You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Pháp luật đại cương Số báo danh: 89
Mã số đề thi: 20 Nhóm: 6
Ngày thi: 03/06/2021 Lớp:2109TLAW0111
Số trang: 05 Họ và tên: Trần Thị Hồng Vân

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1:
…….………………………......

GV chấm thi 2:
…….………………………......

BÀI LÀM

CÂU 1: Áp dụng pháp luật là gì ? Hãy so sánh áp dụng pháp luật với các hình thức thực
hiện pháp luật khác ? Cho ví dụ cụ thể về các trường hợp thực hiện pháp luật khác nhau
và phân tích rõ vì sao anh(chị) cho rằng trường hợp đó thuộc loại hình thức thực hiện
pháp luật đã chọn ?

1. Áp dụng pháp luật : là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các chủ
thể có thẩm quyền tiến hành, thông qua những trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy
định, nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể, đối
với cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, nhưng đây là một
hình thức thực hiện pháp luật rất đặc thù, bởi vì chỉ có áp dụng pháp luật mới làm cho
pháp luật được thực hiện triệt để trong thực tế đời sống. Trên thực tế, nhiều trường hợp,
nếu thiếu sự tác động, can thiệp của Nhà nước thì các chủ thể không thực hiện được hoặc
thực hiện không đầy đủ các quy phạm pháp luật. Xét về bản chất, áp dụng pháp luật là
quá trình thể chế hóa quyền lực nhân dân và ý thức nhà nước thông qua cơ chế điều chỉnh
pháp luật trên thực tế. Như vậy, áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp
luật, vừa là một biện pháp đảm bảo cho pháp luật thực hiện trong thực tế.

Họ tên SV/HV: Trần Thị Hồng Vân - Mã LHP: 2109TLAW0111 Trang 1/5.
2. So sánh áp dụng pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật khác :

*Điểm giống:
- Các hình thức trên đều thuộc các hình thức thực hiện pháp luật.
- Đều là một quá trình hoạt động có mục đích, nhằm thực hiện hóa các quy định của
pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những
hành vi thực tế , hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

*Điểm khác:

STT Tiêu Tuân thủ Thi hành pháp Sử dụng Áp dụng pháp
chí pháp luật luật pháp luật luật

1 Khái Chủ thể pháp Chủ thể pháp Chủ thể pháp Cán bộ, cơ quan
niệm luật kiềm chế luật chủ động luật thực hiện nhà nước có
mình để không thực hiện điều điều mà pháp thẩm quyền tổ
thực hiện điều pháp luật yêu luật cho phép. chức cho các
pháp luật cấm. cầu. chủ thể khác
thực hiện quyền
hoặc nghĩa vụ
do pháp luật quy
định.

2 Bản Là việc thực “Hành vi hành Được thể hiện Các chủ thể lựa
chất hiện pháp luật động” được thực dưới hình chọn xử sự
mang tính chất hiện một cách thức “hành vi những điều pháp
thụ động và thể chủ động và tích hành động” luật cho phép.
hiện dưới dạng cực. và “hành vi Đó có thể là
“hành vi không không hành “hành vi hành
hành động”. động” tùy động” hoặc
theo pháp luật “hành vi không
cho phép. hành động” tùy
quy định pháp
luật cho phép.

Họ tên SV/HV: Trần Thị Hồng Vân - Mã LHP: 2109TLAW0111 Trang 2/5.
3 Chủ thể Mọi chủ thể Mọi chủ thể Cán bộ, cơ Mọi chủ thể
thực quan nhà
hiện
nước có thẩm
quyền.

4 Hình Thường được Thường được Thể hiện ở tất Thường được
thức thể hiện dưới thể hiện dưới cả các loại thể hiện dưới
thể hiện hình thức cấm hình thức quy quy phạm hình thức quy
đoán. phạm bắt buộc. khác nhau do phạm trao
nhà nước có quyền.
nghĩa vụ cũng
như quyền
hạn tổ chức
cho các chủ
thể khác thực
hiện pháp
luật.

5 Tính Mang tính bắt buộc thực hiện, theo đó, chủ thể Chủ thể thực
bắt phải thực hiện theo những quy định của pháp luật hiện theo ý chí
buộc mà không có sự lựa chọn khác. của mình mà
không có sự ép
buộc thực hiện.

6 Ví dụ Pháp luật cấm Pháp luật quy Khi cho rằng Khi A và B xảy
hành vi mua, định về nghĩa vụ quyền và lợi ra tranh chấp về
bán dâm. đóng thuế thu ích hợp pháp mua bán tài sản,
Do đó, “không nhập cá nhân/ của mình bị B A khởi kiện B.
thực hiện hành thuế thu nhập xâm phạm, A Khi đó, tòa án
vi mua, bán doanh nghiệp. có quyền khởi đó có trách
dâm” được kiện B ra tòa nhiệm xem xét
Do đó, nếu
xem là tuân thủ án vì pháp và thụ lý đơn
không thuộc
pháp luật. luật trao cho khởi kiện của A.
trường hợp miễn
A quyền được
thuế/đối tượng Theo đó, tòa án
khởi kiện B
không chịu thuế được xem là cơ
ra tòa án có
thì chủ thể đóng quan “áp dụng
6

Họ tên SV/HV: Trần Thị Hồng Vân - Mã LHP: 2109TLAW0111 Trang 3/5.
thuế được xem thẩm quyền. pháp luật”
là “thi hành
Khi đó, A
pháp luật”.
được xem là
đang “sử
dụng pháp
luật”.

CÂU 2: Tóm tắt đề bài:

Anh A, chị B là vợ chồng, có tài sản chung là 2,4 tỷ.

Có hai con là C ( sinh năm 1998) và D (sinh năm 2003)

Hai anh chị đã ly thân.

01/01/2018, anh A bị tai nạn lao động. tưởng mình không qua khỏi nên anh đã để lại di
1 1
chúc miệng, chia tài sản cho C và tài sản còn lại cho bà K là mẹ của anh.
2 2

Nhưng sau đó anh vẫn khỏe mạnh.

01/12/2018, anh A bị nhồi máu cơ tim, chết đột ngột không để lại di chúc.

1) Chia di sản của anh A trong trường hợp này.

Theo khoản 2, điều 629, BLDS 2015, sau 3 tháng từ thời điểm lập di chúc miệng nếu
người lập di chúc còn sống thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Vậy trong trường
hợp trên, di chúc miệng của anh A khi đó bị hủy bỏ.

Anh A lúc này chết không để lại di chúc, nên tài sản của anh A được chia theo quy
định của pháp luật. ( điều 650, BLDS).

Theo pháp luật, anh A với chị B chỉ ly thân nên chị A vẫn được hưởng thừa kế.

Hàng thừa kế thứ nhất là chị B, C, D và bà K.


2,4
Ta có: di sản của anh A là: = 1,2 tỷ
2

Họ tên SV/HV: Trần Thị Hồng Vân - Mã LHP: 2109TLAW0111 Trang 4/5.
Phần di sản này sẽ được chia đều cho 4 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất ( Điều 651)
1,2
 Chị B = C = D = Bà K = = 0,3 tỷ = 300 triệu
4

Vậy: Chị B = C = D = Bà K = 300 triệu

2) Giả sử anh A chết ngay sau khi phẫu thuật ở bệnh viện thì di sản sẽ được chia
như sau.

Lúc này, Theo Khoản 2, Đ629 thì di chúc miệng của anh A được coi là hợp pháp.
1 1
Theo di chúc miệng, anh A để lại tài sản cho C và tài sản còn lại cho bà K là
2 2
mẹ của anh.
Tuy nhiên, theo điều 644, BLDS, thì chị B và D thuộc vào trường hợp người thừa
2
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên những người này được hưởng của
3
một suất thừa kế theo pháp luật.

*Giả sử vẫn chia theo di chúc miệng:

1,2
 K= C = = 0,6 tỷ = 600 triệu
2
 B = D = 0 đồng (I)

*Nếu chia theo điều 644:

Ta có, một suất thừa kế theo luật = 1,2 : 4 = 0,3 tỷ = 300 triệu.
2
 Chị B = D = 300 × = 200 triệu. (II)
3

Số tiền còn lại được chia đều cho C và Bà K

1,2−0,2 ×2
 C = Bà K = = 0,4 tỷ = 400 triệu
2

So sánh giữa (I) và (II), ta thấy (II) > (I) nên di sản được chia theo điều 644.

Vậy ta có:

Chị B = D = 200 triệu

C = Bà K = 400 triệu.

--HẾT--
6

Họ tên SV/HV: Trần Thị Hồng Vân - Mã LHP: 2109TLAW0111 Trang 5/5.

You might also like