You are on page 1of 6

TUẦN 12 : THỰC HIỆN VÀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT

I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm thực hiện pháp luật :

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành
trong quá trình hiện thực hoá các quy định của pháp luật.

- Các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ pháp luật
- Khi nào thì một cá nhân tổ chức thực hiện quan hệ pháp luật ?
Khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là để thực hiện pháp luật – thực hiện quyền
nghĩa vụ
- Mọi người khi sinh ra là đã tham gia quan hệ pháp luật , không có ai không thực hiện
pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là thực hiện hàng ngày của mỗi người. Nhưng có những quan hệ xã
hội không điều chỉnh, không được điều chỉnh và không cần thiết để điều chỉnh ( những
quan hệ không liên quan đến pháp luật )  ngoài việc thực hiện pháp luật, con người còn
thực hiện các việc làm khác. Ngoài ra, còn có các hành động vi phạm pháp luật ( không
tuân thủ các quy tắc khi tham gia giao thông )  không phải tất cả các việc làm hàng
ngày đều là thực hiện pháp luật .
- Câu hỏi : Tại sao phải thực hiện pháp luật? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

“ Pháp luật tại Nghị viện chỉ là con hổ giấy, pháp luật tại Toà án mới là con hổ
thực”

 sức mạnh của pháp luật nhưng pháp luật chỉ phát huy sức mạnh khi nó được thực hiện. Nghị
viện là nơi ban hành pháp luật và toà án và nơi thực hiện pháp luật
 ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật :
- Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật :
 Các quy định trong pháp luật đi vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của chủ
thể
 Làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự, có điều kiện phát triển mạnh mẽ; các
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức được đảm bảo, bảo vệ, đời
sống xã hội được an toàn
 Những hạn chế khiếm khuyết của pháp luật từ đó được bộc lộ  pháp luật được
hoàn thiện một cách kịp thời.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật :


- Tuân theo pháp luật ( tuân thủ pháp luật ) : là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm
( VD : Đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT ; em tham gia giao thông bằng xe máy, đến ngã
tư có đèn đó em dừng lại )  có điều kiện nhưng phải kiềm chế

- Thi hành pháp luật ( chấp hành pháp luật ) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động buộc phải làm
( VD : Anh A đóng thuế cho cơ quan nhà nước ; Anh B thực hiện việc đi nghĩa vụ quân
sự )

Khi lấy ví dụ cần chỉ rõ chủ thể nếu không chỉ được coi là quy định của pháp luật

- Sử dụng pháp luật ( vận dụng pháp luật ) : là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà nhà nước cho phép ( lựa chọn làm )
( VD : Bạn C trở thành sinh viên K47 Đại học Luật Hà Nội ; một người làm di chúc để lại
tài sản của mình cho những người thừa kế )
Nếu lựa chọn không làm thì chưa phải là thực hiện pháp luật và sử dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật: là hình thức được thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, nhà
chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được NN trao quyền.
( VD : Hoạt động của TAND TP HN xét xử anh A về hành vi trộm cắp tài sản, hoạt động
của UBND chứng thực, xác nhận các giấy tờ )

- Dựa vào các QPPL ( cho phép ,bắt buộc và cấm đoán- tuân thủ )
- Cá nhân thực hiện 3 hình thức PL còn các cơ quan có thẩm quyền có thực hiện 4 hình
thức PL.
- Điều 156 Luật tổ chức và ban hành văn bản quy phạm pháp luật : Áp dụng VBQPPL =
Thực hiện VBQPPL
II. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT :
1. Khái niệm
- Các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc trong cuộc sống của người dân và nhà
nước
- Đặc điểm :
 Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
 Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
 Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng
trường hợp cụ thể
 Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo

 Áp dụng pháp luật là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá quy
phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức trong
các trường hợp cụ thể.
2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia quan hệ pháp
luật mà họ không tự giải quyết được
- Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác
- Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số
quan hệ pháp luật nhất định
- Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó theo
quy định của pháp luật
3. Các giai đoạn trong quy trình áp dụng pháp luật
- Một là phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết thực tế đã xảy ra
- Lựa chọn QPPL để áp dụng
- Ra quyết định áp dụng PL
- Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng PL ( dưới hình thức áp dụng VBADPL )
 Văn bản áp dụng PL là văn bản do chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban
hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ
pháp lí của các cá nhân, tổ chức cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước
đối với các chủ thể bị áp dụng
 Văn bản áp dụng PL khác với văn bản QPPL ở chỗ quy định xác định rõ ràng cụ
thể tên tuổi của các cá nhân và tổ chức được áp dụng PL.
 Văn bản áp dụng pháp luật có các đặc điểm :
o Do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp
luật ban hành
o Chứa đựng những quyết định cá biệt, nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ
hay trách nhiệm pháp lí đối với cá nhân, tổ chức cụ thể trong từng trường
hợp cụ thể
o Được áp dụng một lần trong thực tế đối với các cá nhân và tổ chức cụ thể
mà nội dung của văn bản đã đề cập tới
o Được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy đình và
thường có mẫu sẵn
- Câu hỏi : Nguyên tắc lựa chọn QPPL để áp dụng ? ( đọc kĩ điều 156 Luật ban hành
VBQPPL năm 2015
4. Áp dụng pháp luật tương tự

Là hoạt động giải quyết các vụ việc cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền khi không có các quy
phạm pháp luật trưc tiếp để điều chỉnh vụ việc đó.

- Tại sao phải áp dụng pháp luật tương tự ? Là khi trên thực tế, nhà nước trong quá trình
xây dựng pháp luật luôn cố gắng dự liệu trước những điều kiện và hoàn cảnh có thể xảy
ra  đặt ra các QPPL phù hợp để điều chỉnh hành vi con người. Xã hội phức tạp cùng
các QHXH đa dạng  Nhà nước không thể dự liệu hết được những tình huống đó.
- Có hai loại áp dụng :
 Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật : giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên
cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống với
vụ việc cần giải quyết
 Áp dụng tương tự pháp luật ( khác văn bản QPPL ) : tập quán pháp ,tiền lệ pháp,
hợp đồng, ý thức của nhà chức trách,.. // giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể
trên cơ sở những nguyên tắc chung của pháp luật hiện hành, ý thức pháp luật, kết
hợp với các quy phạm xã hội khác .
- Áp dụng pháp luật tương tự cần đảm bảo :
 Nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan, bảo đảm trật tự và an toàn
xã hội
 Xác định chắc chắn không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp quy định cho
trường hợp cần giải quyết
 Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống
với vụ việc cần giải quyết hoặc xác định được những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật, quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng.. để tiến hành áp dụng pháp luật tương tự.

III. GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT.


- Khi nào phải giải thích pháp luật ? Khi có nhu cầu
 Khi tìm hiểu nghiên cứu học tập về pháp luật, gặp phải các quy định PL không rõ
nghĩa, khó mường tượng
 Khi thực hiện và áp dụng pháp luật

- Khái niệm : Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng và ý nghĩa của QPPL;
bảo đảm cho pháp luật được nhận thức và thực hiện đúng đắn, thống nhất

- Ai là người giải thích pháp luật ? Bất kì ai , chú ý đến chủ thể có thẩm quyền, được trao
cho thẩm quyền giải thích
- Các hình thức giải thích pháp luật : dựa vào chủ thể giải thích chia ra làm 2 loại
 Giải thích chính thức : giải thích của các chủ thể có thẩm quyền bao gồm : chính
cơ quan đã ban hành ra quy định PL đó ; chủ thể khác được PL trao quyền giải
thích ;chủ thể được uỷ quyền được giải thích một cách hợp pháp ; chủ thể áp dụng
pháp luật ( chủ yếu là Toà án – cơ quan áp dụng pháp luật ) . Tính chất của giải
thích chính thức có giá trị pháp lý và có giá trị bắt buộc
o Thể hiện dưới hình thức văn bản giải thích pháp luật
o Nội dung giải thích có tính quy phạm hoặc tính cụ thể
 Giải thích không chính thức : là giải thích của tất cả các chủ thể còn lại ( còn lại là
những chủ thể được giải thích ) ; mang tính quảng đại thần chúng
- Phương pháp giải thích :
 Phương pháp giải thích theo văn phạm
 Phương pháp giải thích hệ thống
 Phương pháp giải thích logic
 Phương pháp giải thích chính trị lịch sử

QUAN HỆ PHÁP LUẬT


1. Khái niệm quan hệ pháp luật
- Nhận diện qua ví dụ ? ( quan hệ giữa em với nhà trường có phải quan hệ pháp luật
không? Vì sao )
- Ý nghĩa của việc quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh?
2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật
- Chủ thể ( ai ? điều kiện ? )
- Bộ phận nội dung
- Khách thể
3. Sự kiện pháp lý
- Là gì ? Lấy ví dụ
- Phân loại
Có phải tất cả các quan hệ được pháp luật điều chỉnh đều là quan hệ pháp luật hay không

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT


1. Khái niệm và các hình thức của thực hiện pháp luật ( lấy ví dụ ? )
- Tuân thủ
- Thi hành ( bố mẹ đi làm giấy khai sinh cho con )
- Sử dụng
- Áp dụng
2. Áp dụng pháp luật
- Ví dụ : Hoạt động của UBND cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ
 Hoạt động của CSGT xử lý người vi phạm giao thông
 Hoạt động của trường DH Luật trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên
- Khái niệm  ví dụ ?
- Các trường hợp cần áp dụng pháp luật?
- Các bước của áp dụng pháp luật? ( 4 bước )
 Phân tích tình huống sự việc cần áp dụng
 Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng ( nguyên tắc lựa chọn )
 Ban hành quyết định áp dụng pháp luật ( văn bản áp dụng pháp luật với quyết
định áp dụng pháp luật có mối liên hệ gì với nhau ? )
 Tổ chức thực hiện pháp luật
3. Áp dụng pháp luật tương tự
- Lý do phải áp dụng?
- Các hình thức của ADPL tương tự ?
4. Giải thích pháp luật – Khi nào cần giải thích
- Các hình thức của GTPL ?

You might also like