You are on page 1of 6

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Hoa Đăng

Họ và tên: Lê Nghi Bình


MSSV: 46.01.701.013
Lớp học phần: 2011POLI190312
Đề bài: Trình bày về thực hiện pháp luật và Phân
biệt các hình thức thực hiện pháp luật.
1) Trình bày về thực hiện pháp luật.
Khái niệm:
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của
pháp, luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các tập thể pháp luật.
Nói cách khác, thực hiện pháp luật là đưa pháp luật vào cuộc sống, vào thực tiễn hoạt động.

Đặc điểm:
- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Ví dụ: Hành vi không xả rác bừa bãi nơi công cộng.  Thực hiện pháp luật phù hợp với
Luật Bảo vệ môi trường.

- Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế.

Ví dụ: Đăng kí giấy phép kinh doanh của các cơ sở kinh doanh  Thực hiện pháp luật về
Kinh doanh theo quy định trong luật Thương mại,.. được thực hiện trên thực tế.

- Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể (cơ quan Nhà nước, các tổ chức - xã
hội và công dân) với nhiều cách thức khác nhau ( hành động hoặc không hành động).

Ví dụ:

 Trên đường phố, mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy
định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
 Công dân khi sử dụng xe ô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy đều đội mũ bảo hiểm.

 Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.

 Nam từ đủ 18 tuổi đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.


 Công ty A nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn theo thông báo của Cơ
quan thuế.
2) Các hình thức thực hiện pháp luật
TIÊU
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
CHÍ

PHÂN
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THI HÀNH PHÁP LUẬT SỬ DỤNG PHÁP LUẬT ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
BIỆT

Là Nhà nước tổ chức

Là những hành vi kìm cho các chủ thể thực


Là các hình thức xử sự Là hình thức chủ thể
chế (xử sự thụ động), hiện các quy định của
Khái tích cực khi các chủ thể thực hiện quyền của
không làm những gì pháp luật.
niệm thực hiện nghĩa vụ do mình để pháp luật cho
pháp luật không cho  Hình thức quan
pháp luật quy định. phép.
phép hoặc ngăn cấm. trọng trong việc thực

hiện pháp luật.

Loại
QPPL cấm đoán QPPL bắt buộc QPPL cho phép Tất cả QPPL
QPPL

Loại

hành Hành động hoặc không


Không hành động Hành động Hành động
vi thực hành động
hiện

Chủ

thể Cán bộ, cơ quan nhà


Mọi chủ thể
thực nước có thẩm quyền
hiện

Ví dụ Không nhận hối lộ; Thực hiện nghĩa vụ quân công dân có quyền kết cán bộ UBND xem xét

không sử dụng chất ma sự; nghĩa vụ đóng thuế và hôn; có quyền đi lại cấp giấy chứng nhận

túy; không thực hiện lao động công ích; nghĩa trong nước, ra nước đăng ký kết hôn của
ngoài và từ nước

ngoài trở về nước;

quyền tự do ngôn

luận; quyền tự do tín


hành vi lừa đảo; không
ngưỡng, tôn giáo;
vượt đèn đỏ; không lái công dân; Cảnh sát
vụ tôn trọng và bảo vệ tài quyền tự do kinh
xe trong tình trạng say giao thông ra quyết
sản của Nhà nước và lợi doanh theo quy định
rượu; không đua xe, lạng định xử phạt vi phạm
ích công cộng; nghĩa vụ của pháp luật; công
lách, đánh võng; không hành chính đối với
chăm sóc cha mẹ ông bà dân có quyền khiếu
tự tiện chặt phá rừng; người đi vào đường
khi già yếu; nại; quyền tố cáo với
không săn bắt động vật ngược chiều.
cơ quan Nhà nước có
quý hiếm;..
thẩm quyền về những

việc làm trái pháp luật

của cơ quan Nhà

nước;…
3) Áp dụng pháp luật
a) Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Là hoạt động mang tính quyền lực nhà


Là hoạt động mang tính sáng tạo.
nước.

Là hoạt động có thủ tục chặt chẽ được Là hoạt động mang tính cá biệt cho
pháp luật quy định. từng quan hệ xã hội nhất định.

b) Các trường hợp áp dụng pháp luật


 Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể pháp luật không mặc nhiên phát
sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.

Ví dụ: Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân muốn nghỉ hưu đối với Nam từ đủ 60
tuổi, Nữ từ đủ 55 tuổi.

 Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ
pháp luật mà các bên không thể tự mình giải quyết được.

Ví dụ: Khi các thành viên trong gia đình tranh chấp về tài sản thừa kế, nếu có yêu cầu
của một trong hai bên thì Tòa án sẽ giải quyết

 Khi cần áp dụng những chế tài đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Một nhóm người trao đổi buôn bán bằng cấp, giấy tờ giả như: bằng tốt nghiệp cấp
3, đại học, các chứng chỉ tiếng anh,… bị công an phát hiện và xử phạt vi phạm hành
chính  căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt.

 Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng, Nhà nước cần tham gia để kiểm tra,
giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hoặc Nhà nước xác
nhận sự tồn tại hay không tồn tại một sự kiện thực tế cụ thể nào đó.

Ví dụ: Tòa án tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích; công chứng hợp đồng mua bán
nhà; chứng thực thế chấp; hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết,…
c) Quá trình áp dụng pháp luật
 Phân tích, đánh giá điều kiện, hoàn cảnh, tình tiết của sự việc thực tế.

 Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nội dung của quy
phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng.

 Ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

 Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đã ban hành.

HẾT

You might also like