You are on page 1of 3

Câu 1: Liệt kê một số quyền của công dân VN, theo em có cần bổ sung thêm

quyền nào cho công dân VN hay ko? Tại sao?

- Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền
tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu
nại, tố cáo. Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có:
quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng
nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền
được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động,
giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ
em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,
quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa. Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm
có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo.
Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm
có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- Theo em không cần bổ sung thêm quyền cho công dân VN vì: Nhìn vào
các quyền cơ bản của công dân ghi nhận trong hiến pháp và thực tiễn
thực hiện các quy định đó, chúng ta có thể đánh giá mức độ dân chủ,
nhân đạo, tiến bộ và mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và cá nhân.

Câu 2: So sánh pháp luật với đạo đức.

Khái niệm:

- Đạo đức:

Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người.
Mang đến các yêu cầu trong nhận thức và điều chỉnh thái độ sống.
Đảm bảo sự tích cực, chất lượng sống trong xã hội.

Trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về các lĩnh vực,
tiêu chuẩn khác nhau. Về công bằng và bất công, về cái thiện và cái
ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc
đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. Từ đó buộc con người tham gia
vào cộng đồng phải tuân thủ. Các giá trị đạo đức giúp con người vào
chuẩn mực.
- Pháp luật:

Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm
thực hiện. Thực hiện trong ý chí thống trị và quản lý nhà nước. Mang
đến ràng buộc trong ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Các tầng lớp, tất cả mọi người phải tuân thủ, thực hiện

Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

• Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn
mực xã hội đối với con người
• Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp
với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng.
• Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người,
có tính cộng đồng
• Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ
thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham
gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh
• Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật

Tiêu chí Đạo đức Pháp luật


Hệ thống các quy tắc, yêu
cầu đối với hành vi xã hội
của con người, trong đó xác
Hệ thống các quy tắc xử sự
lập những quan điểm, quan
do nhà nước ban hành và
niệm chung về công bằng và
Khái niệm được bảo đảm thực hiện, thể
bất công, về cái thiện và cái
hiện ý chí nhà nước, điều
ác, về lương tâm, danh dự,
chỉnh các quan hệ xã hội.
trách nhiệm và những phạm
trù khác thuộc đời sống đạo
đức tinh thần của xã hội.
Các quy tắc xử sự trong đời
Nguồn gốc hình Từ thực tế cuộc sống và sống xã hội, được nhà nước
thành nhận thức của con người ghi nhận thành các quy phạm
pháp luật
Những triết lí, quy tắc, bài Các quy tắc xử sự (việc được
Nội dung
học ứng xử trong cuộc sống làm, không được làm...)
Hình thức thể Nhiều hình thức: truyền 1 hình thức: Văn bản pháp
hiện miệng, được ghi chép lại,... luật
Giáo dục, cưỡng chế bằng
Phương thức tác
Giáo dục, tuyên truyền quyền lực nhà nước, tuyên
động
truyền,
Không bắt buộc, mang tính
Bắt buộc, chính xác, thống
Tính chất chung chung và không
nhất
thống nhất
Bị xử lý theo quy định của
Không thực hiện Không bị xử phạt
pháp luật
Do ông cha đúc rút, truyền
Chủ thể ban Các cơ quan nhà nước có
lại qua quá trình sống lâu
hành thẩm quyền
dài
Rộng hơn pháp luật (do có
một số khía cạnh pháp luật
không quy định như trong Điều chỉnh quan hệ xã hội do
Phạm vi
lĩnh vực tình bạn, tình yêu, nhà nước quy định
sự giúp đỡ lẫn nhau trong
đời sống hằng ngày...)

You might also like