You are on page 1of 35

Pháp Luật Đại Cương

THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT
Nhóm 5
Thành Viên
1. Mai Lê Thu Duyên
2. Nguyễn Thị Xuân Thùy
3. Nguyễn Hoàng Bảo Quyên
Nội Dung Bài Học
01 02

Khái Niệm Các Hình Thức


Thực Hiện Pháp Luật

03 04

Áp Dụng Pháp Luật Củng Cố Và Câu hỏi


01
KHÁI NIỆM
1.1 Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục tiêu nhằm thực
hiện các quy định của pháp luật, làm cho họ đi vào cuộc
sống, trở thành những người thực hiện pháp luật của các
chủ thể pháp luật.
Pháp luật quy định Nam từ đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản thực hiện nghĩa vụ nộp
sự, nên K đã chủ động, tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự sau thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo của
khi kết thúc thời gian học cấp 3. Cơ quan thuế.
1.2 Đặc Điểm
+ Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, có
nghĩa là hành vi phù hợp với quy định, yêu cầu
của pháp luật.
+ Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của con
người.
+ Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của chủ
thể có năng lực hành vi pháp luật
02
CÁC HÌNH THỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Các hình thức thực hiện pháp luật

Tuân Thủ Thi hành Sử Dụng Áp dụng


Pháp Luật pháp luật Pháp Luật pháp luật
2.1 Tuân Thủ Pháp Luật
Tuân thủ pháp luật: Chủ thể pháp luật (cá nhân, tổ chức) không làm
những việc mà pháp luật cấm.

Ví dụ: Không vi phạm các quy định luật an


toàn giao thông khi tham gia giao thông, không
sử dụng ma túy, không trộm cắp tài sản, không
nhận hối lộ,không thực hiện hành vi lừa đảo,
không lái xe trong tình trạng say rượu,vv…
2.2 Thi hành Pháp luật
Thi hành pháp luật: chủ thể pháp luật (cá nhân, tổ chức) thực hiện đầy đủ những nghĩa
vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Ví dụ: thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện


nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích,
nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha
mẹ khi già yếu, thực hiện nghĩa vụ vợ chồng,
con cái trong thời kỳ hôn nhân,…
2.3 Sử Dụng Pháp Luật
Sử dụng pháp luật: chủ thể pháp luật (cá nhân, tổ chức) sử dụng đúng đắn các quyền
của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm

Ví dụ: Công dân có quyền đi lại


trong nước, ra nước ngoài và từ
nước ngoài trở về nước theo
quy định của pháp luật, công dân có
quyền được học tập, quyền được
sống và quyền được bảo vệ quyền
riêng tư cá nhân….
2.4 Áp Dụng Pháp Luật
Áp dụng pháp luật: chủ thể pháp luật (cơ quan, công chức nhà nước có
thẩm quyền) căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định phát sinh, chấm dứt hoặc thay
đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Ví dụ:
● Công dân đến UBND để đăng ký kết
hôn à cán bộ UBND xem xét cấp
giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là
áp dụng pháp luật.
● Hai vợ chồng mong muốn ly hôn vì
không thể hoà hợp.Toà đã căn cứ quy
định pháp luật để ra quyết định ly
hôn và các quyền lợi liên quan,...
03

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT


3.1. Những trường hợp cần áp dụng pháp
luật
- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp
dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.
Ví dụ:
+ Cảnh sát giao thông ra quyết định
xử phạt người vi phạm pháp luật giao
thông.
+ UBND ra quyết định xử phạt
người có hành vi làm mất trật tự an
ninh xã hội.
3.1. Những trường hợp cần áp dụng pháp
luật
- Khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
Ví dụ: Việc đăng ký kết hôn, đăng ký ly hôn, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử,..
3.1. Những trường hợp cần áp dụng pháp
luật
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật
mà các bên không tự giải quyết được.
Ví dụ: Trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng lao động,...
3.1. Những trường hợp cần áp dụng pháp
luật
- Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm
tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại
của một số sự việc, sự kiện thực hiện thực tế nào đó.

Ví dụ: Việc công chứng/chứng thực


di chúc, tuyên bố người mất tích,
tuyên bố một người bị mất năng lực
hành vi dân sự,...
3.2 Đặc điểm của áp dụng pháp luật
- Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
- Là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật
quy định.
- Là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể với quan hệ
xã hội xác định.
- Là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo nằm trong khuôn khổ
của pháp luật.
3.3 Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật
- Văn bản áp dụng pháp luật là hình thức thể hiện chính thức và chủ yếu của hoạt động áp dụng
pháp luật.
- Nội dung: Chứa đựng những quy tắc xử sự cụ thể trong trường hợp nhất định.
- Chủ thể ban hành: Cơ quan, cá nhân nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội được nhà nước
ủy quyền.
- Hiệu lực văn bản: Thời gian ngắn theo vụ việc.
- Hình thức pháp lý: Bản án, quyết định,... áp dụng cho 1 đối tượng cụ thể.
- Giá trị: Là căn cứ pháp lý quan trọng làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ cụ thể của chủ thể trên thực tế.
3.3 Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật
- Đặc điểm:
+ Do cơ quan nhà nước, quan chức, công chức có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà
nước trao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.
+ Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cá biệt cụ thể.
+ Phải hợp pháp ( có căn cứ pháp lý ) và phù hợp với thực tế.
+ Phải được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định như bản án,
quyết định, lệnh,...
+ Là một yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, nếu thiếu nó,
nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được.
3.3 Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật
Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, có thể chia thành 2 loại:

+ Văn bản
xác định quyền và
nghĩa vụ
pháp lý theo
hướng tích cực.
3.3 Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật
+ Văn bản bảo vệ pháp luật.
PHÂN BIỆT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
Khái niệm Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá
theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời
định của Pháp luật. sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

Phạm vi áp dụng Đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi Chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được
điều chỉnh xác định đích danh trong văn bản

Thời gian có Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc
hiệu lực phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Cơ sở để ban hành Cơ sở ban hành dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản Cơ sở ban hành thường dựa vào ít nhất một văn bản
quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của
cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật
hiện tại không là nguồn của luật

Tên gọi, hình thức Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành được xác định là Hiện chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức
và chủ thể một trong 15 loại văn bản do các cá nhân, tổ chức có thể hiện; các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có
ban hành thẩm quyền theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều
phạm pháp luật năm 2015 ban hành, và có thể thấy hơn.
thường do tập thể ban hành nhiều hơn
3.4 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật

Tổ chức
Phân tích Lựa chọn
Ra thực
đánh giá QPPL phù
văn bản hiện văn
đúng, hợp và
ADPL bản
chính xác phân tích
ADPL
3.4 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
3.4.1. Phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra.

● Xác định đặc trưng pháp lý của sự việc.


● Xác định chủ thể có thẩm quyền áp dụng
pháp luật đối với trường hợp đó.
● Nghiên cứu khách quan, toàn diện, đầy đủ
những tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự
việc.
● Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ
tục gắn với mỗi loại vụ việc.
3.4 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
3.4.2 Lựa chọn QPPL phù hợp và phân tích, làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của QPPL đối với trường hợp
cần áp dụng.
● Lựa chọn đúng QPPL cho trường hợp cần áp
dụng.
● Quy phạm được lựa chọn phải đang có hiệu
lực và không mâu thuẫn với các văn bản QPPL
khác.
● Xác định tính chính xác của QPPL đã lựa
chọn.
● Nhận thức đúng, chính xác nội dung, tư tưởng
của QPPL và chủ trương, chính sách của nhà
nước.
3.4 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
3.4.3 Ra văn bản ADPL:

- Đây là giai đoạn quan trọng nhất.


- Yêu cầu ban hành:
+ Đảm bảo tính hợp pháp
+ Có căn cứ và cơ sở pháp lý
+ Có cơ sở thực tế
+ Phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế
3.4 Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
3.4.4. Tổ chức thực hiện văn bản ADPL:

● Đây là giai đoạn cuối cùng.


● Cần tiến hành các hoạt động có tính chất tổ
chức, kỹ thuật đảm bảo về mặt vật chất, kỹ
thuật cho việc thực hiện
đúng đắn văn bản ADPL đã được
ban hành và có hiệu lực ban hành.
3.5 Áp Dụng Pháp Luật Tương Tự
- Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm
quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều
chỉnh vụ việc đó
- Điều kiện để áp dụng pháp luật tương tự ( theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Dân sự
năm 2015 ) :
• Phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự;
• Không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
• Không có tập quán tương thích và các bên không có thỏa thuận.
• Có quy phạm pháp luật khác điều chỉnh quan hệ tương tự với
quan hệ cần điều chỉnh
3.5 Áp Dụng Pháp Luật Tương Tự
- Không áp dụng tương tự pháp luật trong lĩnh vực hình sự

Theo Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017,

“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.”

=> Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi Bộ luật Hình sự có

quy định. Nếu không có quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh

thì hành vi đó không được coi là tội phạm


3.5 Áp Dụng Pháp Luật Tương Tự
- Áp dụng pháp luật tương tự có hai loại:
+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật
+ Áp dụng tương tự pháp luật
1. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật:
- Là hoạt động giải quyết một sự việc thực tế cụ thể nào đó chưa có QPPL điều
chỉnh trên cơ sở QPPL điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần
2. Áp dụng tương tự pháp luật:
- Là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có
thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật,
ý thức pháp luật và lẽ công bằng giống như sự việc đó
04

CỦNG CỐ VÀ CÂU HỎI

You might also like