốn của chủ quan của con người phụ thuộc vào ý chí của con người. Thể
nhưng lại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hiện dưới dạng:
1 QHPL do đã được PL dự liệu trước (1) Hành động: là cách xử sự chủ động
VD: thiên tai, hạn hán,... (2) Không hành động: là cách xử sự thụ động
-Ngoài ra còn được phân thành:
(1) Hành vi hợp pháp: là khi hành vi phù hợp
với các quy định của PL, không trái với đạo
đức xh
(2) Hành vi bất hợp pháp: khi hành vi trái với
các quy định của PL, các nguyên tắc chung
của PL và vi phạm đạo đức xh

Để một QHPL cụ thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt thì cần thỏa mãn 2 điều
kiện cần và đủ:

QUY PHẠM PHÁP LUẬT, NĂNG LỰC CHỦ THỂ => ĐIỀU KIỆN CẦN
SỰ KIỆN PHÁP LÝ => ĐIỀU KIỆN ĐỦ

5
Phạm Vũ Quỳnh Hoa – K235042443

You might also like