You are on page 1of 2

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY PHẠM XÃ HỘI KHÁC

 Quy phạm pháp luật là gì ?


Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thẻ phải tuân thủ , được biểu thị bằng hình
thức nhất định . do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận . Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có thể có các
biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội
❖ Quy phạm xã hội được hiểu ntn ?
Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh, giáo dục, răn đe các mối quan hệ trong
cuộc sống hằng ngày như giữa con người với con người trong mối quan hệ cá nhân hay tập thể hay trong
một cộng đồng, một khu vực nhất định.
❖ Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội
Sau khi tìm hiểu hai khái niệm là pháp luật và các quy phạm xã hội thì ta có thể nhận thấy được rằng giữa
chúng có mối quan hệ mật thiết và gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau.
• Pháp luật là hạt nhân của các qui phạm xã hội.
Trước khi các quy phạm pháp luật được hình thành thì xã hội thời bấy giờ vẫn được ổn định và phát triển,
đó là nhờ sự có mặt của các quy phạm xã hội và đó cũng chính là những quy chung thống nhất được hình
thành từ rất lâu đời và được đa số các cá nhân trong xã hội đó chấp nhận và tồn tại đến ngày nay, nó thể hiện
ý chí chung của toàn xã hội.
Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015)

• Pháp luật có sự tác động mạnh mẽ tới các quy phạm xã hội.
Trước khi pháp luật được hình thành thì từ xa xưa đã có những chuẩn mực về các quy phạm xã hội về đạo
đức hay là về các phong tục tập quán. Tuy không thể hiện ra được cách trực tiếp nhưng nó có ảnh hưởng rất
lớn đến các hoạt động sống của con người. …
 Nếu pháp luật có nội dung tốt, tiến bộ thì sẽ ảnh hưởng tích cực tới nội dung của các quy phạm đạo
đức, tập quán, tôn giáo,... Và ngược lại, nếu pháp luật có nội dung xấu, lạc hậu thì sẽ tác động tiêu
cực tới các quy phạm xã hội.

• Nhiều quy tắc đạo đức, truyền thống, tập quán tốt đẹp, có giá trị công cụ điều chỉnh chung sẽ được Nhà
nước cụ thể hóa thành pháp luật.
Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã
hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức
mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm
gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Ví dụ: Điều 5, Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình"
• Pháp luật và quy tắc xử sự khác đều là quy phạm xã hội đều có giá trị điều chỉnh đối với hành vi con
người. Nhưng pháp luật là ý chí của Nhà nước nên các quy phạm xã hội khác không được trái pháp luật.
Pháp luật có tính quy phạm, quy phạm bắt buộc và quy phạm phổ biến; Pháp luật có tính bắt buộc và thể
hiện ý chí nhà nước; Pháp luật có phạm vi rộng, áp dụng đối với tất cả mọi người.
Các quy tắc xử sự khác không có tính bắt buộc, dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người,
phạm vi hẹp hơn pháp luật, áp dụng riêng biệt với từng tổ chức.
Ví dụ về vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật
hình sự như: Buôn bán ma túy, giết người,…

You might also like