You are on page 1of 71

CHƯƠNG 2

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT

TS. Nguyễn Thu Trang

Khoa Luật – ĐH.KTQD

nguyenthutrang@neu.edu.vn
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

• Bản chất và đặc điểm chung của pháp luật

• Quy phạm pháp luật

• Quan hệ pháp luật

• Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật

• Ý thức pháp luật

• Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

• Pháp chế xã hội chủ nghĩa


PHÁP LUẬT LÀ GÌ?

PHÁP LUẬT RA ĐỜI KHI


NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?

• Là những quy tắc xử sự?

• Do Nhà nước ban hành?

• Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà
nước?
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT
¢ Trong xã hội cộng sản nguyên thủy
— chưa có Pháp luật

— duy trì trât tự xã hội bằng: phong tục, tập quán, đạo đức,
các tín điều tôn giáo

¢ Cuối thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ


— thị tộc tan rã à hình thức tổ chức xã hội mới ra đời

— mâu thuẫn mới à các quy tắc xử sự cũ không thể điều


hòa được à quy tắc xử sự mới

¢ Nhà nước ra đời à ban hành pháp luật


Nguyên à Chính là nguyên nhân hình thành Nhà
nhân
nước

KẾT Tính à là những hiện tượng xã hội, có tính khách


chất quan, và đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp
LUẬN
và đấu tranh giai cấp

Mối quan à Ra đời đồng thời; tồn tại, phát triển và


hệ
tiêu vong gắn liền với nhau
BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT

à Chính là bản chất của Nhà nước

- Tính giai cấp

- Tính xã hội
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Nhà Pháp
nước luật
KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT

¢ Là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc


chung

¢ Do Nhà nước ban hành


¢ Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

¢ Thể hiện nhu cầu tồn tại xã hội

¢ Điều chỉnh các quan hệ xã hội


Tính giai
cấp

Tính nhà Đặc điểm Tính xã


nước chung hội

Tính quy
phạm
THẢO LUẬN

¢ Sự giống nhau, khác nhau giữa pháp luật với các


quy tắc xử sự khác?

¢ Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy tắc xử sự


khác?
CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT

Điều chỉnh quan hệ xã hội

Bảo vệ quan hệ xã hội

Giáo dục
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

Là công cụ quản lý xã hội của Nhà


nước

Là cơ sở để thực hiện quyền lực Nhà


nước

Là công cụ thực hiện quyền làm chủ


của nhân dân

Là công cụ để thực hiện đường lối


chính sách của Đảng
QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Quy tắc xử sự = Quy phạm

Quy phạm xã hội Quy phạm kỹ thuật


Quy tắc xử sự à quan hệ xã hội Quy tắc sử xự à quan hệ giữa con
• Quy phạm pháp luật người với tự nhiên, môi trường
• Quy phạm đạo đức
• Quy phạm đoàn thể
• Quy phạm tôn giáo
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QPPL

Các quy phạm xã


hội khác

Hệ thống các quy


phạm pháp luật

Pháp luật
QUY PHẠM NÀO LÀ QPPL?
1. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được Quốc hội thông qua
ngày 18/6/2009.

2. Xử phạt ông Nguyễn Văn A 150.000 đồng vì có hành vi không đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy.

3. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực
hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng
viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng, qua thực tiễn chứng tỏ là
người ưu tú được nhân dân tín nhiệm đều có thể được xét kết nạp vảo
Đảng.

4. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong luật,
hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu
cầu quản lý nhà nước.
CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Chế tài Giả định

Quy định
GIẢ ĐỊNH?

¢ Là bộ phận nêu rõ điều kiện, hoàn cảnh và đối


tượng được điều chỉnh bởi QPPL.

àTrong những hoàn cảnh nào, khi nào thì áp


dụng QPPL đó?
Ví dụ
QUY ĐỊNH?
¢ Là bộ phận nêu ra hành vi xử sự khuôn mẫu mà chủ thể
trong giả định phải tuân theo.
à Khi gặp hoàn cảnh mà giả định nêu, thì chủ thể phải làm gì,
hay được làm gì, hay không được làm gì?

à Cách xử sự mà Nhà nước yêu cầu trong QPPL này là gì??

Ví dụ

Theo tính chất à 3 loại quy định: quy định mệnh lệnh, quy định
tùy nghi, quy định giao quyền
CHẾ TÀI?
¢ Là bộ phận nêu rõ hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể
trong giả định sẽ phải gánh chịu nếu không xử sự đúng
như hành vi khuôn mẫu trong phần quy định.
à Chủ thể không thực hiện đúng yêu cầu của QPPL phải chịu hậu
quả bất lợi nào? Ví dụ

è Thể hiện tính chất cưỡng chế của QPPL

Theo tiêu chí ngành luật à có 4 loại chế tài: chế tài hình sự,
chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự
VÍ DỤ
1. “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không
cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Khoản 1 Điều 132
BLHS 2015

2. “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những


ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Điều 33 Hiến
pháp 2013
1 2 3
NỘI DUNG CỦA CÁC LOẠI CHẾ TÀI
Chế tài hình sự
• Hình phạt chính
• Hình phạt bổ sung

Chế tài hành chính (Hình thức xử lý VPHC)


• Hình thức xử phạt VPHC
• Hình thức xử phạt chính
• Hình thức xử phạt bổ sung
• Biện pháp xử lý hành chính khác

Chế tài kỷ luật


• Hình thức kỷ luật
• Chế độ trách nhiệm vật chất

Chế tài dân sự


• Bồi thường thiệt hại
• Trả lại tài sản bị xâm phạm
• Hủy bỏ một xử sự không đúng
• Xin lỗi, cải chính công khai
QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐẶC BIỆT
¢ Quy phạm pháp luật nguyên tắc
— “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không
phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần,
địa vị xã hội” (Điểm b, Khoản 1, Điều 3 BLHS 2015)

¢ Quy phạm pháp luật định nghĩa


— “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” (Khoản 10,
Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020)
à Thường được viết ngay ở chương đầu hoặc phần mở đầu
của văn bản quy phạm pháp luật.
XÁC ĐỊNH CƠ CẤU QPPL

“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc


đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với
người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai
sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…”

Khoản 3, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019


XÁC ĐỊNH CƠ CẤU QPPL

“Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phá dỡ công


trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị
cưỡng chế thực hiện.”
Điều 30 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sđbs 2020
BÌNH LUẬN CÁC QUAN ĐIỂM SAU

1. Mọi quy phạm pháp luật đều có ba bộ phận là giả


định, quy định và chế định.

2. Quy phạm pháp luật chính là điều luật.

3. Quy phạm pháp luật phản ánh ý chí của tất cả mọi
người trong xã hội và có tính bắt buộc.
QUAN HỆ PHÁP LUẬT

QHPL = QHXH + QPPL

A mua bán B

Nếu quan hệ này được pháp luật điều chỉnh à các


quyền và nghĩa vụ của A và B sẽ được Nhà nước bảo
đảm à quyền và nghĩa vụ pháp lý.
ĐẶC ĐIỂM QHPL

• QHPL là loại quan hệ có ý chí

• QHPL luôn gắn liền với sự kiện pháp lý

• QHPL xuất hiện dựa trên cơ sở QPPL


Chủ thể

Thành phần của


Khách thể
QHPL

Nội dung
CHỦ THỂ CỦA QHPL

Chủ thể

Cá nhân Pháp nhân

Có đủ điều kiện pháp luật quy định


CHỦ THỂ QHPL

• Là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do


PL quy định khi tham gia vào QHPL nhất định

• Là các bên tham gia vào QHPL, có những quyền và


nghĩa vụ do luật định

• Để trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân hay tổ


chức phải đảm bảo năng lực chủ thể
CHỦ THỂ LÀ CÁ NHÂN

Chủ thể trực Chủ thể không


tiếp trực tiếp

Có NLPL Có NLPL

Có NLHV NLHV???
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT

Năng lực pháp luật: là khả năng của một chủ thể
được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một
quan hệ pháp luật nhất định.

àNLPL xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra


và mất đi cá nhân chết.
NĂNG LỰC HÀNH VI
¢ Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của
mình mà tham gia vào một quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm
nghĩa vụ.

à Là khả năng của chủ thể thực hiện được hành vi, nhận thức được
hậu quả từ hành vi đó và chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành vi đó.

¢ Điều kiện:

- Độ tuổi

- Điều kiện về trí óc bình thường

à Tùy vào tính chất quan hệ pháp luật à các ngành luật quy định
khác nhau.
LUYỆN TẬP
1. Hãy bình luận quan điểm sau: “Trong mọi trường hợp, cá nhân từ đủ
18 tuổi trở lên được tự mình tham gia vào mọi quan hệ pháp luật”?

2. Sau khi bị tai nạn lao động, mắt của anh A nhìn mờ gần như là không
thấy gì. Hiện anh A có nhu cầu bán một mảnh đất để lấy tiền chạy
chữa. A có bị coi là mất năng lực hành vi dân sự không? A có thể trực
tiếp thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dung đất không?

3. B nghiện ma tuý lâu năm, mỗi lần không có tiền mua ma tuý B thường
mang tài sản của gia đình đi bán. B có được coi là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự hay không?
LUYỆN TẬP

• So sánh NLPL và NLHV?

• Về thời điểm xuất hiện

• Về điều kiện

• Về đặc điểm
CHỦ THỂ LÀ PHÁP NHÂN
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều
kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(Điều 74 Bộ luật dân sự 2015)

à Pháp nhân đồng thời có cả NLPL và PLHV???


KHÁCH THỂ QHPL
Khách thể của QHPL là những gì mà các chủ thể mong
muốn đạt được khi tham gia vào QHPL.

— Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích
xã hội khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham
gia vào các QHXH

— Thể hiện vị trí, ý nghĩa của QHPL;

— Thể hiện thái độ xử lý của nhà nước đối với hành vi


xâm phạm QHPL đó.
Quyền pháp lý
Nội dung
QHPL Nghĩa vụ pháp

QUYỀN PHÁP LÝ
• Là khả năng của chủ thể được lựa chọn cách xử sự
trong giới hạn pháp luật cho phép.

• Nhằm đạt được mục đích đề ra và phù hợp với quy


định của pháp luật.
ĐẶC TÍNH CỦA QUYỀN PHÁP LÝ
• Chủ thể có khả năng lựa chọn những xử sự theo cách
thức mà pháp luật cho phép.

• Chủ thể có khả năng yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện
nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng việc thực hiện quyền
của mình.

• Chủ thể được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
bảo vệ quyền của mình khi bị chủ thể bên kia vi phạm.
NGHĨA VỤ PHÁP LÝ

Là cách xử sự bắt buộc của một bên chủ thể nhằm


đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể bên kia.
ĐẶC TÍNH NGHĨA VỤ PHÁP LÝ

• Chủ thể phải tiến hành một số hành vi nhất định.

• Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện


một số hành vi nhất định.

• Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không


thực hiện theo cách xử sự bắt buộc mà PL đã quy
định.
CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH

Quy phạm pháp luật

Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật

Sự kiện pháp lý
SỰ KIỆN PHÁP LÝ

Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời


sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được
dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ
thể.

Sự biến
Sự kiện Hợp pháp
pháp lý
Hành vi
Bất hợp
pháp
Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật trong mối
quan hệ sau: Anh Nguyễn Văn A bị chiến sĩ cảnh sát
giao thông xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm
khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông.
THẢO LUẬN
Tháng 6/2008, anh Nguyễn Văn A mua một chiếc ô tô
TOYOTA bốn chỗ. Anh đã thực hiện mọi thủ tục về đăng
kiểm và mua bảo hiểm tài sản cho xe. Không may, cuối năm
đó xe của anh bị chết máy do ngập nước khi Hà Nội có đợt
mưa to kéo dài nhiều ngày. Sau đó, anh đã được công ty bảo
hiểm chi trả tiền bảo hiểm tài sản cho xe ô tô trên theo hợp
đồng bảo hiểm đã ký giữa hai bên. Hãy chỉ ra sự kiện pháp lý
trong trường hợp này? Sự kiện pháp lý đó đã làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật nào? Giải thích?
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục
đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào thực tế
đời sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các chủ
thể quan hệ pháp luật.

— Tuân theo pháp luật

— Thi hành pháp luật

— Vận dụng pháp luật

— Áp dụng pháp luật


TUÂN THEO PHÁP LUẬT

• Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực


hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

• QPPL cấm đoán


THI HÀNH PHÁP LUẬT

¢ Là hình thức chủ thể phải thực hiện những


hành vi nhất định nhằm thi hành các nghĩa
vụ mà pháp luật yêu cầu phải làm.
¢ QPPL bắt buộc
VẬN DỤNG PHÁP LUẬT

• Là hình thức chủ thể dùng pháp luật như


môt công cụ để hiện thực hoá các quyền và
lợi ích của mình.
• QPPL cho phép.
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Là hoạt động của các cơ quan nhà nước có


thẩm quyền nhằm đưa các QPPL tới các tình
huống, các đối tượng cụ thể trong những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định.
CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
• Phải có sự tham gia, can thiệp của cơ quan NN có thẩm quyền
thì chủ thể mới thực hiện được quyền hay nghĩa vụ của mình;
• Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi
phạm pháp luật;
• Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không thể tự
giải quyết được;
• Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để giám sát, kiểm tra
hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không các sự kiện, sự việc
nhất định.
Ý THỨC PHÁP LUẬT

• Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm, thái độ,
sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện hành cũng như
đối với tinh thần chung của pháp luật nhà nước, thể hiện sự đánh
giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của
con người, cũng như trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ
chức.

• Bao gồm 2 yếu tố: (điều kiện cần và đủ)

• Nhận thức

• Tình cảm của chủ thể (sự đánh giá của chủ thể, tôn trọng hay
coi thường pháp luật)
VI PHẠM PHÁP LUẬT
Câu hỏi: Có vi phạm pháp luật hay không?

1. Một người mơ thấy mình đánh người khác trọng


thương.

2. Sau khi được cấp Giấy phép lái xe ô tô hạng B1, ông
A đã sử dụng chiếc xe KIA Morning để di chuyển từ
nhà đến cơ quan và ngược lại theo đúng các quy định
của pháp luật.

3. Một người mắc bệnh tâm thần tấn công người khác
làm người đó bị thương;
Câu hỏi thảo luận (tiếp…)

1. Một cậu bé 11 tuổi lẻn vào nhà hàng xóm lấy trộm tài
sản bán để lấy tiền chơi điện tử.

2. Một thợ hàn do sơ suất trong quá trình làm việc đã gây
ra hỏa hoạn tại nhà xưởng của công ty MH, vụ hỏa hoạn
đã thiêu hủy nhà xưởng đó đồng thời còn gây thiệt hại
cho các hộ dân xung quanh khu vực xưởng hàn.

3. Giám đốc doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức buôn


lậu xăng dầu.
Câu hỏi thảo luận (tiếp…)

Một người nông dân dùng điện để bẫy chuột ở ruộng của
mình, dù đã cảnh báo cho mọi người trong làng về việc
mình làm để tránh xảy ra tai nạn nhưng vẫn có một người bị
chết do điện giật vì say rượu ngã vào mảnh ruộng của người
nông dân này lúc nửa đêm.
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Dấu hiệu của VPPL

Trái với các Chủ thể có


quy định của năng lực chịu
pháp luật TNPL

Chứa đựng lỗi


Là hành vi của
của chủ thể
con người
hành vi
VPPL
PHÂN LOẠI

Vi phạm hình Trách nhiệm


sự (Tội phạm) hình sự

Vi phạm hành Trách nhiệm


chính hành chính

Trách nhiệm kỷ
Vi phạm kỷ luật
luật

Trách nhiệm
Vi phạm dân sự
dân sự
Hậu quả pháp lý bất lợi = Trách nhiệm pháp lý

• Phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp


dụng

• Áp dụng cho người có hành vi vi phạm pháp luật


• Việc áp dụng phải tuân thủ quy định pháp luật
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lý

Ø Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà theo quy
định của pháp luật được áp dụng đối với các chủ thể đã có
hành vi vi phạm pháp luật.

Ø Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế để buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh
chịu hậu quả pháp lý.
CẤU THÀNH VPPL

Mặt Mặt
Chủ Khách
khách chủ
thể thể
quan quan

Phân loại TNPL


CƠ SỞ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
(CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA VPPL)

• Mặt khách quan

• Mặt chủ quan

• Chủ thể
• Khách thể
MẶT KHÁCH QUAN
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu
hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm:

Ø Hành vi trái pháp luật.

Ø Thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội gánh


chịu.

Ø Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật


và thiệt hại.
MẶT CHỦ QUAN
Lỗi: là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật.

Ø Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước


hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.

Ø Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy hậu


quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn song để
mặc nó xảy ra.
MẶT CHỦ QUAN

Ø Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra những hy vọng,
tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Ø Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhìn thấy hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể
hoặc cần phải nhìn thấy được.

• Động cơ: Là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.

• Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể
mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
CHỦ THỂ

• Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là


cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp lý.
• Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi
phạm pháp luật được xem xét đối với từng loại
vi phạm pháp luật cụ thể.
KHÁCH THỂ

• Khách thể của vi phạm pháp luật là những


quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và
đang bị xâm hại.
• Tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
PHÂN LOẠI TNPL
• Trách nhiệm pháp lý hình sự.

• Trách nhiệm pháp lý hành chính.

• Trách nhiệm pháp lý kỷ luật.

• Trách nhiệm pháp lý dân sự.


Trắc nghiệm kiến thức
Câu 1: Không chở một người đang bị thương đi cấp cứu, người lái xe đó đã:

a. Vi phạm pháp luật

b. Vi phạm đạo đức

c. Vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức.

d. Không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức.

Câu 2: Nếu người lái xe ở câu 1 đã vi phạm pháp luật, vậy hành vi đó được điều
chỉnh bởi ngành luật nào?
a. Luật Hành chính
b. Luật Hình sự
c. Luật Dân sự
d. Không phải các đáp án trên
Trắc nghiệm kiến thức
Câu 3: Chủ thể có thể buộc người vi phạm pháp luật phải gánh chịu trách nhiệm pháp
lý là:

a. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào phát hiện ra hành vi vi phạm

b. Bất kỳ cơ quan nhà nước nào biết về hành vi vi phạm

c. Cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật


d. Không có đáp án nào đúng

Câu 4: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào sẽ phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề
nhất (nghiêm khắc nhất)?
a. Công chức thường xuyên đi làm muộn
b. Đưa thông tin không đúng sự thật về người khác
c. Vi phạm pháp luật giao thông đường bộ chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng
d. Trộm cắp tài sản

You might also like