You are on page 1of 11

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

I. Khái quát về xã hội học PL


1. Đặt vấn đề
Xã hội học là một ngành khoa học.
Tuy ra đời muộn song XHH đã có những đóng góp thiết thực trong hoạt động thực tiễn.
Sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
XHH dựa trên 2 tiền đề cơ bản của mọi khoa học:
- Tiền đề thứ nhất cho rằng giới tự nhiên có tính quy luật.
- Tiền đề thứ hai cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên đều có tính nguyên nhân tự nhiên.
Mục đích của tất cả các khoa học trong nghiên cứu là nhằm phát hiện ra quy luật, quy luật do các
khoa học phát hiện ra là khác nhau. Mục đích của môn là quy luật do XHH phát hiện ra.
Việc áp dụng quy luật do XHH phát hiện ra phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, lịch sử xã hội cụ thể
ở đâu, khi nào, với ai, tôn giáo hay không, giới tính, độ tuổi, trình độ…
Không đóng khung cho bất cứ vấn đề nào cả.
Tiền đề ra đời của XHHPL
- Sự xuất hiện của hinh thái kinh tế xã hội mới
Các cuộc cách mạng xảy ra, đỉnh điểm là cách mạng chủ nghĩa Anh  Xuất hiện các KCN, các trung
tâm thương mại và quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh. (Đô thị hóa là một quá trình chuyển đổi từ
tam nông : nông thôn – nông nghiệp – nông dân sang phi tam nông: Công nghiệp, đô thị, ); Sự tham
gia của khoa học lỹ thuật trong đời sống xã hội  đời sống kinh tế phát triển như vũ bão
Sự chuyển đổi về nghề nghiệp, nơi cư trú, thúc đẩy xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời
sống dân sinh trong đô thị  biến nơi này thành cực nam châm có lực hút  Tạo ra sự dịch chuyển
dân cư khổng lồ  khủng hoảng thừa, thiếu (Nguồn lực lao đồng ở nơi nhập cư, xuất cư  hệ luỵ
trong đời sống XH
nơi xuất cư: dân mất cân bằng về độ tuổi, nguồn lực lao động
nơi nhập cư: đòi hỏi nguồn lực lao động phải có trình độ, có kỹ năng nên một số không có việc làm
ngày càng nhiều
 Một trong những nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề xã hội  trở thành vấn đề thất nghiệp
Trước đây di dân là do điều kiện địa lý tự nhiên, còn ở đây nhóm dân cư đa ngôn ngữ, chủng tộc, sắc
thái, văn hóa gặp nhau  xã hội xung đột, mâu thuẫn.
2. Khái niệm XHHPL
Chưa có câu trả lời duy nhất cho XHH là gì vì không có kiểu phát triển duy nhất của XH nghĩa là mỗi
một xã hội có 1 kiểu phát triển riêng, xã hội phong kiến khác với xã hội ngày nay. Có bao nhiêu nhà
XHH thì có bấy nhiêu câu trả lời cho XHH là gì.
XHH là nghiên cứu các vấn đề dưới góc nhìn (lăng kính/ nhãn quan) của chính XHH, mỗi khoa học
tiếp cận một góc khác nhau.
XHHPL là tên gọi một lĩnh vực nghiên cứu rộng dành cho XHH và KHPL; mọi sự quy chiếu giữa
pháp lý và XH đều trở thành chủ đề của XHHPL.
XHHPL có 2 đặc điểm mang tính chất nền tảng.
- Chuẩn mực xã hội: Những quy phạm xử sự trong các quan hệ xã hội. VD vấn đề tôn sư trọng đạo,
sự trung thực, tính chung thủy,
- Chế tài: Hình thức xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các tranh chấp giữa cá nhân và
tổ chức. VD vấn đề ly hôn của vợ chồng, vấn đề vi phạm an toàn giao thông.
XHHPL là một ngành nghiên cứu về tính quy luật của quá trình phát sinh tồn tại và hoạt động của
pháp luật trong xã hội.
XHHPL là một khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu của XHHPL
Mọi sự quy chiếu của xã hội và pháp lý đều là chủ đề của XXHPL như vậy có thể thấy quy luật và
tính quy luật, sự phát sinh và tồn tại của pháp luật đều là chủ đề nghiên cứu của XHHPL.
Đối tượng của XHHPL rất rộng, những gì liên quan đến pháp lý và xã hội đều là đối tượng nghiên
cứu của XHHPL.
Lúc XHHPL mới ra đời là những vẫn đề xã hội, khi đưa ra rồi thì nhận rằng không ổn, nhận ra rằng
nó là đối tượng của XHH chứ không phải của XHHPL.
 Đưa ra khuynh hưỡng là nói về tính chế tài (khoa học pháp lý)
 XHHPL là tổ hợp của vấn đề xã họi và chế tài khoa học có đối tượng NC không rõ ràng.
Ngày nay, trong nghiên cứu của XHHPL làm rõ
- Nghiên cứu về vấn đề gì?
- Nghiên cứu vấn đề đó ở đâu?
- Nghiên cứu để làm gì?
4. Chức năng của XHHPL
Chức năng nhận thức:
Qua nghiên cứu, qua điều tra XHHPL giúp chúng ra nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về những
điều sau:
- Các chức năng xã hội của PL
- Thực trạng và diễn biến của tình hình VPPL
- Các khuynh hướng và quy luật vận động, phát triển của pháp luật
- Có cơ sở kết quả để nhìn các vấn đề xã hội một cách khoa học không thành kiến
Để nhìn nhận vấn đề cần phải có sự nghiên cứu, phân tích thấu đáo
XHHPL không phải là nghiên cứu những vấn đề mới mẻ mà là nghiên cứu để giúp chúng ra có 1 góc
nhìn mới mẻ về những vấn đề không hề mới  nhìn một cách khách quan chính xác, không thành
kiến, không phê phán.
Chức năng thực tiễn
- Chức năng nhận thức và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau vì chỉ có khi nhận thức được
quy luật, tính quy luật thì XHHPL mới có những đóng góp sau:
+ Đề xuất và xây dựng các chính sách PL đúng đắn, kịp thời và phù hợp với các đặc điểm, tình hình
phát triển của xã hội
+ Góp phần bổ sung, cung cấp các thông tin, số liệu, luận cứ thực tiễn cần thiết cho khoa học pháp lý.
Chức năng dự báo:
- Thực trạng của vấn đề xã hội, sự kiện pháp luật
- Cấp độ và các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu XH của PL
- Xu hướng vận động, biến đổi và phát triển của vấn đề, sự kiện pháp luật đó.
CHƯƠNG II: HÀNH VI PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN
1. Khái niệm và đặc điểm của hành vi pháp luật của cá nhân
1.1. Khái niệm hành vi pháp luật của cá nhân:
Hành vi pháp luật của cá nhân là hành vi được thực hiện bằng ý thức, ý chí và được điểu chỉnh bởi
những quy phạm pháp luật kéo theo đó là những hệ quả pháp lý
Hành vi xã hội là hành vi của chủ thể là con người, bao gồm hành vi pháp luật, hành vi xã hội,…
Không phải mọi hành vi do cá nhân thực hiện là hành vi pháp luật  Như vậy, một hành vi khi thực
hiện dẫn tới hậu quả pháp luật mới được gọi là hành vi pháp luật
Làm rõ chủ thể của hành vi đó là ai? Làm rõ hành vi năng lực của người ấy
? Thầy chạy xe mô tô sau giờ giảng, xe 175 phân khối từ trường về nhà không đội nón bảo hiểm,
hành vi không đội nón bảo hiểm cả thầy có phải là hành vi pháp luật không?
- Chủ thể: Là thầy Túc là giảng viên nên có đủ NLHVDS
- Thời gian: Trong đề ra không nêu rõ thầy thực hiện hành vi trong thời gian nào, vì vậy nếu thầy
chạy xe không đội mũ bảo hiểm nhưng trước khi luật ATGTĐB năm 2007 ban hành thì đó không
phải là hành vi pháp luật
- Địa điểm: nếu thầy chạy xe ở khu vực đường bộ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật ATGTĐB thì
được coi là hành vi pháp luật
HVPL là sự thống nhất của hai mặt đối lập là hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp
1.2. Đặc điểm hành vi pháp luật của cá nhân
Mang ý nghĩa xã hội: Vì luật điều chỉnh các vấn đề xã hội về con người phục vụ nhu cầu của con
người với tư cách là cá nhân hay tổ chức về chính trị, tôn giáo, kinh tế.
Được thể hiện một cách rõ ràng: Bao nhiêu tuổi được thực hiện hành vi, mức phạt bao nhiêu
Chiu sự kiểm soát của nhà nước: vì văn bản luật không thể tự nó điều chỉnh mà phải có các cơ quan
nhà nước như công an, tòa án, quân đội
Dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến hậu quả pháp lý: khi thực hiện hành vi pháp luật thì có thể vi
phạm pháp luật và có thể dấn đến hậu quả
Mang dấu hiệu tâm lý: với suy nghĩ thực hiện hành vi đó thì có xảy ra chuyện gì hay áp lực gì hay
không
2. Các loại hành vi pháp luật của cá nhân
Hành vi hợp pháp là hành vi thực hiện trên cơ sở ý thức về các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của
đạo đức, là sự biểu hiện văn hóa và kinh nghiệm cuộc sống của con người. Các hành vi này được thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi bất hợp pháp là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do
các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách có ý thức hoặc vô ý thức gây hậu quả thiệt hại cho
xã hội.
Cấu thành hành vi VPPL:
- Khách quan: đó là những hành vi trái pháp luật.
- Khách thể: quan hệ xã hội bị xâm phạm
- Mặt chủ quan: do lỗi
- Chủ thể: Cơ quan tổ chức cá nhân có năng lực hành vi
Các dấu hiệu phân biệt của các hành vi pháp luật
Giống nhau:
- Đều là hành vi của những chủ thể tương tự (Có đầy đủ năng lực hành vi như nhau, cùng độ tuổi,
cùng sự hiểu biết,…)
- Được thực hiện tỏng cùng một môi trường pháp luật (trong cùng một hệ thống pháp luật).
- Có chức năng nhất định (nhằm ngăn ngừa, nâng giá trị của hành vi hợp pháp).
- Sử dụng công cụ để hạn chế, để kiểm soát và điều chỉnh hành vi con người (Công an, quân đội, tòa
án).
Khác nhau:
Tiêu chí so sánh Hành vi hợp pháp Hành vi bất hợp pháp
Ý nghĩa xã hội Củng cố các MQH XH Làm phương hại các MQHXH
Dấu hiệu tâm lý Nhận thức về nghĩa vụ, như cầu Vì vụ lợi, ích kỷ hoặc sự hận thù
phù hợp với lợi ích xã hội
Đặc điểm pháp lý Quy phạm cho phép hoặc Quy phạm nghiêm cấm
những quy phạm bắt buộc
Chức năng kiểm Mục đích bảo vệ, giữ gìn, tạo Mục đích hạn chế, phòng chống
soát của NN điều kiện cho việc thực hiện và triệt tiêu
những hành vi này trên thực tế
Hậu quả pháp lý Thuận lợi với chủ thể Trách nhiệm pháp lý

3. Quá trình tác động đến hành vi pháp luật của chủ thể
Có mô hình hành vi “Xã hội hóa”
Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện trong xã hội học có nghĩa hẹp: xã hội hóa cá nhân.
Hiện nay xã hội hóa có nghĩa rộng (vì trở nên phổ biến, nhiều lĩnh vực: XHH GD, XHH YT, XHH
bóng đá,…)
3.1. Xã hội hóa cá nhân
Quá trình cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, được XH tiếp nhận.
Mô hình hành vi không giống nhau giữa các XH
“XHH là một quá trình học hỏi để 1 con người động vật trở thành con người xã hội” Trường ĐH
Tennessee
XHH về giới: là quá trình học hỏi của các cá nhân để trở thành những người đàn ông, những người
phụ nữ trong XH với những khuôn mãu tác phong theo từng giới tính trong sự mong đợi của 1 XH
nhất định. (Có thể làm cho một bé trai về mặt sinh học trở thành 1 bé gái về mặt xã hội).
3.2. Các tác nhân XHH
Gia đình “Giai đoạn phát cảm ngôn ngữ” là phát và nhận thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp
và thông tin. Hỏi là cách tốt nhất để phát triển ngôn ngũe- phát triển tư duy, nhận thức
Nhà trường:
- Trường học là tác nhân XHH có cấu trúc chặt chẽ và tổ chức cao
- Nhiêm vụ vủa nhàtruowngf là truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
- Nhiệm vụ này được thực hiện theo 1 quá trình được tính toán
- Quá trình này thường bắt đàu từ 3, 4 tuổi
Nhóm bạn bè ngang hàng:
- Nhóm bạn bè ngang hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình XHH
- Nhóm bạn bè này khác với gia đình và nhà trường
- Những thành viên trong nhóm có chỗ đứng trong thang bậc XH như nhau
- Không nhất thiết ngang về độ tuổi
- Có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mô hình hành vi của cá nhân, ảnh hưởng đến lối
sống, cách hành xử.
- Trong nhóm bạn bè bình đẳng giúp chúng ta mở lời khác với nhóm gia đình và nhà trường
Nhóm truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
CHƯƠNG III: CHUẨN MỰC XÃ HỘI, CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ SAI LỆCH CHUẨN
MỰC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm về chuẩn mực xã hội, chuẩn mực pháp luật và các loại chuẩn mực xã hội
1.1. Khái niệm chuẩn mực XH, chuẩn mực PL
CMXH Là tập hợp những quy tắc, yêu cầu đòi hỏi của XH do chính các thành viên của xã hội đặt ra
nhằm áp đặt cho HVXH của mỗi người
Luôn được các định một cách cụ thể, rõ ràng
Được đưa ra nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi xã hội của con người.
Như vậy chuẩn mực XH không phải bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian
CMPL Là những quy tắc xử sự chung do NN xây dựng, ban hành, và đảm bảo thực hiện nhằm điều
chỉnh các QHXH
1.2. Các loại chuẩn mực xã hội
Theo tiêu chí phổ biến chia ra làm chuẩn mực xã hội công khai và chuẩn mực xã hội ngầm ẩn
- Chuẩn mực xã hội công khai là là chuẩn mực xã hội mà ở trong cộng đồng xã hội đó phần lớn ai
cũng biết.
- Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn thường là những quy định mang tính nội bộ của một đơn vị, cơ quan
Theo tính chất được ghi chéo hoặc không được ghi chép
- CMXH thành văn được ghi bằng văn bản
- CMXH bất thành văn được lưu truyền bằng miệng
2. Sai lệch chuẩn mực pháp luật
Hành vi của các cá nhân, hay nhóm xã hội I phạm các nguyên tắc quy địn của chuẩn mực pháp luật
Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Sai lệch chủ động – tích cực được thực hiện bởi các chủ thể xã hội có đầy đủ NLHV, họ thực hiện
hành vi sai chuẩn mực pháp luật, nhưng từ những sai đó mà nhà chức trách nhìn vào họ phát hiện ra
điều khoản đó không còn phù hợp nữa cần phải điều chỉnh hoặc xây dựng
VD: Biểu tình là sai vì gây mất ANTT nhưng vì được diễn ra phổ biến nên cần xây dựng luật biểu
tình
- Sai lệch chủ động – tiêu cực: Cá nhân thực hiện hành vi mà pháp luật cấm VD cưỡng hôn vi phạm
quấy rối tình dục
- Sai lệch thụ động – tích cực: Thực hiện hành vi mà có sự thiếu hiểu biết nên thực hiện hành vi vi
phạm nhưng được dư luận xã hội quan tâm nên pháp luật phải sửa đổi những điều khoản lỗi thời để
phù hợp
- Sai lệch thụ động – tiêu cực xuất phát từ sự không hiểu biết mà có những hành động làm trái pháp
luật và gây hậu quả nghiêm trọng
Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật
- Tích cực: Góp phần thay đổi nhận thức cung cũng như thức đảy sự tiến bộ của cộng đồng xã hội.
- Tiêu cực: Phá hoại tính ổn định, sự tác động của những CMPL phù hợp, tiến bộ đang phổ biến,
thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong XH.
CHƯƠNG IV: DƯ LUẬN XÃ HỘI – TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG
DÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Dư luận xã hội
1.1. Khái quát về dư luận xã hội
Dư luận xã hội là sự lên tiếng, sự phản hồi, sự đánh giá, là tiếng nói của số đông quần chúng. Nhưng
không phải bao giờ tiếng nói của số đông cũng là dư luận xã hội.
Dư luận xã hội được xem là một hiện tượng xã hội
DLXH lần đầu xuất hiện khi loài người xuất hiện cộng đồng người
 Xuất hiện tương tác xã hội (là sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong hoạt động sống)  nảy
sinh vấn đề xã hội  Mối quan tâm của cộng đồng xã hội  cộng đồng bàn tán, lên tiếng  DLXH
xuất hiện.
1.2. Đối tượng của DLXH
Là những thực tế xã hội nhưng không phải tất cả. Có thể là những sự kiện, hiện tượng, quá trình xuất
hiện.
Những chủ trương, chính sách của một cơ quan, chính phủ, (một số chủ trường không được quan tâm
thì không phải là đối tượng của DLXH) những dư luận phải mang tính thời sự cao.
Một cá nhân nào đó (từ lời nói, hành động có thể biến cá nhân thành đối tượng của DLXH, tuy nhiên,
không phải ai thực hiện lời nói, hoạt động đó đều là đối tượng của DLXH mà còn phụ thuộc vào địa
vị xã hội của người ấy)
1.3. Chủ thể của DLXH
Là những cộng đồng người bất kì, có thể là một làng quê, có thể là khu vực, vùng miền trong một
quốc gia (do từng vấn đề cụ thể, xảy ra ở đâu, liên quan đến ai)
Hoặc cả đất nước
Có những vấn đề chủ thể là cả thế giới
Phân biệt DLXH và tin đồn
Dư luận xh Tin đồn
- Liên quan về những - Liên quan đến những vấn
vấn đề xh mà đã được cơ đề xh còn mơ hồ, không rõ
quan có thẩm quyền xác ràng
minh
- Kênh truyền tin mang - Thường là kênh truyền
tính chính thức miệng
- Mục đích: Làm sáng tỏ - Mục đích: Thường mang
vấn đề hiện tượng ý đồ xấu, bày tỏ thái độ của
mình
Quá trình hình thành DLXH
- Tùy thuộc vào từng vấn đề
- Có những vấn đề xuất hiện là sư luận xã hội hình thành liền
- Có những vấn đề cần thời gian
+ Thứ nhất: ý thức cá nhân được hình thành sau khi lĩnh hội thông tin
+ Thứ hai: Ý thức cá nhân chuyển hóa thành ý thức xã hội qua trao đổi, thảo luận.
+ Thứ ba: Qua quá trình trao đổi thì đi đến thống nhất với các đặc điểm cơ bản và DLxH hình thành.
Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành DLXH
- Quy mô, tính chất các vấn đề xã hội
- Trình độ dân trí
- Tự do ngôn luận
- Trạng thái tâm thế xã hội
- Truyền thống phong tục
1.4. Vai trò của DLXH
Tích cực:
- Tác động đến mô hình hành vi của chúng ta
- Có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáp dục pháp luật, nâng ao ý thức pháp luật cho công dân.
Tiêu cực:
Đôi khi vi áp lưc, quyền lực nào đó mà lái dư luận  sự lệch hướng của DLXH  có lợi cho nhóm
này, bất lợi cho nhóm khác.
2. Truyền thông đại chúng
2.1. Khái niệm
Truyền thông đại chúng quá trình truyền đạt thông tin gồm truyền thông liên cá nhân và truyền thông
đại chúng
Truyền thông đại chúng: quá trình truyền tải thôgn tỉna công chúng thông qua các phương tiện
Đại chúng: không xác định đại chúng là bao nhiêu người, mọi thành phần của xã hội
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các phương tiện truyền tải thông tin
Từ thời phong kiến trở về trước: dựa vào khả năng sinh học: Nhìn, nghe, nói, cử động của cơ thể
Sau đó là những sáng chế thô sơ như trống, chiêng, tù và tận dụng khói lửa và thuần hóa động vật
(chim đưa thư). Mỗi cộng đồng có mô hình hóa riêng  đáp ứng được nhu cầu truyền thông của xã
hội nhưng chưa hoàn thiện.
Từ khi CNTB ra đời đến nay: Tạo ra được một thị trường hàng hóa rộng lớn mang tính toàn cầu. Đòi
hỏi thông tin phải được lưu thông một cách nhanh chóng, chính xác,…
Phương tiện chuyển tải thông tin hiện đại hơn. Các phát minh: điện tín, vô tuyến điện, radio, vô tuyến
truyền hình,…
2.3. Đặc điểm của truyền thông đại chúng
Thông tin đại chúng: chúng ta nhận tất cả những thông tin nhưng không phải mọi thôgn tin nhận và
phát đều là thông tin amng tính đại chúng
Phương tiện đại chúng: có nhiều phương tiện truỳen tải thông tin nhưng không phải mọi phương tiện
truyền tải thông tin đèu mang tính đại chúng (do trình độ phát triển, chủ trường chính sách của một
quốc gia). Khôgn phải ở đất nước này mang tính đại chúng thì ở nơi khác cũng mang tính đại chúng
Những thông tin được thu thập từ đại chúng  qua sự sàng lọc của một dơn vị tổ chức
Dành cho số lượng người đông đảo và với phương tiện đại chúng
Sử dụng với quy mô đại chúng và phạm vi rộng lớn
Mang tính tổng hợp ca, có độ tin cậy
Truyền di một cách công khai, nhanh chóng, đều đặn.
2.4. vai trò
Tích cực: Cung cấp 1 lượng tri thức khổng lồ, hiểu biết thế giới xung quanh nhờ truyền thông
Tiêu cực: Không phải ai cũng nội tâm hóa được các vấn đề qua truyền thông

You might also like