You are on page 1of 5

21:47 10/12/2023 phân biêt luật pháp và tập quán

Họ và tên: Vừ Trà Giang


Lớp: EL06.060

Đề 02: Phân biệt pháp luật và tập quán. Lấy ví dụ?

1. Định nghĩa pháp luật, phong tục tập quán.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, do nhà nước
ban hành (hay thừa nhận), thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị,
được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là công cụ có
hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo ý chí và lợi ích của giai
cấp thống trị. (VD: Hiến pháp 2013; Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2017;
…)
- Phong tục tập quán là những thói quen trong ứng xử của cộng đồng hay những
quy tắc xử sự chung được hình thành một cách tự phát trong một cộng đồng dân
cư, được lưu truyền chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng
thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và bằng cả biện
pháp cưỡng chế phi nhà nước. (VD: cúng ông Công ông Táo, Tết nguyên đán,
Thanh minh,…)

2. So sánh giữa Pháp luật và Tập quán.

*Giống nhau:

– Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội
để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc
điếm của các quy phạm xã hội, đó là:

– Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách
xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do
chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra
– Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không
được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh
nhất định.
+ Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá
hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể
xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là
trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán.

about:blank 1/5
21:47 10/12/2023 phân biêt luật pháp và tập quán

+ Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể
hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ
xã hội do chúng điều chỉnh.
+ Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống,
bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể,
một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi
trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
– Cả pháp luật và tập quán đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

*Khác nhau:
Các tiêu chí Pháp luật Tập quán
Quá trình -Pháp luật được hình thành thông -Tập quán lúc đầu được
hình thành và qua 3 con đường là: thừa nhận các hình thành một cách tự
phát triển quy tắc có sẵn nâng chúng lên phát trong cộng đồng xã
thành pháp luật, thừa nhận cách hội, là thói quan ứng xử
giải quyết một vụ việc trong thực tế có tính chất lặp đi lặp lại.
rồi lấy làm khuôn mẫu cho các sự - Tập quán ra đời và tồn
việc khác, đặt ra các quy tắc xử sự tại trong tất cả các giai
mới. đoạn phát triến của lịch
- Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại sử.
trong những giai đoạn lịch sử nhất
định, giai đoạn có sự phân chia giai
cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai
cấp.

Thể hiện ý chí – Thể hiện ý chí của lực lượng cầm – Thể hiện ý chí của một
quyền. cộng đồng dân cư trong
địa phương nhất định.

Nhóm người, dân cư


Chủ thể ban
Nhà nước. trong địa phương nhất
hành
định.
Có tính khái quát cao, là những
Tính quy
khuôn mẫu điển hình để các chủ Chỉ tác động tới một bộ
phạm phổ
thể thực hiện theo khi gặp phải phận dân cư nhất định.
biến
những tình huống như dự liệu.
Tính hệ thống Là một hệ thống các quy phạm để Không có tính hệ thống.

about:blank 2/5
21:47 10/12/2023 phân biêt luật pháp và tập quán

điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã


hội trong các lĩnh vực khác nhau.
Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn Truyền miệng từ đời này
Hình thức
bản quy phạm pháp luật . sang đời khác.
Phạm vi khá rộng, nhưng
Phạm vi điều Phạm vi rộng, mọi tầng lớp trong
cả xã hội không bắt buộc
chỉnh xã hội đều phải tuân thủ.
phải tuân thủ
Chủ yếu dựa trên tinh
thần tự giác của những
Giáo dục, tuyên truyền, cưỡng chế,
Biện pháp bảo con người, không bị buộc
ép buộc,… bằng quyền lực nhà
đảm thực hiện phải thực hiện hay có
nước.
những biện pháp
như cưỡng chế thực hiện.
Không mang tính định
Điều chỉnh những mối quan hệ
hướng cho sự phát triển
trong xã hội. Pháp luật ít nhiều
Tính sáng tạo của xã hội. Tập quán chỉ
mang tính “cương lĩnh”, tính sáng
(định hướng) mang tính thực tế để điều
tạo, vạch ra xu thế phát triển trong
chỉnh các mối quan hệ
tương lai của xã hội.
trong xã hội

*Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán:


- Tập quán là nguồn bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển ở các vùng miền, các dân tộc còn không đồng
đều, vẫn còn có sự chênh lệch không nhỏ về trình độ phát triển, đời sống văn hóa,
tinh thần giữa các vùng miền, cộng đồng dân cư. Vì vậy, không phải khi nào và ở
đâu, các quy phạm pháp luật với tính khái quát cao cũng hoàn toàn phù hợp để
điều chỉnh một cách chính xác, thỏa đáng những vấn đề pháp lý phát sinh ở các
vùng miền, các cộng đồng dân cư khác nhau đó. Vì thế mỗi cộng đồng làng xã đều
sẽ có những quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong cộng
đồng đó. Ngoài ra, Nhà nước không thể nào “luật hoá” được hết tất cả lĩnh vực của
đời sống, trong khi đó tập quán lại rất phong phú, đa dạng và đã có từ ngàn đời, nó
phù hợp với cơ chế điều chỉnh mềm dẻo, linh hoạt, là nguồn hỗ trợ, bổ sung quan
trọng cho pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân
sự nói riêng.
Ví dụ: Các phong tục ăn Tết cổ truyền, Giỗ Tổ Hùng Vương khi được Nhà
nước thừa nhận thì sẽ được Nhà nước bảo đảm thực hiện, tạo điều kiện cho các
phong tục đó được củng cố, phát huy vai trò, tác dụng trong thực tế thông qua việc
cho phép người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên được nghỉ để ăn Tết, ăn
Giỗ, tổ chức các nghi lễ quốc gia để kỷ niệm những ngày này.

about:blank 3/5
21:47 10/12/2023 phân biêt luật pháp và tập quán

- Tập quán là tiền đề giúp cho pháp luật đi vào đời sống
Tập quán có tác động không nhỏ đến việc tiếp nhận và thi hành pháp luật của
người dân. Tập quán lạc hậu sẽ trở thành lực cản trong việc tiếp nhận và thi hành
pháp luật. Ngược lại, tập quán tiến bộ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhận
và thi hành pháp luật một cách tự giác của người dân. ập quán chính là tiền đề, là
điều kiện khách quan giúp cho pháp luật của nhà nước gần với đời sống của người
dân hơn, dễ được người dân chấp nhận hơn.
Ví dụ: luật cấm đánh bắt cá với các hình thức, các phương pháp gây hại cho
nguồn lợi thủy sản như xung điện, chất nổ, hóa chất ... Những tập quán rất cụ thể
như loại không nên dùng phương pháp đánh bắt nào hay không nên đánh bắt loại
cá nào hay không nên đánh cá vào khoảng thời gian nào trong năm vì sẽ có những
hậu quả tâm linh... Vì vậy, vai trò bổ trợ và hỗ trợ của tập quán là rất rộng.

- Tập quán là nguồn nội dung của pháp luật


Tập quán không chỉ là nguồn bổ sung cho pháp luật, là tiền đề khách quan đưa
pháp luật vào cuộc sống mà còn là nguồn nội dung của pháp luật, là “chất liệu
quý” để hoàn thiện một nền pháp luật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ví dụ: Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Bộ Chính trị đã chỉ rõ cần
“nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông
lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung
và hoàn thiện pháp luật.
- Pháp luật và tập quán có sự tác động qua lại lẫn nhau
Nhiều tập quán tốt đẹp, phù hợp với ý chí nhà nước sẽ được nhà nước thừa
nhận và bảo đảm thực hiện. Ví dụ: tập quán xác định họ, xác định dân tộc cho con,
… Ngược lại, các tập quán cổ hủ, trái với ý chí nhà nước sẽ được pháp luật dần bài
trừ bãi bỏ. Ví dụ: phong tục thách cưới, tảo hôn,… Ngoài ra, pháp luật ra đời dựa
trên cơ sở của tập quán sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác bởi nó
vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhân dân, trở thành thói quen xử sự của họ .

about:blank 4/5
21:47 10/12/2023 phân biêt luật pháp và tập quán

Discover more
Lí luận nhà
from:
nước & pháp…
Trường Đại học…
241 documents

Go to course

Đề cương môn
Llcnn & PL
56
Lí luận
100% (39)
nhà…

ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-
TẬP-Tâm Lý Kinh…
33
Lí luận
100% (8)
nhà nướ…

Bài tập Hiến pháp


vn
3
Lí luận
100% (7)
nhà nướ…

Báo cáo thực tập


định hướng nghề…
27
Lí luận
100% (6)
nhà…

about:blank 5/5

You might also like