You are on page 1of 201

ĐỀ CƯƠNG QUYỀN CON NGƯỜI

Câu 1: Phân tích khái niệm “quyền con người”, phân biệt với khái niệm “quyền công
dân”.

QCN là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do
tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi
pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do
đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc,
những quyền tối thiểu của con người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ.

QCN là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
được phép và tự do cơ bản của con người. Đây là quyền mà mọi người đều có ngay từ khi
sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người.

Quyền con người Quyền công dân

Giống Là 2 trong những quyền cơ bản và quan trọng được quy định trong Hiến pháp.
nhau
Được xác định là những quyền lợi mà mọi công dân đều được hưởng và được
bảo vệ (trừ những người không có quốc tịch).

Ra đời và phát triển ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa và lịch sử lập hiến

Khác Khái Quyền con người (Nhân quyền) là Quyền công dân (Dân quyền) là
nhau niệm những quyền tự nhiên của con người quyền của một người được công
có từ lúc đã thành hình bào thai tới nhận theo các điều kiện pháp lý
lúc đã chết đi và không bị tước bỏ để trở thành thành viên hợp pháp
bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào của một Quốc gia có chủ quyền
(Quốc tịch)

VBgh Các công ước quốc tế về quyền con Hiến pháp và các văn bản quy
i nhận người, Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của từng quốc
phạm pháp luật của từng quốc gia gia

Bản Tự nhiên, vốn có, không do chủ thể Được Nhà nước xác định bằng
chất nào ban phát các quy định pháp luật

Đặc Áp dụng trên phạm vi quốc tế, được Chỉ áp dụng trong lãnh thổ quốc
điểm bảo đảm và thực hiện giống nhau, gia, mỗi quốc gia có mỗi quy
không thay đổi theo thời gian định riêng, có thể thay đổi theo
thời gian

Chủ Mọi thành viên của nhân loại, bất kể Những người có quốc tịch của
thể dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới một quốc gia
nắm tính…
quyền

Thời Từ khi con người được sinh ra Từ khi chủ thể đáp ứng được đầy
điểm đủ các điều kiện mà mà pháp
phát luật của mỗi quốc gia quy định
sinh
quyền

Cơ Các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải Toà án và một số cơ chế tài phán
chế quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân khác ở mỗi quốc gia
bảo quyền của Liên hợp quốc và một số
đảm tổ chức liên chính phủ khu vực
thực
hiện

Nhóm Kinh tế, xã hội, văn hóa Dân sự, chính trị
quyền
chủ
yếu

Câu 2: Phân tích nội dung và các điều kiện tạm dừng (tạm đình chỉ) thực hiện quyền
con người.

Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR) năm 1948 và Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) năm 1966 có quy định tương tự khi
dành một điều khoản riêng đề cập giới hạn quyền như là nguyên tắc giới hạn chung áp
dụng cho tất cả các quyền trong văn kiện. Theo đó, cả hai văn kiện đều đặt ra các điều
kiện giới hạn quyền sau:

- Giới hạn quyền phải được quy định bởi luật, các điều kiện tạm dừng thực hiện
quyền con người phải được các quốc gia quy định trong luật của quốc gia mình, Việt
Nam đã có quy định về trường hợp này trong Hiến pháp 2013. Chỉ khi các trường hợp
để tạm dừng thực hiện quyền con người được ghi nhận vào trong luật thì nó mới tránh
cho trường hợp tạm dừng thực hiện quyền con người một cách bừa bãi, không cần
thiết.
- Những giới hạn đặt ra không trái với bản chất của các quyền được quy định trong
Điều 29 của UDHR và Điều 4 của ICESCR. Điều 29 của UDHR “Mọi người có trách
nhiệm đối với xã hội và chỉ có thể đòi hỏi quyền và tự do của mình trong tình hình
đảm bảo cho sự phát triển tổng thể của xã hội, trong điều kiện đảm bảo bình đẳng
giữa các quyền và tự do và không có điều kiện phân biệt”
- Mục đích giới hạn quyền là nhằm công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các
quyền và tự do của người khác, đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự
công cộng và phúc lợi chung.
- Cần thiết trong một xã hội dân chủ, cần thiết trong các quốc gia, muốn tiến lên, đất
nước phát triển cần xây dựng một xã hội dân chủ, mà xã hội dân chủ tất nhiên phải có
các quy định chặt chẽ về việc tạm dừng thực hiện các quyền con người.

Câu 3: Phân tích những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm thực hiện hai nhóm quyền
dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm thực hiện nhóm quyền dân sự chính trị

- Quyền dân sự , chính trị , quyền này hướng tới hai vấn đề chính, đó là tự do và sự
tham gia vào đời sống chính trị của các cá nhân. Nó bao gồm các quyền và tự do
cá nhân về phương diện dân sự và chính trị mà tiêu biểu như quyền sống, quyền tự
do tư tưởng , quyền không bị bắt là nô lệ, quyền tự do và an toàn cá nhân, tự do
tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền đc bầu cử và ứng cử, quyền được xét xử
công bằng, ….
- Việc thực hiện hóa quyền dân sự chính trị là mang tính thức thời. trên thực tế việc
bảo đảm cá quyền này không đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều nguồn nhân lực vật chất,
do đó bất cứ quốc gia nào, giàu hay nghèo đều có thể tiến hành được ngay
- Quyền dân sự, chính trị yêu cầu nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, xã hội phải
tôn trọng và bảo vệ quyền mà không phân biệt đối xử vì bất cứ lí do gì bằng cách
không can thiệp trái phép vào các quyền này, trừ khi có sự hạn chế tình trạng ảnh
hưởng tới cấp quốc gia
Ví dụ điều 12 công ước ICCPR về quyền tự do đi lại trên một lãnh thổ quốc gia,
quyền tự do rời khỏi bất kì nước nào, kể cả nước mình, những quyền trên không bị
hạn chế, trừ những hạn chế do luật định, và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người
khác và phải phù hợp với các quyền khác đc quy định tại khoản 3 điều 12,
Điều 18, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền này cũng bị
hạn chế khi cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức
xã hội, hoặc để bảo vệ cá quyền của chủ thể khác quy định tại khoản 3 điều 19
- Để thực hiện và thúc đẩy quyền này, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có những cơ
chế, biện pháp pháp lý phù hợp tạo điều kiện cho công dân tham gia vào các hoạt
động chính trị, xã hội, văn hóa, bảo đảm tính minh bạch công bằng dân chủ trong
quá trình lập pháp, hành pháp và tư pháp, thiết lập cơ quan kiểm tra, giám sát và
xử lívi phạm nhân quyền

Yêu cầu trong việc bảo đảm quyền kinh tế-xã hội- văn hóa:

- nhóm quyền này được tạo ra nhằm tập trung vào việc tạo điều kiện và đối xử công
bằng bình đẳng cho mọi công dân trong xã hội về các quyền có việc làm, quyền
được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở…
- quyền kinh tế-xã hội- văn hóa không thực hiện được ngay như nhóm quyền dân sự
chính trị mà phải thực hiện dần dần, từng bước , đòi hỏi với nguồn lực sẵn có của
quốc gia. Điều này vì bởi trên thực tế việc thực thi các quyền này đòi hỏi phải tiêu
tốn rất nhiều nguồn nhân lực, vật lực, có một số quốc gia nghèo vẫn chưa thể tiếp
cận được những quyền này như cá nước ở Trung Phi…
- tuy vậy các quyền trên vẫn phải được tôn trọng và bảo vệ, đòi hỏi nhà nước phải
có chính sách, kế hoạch phát triển nền kinh tế, xã hội văn hoá, tập trung và tận
dụng tối đa nguồn lực có sẵn trên tất cả lĩnh vực, không hủy bỏ hoặc cắt giảm bớt
các quyền của công ước ICESCR khi không có lí do chính đáng có như vậy mới
đảm bảo được mức sống và chất lượng sống của người dân, đặc biệt là nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương, ngoài ra nhà nước cũng phải có biện pháp bảo vệ môi
trường, di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ
cá nhóm quyền trong công ước ICESCR
- ví dụ để mọi công dân có thể hưởng quyền được có một mức sống thích đáng cho
bản thân, gia đình, bao gồm các khía cạnh cề ăn mặc, nhà ở, và được không ngừng
cải thiện về đời sống quy định tại điều 12 các quốc gia phải có biện pháp thích hợp
nhằm tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, tạo điều kiện cho công
dân được tham gia bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa...

Câu 4: Giải thích tại sao các nhà nước vừa là thủ phạm chính của những vi phạm nhân
quyền, vừa đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện, bảo đảm nhân quyền.

Thứ nhất, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện, bảo đảm
nhân quyền vì:
- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân,
có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ
sở pháp luật và lợi ích chung, có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do
của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội. Dựa theo định nghĩa này, có
thể thấy bảo đảm quyền con người là một trong những ưu tiên và vai trò quan
trọng nhất của Nhà nước.
- Một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người
chính là pháp luật. Nhà nước chính là chủ thể đặc biệt, là tổ chức duy nhất có
quyền ban hành và đảm bảo sự thực hiện pháp luật. Nó được thể hiện qua việc
thông qua các hoạt động của các cơ quan:

+) Lập pháp: xây dựng các qui phạm pháp luật, nội luật hóa các tiêu chuẩn
quốc tế, v.v. Trong quá trình đó, nhà nước phải chỉ đạo các nhà lập pháp
tuân thủ nguyên tắc là các quy phạm pháp luật phải tạo cơ hội bình đẳng
cho việc tiếp cận và hưởng thụ quyền của mọi người dân.

+) Hành pháp: hiện thực hóa các quy định của pháp luật trong đời sống bảo
đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người. Nhà nước xây dựng và thực
hiện chương trình, kế hoạch bố trí nguồn lực về con người, tài chính.

+) Tư pháp: bảo đảm, bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Nhà nước là
chủ thể duy nhất có quyền can thiệp, giải quyết, xử lý mọi hành vi vi phạm
quyền con người.

- Theo luật nhân quyền quốc tế, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người
dưới dạng ba hình thức: nghĩa vụ tôn trọng (kiềm chế không can thiệp vào việc
hưởng thụ quyền), bảo vệ (ngăn chặn, xử lí vi phạm) và thực hiện (bảo đảm, tạo
điều kiện hưởng thụ quyền đầy đủ).

Thứ hai, nhà nước cũng chính là thủ phạm chính vi phạm nhân quyền vì:

- Do Nhà nước kiểm soát hầu hết những cơ quan, tổ chức bảo đảm quyền con người
và có một bộ máy thực hiện cưỡng chế quản lý nên dễ xảy ra lạm quyền, can thiệp
quá mức quyền tự do của những chủ thể khác. Ví dụ: Cán bộ điều tra dùng nhục
hình, bức cung với bị can trái qui định.
- Trong một số trường hợp, các nhà nước có thể có động cơ chính trị và lợi ích riêng
để vi phạm nhân quyền. Điều này có thể bao gồm việc bảo vệ quyền lợi của nhóm
cầm quyền, duy trì trật tự xã hội,v.v.
- Nhiều trường hợp Nhà nước đã vi phạm nhân quyền nhưng họ không hề hay biết
hoặc vẫn nghĩ mình làm đúng, bởi chính Nhà nước là nơi tiếp nhận và xử lí các
kiến nghị về vi phạm nhân quyền. Điều đó dẫn tới việc vi phạm được xử lí chưa
thỏa đáng hoặc có thể bị bỏ qua, ảnh hưởng tới quyền con người nói chung.

Câu 5: Phân tích quy định về quyền về an ninh cá nhân nêu trong Điều 9 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

Điều 9 ICCPR

1) Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị
giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có
lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.

2) Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do
họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.

3) Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra
toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải
được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong
thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho
họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào
bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.

4) Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu
được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ
về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là
bất hợp pháp.

5) Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp
đều có quyền được yêu cầu bồi thường.

_______________________________________________________________________

Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những
quyền cơ bản, cốt lõi của tự do và an toàn cá nhân, đã được luật pháp quốc tế ghi nhận.

 Thứ nhất, về phạm vi áp dụng, quyền này được áp dụng cho tất cả những người bị
tước tự do, kể cả các trường hợp do phạm tội hay do bị tâm thần, lang thang,
nghiện ma tuý, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm soát nhập cư... (Khoản
1).

 Thứ hai, thời hạn tạm giữ, tạm giam phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia
thành viên, tuy nhiên, theo Ủy ban, thời hạn tạm giữ không nên vượt quá vài ngày,
còn thời hạn tạm giam cần phù hợp với hai quy tắc: bị can, bị cáo phải được xét xử
trong thời gian hợp lý hoặc được trả tự do, và việc tạm giam chỉ được coi là ngoại
lệ và với thời gian càng ngắn càng tốt (Khoản 3).

 Thứ ba, trong trường hợp sử dụng tạm giữ, tạm giam như là một biện pháp ngăn
chặn, việc này không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải dựa trên các trình
tự, thủ tục được luật pháp quy định ( Khoản 1), đồng thời phải bảo đảm quyền
được thông tin của bị can ( Khoản 2), quyền được tòa án quyết định tính hợp pháp
của việc giam giữ ( Khoản 4), quyền được yêu cầu bồi thường của bị can, bị cáo
trong trường hợp oan sai ( Khoản 5). Ngoài ra, trong trường hợp sau đó có lời
buộc tội được đưa ra, còn phải tuân thủ những bảo đảm tố tụng nêu trong Điều 14
ICCPR (Khoản 3).

Cho phép việc bắt giữ, giam người chỉ trong những trường hợp, điều kiện, trình tự thủ
luật định và việc áp dụng các chế tài tước tự do đối với người phạm tội là cần thiết nhằm
đảm bảo hiệu quả phòng, chống tội phạm, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội,
quyền và lợi ích của cá nhân, đồng thời tăng cường giáo dục người phạm tội. Tuy nhiên,
các quốc gia thành viên cũng phải đảm bảo có sự phân biệt giữa các hành vi phạm tội với
việc không hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh trong các lĩnh vực của cuộc sống như dân
sự, lao động, kinh tế...

Câu 6: Ở một trường học, phụ huynh của một lớp đã gửi kiến nghị chung yêu cầu nhà
trường không cho một học sinh đang sống chung với HIV (lây nhiễm từ mẹ) được học
cùng con cái họ. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế và pháp
luật Việt Nam.

Hiện nay, nhận thức của cộng đồng đối với lây nhiễm HIV/ AIDS và những người sống
chung với HIV/AIDS đã có phần cởi mở hơn. Họ ngày càng chấp nhận quan điểm rằng,
việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử, thừa nhận và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của
những người sống chung với HIV/AIDS là một trong những yếu tố cốt yếu để phòng
ngừa sự lây lan của đại dịch.

Năm 1996, Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người được thông qua tại
Hội nghị tư vấn quốc tế lần thứ hai về HIV/AIDS và quyền con người nhằm đảm bảo đối
xử công bằng, ứng xử tích cực và bảo vệ những quyền lợi cơ bản đối với những người
sống chung với HIV/ AIDS; đặc biệt là trẻ em lây nhiễm không may nhiễm HIV/ AIDS
từ bố hoặc mẹ.

Hệ thống luật nhân quyền quốc tế ghi nhận quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục
của những trẻ em sống chung với HIV/ AIDS.

VN đã ký Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và ban hành Luật Phòng chống HIV/AIDS,
theo đó, trẻ em có quyền được học hành và không bị phân biệt đối xử. Mọi hành vi gây
cản trở quyền được học tập, quyền được hòa nhập và vui chơi giải trí của trẻ em nhiễm
HIV là vi phạm pháp luật và cần được xử lý.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống HIV/ AIDS; trong đó:

 Điều 4 khoản 1 đã công nhận quyền được sống hòa nhập, quyền được học
tập của trẻ em sống chung với HIV/ AIDS
 Điều 8 nghiêm cấm hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm
HIV/ AIDS
 Điều 15 cũng quy định cơ sở giáo dục không được: Từ chối tiếp nhận, kỷ
luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt
động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV

Ngoài ra còn một số điều luật khác như:

 Tại Khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
Tạo mọi điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trong đó có trẻ em bị
nhiễm HIV/AIDS) được học tập hòa nhập.
 Điều 9 Luật Giáo dục cũng quy định: Mọi công dân có quyền bình đẳng về
cơ hội học tập, không có sự phân biệt đối xử về bất cứ yếu tố nào.

Như vậy, quyền được tiếp nhận giáo dục bình đẳng của trẻ em đang sống chung với
HIV/ AIDS đã được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam bảo vệ

Việc gửi đơn kiến nghị của phụ huynh đó đã xâm phạm quyền con người được pháp luật
bảo hộ, tước đi quyền được học tập, tiếp thu văn hóa bình đẳng, kì thị, phân biệt đối xử
với em học sinh đó; đi ngược lại với chuẩn mực ứng xử của xã hội, là 1 hành vi đáng lên
án

Câu 7: So sánh hai học thuyết về quyền tự nhiên và học thuyết về quyền pháp lý.

Tchi Học thuyết về quyền tự nhiên Học thuyết về quyền pháp lý

Khái Quyền con người là những sự được Quyền con người là những bảo đảm
niệm phép mà tất cả thành viên của cộng đồng pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ
quyền nhân loại, không phân biệt giới tính, các cá nhân và các nhóm chống lại
con chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…..; những hành động hoặc sự bỏ mặc mà
người đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
vì họ là con người. được phép và tự do cơ bản của cng

Đặc + Thuộc tính tự nhiên của quyền con + Được ghi nhận và bảo đảm bằng
điểm người pháp luật
+ Không một chủ thể nào (kể cả Nhà + Do giai cấp cầm quyền (Nhà nước)
nước) có thể ban phát hay tùy tiện tước quy định
bỏ
+ Tính khác biệt tương đối về mặt văn
+ Tính đồng nhất trong mọi hoàn cảnh hóa, chính trị.
(universal).

Nguồn Bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh Sinh ra từ những quy định pháp luật,
gốc ra đều được hưởng những gì pháp luật thừa nhận và bảo
vệ mới là quyền con người

Tính Không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ Phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp
phụ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, thống trị
thuộc cộng đồng nào;

Không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội:


phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa

Câu 8: Phân tích nội dung những “thế hệ quyền con người”.

Năm 1977, Karel Vasak đưa ra ý tưởng về ba “thế hệ nhân quyền” (generations of human
rights) nhằm phân tích lịch sử phát triển của quyền con người.

- Thế hệ thứ nhất, các quyền dân sự, chính trị: Thế hệ nhân quyền này hướng vào
hai vấn đề chính, đó là tự do và sự tham gia và đời sống chính trị của các cá
nhân. Nó bao gồm các quyền và tự do cá nhân về phương diện dân sự và chính trị,
mà tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự
do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng... Thế hệ
nhân quyền này gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ
phong kiến. Những văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ
quyền này là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, 1948 và Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966.
- Thế hệ thứ hai, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: thế hệ nhân quyền này hướng
vào việc tạo lập những điều kiện và sự đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công
dân trong xã hội. Chúng được đề xướng và vận động từ cuối thế kỷ XIX, và bắt
đầu được quan tâm bởi một số chính phủ kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất. Các quyền tiêu biểu thuộc về thế hệ quyền này bao gồm quyền có việc làm,
quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở... Văn kiện
pháp lý quốc tế tiêu biểu nhất đề cập đến thế hệ quyền này là Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội, 1966 (sau đây viết tắt là ICESCR).
- Thế hệ thứ ba, các quyền tập thể: Thế hệ quyền này bao gồm các quyền tập thể,
tiêu biểu như quyền tự quyết dân tộc; quyền phát triển; quyền với các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; quyền được sống trong hoà bình; quyền được sống trong môi
trường trong lành... Danh mục các quyền thuộc thế hệ quyền này vẫn đang được
bổ sung, trong đó những quyền được đề cập gần đây bao gồm: quyền được thông
tin và các quyền về thông tin; quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa. Những
văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên
ngôn về trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, 1960; Hai công ước
cơ bản về nhân quyền năm 1966 là ICCPR (Điều 1), ICESCR (Điều 1); Tuyên bố
về quyền của các dân tộc được sống trong hoà bình, 1984; Tuyên bố về quyền phát
triển, 1986... Ngoại trừ một số quyền như quyền tự quyết dân tộc, nhiều quyền
trong thế hệ thứ ba chưa được pháp điển hóa bằng các điều ước quốc tế, mà chủ
yếu mới chỉ được đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn. Vì vậy, tính pháp lý và
tính hiện thực của hầu hết các quyền trong thế hệ này hiện vẫn đang là chủ đề gây
tranh cãi.

Câu 9: Liệt kê và phân tích vị trí của các chủ thể có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm
quyền con người (liên hệ với phần NN vừa là chủ thể đảm bảo, vừa là chủ thể vi phạm
QCN)

Xét về nghĩa vụ, nhận thức chung cho rằng, chủ thể cơ bản có trách nhiệm tôn trọng, bảo
vệ và thúc đẩy các quyền con người (duty-bearers) là các nhà nước (states) mà cụ thể là
các chính phủ, các cơ quan nhà nước khác cùng các viên chức hay những người làm việc
cho các cơ quan nhà nước (được gọi chung là các chủ thể nhà nước - state actors). Các
chủ thể đảm bảo quyền con người trong phạm vi quốc gia bao gồm các yếu tố của hệ
thống chính trị như: Đảng, Quốc hội, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, các tổ chức
đoàn thể chính trị - xã hội, v.v... thông qua các nguyên tắc, cách thức, quy tắc (bao gồm
cả hệ thống pháp lý, các chính sách, v.v...) để đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.

Ngoài các nhà nước, nhận thức chung cũng cho rằng, các tổ chức, thể chỉ quốc tế
(international bodies), các đảng phái chính trị (political parties), các doanh nghiệp
(companies), các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế (international, national non-
governmental organizations), các nhóm chính thức hoặc không chính thức (formal,
informal groups), các cộng đồng (communities), các gia đình (families), các bậc cha mẹ
(parents) và các cá nhân (individuals), tùy theo vị thế của mình, cũng có trách nhiệm tôn
trọng, bảo vệ và góp phần thúc đẩy các quyền con người (những chủ thể này được gọi
chung là các chủ thể phi nhà nước non-state actors).

Câu 10: Phân tích các tính chất (nguyên tắc) của quyền con người

● Tính phổ biến (universal):

Quyền con người là những giá trị bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình
đẳng cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên,
cần chú ý là trong một số bối cảnh, sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ
hưởng thụ, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người.

● Tính không thể chuyển nhượng (inalienable):

Quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể
nào, kể cả bởi các nhà nước. Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân
đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng tương xứng của
cộng đồng hay của cá nhân khác.

● Tính không thể phân chia (indivisible):

Thể hiện ở chỗ Quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không
có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế
bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con
người. Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện
một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được ưu tiên
thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho phụ nữ, trẻ
em, người khuyết tật, người thiểu số...do đây là những nhóm yếu thế). Điều này không có
nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó
trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác

● Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent):


Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong
mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián
tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong
việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm
các quyền khác.

Ví dụ, một người không được hưởng quyền học tập (hậu quả là bị mù chữ hoặc văn hoá
thấp) sẽ khó có thể có nghề nghiệp tốt, thu nhập cao, và khó có thể có cơ hội tham gia và
thăng tiến trong bộ máy nhà nước.

Những đặc trưng của quyền con người

+Phổ biến: Quyền con người là tự nhiên, vốn có. Mọi thành viên của nhân loại đều
là chủ thể của các quyền con người.

+ Không thể phân chia: Mọi quyền con người đều có giá trị như nhau và đều cần
phải được tôn trọng, bảo đảm thực hiện.

+ Không thể chuyển nhượng: Các quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn
chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào.

+ Liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau: Bất kỳ quyền con người nào được bảo đảm hay bị
vi phạm đều tác động tích cực hay tiêu cực đến các quyền khác.

Câu 11 : Phân tích khái niệm “các nhóm người dễ bị tổn thương” trong luật nhân
quyền qte

- Khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương mặc dù không có định nghĩa chính thức
chung, chúng ta có thể hiểu khái niệm này để chỉ những người và cộng đồng có địa vị
chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, do đó khiến họ có nguy cơ bị tổn hại cao hơn và
bị xâm phạm nhân quyền, và do đó các nhóm người này cần được chú ý bảo vệ đặc biệt
so với những nhóm, cộng đồng người khác

- Một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương trong luật nhân quyền quốc tế bao
gồm: người khuyết tật, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người đồng tính LGBT
phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV, người lao động di trú, người không quốc tịch,
người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo...), người bản địa, nạn nhân chiến tranh,
những người bị tước tự do, người cao tuổi... Ngoài ra, còn được bổ sung những nhóm
người gặp những nguy cơ cao về quyền con người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh, xét
cả trên phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, ở trong gia đình, nơi làm việc hoặc ngoài xã
hội.

- Quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương cấu thành một bộ phận quan trọng của luật
nhân quyền quốc tế. Phần nhiều trong số hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người
(bao gồm cả các điều ước quốc tế) được Liên hợp quốc thông qua sau hai công ước cơ
bản về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là để pháp điển
hóa các quyền đặc thù của các nhóm người dễ bị tổn thương. Các văn kiện này nhằm bảo
vệ quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương khi họ là nạn nhân của tội phạm, hoặc khi
họ là chủ thể thực hiện tội phạm. Các văn kiện này cũng nhằm khuyến khích các quốc gia
nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương trong các
quy định pháp luật của mình.

=> Như vậy, khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương trong luật nhân quyền quốc tế là
một khái niệm mở, không có định nghĩa chính thức chung, mà phụ thuộc vào từng bối
cảnh, hoàn cảnh cụ thể.

Câu 12: Phân tích quy định về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo nêu trong
Điều 19, 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

 Khái niệm về quyền tư tưởng , tín ngưỡng và tôn giáo

Khái niệm về quyền tự do tín ngưỡng là một phần quan trọng của hệ thống quyền lợi cá
nhân và nhân quyền. Quyền tự do tín ngưỡng được hiểu là quyền của mỗi người được
chọn lựa và thực hành tín ngưỡng, tôn giáo, hay niềm tin của mình mà không bị sự can
thiệp trái pháp luật, chính trị hay xã hội. Đây là một khía cạnh quan trọng của tự do tư
tưởng và những giá trị cơ bản như tự do cá nhân, sự đa dạng văn hóa, và tôn trọng nhân
quyền.

 Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo nêu trong Điều 19,20 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

Nội dung Điều 19 UDHR sau đó được khẳng địnnh lại và cụ thể hóa trong các Điều 20
ICCPR. Quyền tự do tư tưởng tín ngưỡng và tôn giáo có thể có một số hạn chế nhất định
được quy định trong pháp luất và là an ninh quốc cần thiết để: (a) tôn trọng các quyền
hoặc uy tín của người khác và: (b) để bảo vệ an ninh quốc gia ,trật tự công cộng, sự bình
yên hoặc đạo đức xã hội".

Bổ sung cho quy định trong Điều 19, Điều 20 ICCPR đề cập đến một hạn chế quyền tự
do biểu đạt, theo đó, mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, mọi chủ trương gây
chủng tộc, sự thù hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối
xử về khía cạnh liên quan đến nội dung địch, hoặc bạo lực đều phải bi phấp luật .nghiêm
cấm. Một số Điều 20 ICCPR sau đó được ủy ban giám sát ICCPR làm rõ thêm trong Bình
luận chung số 11 thông qua tại phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của ủy ban tóm tắt những
điểm quan trọng như sau:

Thứ nhất, việc cấm các hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, gây thù hằn dân
tộc, chủng tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc
bạo loạn là cần thiết và không mâu thuẫn với quyền tự do biểu đạt quy định ở Đ19
ICCPR, bởi điều này nêu rõ việc thực hiện quyền tự do biểu đạt phải kèm theo những
nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt (đoạn 2).

Thứ hai, quy định trong khoản 1 Điều 20 cũng áp dụng cho tất cả những hình thức
tuyên truyền đe dọa thực hiện hành động xâm lược hay phá hoại hòa bình trái với Hiến
chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 20 không ngăn cấm việc cổ vũ các
quyền tự quyết, quyền độc lập hay quyền tự vệ của các dân tộc mà phù hợp với Hiến
chương Liên Hợp Quốc. Trong khi đó quy định cấm trong khoản 2 Điêu 20 được áp dụng
với những hành động khơi gợi lòng hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, từ đó kích động
sự phân biệt đối xử, sự thù địch hay bạo lực bất kể sự tuyên truyền diễn ra ở bên trong
hay bên ngoài các quốc gia có liên quan (đoạn 2)

 Ở VN, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện ở chỗ

+ Về pháp luật : Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo như thiên chúa giáo , phật giáo ,...
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp đầu tiên (1946)
và tiếp tục trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 và được trong nhiều
VBPL khác những quy định càng về sau càng có xu hướng chi tiết hơn. Cụ thể điển hình
trong các bản HP như sau:

+Một số hạn chế

- Hiến pháp năm 2013 chưa có quy định về quyền tự do tư tưởng, tự do niềm tin
lương tâm- nền tảng của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc điểm cơ bản của
nhóm những quyền tự do này là không thể bị đình chỉ thực hiện, kể cả trong tình
trạng khẩn cấp của quốc gia ( Theo ICCPR)

- Pháp luật Việt Nam chưa phân biệt giữa tự do tư tưởng, niềm tin lương tâm, tôn
giáo hoặc tín ngưỡng, với tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng..

- Luật quốc tế cho phép hạn chế quyền tự do bày tỏ tôn giáo, tín ngưỡng chỉ với
điều kiện những hạn chế đó được pháp luật quy định và là cần thiết để bảo vệ an
toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc các quyền và tự do cơ
bản của người khác. Trong khi đó, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 và Điều
15 Pháp lệnh TNTG 2004 quy định một phạm vi rộng hơn nhiều các hành vi có
thể dẫn đến đình chỉ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như : xâm phạm an ninh quốc
gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; tác động xấu đến đoàn kết nhân dân,
đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng khác

-Pháp luật cũng chưa quy định rõ một số điều kiện khác được nêu trong luật nhân
quyền quốc tế, cụ thể như những hạn chế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ
có thể được áp dụng cho những mục đích theo luật định, phải liên quan trực tiếp
và phù hợp với nhu cầu cụ thể mà những hạn chế đó đã được xác nhận. Các hạn
chế cũng không được áp đặt vì mục đích phân biệt đối xử, hoặc áp dụng mang tính
phân biệt, và những đối tượng đặc biệt, ví dụ như tù nhân, vẫn tiếp tục được hưởng
các quyền về biểu thị tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong khả năng cao nhất có thể phù
hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

- Pháp luật chưa quy định quyền tự do của bố mẹ hoặc những người giám hộ pháp
lý được quyết định việc giáo dục đạo đức và tôn giáo cho con cái họ phù hợp với
đức tin của họ.

- Nhà nước công nhận sự hiện diện, tồn tại của các tôn giáo nhưng pháp luật vẫn
chưa ghi nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo.

=> Nhà nước ta đã tham gia ICCPR và nhiều điều ước quốc tế khác khẳng định quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quyền này là cần thiết, để
cho quốc tế thấy tinh thần trách nhiệm và tính nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực
thi các cam kết quốc tế về quyền con người. Ngoài ra, việc này còn giúp giải quyết dứt
điểm một số vấn đề còn tồn đọng liên quan đến quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, góp
phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước trong tương lai

Câu 13 : Phân tích quy định về cấm nô lệ, nô dịch và lao động cưỡng bức nêu trong
điều 8 công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR,1966)

 Khái niệm về nô lệ, nô dịch:

- Nô lệ là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ bị mất quyền con
người, tự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ, ngoài những nhu cầu tối
thiểu như thức ăn, quần áo và chỗ ở. Nhiều người trở thành nô lệ vì bị bắt sai những cuộc
chiến (một hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc
giai cấp thống trị.

- Nô dịch là áp đặt nghĩa vụ cung cấp dịch vụ bằng cách ép buộc, hay được hiểu là tước
đoạt quyền tự do nhằm bóc lột lao động hay tình dục, thường là thông qua bạo lực, cưỡng
ép hay đánh lừa.

 Khái niệm về lao động cưỡng bức

- Lao động cưỡng bức là việc người sử dụng lao động ép buộc người lao động làm việc
vượt quá những thoả thuận của 2 bên đã cam kết trong hợp đồng. Một người phải thực
hiện công việc hoặc dịch vụ mà họ không tự nguyện thực hiện do vị đe doạ sử dụng hình
phạt.

 Những đặc điểm của nô lệ, nô dịch hiện đại


- Nô lệ hiện đại, bao gồm buôn bán người, là tội phạm và vi phạm các quyền cơ bản của
con người. Nô lệ hiện đại tồn tại ở nhiều hình thức như nô lệ, nô dịch, lao động cưỡng
bức hoặc ép buộc và buôn bán người. Tất cả hành vi này đều có 1 điểm chung là 1 người
tước đoạt sự tự do của người khác để bóc lột họ vì lợi ích cá nhân hoặc thương mại.

- Nô lệ hiện đại được thể hiện qua nhiều hành vi rất đa dạng có thể kể đến như buôn bán
người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, lao động cưỡng bức bóc lột tình dục hay các hoạt
động như bắt làm nô lệ để trả nợ, hôn nhân ép buộc, xung đột bất ổn chính trị, nghèo đói,
thiếu cơ hội giáo dục,…

 Những đặc điểm của lao động cưỡng bức

Những đặc điểm của 1 người bị lao động cưỡng bức thể hiện qua 1 số dấu hiệu như:

+ Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động: lâm vào tình trạng khó khăn,
ví dụ như thiếu sự chọn lựa về cách mưu sinh, không nhất thiết đẩy 1 người nào đó
vào tình trạng lao động cưỡng bức, chỉ khi người sử dụng lao động lợi dụng tình
trạng khó khăn của người lao động để như áp đặt thời gian làm việc quá nhiều
hoặc giữ tiền lương thì khi đó mới phát sinh tình trạng lao động cưỡng bức

+ Lừa gạt: là tình trạng không thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc trên
giấy tờ, với người lao động. Nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động thường
được tuyển chọn với những lời hứa về việc làm đàng hoàng, có thu nhập tốt,
nhưng khi họ bắt đầu làm việc thì những điều kiện làm việc như đã hứa ban đầu sẽ
không được thực hiện, trái lại họ còn bị lạm dụng mà không có khả năng thoát
khỏi

+ Hạn chế đi lại: Những người bị cưỡng bức lao động có thể bị nhốt hoặc bị giám
sát phòng họ bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc trong khi chuyển từ nơi này sang nơi
khác

+Bị cô lập: Những nạn nhân của lao động cưỡng bức thường bị cô lập ở những nơi
xa xôi hẻo lánh, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài

+ Bạo lực thân thể và tình dục: Người bị lao động cưỡng bức, gia đình và những
người bạn đồng hành gần gũi họ có thể phải chịu đựng tình trạng bạo lực về thân
thể hoặc tình dục, ví dụ như bạo lực có thể bao gồm việc ép người lao động phải
dùng ma tuý hoặc các chất kích thích khác nhằm kiểm soát họ

+ Dọa nạt, đe dọa: Nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức có thể phải chịu
đựng sự đe dọa, những lời dọa dẫm khi họ có ý kiến về điều kiện ăn ở và sinh hoặc
hoặc muốn thôi việc

+Giữ giấy tờ tùy thân hoặc giữ tiền lương: Việc chủ sử dụng giữ giấy tờ tùy thân
hoặc các tài sản cá nhân có giá trị khác, và đồng thời giữ cả tiền lương của người
bị lao động cưỡng bức là 1 trong những dấu hiệu của lao động cưỡng bức nếu
người lao động không thể tiếp cận những tài sản này khi có yêu cầu và nếu họ
nhận thấy họ không thể rời khỏi nơi làm việc nếu không muốn tài sản của mình bị
mất

+ Lệ thuộc vì nợ: Người bị cưỡng bức lao động thường làm việc với mong muốn
trả được hết số nợ phát sinh hoặc thậm chí nợ luỹ kế. Tiền nợ có thể phát sinh từ
việc ứng trước tiền lương hoặc tiền vay để trang trải chi phí tuyển dụng, chi phí
giao thông hoặc cho các chi tiêu cấp thiết trong sinh hoạt thường ngày của người
lao động như là viện phí.Khoản nợ có thể được nhân lên do việc man trá trong tính
toán các khoản nợ, đặc biệt đối với người lao động không có trình độ văn hoá,

+ Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng: Những nạn nhân của lao động cưỡng
bức dường như phải chấp nhận các điều kiện là việc và sinh hoạt mà họ không bao
giờ tự nguyện đồng ý cả. Họ phải chấp nhận công việc trong những điều kiện
không đảm bảo (ẩm thấp hoặc bẩn thỉu) hoặc độc hại, cũng như sự vi phạm
nghiêm trọng luật lao động

+ Làm thêm giờ quá quy định: Người lao động bị cưỡng bức có thể bị buộc làm
việc ngoài giờ liên tục hoặc làm việc nhiều ngày ngoài thời gian được quy định
bởi luật pháp quốc gia hoặc thỏa thuận lao động tập thể

 Công ước quốc tế về quy định cấm nô lệ, nô dịch và lao động cưỡng bức

- Theo điều 8 công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị quy định tại khoản 1, khoản
2 và mục a khoản 3: không ai bị bắt làm nô lệ, mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều
bị cấm, không ai bị bắt làm nô dịch và không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc
cưỡng bức. Điều 8 ICCPR đã thể hiện tất cả các tình huống mà 1 người có thể bị buộc
phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh hiện nay như mại dâm, buôn
bán ma tuý hoặc một số các dạng lợi dụng khác như lợi dụng tâm lý. Liên quan đến vấn
đề lao động cưỡng bức, tại khoản 3 điều 8 cũng liệt kê các trường hợp loại trừ, tại mục b
khoản 3 điều 8 có quy định không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức theo bản án
của 1 toà án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng
bức như 1 hình phạt đối với tội phạm, đồng thời với mục c của điều 3 cũng quy định các
trường hợp cụ thể hơn như sau:

i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại điểm b, mà thông
thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của tòa án
hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;

ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia
nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ
quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực
hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm;
iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai
đe dọa đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng;

iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự
thông thường

=> Như vậy, ICCPR đã quy định rõ ràng liên quan đến việc cấm 1 người trở thành nô lệ.
bị nô dịch hay lao động cưỡng bức và những trường hợp loại trừ liên quan đến những
hình thức không được coi là lao động cưỡng bức nhằm đảm bảo nhân quyền trên toàn thế
giới.

- Ngoài ICCPR, trước và sau công ước này còn có nhiều điều ước quốc tế do Hội Quốc
Liên, Liên hợp quốc và ILO thông qua có liên quan đến quyền được bảo vệ không bị bắt
làm nô lệ hay nô dịch. Những điều ước này đã đề cập đến những biện pháp toàn diện mà
các quốc gia thành viên phải tiến hành nhằm ngăn chặn và xoá bỏ chế độ nô lệ, những thể
thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động. 1 số điều ước liên quan như;
Công ước về nô lệ 1926 (Hội Quốc Liên), nghị định thư năm 1953 sửa đổi công ước nô lệ
1926 của Liên Hợp Quốc, Công ước về xóa bỏ chế độ nô lệ, việc buôn bán nô lệ và các
thể chế, tập tục khác tương tự chế độ nô lệ 1956 của Liên Hợp Quốc, Công ước số 29 về
lao động cưỡng bức của Tổ chức lao động thế giới (ILO), Nghị định thư về việc ngăn
ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ
em, bổ sung công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có thể chức xuyên quốc
gia,....

- Tuy vậy, hiện trên thế giới có khoảng 50 triệu người là nô lệ thời hiện đại, bị cưỡng ép
kết hôn hoặc lao động, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) công bố cách đây 2 tháng, như 1
lời cảnh báo rằng thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để xóa bỏ vấn nạn đang gây ra hậu
quả nghiêm trọng về xã hội cũng như đẩy lùi sự tiến bộ của loài người trong bảo đảm
những quyền cơ bản của con người. Tại Brazil, vào ngày 28/7/2022, lực lượng an ninh
Brazil đã giải cứu được 337 lao động bị cưỡng bức làm nô lên trong 1 chiến dịch phối
hợp kéo dài hơn 3 tuần, luật pháp Brazil quy định chế độ nô lệ có đặc trưng là điều kiện
làm việc xuống cấp, vắt kiệt thời gian làm việc, lao động cưỡng bức hay người lao động
vướng vào vòng nợ nần, vấn đề này đã trở nên nổi bật theo thống kê của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) cho thấy khoảng 1,73% trong số 35.341 công nhân được giải cứu
khỏi chế độ nô lệ ở nước này từ năm 2003 đến năm 2017, sau đó lại rơi vào tình trạng
tương tự lần thứ 2, đồng thời cá biệt có trường hợp tái nô lệ tới 3 hoặc 4 lần. Qua đó, vấn
đề lao động cưỡng bức hay nô lệ hoá 1 con người có thể trở nên rất dễ dàng trong thời
điểm hiện tại, trở thành 1 vấn đề nan giải, đặc biệt đối với những tổ chức nhân quyền trên
thế giới trong việc thúc đẩy việc cấm nô lệ hay lao động cưỡng bức.

- Đối với Việt Nam, Điều 35 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền làm việc,
lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công ăn lương được bảo đảm
các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; Nghiêm
cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối
thiểu. Pháp luật cũng quy định không được phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng
lao động. Nếu các doanh nghiệp có hành vi phân biệt đối xử, phân biệt vùng miền là vi
phạm pháp luật Việt Nam. Theo Điều 5 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, mọi
người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng
cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 14 : Trình bày vị trí, vai trò của Ban Thư ký trong cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân
quyền của Liên Hợp Quốc.

Theo Điều 97 Hiến chương Liên hợp quốc, Ban thư kí Liên hợp quốc có một số nhân
viên tùy theo nhu cầu hoạt động. Tổng thư kí Liên hợp quốc bổ nhiêm các nhân viên của
Ban thư kí phù hợp với các quy tác do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.

Bản quy chế nhân viên của Ban thư kí Liên hợp quốc được thông qua và có hiệu lực thi
hành năm 4952 đã cụ thể hoá các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc liên quan đến
các nhân viên của Ban thư kí Liên hợp quốc như điều kiện bổ nhiệm, ưu đãi, miễn trừ,
vai trò của nhân viên... Nơi làm việc của Ban thư kí là Văn phòng của Liên hợp quốc đặt
tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) do Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc (có chức danh là tổng giám
đốc) trực tyếp lãnh đạo.

 Quy định về ban thư ký của Liên hợp quốc:

Ban thư ký là cơ quan hành chính của Liên hợp quốc. Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư
ký, viên chức cao cấp nhất Liên hợp quốc. Tổng thư ký được Đại hội đồng bổ nhiệm theo
kiến nghị của Hội đồng bảo an với nhiệm kỳ năm năm và có thể được bầu lại sau khi hết
nhiệm kỳ.

Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký cùa Liên hợp quốc bao gồm các văn phòng trực thuộc
Tổng thư ký và các vụ của Ban thư ký. Tuy nhiên, cơ cấu của Ban thư ký cũng thay đổi
trong từng giai đoạn để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ban thư ký trong từng
thời kỳ. Theo quy định của Hiến chương, Tổng thư ký có quyền đề xuất với Hội đồng bảo
an về bất kỳ vấn đề nào theo ý kiến của Tổng thư ký có thể đe dọa hoà bình và an ninh
quốc tế. Tổng thư ký có thể đưa ra những định hướng về các hoạt động quyền con người;
tham gia và điều khiển các cuộc hội nghị, hội thảo hoặc các cuộc họp của các cơ quan
Liên Hợp Quốc về quyền con người; chỉ định các đại diện đặc biệt của mình để xem xét,
nghiên cứu tình hình quyền con người ở một quốc gia, khu vực... Ngoài ra, Tổng thư ký
phải trinh bày báo cáo hàng năm về hoạt động của Liên hợp quốc trước Đại hội đồng…

Bên cạnh đó, Tổng thư ký bổ nhiệm các đại diện đặc biệt, những người ủng hộ việc
chống lại những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng:

- Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký về trẻ em và xung đột vũ trang
- Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký về Bạo lực tình dục trong xung đột
- Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký về Bạo lực đối với trẻ em

Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc là 1 trong 5 cơ quan chủ chốt của Hệ thống Liên Hiệp Quốc,
đứng đầu là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, giúp việc cho Tổng Thư ký là nhiều nhân viên
dân sự hoạt động trên khắp thế giới. Ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp thông tin, thực
hiện các nghiên cứu, và hỗ trợ các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc tổ chức các
cuộc họp. Ngoài ra, nó còn thực hiện các cộng việc được giao bởi Đại hội đồng, Hội đồng
Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, và các cơ quan khác.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định rằng, những nhân viên trong Ban Thư ký phải
được tuyển chọn dựa trên năng lực và hiệu quả làm việc cao nhất, và phải đại diện nhiều
khu vực địa lý trên thế giới. Những nhân viên này chỉ làm việc theo sự chỉ định của Liên
Hiệp Quốc. Các quốc gia thành viên có công dân làm trong Ban Thư ký không được gây
sức ép lên họ. Tổng thư ký là người duy nhất chịu trách nhiệm tuyển chọn nhân viên dưới
quyền mình.

Nhiệm vụ của người đứng đầu Ban Thư ký, tức Tổng Thư ký, bao gồm giải quyết các
tranh chấp quốc tế, giám sát các hoạt động gìn giữ hòa bình, tổ chức các hội nghị quốc tế,
thu thập tin tức về việc thực hiện các quyết định của Hội đồng Bảo an, và tư vấn cho các
chính phủ về nhiều sáng kiến. Tổng Thư ký cũng có thể đưa ra cuộc họp của Hội đồng
Bảo an bất kỳ vấn đề gì mà ông ta/bà ta nghĩ có thể đe dọa đến an ninh và hòa bình thế
giới.

Ban Thư ký được tổ chức theo các tuyến phòng ban, trong đó mỗi phòng ban hoặc văn
phòng có một lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm riêng biệt. Các cơ quan, ban ngành phối
hợp với nhau để đảm bảo sự gắn kết trong chương trình làm việc của LHQ. Phần lớn Ban
Thư ký Liên hợp quốc nằm ở thành phố New York, Hoa Kỳ. LHQ cũng có ba Văn phòng
chính bên ngoài Trụ sở chính và năm Ủy ban Kinh tế Khu vực.

Câu 15 : Phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và phát triển con người.

Mối quan hệ giữa quyền con người và phát triển con người là một chủ đề rộng lớn và
phức tạp, có nhiều khía cạnh và quan điểm khác nhau:

+) Quyền con người và phát triển con người có mối liên hệ chặt chẽ cả về động cơ
và mục đích, có tác động bổ trợ lẫn nhau, tuy có những khác biệt nhất định về
chiến lược hành động. Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và
các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Phát triển con người là một tiến trình mở rộng các
quyền lựa chọn cho mọi người, trao cho họ những cơ hội tốt hơn trong các vấn đề
giáo dục, chăm sóc y tế, thu nhập, việc làm….

+) Quyền con người và phát triển con người đều lấy con người làm trung tâm, đều
nhằm tăng cường các tiêu chuẩn sống của con người không chỉ qua việc nâng cao
thu nhập, mà còn qua việc cải thiện các thiết chế xã hội theo hướng dân chủ hóa và
tôn trọng nhân quyền.

+) Quyền con người và phát triển con người có mối liên hệ với nhau trên cả hai
mặt cắt: cấp độ (cá nhân và xã hội) và lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội và văn
hóa). Trên mặt cắt cấp độ, quyền con người và phát triển con người đều nhằm hiện
thực hóa tự do vốn có của con người thông qua việc tăng cường các cơ hội và
năng lực cho mọi người. Trên mặt cắt lĩnh vực, quyền con người và phát triển con
người đều nhằm thúc đẩy cuộc sống và hạnh phúc của con người trên cơ sở
khuyến khích sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của các cá nhân và sự bình đẳng
giữa các dân tộc.

Quyền con người và phát triển con người có mối liên hệ với nhau qua các thể chế, chính
sách, văn hóa và pháp luật. Các thể chế, chính sách, văn hóa và pháp luật là những công
cụ để thực hiện và bảo vệ quyền con người, đồng thời cũng là những yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình phát triển con người. Các thể chế, chính sách, văn hóa và pháp luật cần phải
phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, đồng thời cũng phải phản ánh được
những đặc trưng, bản sắc riêng của từng khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ.

Quyền con người và phát triển con người có mối liên hệ với nhau qua các chủ thể của
những tương tác này trong chế độ xã hội hiện nay. Các chủ thể không chỉ là cá nhân và
nhà nước (cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp) mà còn là các tổ chức xã hội (Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ) và doanh nghiệp. Các chủ thể
này đều có vai trò và trách nhiệm trong việc tham gia vào, đóng góp cho và hưởng thụ
thành quả từ quyền con người và phát triển con người.

Câu 16 : Phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh quốc gia

Quyền con người và an ninh quốc gia là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung
và hỗ trợ lẫn nhau. Nhân quyền là những quyền và tự do cơ bản được công nhận và đảm
bảo cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, màu da,
v.v.. An ninh quốc gia là trạng thái trong đó chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền
chính trị và quyền chính trị của một quốc gia không bị đe dọa. Quyền lực chính trị, an
sinh xã hội, an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh con người và các lợi ích khác
của quốc gia khác.

Mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh quốc gia có thể được phân tích theo
hai khía cạnh:

1, Khía cạnh từ quyền con người đến an ninh quốc gia:

Quyền con người là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ an ninh quốc gia của
một quốc gia. Chỉ một quốc gia có thể bảo vệ và thực hiện đầy đủ các quyền con người
của người dân, đảm bảo mọi người dân được sống ổn định, an toàn, tự do và hạnh phúc
trong môi trường xã hội trật tự, an toàn mới có thể coi là an ninh quốc gia. Ngược lại, khi
một quốc gia không bảo vệ và thực hiện các quyền con người của người dân và để người
dân của mình phải chịu đựng sự bất công, bất bình đẳng, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực...
thì những điều kiện này có thể gây ra mối đe dọa cho đất nước, có thể coi đó là mối đe
dọa đối với đất nước đó. như tình trạng mất an ninh quốc gia. An ninh như khủng bố, tội
phạm, biểu tình, chiến tranh... Vì vậy, đúng người là yếu tố quan trọng trong việc duy trì
và nâng cao an ninh quốc gia.

2, Khía cạnh từ an ninh quốc gia đến quyền con người:

An ninh quốc gia thực chất là bảo đảm độc lập, quyền tự quyết của một quốc gia - những
yếu tố cần thiết để thực hiện các quyền và tự do của mỗi người dân trong nước. Chỉ khi
một quốc gia có khả năng bảo vệ các lợi ích quốc gia như chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
quyền lực chính trị, an ninh xã hội, an ninh kinh tế, an ninh môi trường và an ninh con
người trước các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài thì quốc gia đó mới có thể bảo vệ
được quyền con người của người dân.

Luật nhân quyền quốc tế thừa nhận sự cần thiết chính đáng và hợp pháp của các hạn chế
đã xác định và việc đình chỉ tạm thời việc thực hiện một số quyền con người trong các
tình huống khẩn cấp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng đồng thời đưa ra các biện
pháp đình chỉ và hạn chế rất muộn để đảm bảo rằng các quyền con người của hòa hợp. Sự
cần thiết phải bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và bảo đảm an ninh quốc gia

=> Quyền con người và an ninh quốc gia là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ và
tương tác lẫn nhau. Quyền con người là một tiêu chí để đánh giá an ninh quốc gia, cũng
như một yếu tố để duy trì và nâng cao an ninh quốc gia. An ninh quốc gia là một điều
kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người, cũng như một mục tiêu để bảo vệ quyền con
người.

Câu 17 : Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa vụ bảo đảm nhân quyền và nguồn lực kinh
tế của quốc gia.

Nguồn lực kinh tế quốc gia là: Tổng thể các nguồn lực tác động trực tiếp đối với sự phát
triển của nền kinh tế quốc gia: nhân lực, vốn, khoa học công nghệ và tài nguyên thiên
nhiên.

Và nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay
thất bại trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo cách tiếp cận của Liên Hợp
Quốc: Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính
sáng tạo của con người có quan hệ tới phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước. Do
vậy, tất cả các nước trên thế giới hiện nay, đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực.
Muốn phát huy nguồn lực con người thì phải đề cao hơn nữa vai trò trung tâm của con
người trong mọi quyết sách, đứng theo góc độ của luật học, thì chính là quyền con người
phải được đáp ứng tối đa.

Đồng thời có thể thấy rằng, việc nhà nước bảo đảm vấn đề nhân quyền và nguồn lực kinh
tế quốc gia là mối quan hệ tương hỗ qua lại và không thể tách rời

Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm
thực hiện quyền con người .Có thể nói ,phát triển kinh tế là một trong những tiền đề quan
trọng nhất cho việc thực thi dân chủ và quyền con người . Tăng trưởng kinh tế đi liền với
phát triển văn hóa ,từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ,thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ,bảo vệ và cải thiện môi trường chính là thực hiện quyền
con người về kinh tế ,văn hóa và xã hội .Thúc đẩy kinh tế phát triển nhằm nâng cao thu
nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân nhưng điều quan trọng là “ tạo cơ hội bình
đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản ,các phúc lợi xã
hội

Câu 18 : Phân tích khái niệm “người khuyết tật” và “sự phân biệt dựa trên cơ sở
khuyết tật” trong điều 1 và 2 Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD)

 Khái niệm Người khuyết tật :

Theo điều 1 công ước, người khuyết tật được hiểu là "nhữmg người có khiếm khuyết lâu
dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác
nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ
sở bình đẳng với những người khác". Mặc dù vẫn còn những quan điểm khác nhau về
những thuộc tính cấu thành khái niệm ‘người khuyết tật’ ,tuy nhiên, đây là lần đầu tiên
có một định nghĩa về ‘người khuyết tật’ được xác định trong luật nhân quyền quốc tế
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền của người khuyết tật.

 Sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật:

Theo điều 2 công ước, phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật có ý nghĩa là mọi sự phân
biệt ,loại trừ hoặc hạn chế trên cơ sở sự khuyết tật có mục đích hoặc ảnh hưởng gây tổn
hại hoặc vô hiệu hóa sự công nhân ,thụ hưởng hoặc thực hiện các quyền và tự do cơ bản
của con người trong lĩnh vực chính trị ,kinh tế , xã hội ,văn hóa , dân sự hoặc sự bất kỳ
lĩnh vực nào khác. Có thể thấy cấu trúc nội dung của khái niệm này về cơ bản giống với
các khái niệm phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong CEDAW và phân biệt đối xử về
chủng tộc trong công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và chủ thể sẽ
bị phân biệt đối xử

=> Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) cũng khuyến khích các quốc gia
tham gia thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa và loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
trên cơ sở khuyết tật, bao gồm cả những hành động có ý thức hoặc vô ý thức, trực tiếp
hoặc gián tiếp.
Phân tích khái niệm

Về mặt thuật ngữ, CRPD dùng thuật ngữ “people with disabilities” (người có khuyết tật)
thay cho “disabled persons” (người tàn tật) vốn được sử dụng khá phổ biến trước đây.
Cách gọi này thể hiện đúng hơn thực trạng của người mang những khiếm khuyết về thể
chất và tinh thần và không mang cảm giác miệt thị, đồng thời phân biệt khái niệm giữa
người khuyết tật và người tàn tật để hiểu được rõ ràng hơn. Khái niệm “khuyết tật” đã
được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận, dẫn đến nội hàm rộng, hẹp khác nhau. Có
những định nghĩa rất hẹp do thuần túy dựa trên dấu hiệu về tình trạng sức khỏe (chủ yếu
là chức năng vận động), nhưng cũng có những định nghĩa rất rộng khi cho rằng, gần như
tất cả mọi người trong cộng đồng đều đang có một dạng khuyết tật nhất định. Người
khuyết tật có ở tất cả các nước trên thế giới và trong tất cả tầng lớp của mọi xã hội, cả
trong những gia đình ở nông thôn và thành thị. Quan niệm về vấn đề khuyết tật và người
khuyết tật khác nhau giữa các nước trên thế giới theo những hoàn cảnh xã hội, văn hóa,
kinh tế và lịch sử khác nhau, biến đổi qua các giai đoạn phát triển trong từng thời kỳ khác
nhau, tùy thuộc vào nhận thức, thái độ và sự hiểu biết khác nhau. Định nghĩa nêu trong
Điều 1 CRPD đã kết hợp giữa hai yếu tố: đặc điểm khiếm khuyết về y học của một người
với những rào cản khác nhau do xã hội tạo ra trong việc xác định tình trạng khuyết tật.
Khi xác định người khuyết tật theo định nghĩa này, CRPD cũng đã xác định trách nhiệm
xã hội trong việc tạo ra tình trạng khuyết tật. Đây có thể nói là một quan điểm rất tiến bộ,
có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đưa ra những giải pháp để đảm bảo cho người
khuyết tật hưởng đầy đủ những quyền lợi chính đáng của mình như những người khác.
Theo Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật năm 2007 của Liên Hợp quốc
(CRPD) thì “khuyết tật” là một khái niệm “luôn tiến triển” và “khuyết tật là kết quả của
sự tương tác giữa những người có khiếm khuyết và những rào cản về thái độ và môi
trường mà ở đó hạn chế sự tham gia một cách đầy đủ và có hiệu quả vào các hoạt động
trên cơ sở bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội”.

Có tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử người khuyết tật như vậy là do:

+ Công tác tuyên truyền, vận động về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật,
cũng như về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành về
lĩnh vực này còn chưa thực sự sâu rộng và phát huy hiệu quả trong việc tạo sự
chuyển biến về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân.

+ Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều
hạn chế.

Ngoài ra thì những quan niệm mang tính kỳ thị đối với người khuyết tật ở Việt Nam có 3
xu hướng sau:

+Quan điểm thứ nhất: Người bình thường cho rằng người bị khuyết tật là do
thuyết nhân quả của người khuyết tật kiếp trước ở ác thì kiếp này gặp ác hay là cái
quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái gánh và họ sẽ bị
khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. có thể thấy chính từ những câu
chuyện mê tín thuộc về tâm linh này mà những người khuyết tật đã bị xa lánh chú
họ không biết đây là những con người xấu số sinh ra đã mang trong mình sự
khiếm khuyết và bị mọi người kì thị

+Quan điểm thứ hai: Có thể thấy rằng đối với những người không bị khuyết tật thì
người khuyết tật họ được xem như là những người không bình thường và sự không
lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó chính vì điều này mà
những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Nhưng thực chất không phải ai khiếm khuyết về một phần
nào đó trên cơ thể cũng phải phụ thuộc vào người khác mà học cũng tự mình tự
lập và kiếm tiền thậm chí là còn giúp đỡ được rất nhiều người khuyết tật khác,
giúp họ có công ăn việc làm ổn định.

+ Quan điểm thứ ba: với quan điểm mê tín này đa phần mọi người sinh sống trong
cộng đồng đều mê tín cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của điều
đen đủi và không may mắn họ sợ người khuyết tật đem lại sự đen đủi nhưng họ
không để ý đến những tư tưởng lạc hậu và mê tín đó đã đẩy những người khuyết
tật càng ngày càng vào xâu trong bóng tối và rất khó để những người khuyết tật
này có thể hòa nhập vào cộng cồng và sinh sống như những người bình thường
khác được. Người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và chịu sự áp đặt của
người khác, họ phải chịu những lời nói không hay về mình, những lời nói này
ngày càng khiến người khuyết tật thu bản thân lại và không thực hiện những việc
mà người khuyết tật có thể làm cũng chính tại quan điểm này mà ra.

-Đối với Việt Nam, Hiện nay, khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định:
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn”. Khoản 1 Điều 17 của Luật cũng quy định việc xác định mức độ khuyết tật
được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực
hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu
hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức
độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật. Có thể thấy, khái niệm người khuyết tật nêu
trên được tiếp cận theo mô hình y tế và không bao gồm tất cả các dạng khuyết tật nên vẫn
còn hẹp so với CRPD. Khái niệm về người khuyết tật theo CRPD bao gồm những người
có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với
những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ
vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác (khoản 1 Điều 2). Phương pháp
xác định mức độ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật năm 2010 chưa thể phát hiện các
dạng khuyết tật khó xác định (ví dụ với người mắc hội chứng tự kỷ thì rất khó để xác
định họ bị mắc hội chứng tự kỷ ở mức độ nghiêm trọng thông qua giao tiếp, khó nhận
biết thông qua quan sát).
Câu 19 : Bình luận về nhận định cho rằng: “Khi nhà nước chưa ban hành Luật Biểu
tình, mọi cuộc biểu tình đều là bất hợp pháp.”

Nhận định này là không chính xác, bởi:

Việc Luật biểu tình chưa được ban hành, thì dẫn đến hệ quả khi thực hiện quyền biểu
tình, do vô ý mà lại đồng thời thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật khác như: gây rối
trật tự công cộng,...Hoặc cũng có thể do cố ý: khi mà người dân bị các thế lực thù địch
tác động nhằm chống phá nhà nước XHCN Việt Nam khi thực hiện biểu tình, hoặc thực
hiện một hành vi gây huy hại đến trật tự công cộng.

Tuy nhiên, không có Luật biểu tình không đồng nghĩa với việc, tất cả các cuộc biểu tình
đều là bất hợp pháp bởi: Hiến pháp đã trao cho công dân quyền biểu tình, và đây là quyền
cơ bản của công dân. Khi thực hiện quyền trên mà đúng với các quy định hiện hành (Bộ
luật hình sự, nghị định,...) thì là hợp pháp, cho nên nhận định trên mang tính chất phiến
diện.

Luật Biểu tình chỉ có trách nhiệm làm rõ hơn quyền đó. Từ đó xác định quyền và nghĩa
vụ của công dân khi thực hiện quyền biểu tình của mình và sẽ trả lời cho câu hỏi khi biểu
tình thì người dân Được làm những gì mà Luật Biểu tình cho phép? Hay Không được làm
những gì mà Luật Biểu tình cấm?

Quy định những hành động hợp pháp và không hợp pháp của người tham gia biểu tình
hay trách nhiệm của bên thứ ba. Và tất nhiên các quy định là quy định hợp hiến và hợp
pháp, tức Luật biểu tình không trái với Hiến pháp.

Suy cho cùng việc không có Luật biểu tình sẽ không hoàn toàn ảnh hưởng 100% việc
biểu tình của người dân, một khi là một quyền của công dân và mang tính Hiến định thì
mọi công dân có quyền thực hiện quyền của mình trong khuôn khổ mà pháp luật cho
phép. Nhưng một khi có Luật Biểu tình, thì đây sẽ là khung hành lang pháp lý vững chắc,
là ràng buộc mà người dân hay nhà nước buộc phải chấp hành các quy định. Việc này có
ý nghĩa cực kì quan trọng thúc đẩy công dân thực hiện quyền biểu tình, từ đó thúc đẩy
việc tham gia giám sát, đóng góp, phản biện hoạt động quản lý nhà nước của người dân.
 Nâng cao tính dân chủ

Câu 20 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền sống trong pháp luật Việt
Nam.

Quyền sống là gì : Quyền sống hay quyền được sống hay quyền sinh sống, quyền sống
còn là thuật ngữ mô tả về một sự tin tưởng rằng con người hoàn toàn được quyền có điều
kiện và các yếu tố cần thiết để sinh sống.

Quyền sống trong pháp luật Việt Nam :


-Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con
người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật."

-Điều 33 Bộ luật Dân sự năm 2015: “1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả
xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

-Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) dành hẳn một chương
(Chương XIV, từ Điều 123 đến Điều 156) với 33 điều quy định về các tội xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, theo đó, mọi hành
vi vô cớ đe doạ hay tước đoạt mạng sống của con người đều bị pháp luật trừng trị
nghiêm khắc.

Tương tự như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện vẫn còn duy trì hình phạt tử hình
xuất phát từ yêu cầu phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, kể từ năm 1999, hoà vào xu
hướng chung của các nước, Pháp luật Việt Nam đã liên tục giảm số tội danh có thể tuyên
phạt tử hình, cụ thể từ 44 điều xuống còn 29 điều trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tiếp
tục xuống còn 22 điều trong lần sửa đổi năm 2009 và 18 điều trong Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Câu 21: Trình bày những quy định liên quan đến quyền được đối xử nhân đạo của
những người bị tước tự do trong pháp luật Việt Nam.

Trong Hiến pháp 2013:

+) Điều 20 quy định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực,
truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

+) Điều 31 quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi
được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật.”

+) Trong BLDS 2015, Điều 33 BLDS năm 2015 quy định: “1. Cá nhân có quyền
sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo
hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

+) Trong BLTTHS: Điều 9, 10, 13 BLTTHS và các Chương XIV, XXIV BLHS
năm 2015 sửa đổi năm 2017 cũng chính là sự khẳng định về mặt pháp lý về bảo vệ
quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục.
Cụ thể:

+) Điều 9 quy định: “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn
giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo
pháp luật.  Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình
thức sở hữu và thành phần kinh tế.”

+) Điều 10 nêu rõ: "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình".

+) Điều 13 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi
được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết
tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật  Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ
căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không
có tội.”

+) Trong Chương XXIV (Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS năm
2015 sửa đổi năm 2017, các Tội dùng nhục hình (Điều 373) quy định: “Người nào
trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới
bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Câu 22: Trình bày vị trí, vai trò của Hội đồng Nhân quyền trong cơ chế bảo vệ thúc đẩy
nhân quyền của Liên Hợp Quốc

* UNHRC có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Thúc đẩy những hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và
xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia,

- Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia,

- Đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những chủ đề cụ thể về quyền con người,

- Đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng về sự phát triển của luật nhân quyền quốc
tế,

- Thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con
người của các quốc gia,

- Thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm quyền con
người và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về quyền con người,

- Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan quyền con người
quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự trong những hoạt động về quyền con người,

- Báo cáo công tác hàng năm với Đại hội đồng.
* Về cơ cấu tổ chức,

theo Điều 5 Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ,

UNHRC bao gồm 47 nước thành viên (UNCHR trước đây có 53 nước thành viên). Các
nước thành viên được bầu trực tiếp bằng phiếu kín bởi đa số thành viên ĐHĐ, phục vụ
với nhiệm kỳ 3 năm và chỉ được bầu lại sau hai nhiệm kỳ kế tiếp.

Các nước thành viên được phân bổ theo khu vực địa lý, cụ thể như sau:

- Nhóm các nước châu Phi: 13 ghế;


- Nhóm các nước châu Á: 13 ghế;
- Nhóm các nước Đông Âu: 6 ghế;
- Nhóm các nước châu Mỹ Latinh và Caribe: 8 ghế;
- Nhóm các nước Tây Âu và các quốc gia khác: 7 ghế.

Đứng đầu UNHRC là một Chủ tịch phục vụ với nhiệm kỳ một năm, do các nước thành
viên của UNHRC bầu ra.

Câu 23: Trình bày các quyền đặc biệt quan trọng đối với nhóm người LGBT theo luật
nhân quyền quốc tế

Nhóm người LGBT cũng được hưởng những quyền mà đối với họ là đặc biệt quan trọng,
tức là quyền liên quan trực tiếp đến việc hưởng thụ quyền như một người bình thường
theo bộ luật nhân quyền quốc tế:

 Điều 2 – UDHR:

Quy định về quyền được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không
phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, giớ tính, ngôn ngữ, tôn giáo,
chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ
thân trạng nào khác.

Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của
Liên hợp quốc khẳng định rằng sự đảm bảo không phân biệt đối xử trong ICESCR đã bao
gồm xu hướng tính dục: "bất cứ thân trạng nào khác" (“other status”) được ghi nhận trong
Điều2 bao gồm sự đối lập về các xu hướng tính dục

 Khoản 1, Điều 29 - UDHR: “Ai cũng có nghĩa vụ đối với cộng đồng trong đó
nhân cách của mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ”.

Không ai sinh ra được chọn giới tính, vì vậy khi mà những người có khía cạnh tinh thần
và tâm hồn trái ngược với giới tính không phải điều sai trái, vì vậy họ cũng có quyền
được phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ
 Điều 7 - ICESCR: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật
bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị
hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này”.

Nhóm LGBT không thể bị kì thì bởi những định kiến, quan điểm cổ hủ, bởi không ai bị
kỳ thị và có quyền chống lại những kì thị mang tính chủ quan, tiêu cực

 Điều 26 – ICCPR: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được
pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho
mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử
về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc
quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân
hoặc các địa vị khác”.

Mọi người tức là bất kỳ ai không thể bị phân biệt đối xử vì giới tính. Mặc dù tại điều 2 và
khoản 1, điều 16 có đề cập đến giới tính tuy nhiên chỉ bao gồm nam và nữ, nhưng khi
khẳng định vị trí, chỗ đứng cho công đồng LGBT trong xã hội và pháp luật quốc tế thì
cụm từ “giới tính” cần được hiểu là bao gồm cả nhóm LGBT

(Mở rộng) Ngoài ra, một văn kiện có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng rất lớn đối với
việc tiếp cận các quyền cơ bản của nhóm người LGBT, đó là nguyên tắc Yogyakarta.
Ngày 26/3/2007, một nhóm chuyên gia nhân quyền đưa ra bộ Yogyakarta Principles
(Nguyên tắc Yogyakarta) để áp dụng Luật Nhân quyền cho những vấn đề có liên quan
đến xu hướng tính dục và bản dạng giới. Mặc dù không có giá trị pháp lý, nhưng các
nguyên tắc này góp phần xác định nghĩa vụ của các quốc gia là tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm việc thực hiện quyền con người của tất cả mọi người bất kể xu hướng tính dục hoặc
bản dạng giới của họ. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang vận động để đưa những
nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của họ.

 Nguyên tắc Yogyakarta:

Quyền được hưởng những quyền được ghi nhận trong Tuyên ngôn phổ quát về quyền con
người 1948

Giới tính không không chỉ được quy định bởi thể xác mà nó là sự kết hợp đồng điệu giữa
thể xác và tâm hồn, dù cho tâm hồn và thể xác không thể dung hòa với nhau thì vẫn hãy
coi đó là con người của xã hội.

Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử:

Mọi người được quyền hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử dựa
trên xu hướng tình dục hay bản dạng giới. Mọi người đều được hưởng sự bình đẳng trước
pháp luật và được bảo vệ trước pháp luật nếu có sự phân biệt đối xử
Quyền được thừa nhận trước pháp luật

- Mọi người đều có quyền được công nhận là một con người trước pháp luật ở bất
kỳ đâu
- Không một ai bị ép phải trải qua quá trình y khoa, phẫu thuật thay đổi giới tính, sự
triệt sản hay trị liệu hormone
- Không một quan hệ pháp lý nào, như hôn nhân và tư cách làm cha mẹ, được phép
xác lập để ngăn chặn sự thừa nhận hợp pháp của bản dạng giới của một người

 Bên cạnh đó, năm 2011, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua
nghị quyết đầu tiên công nhận quyền của người LGBT, sau đó Văn phòng Cao ủy
Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra một báo cáo ghi nhận các hành vi vi phạm
quyền của người LGBT, bao gồm tội ác do thù hận, hình sự hóa hoạt động đồng
tính luyến ái và phân biệt đối xử. Sau khi công bố báo cáo, Liên Hợp Quốc đã kêu
gọi tất cả các quốc gia chưa có luật nên ban hành luật bảo vệ các quyền cơ bản của
LGBT với 5 nguyên tắc trong khuyến nghị của Văn phòng Cao ủy nhân quyền
Liên Hợp Quốc được ra đời nhằm đảm bảo quyền của nhóm người LGBT, gồm
có:

+) Bảo vệ con người khỏi bạo lực xuất phát từ thái độ thù ghét người đồng tính và người
chuyển giới.

+) Phòng chống tra tấn và tội ác, những đối xử không có tính nhân văn và hạ thấp nhân
phẩm đối với người LGBT

+) Loại bỏ luật tội phạm hóa đồng tính: luật cấm các hành vi tình dục giữa những người
cùng giới. Bảo đảm rằng các cá nhân không bị bắt hay giam cầm vì xu hướng tình dục
hay bản dạng giới của họ, cũng như không trở thành đối tượng của việc kiểm tra sức khỏe
vô lý và hạ thấp nhân phẩm nhằm xác định xu hướng tình dục của họ

+) Cấm việc phân biệt đối xử dựa trên giới tính: đảm bảo con người khôg bị phân biệt đối
xử trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực nghề nghiệp

+) Đảm bảo sự tự do thể hiện, hội họp và tự do gặp gỡ cho người LGBT

Ngoài ra, một số quyền được ghi nhận ở một số nước về quyền của nhóm người
LGBT trong pháp luật quốc gia:

-Quyền kết hôn đồng giới: Cho phép các cặp đồng giới kết hôn và được hưởng đầy đủ
các quyền lợi của một cặp vợ chồng. Hiện nay, 30 quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hoá
hôn nhân đồng giới

-Quyền chống phân biệt đối xử: Luật chống phân biệt đối xử ở trẻ em và học sinh, sinh
viên LGBT.
-Luật chống phân biệt đối xử về việc làm và nhà ở.

-Luật bình đẳng trong di trú

-Luật tăng cường các hình phạt hình sự đối với các hành vi thành kiến, bạo lực đối với
người LGBT.

-Luật tiếp cận công nghệ hỗ trợ sinh sản

-Luật tiếp cận việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính và liệu pháp thay thế hormone đối với
người chuyển giới

-Pháp luật hoạt động quân sự liên quan đến thiên hướng tình dục

Câu 24 : Liệt kê và phân tích vị trí các chủ thể của quyền con người.

Nhìn chung, quyền con người là một chủ đề quan trọng, đòi hỏi chúng ta không chỉ nhìn
nhận mà còn phải xác định rõ vị trí của các chủ thể liên quan. Liệt kê và phân tích vị trí
này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cơ sở lý luận mà còn mở ra những cơ hội để
thực hiện và bảo vệ những quyền lợi này một cách hiệu quả. Chúng ta sẽ tập trung vào
việc liệt kê và phân tích vị trí của các chủ thể quan trọng như nhà nước, cá nhân, và tổ
chức phi chính phủ trong bối cảnh quyền con người.

1. Vị trí của các chủ thể trong quyền con người

• Chính phủ: Chính phủ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
thông qua việc lập pháp, thực thi luật, và bảo vệ công dân khỏi việc vi phạm quyền lợi
của họ.

• Tổ chức Quốc tế: Các tổ chức như Liên Hợp Quốc (UN), Amnesty International và
Human Rights Watch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ quốc tế và đề
xuất các biện pháp bảo vệ quyền con người trên toàn cầu.

• Cộng đồng Quốc tế: Cộng đồng quốc tế, bao gồm cả công dân, tổ chức phi chính phủ và
doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền con người thông qua việc tạo áp
lực xã hội và kinh tế.

• Cá nhân và Nhóm Dân cư: Cá nhân và nhóm dân cư có quyền và trách nhiệm bảo vệ
quyền của họ cũng như quyền của người khác trong cộng đồng.

2. Phân tích

Quyền con người là một khái niệm rộng lớn và phức tạp, bao gồm nhiều loại quyền khác
nhau, được thể hiện trong các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia. Các chủ thể của
quyền con người có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng một cách
đơn giản, có thể chia làm hai nhóm chính: quyền cá nhân và quyền tập thể.
- Quyền cá nhân là quyền của mỗi cá nhân, không phụ thuộc vào đặc điểm, nhóm xã hội
hay quốc tịch của họ. Quyền cá nhân được công nhận là bẩm sinh, thiêng liêng và bất khả
xâm phạm, do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu
hạnh phúc

+) Quyền cá nhân có thể được phân thành các quyền dsự, chính trị và các quyền
ktế, xh, văn hóa

+) Một số ví dụ về quyền cá nhân là:

Quyền sống: Quyền được sống sót và không bị giết hại bởi bất kỳ ai hay bất
kỳ lý do nào.

Quyền bầu cử, ứng cử: Quyền được tham gia vào việc quản lý nhà nước và
xã hội bằng cách bầu cử hoặc ứng cử vào các cơ quan quyền lực.

Quyền không bị tra tấn, đối xử dã man, tàn nhẫn hay xúc phạm nhân phẩm:
Quyền được tôn trọng nhân phẩm, sự khác biệt và không bị hành hạ, bắt
nạt, lạm dụng hay bị coi thường.

Quyền được xét xử bằng một tòa án độc lập, không thiên vị: Quyền được
bảo vệ bởi pháp luật và được xử lý công bằng, minh bạch và nhanh chóng
khi bị cáo buộc vi phạm pháp luật.

Quyền được khắc phục, bồi thường về pháp lý khi bị vi phạm: Quyền được
đòi lại công lý và nhận được sự đền bù thích đáng khi bị vi phạm quyền con
người.

Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản: Quyền được sở
hữu, sử dụng, quản lý và bán tài sản của mình theo ý muốn, cũng như được
thừa kế hoặc chuyển nhượng tài sản cho người khác.

Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó:
Quyền được kết hôn, ly hôn, sinh con, nuôi con, thừa nhận con, làm cha
mẹ, làm con cái, làm anh chị em, làm bà con họ hàng, làm bạn bè, làm đối
tác kinh doanh, làm người lao động, làm người sử dụng lao động, làm
người tiêu dùng, làm người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, làm người vay, làm
người cho vay, làm người bảo hiểm, làm người được bảo hiểm, làm người
tham gia các tổ chức xã hội, chính trị, tôn giáo, văn hóa, thể thao, làm
người tham gia các hoạt động xã hội, chính trị, tôn giáo, văn hóa, thể thao,
và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật về các quan hệ dân sự đó.

- Quyền tập thể là quyền của một nhóm người, dựa trên một số đặc điểm chung nào đó,
như dễ bị tổn thương, bị thiệt thòi, bị bức xúc, bị kì thị, bị đàn áp, bị xâm lược, bị cướp
đoạt, bị tàn phá, bị hủy hoại hay bị đe dọa.
+) Quyền tập thể được thể hiện trong các quyền của nhóm (như phụ nữ, trẻ em,
người tị nạn, người lao động nhập cư, người bị giam giữ theo thủ tục tố tụng hình
sự…) và các quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát
triển).

+) Một số ví dụ về quyền tập thể là:

Quyền của phụ nữ: Quyền được bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực,
không bị phân biệt, bóc lột, bạo hành, xâm hại hay bị hạn chế quyền lợi và
nghĩa vụ vì giới tính.

Quyền của trẻ em: Quyền được sống, phát triển, bảo vệ, giáo dục, chăm sóc

 Quyền con người là những quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con
người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được
tạo ra bởi pháp luật hiện hành.

Các chủ thể của quyền con người có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau,
nhưng một cách đơn giản và phổ biến nhất là phân theo chủ thể quyền và nội dung
quyền.

- Theo chủ thể quyền, có thể phân thành các quyền cá nhân và các quyền của nhóm.

+ Quyền cá nhân là quyền của mỗi cá nhân trong xã hội, không phụ thuộc vào bất
kỳ đặc điểm nào khác như giới tính, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, v.v.

+ Quyền của nhóm là quyền cá nhân được quy định cho một nhóm xã hội dựa trên
một số đặc điểm chung nào đó, ví dụ như dễ bị tổn thương hoặc bị thiệt thòi như
phụ nữ, trẻ em, người tj nạn, người lao động nhập cư, người bị giam giữ theo thủ
tục tố tụng hình sự, v.v.

-Theo nội dung quyền, có thể phân thành các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh
tế, xã hội, văn hóa.

+ Các quyền dân sự, chính trị là những quyền liên quan đến sự tự do và bình đẳng
của con người trong xã hội, như quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền tự do
ngôn luận, quyền bầu cử, quyền được xét xử công bằng, v.v.

+ Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là những quyền liên quan đến sự phát triển và
hưởng lợi của con người trong xã hội, như quyền lao động, quyền y tế, quyền giáo
dục, quyền tham gia văn hóa, v.v.

Các chủ thể của quyền con người có vị trí khác nhau trong quan hệ pháp luật quốc tế
và quốc gia. Trên cơ sở pháp luật quốc tế, các chủ thể của quyền con người có thể được
xem là các chủ thể pháp luật quốc tế, có khả năng tham gia vào các hiệp ước, điều ước
quốc tế về nhân quyền, có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo các văn bản quốc tế đó. Tuy
nhiên, không phải tất cả các chủ thể của quyền con người đều có năng lực pháp luật quốc
tế như nhau. Theo thứ tự giảm dần, có thể liệt kê các chủ thể pháp luật quốc tế như sau:
các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các dân tộc thiểu số, các nhóm xã hội, các cá nhân

Trên cơ sở pháp luật qgia, các chủ thể của quyền con người có thể được xem là các chủ
thể pháp luật dân sự, có knăng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật
quốc gia. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyền con người đều được thừa nhận và bảo
vệ như nhau ở các quốc gia khác nhau. Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế - xã hội, truyền thống văn hoá, lịch sử ở từng quốc gia.

Câu 25: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nguồn của luật
nhân quyền quốc tế.

1. Khái niệm:

Có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về luật nhân quyền quốc tế, tuy nhiên từ
góc độ pháp lý, có thể hiểu đây là một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp
lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của
cộng đồng nhân loại.

Về mặt hình thức, luật nhân quyền quốc tế chủ yếu được thể hiện trong hàng trăm
văn kiện pháp lý quốc tế về vấn đề này, kể cả những văn kiện mang tính ràng buộc (các
công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên
ngôn, khuyến nghị, hướng dẫn...), trong đó bao gồm cả các văn kiện có hiệu lực toàn cầu
và khu vực.

Cần lưu ý là, khái niệm luật nhân quyền quốc tế hẹp hơn khái niệm luật về quyền
con người ("human rights law"). Cụ thể, trong khi luật nhân quyền quốc tế chỉ bao hàm
các văn kiện pháp lý quốc tế (toàn cầu và khu vực) thì luật về quyền con người bao hàm
cả các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia ("national hoặc "domestic law") về quyền
con người.

2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh:

Là một ngành luật quốc tế độc lập nằm trong hệ thống luật quốc tế chung, Luật
nhân quyền quốc tế có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng.

- Về đối tượng điều chỉnh, luật nhân quyền quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các
chủ thể truyền thống của luật quốc tế chung (các nhà nước và tổ chức quốc tế...)
trong việc ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ở mọi cấp độ quốc
gia, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, trong nhiều bối cảnh, Luật nhân quyền quốc
tế còn điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà nước và cá nhân công dân liên quan
đến việc bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người (ví dụ, việc
các ủy ban giám sát công ước xem xét đơn khiếu nại, tố cáo của các cá nhân cho
rằng họ là nạn nhân của những hành động vi phạm quyền con người do các chính
phủ của họ gây ra...)
- Về phương pháp điều chỉnh, về cơ bản, luật nhân quyền quốc tế cũng áp dụng
những phương pháp điều chỉnh chung của luật quốc tế, trong đó đặt trọng tâm vào
các biện pháp vận động, gây sức ép quốc tế. Các biện pháp cưỡng chế (trừng phạt
về quân sự, ngoại giao, kinh tế) mặc dù về nguyên tắc có thể sử dụng nhưng rất ít
khi được áp dụng do những phức tạp chung trong quan hệ quốc tế.

3. Nguồn của luật nhân quyền quốc tế

Xét riêng về luật nhân quyền quốc tế, những nguồn cụ thể sau đây thường được sử
dụng:

-Các điều ước quốc tế (công ước, nghị định thư, có hiệu lực toàn cầu hay khu vực) về
quyền con người do các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và thành viên của các tổ
chức liên chính phủ khác thông qua. Đây là những văn kiện có hiệu lực ràng buộc với các
quốc gia đã tham gia.

-Các nghị quyết có liên quan đến vấn đề quyền con người do các cơ quan chính và cơ
quan giúp việc của Liên Hợp Quốc thông qua. Trong số này, chi có các nghị quyết của
Hội đồng Bảo an là có hiệu lực pháp lý bắt buộc.

-Các văn kiện quốc tế khác về quyền con người (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị,
nguyên tắc, hướng dẫn...) do Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên chính phủ khác thông
qua. Hầu hết các văn kiện dạng này không có hiệu lực ràng buộc pháp lý với các quốc
gia, tuy nhiên, có một số văn kiện, cụ thể như UDHR, được xem là luật tập quán quốc tế,
và do đó có hiệu lực thực tế như các điều ước quốc tế.

-Những bình luận, khuyến nghị chung (với mọi quốc gia) và những kết luận khuyến nghị
(với những quốc gia cụ thể) do ủy ban giám sát các công ước quốc tế về quyền con người
đưa ra trong quá trình xem xét báo cáo của các quốc gia về việc thực hiện những công
ước này, cũng như trong việc xem xét các đơn khiếu nại về việc vi phạm quyền con
người của các cá nhân, nhóm cá nhân. Mặc dù về mặt pháp lý, những tài liệu dạng này
chỉ có tính chất khuyến nghị với các quốc gia, song trên thực tế, chúng được xem là
những ý kiến chính thức giải thích nội dung của các điều ước quốc tế về quyền con người
và thường được các quốc gia tôn trọng, tuân thủ.

-Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế và một số tòa án khu vực về quyền con người
(đặc biệt là các Tòa án quyền con người châu Âu và Toà án quyền con người Liên Mỹ).

-Quan điểm của các chuyên gia có uy tín cao về quyền con người (được thể hiện trong
các sách và tài liệu chuyên khảo được thường xuyên trích dẫn).
Câu 26 : Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu trong Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

1. Nhóm quyền dân sự (“civil rights”), bao gồm:

a, Quyền k bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật: Điều 2, 3,
16 và 26 ICCPR

b, Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân:

+) Quyền sống: Điều 6 ICCPR

+) Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục: Điều 7 ICCPR

+) Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch: Điều 8 ICCPR

+) Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện: Điều 9 ICCPR

+) Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước
tự do: Điều 10 ICCPR

c, Quyền về xét xử công bằng: Các điều 11, 14, 15 ICCPR

d, Quyền về tự do đi lại, cư trú: Các điều 12, 13 ICCPR

e) Quyền được bảo vệ đời tư: Điều 17 ICCPR

f) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo: Điều 18 ICCPR

g) Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân: Điều 23 ICCPR

2. Nhóm quyền chính trị ("political rights"), bao gồm:

a) Quyền tự do biểu đạt: Các điều 19 và điều 20 ICCPR

b) Quyền tự do lập hội: Điều 22 ICCPR

c) Quyền tự do hội họp một cách hòa bình: Điều 21 ICCPR

d) Quyền tham gia vào đời sống chính trị: Điều 25 ICCPR

 Cần lưu ý là, việc phân chia các quyền thành các nhóm kể trên chỉ mang tính ước
định và tương đối. Thực tế cho thấy, có một số quyền có thể xếp vào nhiều hơn
một nhóm (ví dụ, quyền tự do lập hội đôi khi cũng được xếp vào nhóm quyền xã
hội, trong khi quyền về việc làm có thể xếp vào nhóm quyền dân sự...). Thêm vào
đó, cũng cần lưu ý rằng, để phục vụ mục đích nghiên cứu và trong quá trình áp
dụng, một số quyền thuộc các nhóm ở trên đôi khi còn được chia tách thành những
quyền khác cụ thể hơn.

Câu 27 : Phân tích quy định về quyền sống nêu trong Điều 6 Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

Quyền sống là “quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong
tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm...”.

-Quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính mạng. Hơn thế,
quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm, nội hàm “quyền sống” bao gồm:

+) Bảo đảm sự tồn tại của con người.

+) Một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì vậy,
việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống.

+) Về hình phạt tử hình và quyền sống, mặc dù ICPPR không bắt buộc các quốc
gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt này, tuy nhiên, các quốc gia có nghĩa vụ phải
hạn chế sử dụng nó, cụ thể là chỉ được áp dụng hình phạt này với “những tội ác
nghiêm trọng nhất”, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được
thực hiện và việc giới hạn áp dụng hình phạt này cũng được coi là một hình thức
bảo đảm quyền sống.

+) Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi và không được thi
hành tử hình đối với phụ nữ đang mang thai

+) Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị
việc tùy tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra. Liên
quan đến vấn đề này, việc bắt cóc người và đưa đi mất tích cũng bị coi là một
trong những hình thức tước đoạt quyền sống, do đó, các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ đưa ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống và điều tra các vụ việc
về bắt cóc, mất tích của cá nhân.

-Quyền sống là một quyền tuyệt đối

-Các khía cạnh khác về quyền sống nêu trong Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị (ICCPR, 1966):

+) Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị
việc tùy tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra. Liên
quan đến vấn đề này, việc bắt cóc người và đưa đi mất tích cũng bị coi là một
trong những hình thức tước đoạt quyền sống, do đó, các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ đưa ra những giải pháp hiệu quả để phòng chống và điều tra các vụ việc
về bắt cóc, mất tích của cá nhân.

+) Người bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình
phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng
đối với mọi trường hợp.

+) Trong Bình luận chung số 6, Ủy ban Nhân quyền thấy rằng quyền sống được đề
cập ở ngay đoạn đầu của Điều 6 Công ước là quyền tối cao không được phép
ngừng áp dụng kể cả trong trường hợp khẩn cấp.

+) Theo cách tiếp cận này, việc bảo đảm quyền sống còn đòi hỏi các quốc gia phải
thực thi những biện pháp để làm giảm tỉ lệ chết ở trẻ em và tăng tuổi thọ bình quân
của người dân, cụ thể như các biện pháp nhằm xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng
và các dịch bệnh... tức là bao gồm cả các biện pháp thụ động và chủ động.

=> Như vậy, việc ghi nhận quyền sống không đồng nghĩa với việc sẽ xóa bỏ hình phạt tử
hình. ICCPR nêu rõ một giới hạn đó là, ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được
xoá bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất.

Câu 28 : Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền trẻ em (CRC).

Công ước về quyền trẻ em (CRC) là một công ước quốc tế được thông qua bởi LHQ vào
năm 1989. Nó bao gồm một số nguyên tắc quan trọng để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi
của trẻ em trên toàn thế giới. Dưới đây là một số nguyên tắc chính của CRC

1) Nguyên tắc không phân biệt đối xử + công bằng

Trẻ em không được bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc,
quốc tịch hoặc bất kỳ yếu tố nào khác. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử công bằng
và bình đẳng.

Trẻ em phải đc xem là những chủ thể có địa vị, tư cách bình đẳng vs những người trường
thành (về mặt pháp lý trên phương diện chủ thể của Q).

Trẻ em cx có những gtri như ng lớn và do đó, phải đc công nhận và bảo về các Q ngay từ
gđoạn thơ ấu.

Trẻ em giữa các cộng đồng, các QG thì phải đc đối xử ngang nhau, ko phân biệt màu da
tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc nguồn gốc dân tộc,...v.v Sự pbđx đối vs trẻ em có thể
bắt nguồn từ sự pbđx đối vs cha mẹ hoặc người giám hộ của chúng hay ko ?

-VD: 1 đứa trẻ có bố mẹ vướng vào vòng lao lý thì đứa trẻ ấy phải chịu định kiến ? bị xa
lánh
2) Quyền sống, phát triển và bảo vệ trẻ em

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân
biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,… đều được bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục, đều được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước có
nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào.“Các quốc gia
thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền của trẻ em mà không có bất cứ một sự
phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó
thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay
xã hội, tài sản, khuyết tật, xu

Trẻ em có quyền được sống và phát triển trong môi trường an toàn và lành mạnh. Họ
cũng có quyền được bảo vệ khỏi bất kỳ hình thức bạo lực, lạm dụng hoặc hình thức tàn
ác nào.

Trong bất kỳ chính sách nào ở cấp độ vĩ mô, hoặc trong bất kỳ hành động nào (cấp độ vi
mô) thì đều phải cân nhắc các tác động của chính sách hoặc hành động ấy nó tác động
như nào đến trẻ em ? Làm thế nảo để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ

Vì trẻ em là những chủ thể còn non nớt cả về thể chất +tinh thần -> chúng chưa thể tự
mình bảo đảm sự sống của mình -> các chủ thể khác có nghĩa vụ phải tôn trọng, coi
trọng, thúc đẩy đảm bảo sự sống còn và phát triển của trẻ em

Kể cả khi Thai nhi ở trong bụng mẹ thì vẫn phải đảm bảo chính sách cho bà mẹ mang
thai

CRC ko quy định ở thời điểm nào thì đc coi là trẻ em nhưng CRC có quy định trong lời
nói đầu rằng “ trẻ em cần phải đc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp
về mặt pháp lý từ trước, cũng như sau khi ra đời” => Quy định này hàm ý rằng , việc bảo
vệ và chăm sóc trẻ em cần phải được thực hiện ngay từ trong “trứng nước” chứ ko đợi
đến lúc trẻ chào đời

3) Quyền được lắng nghe và thể hiện ý kiến

Trẻ em có quyền được thể hiện ý kiến của mình trong mọi vấn đề liên quan đến cuộc
sống của họ. ý kiến của trẻ em nên được xem xét và được đưa ra quyết định theo mức độ
phù hợp với độ tuổi và khả năng hiểu biết của họ.

Lắng nghe tiếng nói, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em; tôn trọng sự tham gia của trẻ em
vào công việc phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ. Đối vs những CV
nhất định, cần trao cho trẻ em cơ hội để thực hiện 1 số CV tự chủ nhất định (nhưng phải
phù hợp vs điều kiện của trẻ, năng lực của trẻ) KO đc yêu cầu chúng làm những việc quá
sức, bóc lột chúng
Việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của trẻ có thể đc thực hiện ở mọi môi trường (gia đình,
trường học, cộng đồng,..v.v) theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người đại
diện,....v.v Nguyên tắc này chỉ đặt ra NV cho các chủ thể phải lắng nghe, tôn trọng,
nghiêm túc xem xét và thực hiện các quan điểm của trẻ nếu thấy chúng thực sự hợp lý và
có thể áp dụng (chứ ko yêu cầu các chủ thể phải đồng ý trong mọi trường hợp)

4) Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực và bảo vệ tình dục.

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi quyền lực, lạm dụng tình dục bằng bất cứ hình thức
đe doạ hay hành vi nào khác, họ cũng có quyền được bảo vệ và hỗ trợ trong trường hợp
xảy ra tình huống nguy hiểm.

5) Quyền được giáo dục.

Trẻ em có quyền được tiếp cận và tham gia các hoạt động giáo dục cơ bản và chất lượng
cao. Họ cũng có quyền được học hỏi, phát triển tài năng và khám phá tiềm năng của
mình.

Câu 29 : Ngày 7/01/2015, một số phần tử cực đoan đã tấn công vào trụ sở tuần báo
trào phúng Charlie Hebdo (Pa-ri, Pháp) khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị
thương, lấy lý do là tờ báo này đã đăng nhiều tranh châm biếm Hồi giáo và Nhà tiên
tri Muhammad. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

Charlie Hebdo - tiếng Pháp nghĩa là Tuần san Charlie là một tuần báo trào phúng của
Pháp, thường đăng các biếm hoạ, bản tin, bút chiến và truyện cười. Tuần báo thể hiện
quan điểm chống phân biệt chủng tộc và theo cánh tả, do đó các đề tài châm biếm của nó
là phe cực hữu, tôn giáo (Công giáo, Hồi giáo, Do thái giáo…) chính trị, văn hóa,...Theo
cựu biên tập “Charb” , quan điểm biên tập của tạp chí phản ánh tư tưởng “tất cả thành
phần của đa số cánh tả và thậm chí cả những người không đi bầu (không tham gia chính
trị).

*Cánh tả - trong hệ thống chính trị tả - hữu, chính trị cánh tả, hay còn gọi là chính trị tả
khuynh hay chính trị thiên tả, đề cập đến các khuynh hướng chính trị trái ngược với cánh
hữu, bao gồm các lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc sự ủng hộ sự công
bằng và tiến bộ trong xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội
và thường gắn với nhà nước phúc lợi, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa vô trị, chủ nghĩa Marx,
chủ nghĩa công đoàn và phong trào công nhân.

Vụ tấn công trụ sở của Charlie Hebdo hay thường được biết đến với cái tên Vụ xả súng
Charlie Hebdo là vụ xả súng diễn ra vào ngày 07/01/2015 tại trụ sở tuần báo trào phúng
Charlie Hebdo ở số 10 phố Nicolas - Appert, quận 11, Paris, Pháp. Vụ xả súng khiến 12
người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có bốn người bị thương rất nặng.
Trong diễn biến liên quan sau đó, thêm 1 cảnh sát và bốn con tin ở một siêu thị bị bắn
chết. Trong chiến dịch đột kích của cảnh sát Pháp, 3 nghi phạm đã bị bắn chết, trong khi
cảnh sát Pháp có một người bị thương. 5 họa sĩ biếm họa nổi tiếng của Pháp là Charb,
Cabu, Tignous, Wolinski, Honoré cùng nhà phân tích kinh tế Bernard Maris đều là nạn
nhân trong vụ tấn công này.

Nguyên nhân vụ tấn công được cho là Charlie Hebdo vốn là mục tiêu công kích từ những
thành phần cực đoan trên khắp thế giới. Những nội dung châm biếm về tôn giáo, đặc biệt
về những kẻ sùng đạo luôn có mặt trên những trang báo, trở thành vấn đề chính của nhiều
vụ kiện tụng, chủ yếu từ AGRIF (cực đoan Công giáo). Năm 2006, tờ báo cho đăng lại 12
bức vụ biếm họa nhà tiên tri Muhammad của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten. Lập tức,
tờ báo bị khởi kiện bởi Hiệp hội những tổ chức Hồi giáo tại Pháp cũng như Liên hiệp Hồi
giáo thế giới, song đơn kiện đều bị bác bỏ ở tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Năm 2011, sau
khi cho phát hành số đặc biệt mang tên Charia Hebdo châm biếm chiến thắng của Đảng
Phục hưng ở Tunisia, những lời đe dọa nhằm tới tòa báo này ngày một lớn, dẫn tới việc
trụ sở bị thiêu rụi bởi một quả bom xăng Motolov. Kể từ đó, trụ sở của tòa báo luôn được
bảo vệ từ các cơ quan an ninh.

Việc phản đối khủng bố, phản đối bạo lực là đúng nhưng có điều chính thứ mà người
Pháp gọi là tự do ngôn luận đó đã góp một phần, có lẽ là phần không nhỏ, vào thảm kịch
đẫm máu nhất 50 năm qua ở nước này. Vì sao? Vì thứ tự do ngôn luận mà Charlie Hebdo
thể hiện đã xúc phạm và kích động thù hận không cần thiết.

Tự do ngôn luận cần ủng hộ. Nhưng tự do ngôn luận không có nghĩa là không có giới
hạn, không có nghĩa là thích nói gì thì nói, không có nghĩa là không cần biết trong số
những người nghe có ai cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm bởi lời nói của mình hay
không. Tự do ngôn luận nên và phải song hành cùng trách nhiệm. Trong Công ước quốc
tế về quyền dân sự, chính trị tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 có quy định: “Mọi người có
quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi
thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản
viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại
chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ. Nhưng để thực hiện việc này có thể phải chịu một
số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật
và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh
quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.

Cũng phải nói rằng, không phải tờ báo nào ở phương Tây - vốn tự coi là thiên đường tự
do ngôn luận - cũng đồng tình với quan điểm của Charlie Hebdo. Nhiều tờ báo phương
Tây dù nói “Tôi là Charlie” nhưng họ không đăng lại tranh biếm họa Mohammed như
một số tờ báo khác theo lời kêu gọi của các nhà hoạt động ủng hộ tự do ngôn luận. Có lẽ
không phải họ sợ bị tấn công hay hèn nhát mà có thể do họ cảm thấy không cần thiết phải
theo quan điểm cực đoan hoặc lặp lại những lời của Charlie Hebdo để kích động thêm thù
hằn. Trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị quy định tại Khoản 2 Điều 20
cũng nhắc đến vấn đề này: “Mọi chủ trương hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để
kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực đều phải bị pháp
luật nghiêm cấm”.
Trên tờ New York, nhà văn Mỹ gốc Nigeria Teju Cole cho rằng, mọi người có quyền vẽ
những gì họ muốn, nhưng vấn đề ở đây là do xảy ra các vụ giết người nên các bức tranh
biếm hoạ đó lại cần phải được ca ngợi và tái bản. Nhà văn này nói rõ: “Không phải vì lên
án vụ giết người ghê tởm đó mà người ta nhất thiết phải đồng ý với tư duy của các nhà
báo” ở Charlie Hebdo. Tờ New Straits Times coi vụ Charlie Hebdo là sự “hiểm họa của
tự do ngôn luận” cho rằng Charlie Hebdo không nên truyền bá những thông điệp thù hằn.
Hay tại Châu Á đặc biệt các nước có luật lệ kiểm soát chặt chẽ quyền tự do ngôn luận,
báo chí chính thống đã lên án các vụ khủng bố giết người, đồng thời, không tán đồng
đường hướng biên tập của Charlie Hebdo. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho
rằng cộng đồng quốc tế phải bảo vệ quyền lợi và an toàn của ban biên tập tạp chí nhưng
điều đó không có nghĩa thế giới ủng hộ những bức biếm họa xúc phạm đức tin của người
của người Hồi giáo.

Nhưng bên cạnh đó, cũng phần phải lên án một cách mạnh mẽ, quyết liệt về hành động
khủng bố khiến 12 người thiệt hại và 11 người bị thương ở Tòa soạn Charlie. Đây không
chỉ là hành động tấn công vào người dân, mà còn tấn công vào báo chí và tự do ngôn
luận. Việc tước đi sinh mạng của 12 người vô tội là hành động vô cùng man rợ, vì không
một ai được quyền tước đi mạng sống của người khác một cách tùy tiện. Một thế giới văn
minh không thể chấp nhận bất kỳ một hành động khủng bố nào núp bóng tôn giáo. Chính
vì điều đó, tại Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948, khoản 1 Điều 6 Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: “Mọi người đều có quyền
cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước
mạng sống một cách tùy tiện”. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng nêu rõ tại Điều 3:
“Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận và phân biệt rõ giữa vấn đề tự do tín ngưỡng tôn
giáo với các tín đồ cực đoan, giữa vấn đề đức tin và sự cuồng tín. Bà Nathalie Lacube -
Phó trưởng ban quốc tế của báo La Croix cho rằng, đây là: ‘cuộc chiến không bình đẳng
giữa những người cầm bút và những kẻ được trang bị súng ống”, và bà cũng chia sẻ quan
điểm của nhiều lãnh đạo Pháp rằng, không nên nhầm lẫn giữa chủ nghĩa Hồi giáo và các
hành động khủng bố. Cần phân biệt những kẻ cực đoan và những người thực hành tôn
giáo đạo Hồi một cách bình thường. Từ những bài báo gây kích động đó nên mới có
không gian cho những thành phần trên lợi dụng và làm dấy lên các cuộc tấn công bạo lực.
Một vài người cho rằng việc báng bổ hay chế nhạo nhà tiên tri là lý do chính mà Charlie
Hebdo bị tấn công và Van Gogh bị giết hại. Đúng là nhiều người Hồi giáo cảm thấy bị
xúc phạm bởi những bộ phim hay tranh biếm họa báng bổ như thế. Nhưng không có
nghĩa vì điều ấy mà nhóm người trên tự cho mình cái quyền tước đi những mạng sống vô
tội. Nhận thức rõ được điều này, nên Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn có một vài
điểm bị giới hạn và không được coi là quyền tuyệt đối. Tính giới hạn của quyền tôn giáo
hay tín ngưỡng còn được thể hiện cụ thể qua nội dung của Điều 20 ICCPR trong đó
nghiêm cấm việc thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng mà có tính chất tuyên truyền cho
chiến tranh hoặc cổ vũ hằn thù dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hay kích động sự phân biệt đối
xử, thù địch hoặc bạo lực. Mặc dù vậy, để phòng ngừa việc lạm dụng tính giới hạn của
quyền tôn giáo hay tín ngưỡng để tuỳ tiện hạn chế hay tước bỏ quyền này, Điều 18 khoản
3 ICCPR quy định rõ, việc hạn chế quyền tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo phải được
pháp luật quy định và chỉ khi đó là cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc các quyền và tự do cơ bản của người khác. Uỷ ban Nhân
quyền cũng giải thích, những hạn chế đối với quyền tự do biểu thị tôn giáo hay đức tin
với mục đích bảo vệ đạo đức phải được dựa trên những nguyên tắc không xuất phát hoàn
toàn từ một truyền thống xã hội, triết học, tôn giáo riêng biệt nào. Những hạn chế chỉ có
thể được áp dụng cho những mục đích đã nêu và phù hợp với những nhu cầu cụ thể mà
những hạn chế đó đã được xác nhận. Không được áp đặt những hạn chế vì mục đích phân
biệt đối xử, hoặc áp dụng mang tính phân biệt.

Như vậy, từ vụ tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc tự
do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người. Nhưng những quyền đó còn song hành với trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá
nhân, vẫn cần có những giới hạn nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.

Câu 30 : Tháng 6/2013, Edward Snowden - một cựu nhân viên của Cơ quan An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) và của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) –đã cung cấp
cho báo chí bí mật về những chương trình theo dõi người dâncủa chính phủ Mỹ. Anh
này bị truy tố bởi cơ quan công quyền Mỹ và hiện phải sống lưu vong.Bình luận về sự
việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

Trước hết phải khẳng định rằng, hành vi của Edward Snowden là một hành vi sai trái khi
đã tiết lộ bí mật quốc gia, vi phạm nghiêm trọng vào quy định bảo mật thông tin của
NSA, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính quyền Mỹ.

Tuy nhiên, điều mà anh đã tiết lộ - hành vi sử dụng chương trình theo dõi người dân của
Chính phủ Mỹ, đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ đời tư của những người dân. Tại
Điều 12 UDHR, và sau này được tái khẳng định tại Điều 17 ICCPR, rằng “Không ai bị
can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư
tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được
pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”

Trong Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của Ủy ban,
dù rằng vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền về sự riêng tư không phải
là quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông tin về đời tư nếu như
những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã hội như được thừa nhận
trong ICCPR. Việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân
hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể nhân,
pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp luật. Nhà nước phải có những biện
pháp hiệu quả để bảo đảm rằng, những thông tin cá nhân đó không rơi vào tay những
người không được pháp luật cho phép và không bị sử dụng vào các mục đích trái với
Công ước. Để bảo đảm bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được
biết liệu thông tin cá nhân của mình có thể bị thu thập, lưu giữ bởi chủ thể nào, ở đâu,
nhằm mục đích gì? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc
xóa bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác,
hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật (đoạn 10).

Vậy nên, mặc dù quyền bảo vệ đời tư của công dân không phải là một quyền tuyệt đối,
nhưng khi Chính phủ Mỹ muốn theo dõi, sử dụng các thông tin cá nhân của họ vì bất kỳ
một lý do gì thì cũng cần phải thông báo cho họ biết về hành vi của mình, thông tin, dữ
liệu của họ bị thu thập, theo dõi bởi ai, cơ quan nào và với mục đích gì. Việc Chính phủ
Mỹ “bí mật” sử dụng các chương trình theo dõi người dân, không công khai việc này,
không cho người dân biết rằng thông tin, dữ liệu cá nhân riêng tư của họ đang bị theo dõi
bởi Chính phủ và bị theo dõi với mục đích gì, đã vi phạm đến quyền bảo vệ đời tư của
chính công dân nước họ.

Câu 31 : Phân tích nội dung và các điều kiện giới hạn (hạn chế) quyền con người.

Theo Điều 4 ICESCR, các quốc gia thành viên có thể đặt ra những giới hạn với các
quyền ghi nhận trong Công ước, với các điều kiện sau:

+) Thứ nhất, những giới hạn đó phải được quy định trong pháp luật quốc gia. Yêu
cầu này nhằm để tránh sự tùy tiện trong việc áp đặt các giới hạn về quyền. Ở đây
cũng cần hiểu rằng, kể cả khi những điều kiện hạn chế được quy định trong pháp
luật quốc gia thì chúng cũng không được trái với nội dung của ICESCR.

+) Thứ hai, những giới hạn đặt ra phải không trái với bản chất của các quyền có
liên quan. Yêu cầu này nhằm bảo đảm những giới hạn đặt ra không làm tổn hại
đến khả năng của các cá nhân có liên quan trong việc hưởng thụ các quyền đó. Do
bản chất của một số quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa là khá trừu tượng nên việc đánh giá là một giới hạn đặt ra có trái hay không
với bản chất của một quyền thường phải dựa vào việc xem xét vấn đề trong bối
cảnh cụ thể.

+) Thứ ba, nếu việc đặt ra các hạn chế về quyền là cần thiết trong một xã hội dân
chủ và nhằm mục đích duy nhất là để thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng.
Liên quan đến điều kiện này, trong một số điều ước khác, danh mục các mục đích
được bổ sung thêm một số yếu tố như để bảo vệ an ninh quốc gia (national
security), để bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety), để bảo vệ sức khỏe
hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral), và để bảo vệ các quyền, tự do
hợp pháp của người khác (rights and freedoms of others).

Câu 32 : Phân biệt giữa quyền cá nhân và quyền tập thể.


Quyền cá nhân Quyền tập thể
Khái Các quyền thuộc về mỗi Là những quyền đặc thù chung của một tập thể hay
niệm cá nhân, bất kể họ có hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ
không là thành viên của các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và
bất kỳ một nhóm xã hội trong nhiều trường hợp phải được thực hiện với
nào và việc hưởng thụ các tính chất tập thể
quyền cơ bản là dựa trên
cơ sở cá nhân
Cách thức Việc thực hiện hoàn toàn Việc thực hiện đôi khi đòi hỏi cần phải phụ thuộc
thực hiện dựa trên ý chí cá nhân vào các thành viên trong nhóm
quyền của (VD: Quyền tự do hội họp, lập hội,...).
chủ thể Việc thực hiện quyền là nhân danh nhóm. Giúp các
nhóm duy trì bản sắc riêng, không bị đàn áp bởi
các dân tộc khác.
VD: Quyền tự quyết dân tộc.

Do chủ thể chính của quyền con người là các cá nhân nên khi nói đến quyền con người về
cơ bản là nói đến các quyền cá nhân (individual rights). Tuy nhiên, ngoài các cá nhân,
chủ thể của quyền con người còn bao gồm các nhóm xã hội nhất định, vì thế, bên cạnh
các quyền cá nhân, người ta còn đề cập đến các quyền tập thể (group rights hay collective
rights).

Nếu như quyền cá nhân có thể hiểu là các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kể họ có hay
không là thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào và việc hưởng thụ các quyền cơ bản
là dựa trên cơ sở cá nhân thì ngược lại, quyền tập thể có thể hiểu là những quyền đặc thù
chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền
này cần phải là thành viên của nhóm, và trong nhiều trường hợp phải được thực hiện với
tính chất tập thể.

Cụ thể, một số quyền tập thể đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của
nhóm (ví dụ như quyền tự do hội họp, lập hội...) thì mới mang ý nghĩa đích thực. Tuy
nhiên, không phải tất cả các quyền của nhóm đều đòi hỏi phải thực hiện bằng cách thức
tập thể, mà có thể được thực hiện cả với tư cách tập thể hoặc cá nhân. Đơn cử, một thành
viên của một dân tộc thiểu số có thể cùng với cộng đồng mình yêu cầu được bảo đảm các
quyền về sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trên các phương tiện truyền thông,
nhưng đồng thời có thể một mình thực hiện quyền chung của dân tộc thiểu số là được nói
tiếng nói hay mặc trang phục của dân tộc đó ...

Khái niệm quyền của nhóm còn được mở rộng để chỉ các quyền của một dân tộc
(people's rights) cụ thể như quyền tự quyết dân tộc, quyền được bảo tồn tài nguyên và đất
đai truyền thống của các dân tộc bản địa …
Nhìn chung, các quyền cá nhân và quyền tập thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau, song cũng có
trường hợp mâu thuẫn nhau. Đơn cử, một cá nhân là thành viên của một công đoàn có thể
mong muốn ký kết hợp đồng lao động dưới danh nghĩa cá nhân thay cho việc cùng với
các thành viên khác của công đoàn tiến hành đàm phán với người sử dụng lao động để ký
kết một thỏa ước tập thể... Trong những trường hợp như vậy, việc theo đuổi các quyền cá
nhân có thể làm tổn hại đến quyền tập thể và ngược lại. Điều này cho thấy sự cần thiết và
tầm quan trọng của việc nghiên cứu tìm ra biện pháp giải quyết các xung đột có thể xảy
ra, làm hài hoà các quyền tập thể và quyền cá nhân.

Câu 33 : Trình bày vị trí, vai trò của Đại hội đồng trong cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân
quyền của Liên Hợp Quốc.

* Vị trị của Đại hội đồng

Đại hội đồng (UN Gemeral Asembly): Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan đại diện chính của
Liên hợp quốc, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên (Điều 9 Hiến chương).

* Vai trò của Đại hội đồng

Trách nhiệm của ĐHĐ trong vấn đề quyền con người được đề cập trong Điều 13 Hiến
chương; theo đó, ĐHĐ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị
nhằm: “Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,
y tế và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc,
ngôn ngữ và tôn giáo.” Thêm vào đó, Điều 10 Hiến chương quy định ĐHĐ có quyền thảo
luận về tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương, hoặc thuộc
quyền hạn và chức năng của bất kỳ cơ quan nào được ghi nhận trong Hiến chương, trừ
trường hợp quy định ở Điều 12 (khi Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế)

-ĐHĐ là cơ quan có trách nhiệm cao nhất trên lĩnh vực quyền con người và có thẩm
quyền với tất cả những hoạt động chính nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế ĐHĐ chỉ có vai
trò quan trọng trong một số hoạt động. Cụ thể như sau:

+ Trong việc thiết lập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, ĐHĐ quyết
định khâu cuối cùng của quá trình này là thẩm định và thông qua các dự thảo văn
kiện. Đây là cơ quan duy nhẩt trong số 6 cơ quan chính có quyền thông qua các
điều ước và tuyên bố, tuyên ngôn quốc tế về quyền con người với danh nghĩa Liên
hợp quốc

+ Trong việc xây dựng, điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con
người, ĐHĐ là cơ quan quyết định việc thực hiện các chương trình dịch vụ tư vấn
và trợ giúp kỹ thuật, các quỹ tự nguyện cũng như những chương trình tuyên
truyền, giáo dục về quyền con người.
+ Trong việc xây dựng bộ máy cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc, bên cạnh
các ủy ban chính, ĐHĐ có thể thành lập thêm các cơ quan giúp việc khác để hỗ trợ
thực hiện các chức năng của mình.

+ Trong việc xử lý các vi phạm quyền con người, Đại hội đồng là cơ quan quyết
định cuối cùng về biện pháp xử lý, trên cơ sở các khuyến nghị của ECOSOC và
một số cơ quan giúp việc (hiện nay gồm cả Hội đồng của Liên hợp quốc về quyền
con người), bằng việc thông qua các nghị quyết.

Câu 34 : Trình bày các quyền của người lao động di trú trong Công ước quốc tế về
quyền của lao động di trú và gia đình họ (MWC).

Tương tự như với những nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác như phụ nữ, trẻ em, người
thiểu số… các quyền con người được quy định trong Công ước quốc tế về quyền của
người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ đã tính đến hoàn cảnh và những
nhu cầu đặc thù của nhóm. Những quyền đặc thù này chỉ có thể áp dụng với người lao
động di trú mà không áp dụng với bất kỳ nhóm xã hội nào khác. Một số quyền tiêu biểu
trong đó có thể kể đến như:

1.Quyền mang theo số tiền kiếm được và tiền tiết kiệm khi hồi hương (Điều 26)

2.Quyền không bị trục xuất tập thể (Điều 22)

3.Quyền nhận được sự hỗ trợ, bảo vệ của một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của
quốc gia xuất xứ, hoặc của quốc gia đại diện cho lợi ích quốc gia xuất xứ khi các
quyền được thừa nhận trong Công ước này bị vi phạm (Điều 23)...

A. Các quyền áp dụng cho mọi người lao động di trú và các thành viên trong gia
đình họ.

Phù hợp với thực tiễn đa dạng về nguồn gốc của người lao động di trú cũng như thông lệ
pháp luật của các quốc gia, ICRMW đề cập vấn đề quyền của người lao động di trú theo
hai hình thức: (i) các quyền con người cơ bản mà tất cả mọi người lao động di trú, bất kể
có giấy tờ hợp pháp hay không có giấy tờ hợp pháp và các thành viên gia đình họ đều
phải được bảo đảm và (ii) các quyền bổ sung áp dụng với những người lao động di trú
hợp pháp và các thành viên gia đình họ

Các quyền con người áp dụng chung cho mọi người lao động di trú được đề cập trong
phần III (từ Điều 8 đến 32) của Công ước MWC, bao gồm:

- Quyền sống (Điều 9)


- Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật (Điều 24)
- Quyền không bị tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ
thấp nhân phẩm (ĐIều 10)
- Quyền không bị bắt làm nô lệ, hay nô dịch, bị lao động cưỡng bức hay bắt buộc
(Điều 11)
- Quyền được bảo vệ sự riêng tư (Điều 14)
- Quyền sở hữu tài sản (Điều 15)
- Quyền tự do chính kiến, tín ngưỡng, nhận thức và tôn giáo (Điều 12)
- Quyền tự do ngôn luận (Điều 13)
- Quyền tự do rời khỏi hoặc trở về bất kỳ quốc gia nào, kể cả nước xuất xứ, vào bất
kỳ thời điểm nào (Điều 8)
- Quyền được nhận chăm sóc y tế khẩn cấp cần thiết trên cơ sở đối xử bình đẳng
như các công dân của quốc gia liên quan (Điều 28)
- Quyền có họ tên, được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em các gia đình lao động
di trú (Điều 26)
- Quyền của trẻ em các gia đình lao động di trú được tiếp cận giáo dục trên cơ sở
đối xử bình đẳng như các công dân của quốc gia mà cha mẹ đang làm việc (Điều
30)
- Quyền được tôn trọng và duy trì bản sắc văn hóa (Điều 26)
- Quyền mang theo số tiền tiết kiệm được và tiết kiệm khi hồi hương (Điều 26)
- Quyền không bị trục xuất tập thể (Điều 22)
- Quyền được nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của
quốc gia gốc, hoặc của quốc gia đại diện cho lợi ích của quốc gia gốc khi các
quyền được thừa nhận trong Công ước này bị vi phạm (Điều 23)
- Quyền tự do và an toàn cá nhân (Điều 16, 21), bao gồm sự bảo vệ người lao động
cư trú và các thành viên trong gia đình họ khỏi bị tùy tiện tịch thu hoặc hủy các
giấy tờ tùy thân, giấy nhập cảnh, lưu trú, cư trú, hành nghề hoặc giấy phép lao
động.
- Các quyền trong tố tụng hình sự (Điều 17,18.19), bao gồm quyền được đối xử
nhân đạo, được xét xử một cách công bằng và được áp dụng những tiêu chuẩn tư
pháp của một xã hội văn minh như không bị áp dụng hồi tố, không bị bỏ tù vì
không hoàn thành một nghĩa vụ hợp đồng, không bị buộc phải đưa ra lời khai
chống lại chính mình hoặc nhận tội, có quyền bào chữa và được nhận các trợ giúp
pháp lý cần thiết
- Quyền được đối xử bình đẳng như các công dân của quốc gia tiếp tiếp nhận lao
động liên quan đến những vấn đề như trả thù lao, điều kiện làm việc, tuyển dụng,
thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, chấm dứt quan hệ lao động, độ tuổi lao
động tối thiểu… (Điều 25)
- Quyền được tham gia công đoàn và các hiệp hội khác được thành lập theo pháp
luật (Điều 26)
- Quyền hưởng an sinh xã hội tương tự như mức độ dành cho những công dân sở tại
nếu đáp ứng những yêu cầu trong pháp luật của nước nhận lao động và trong các
điều ước song phương, đa phương tiện có liên quan (Điều 27)
B: Các quyền khác áp dụng riêng cho người lao động di trú có giấy tờ hợp pháp và
các thành viên gia đình họ.

Ngoài những quyền áp dụng chung, những người lao động di trú và các thành viên gia
đình họ mà có giấy tờ hợp pháp còn được hưởng các quyền khác ghi nhận trong Phần IV
của Công ước (từ Điều 36 đến 56), bao gồm:

- Quyền được thông báo đầy đủ về mọi điều kiện liên quan đến việc cư trú và các
công việc mà họ sẽ phải làm (Điều 37).
- Quyền được vắng mặt tạm thời mà không ảnh hưởng đến việc được phép cư trú
hoặc lao động (Điều 38).
- Quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ của quốc gia nơi có
việc làm (Điều 39).
- Quyền lập hội và tham gia các nghiệp đoàn tại quốc gia nơi có việc làm (Điều 40).
- Quyền tham gia vào các vấn đề công cộng, bầu củ và được bầu trong các cuộc
bầu cử tại quốc gia gốc (Điều 41).
- Quyền được bảo vệ và hỗ trợ để có cuộc sống gia đình hợp nhất (Điều 44).
- Quyền được chuyển thu nhập và tiết kiệm để chu cấp cho gia đinh từ quốc gia nơi
có việc làm đến quốc gia gốc hoặc đến bất cứ một quốc gia nào khác (Điều 47).
- Quyền được đối xử bình đẳng như công dân sở tại trong các vấn đề về thuế (Điều
48).
- Quyền tự do lựa chọn công việc có hưởng lương Điều 52).
- Quyền được đối xử bình đẳng như với công dân của nước sở tại trong các vấn đề
về lao động, việc làm (Điều 54, 55).
- Quyền không bị trục xuất một cách tuỳ tiện (Điều 56).
- Quyền được hỗ trợ tiếp cận với các thủ tục hay thể chế nhằm thực hiện những nhu
cầu, nguyện vọng và các nghĩa vụ đặc biệt của người lao động di trú và các thành
viên gia đình họ ở cả quốc gia gốc và quốc gia nơi có việc làm (Điều 42).
- Quyền được đối xử bình đẳng như công dân của quốc gia nơi có việc làm liên
quan đến việc tiếp cận các tổ chức và dịch vụ giáo dục, các dịch vụ hướng nghiệp
và việc làm, các cơ sở và tổ chức đào tạo và tái đào tạo nghề, nhà ở, các dịch vụ xã
hội và y tế, các hợp tác xã và doanh nghiệp tự quản, đời sống văn hóa (Điều 43).
- Quyền bình đẳng của các thành viên trong gia đình của người lao động di trú với
người dân bản địa trong các vấn đề:

(i)Tiếp cận với các tổ chức và dịch vụ giáo dục;

(ii)Tiếp cận với các tổ chức và dịch vụ hướng nghiệp và đào tạo nghề;

(iii)Tiếp cận với các dịch vụ y tế và xã hội;

(iv)Tiếp cận và tham gia đời sống văn hóa (Điều 45).
- Quyền được miễn các loại thuế và phí xuất nhập khẩu đối với các thiết bị, đồ dùng
gia đình và cá nhân, cũng như các dụng cụ và thiết bị cần thiết để làm một công
việc có hưởng lương trong các trường hợp (Điều 46).
- Quyền được cấp giấy phép cư trú trong khoảng thời gian ít nhất bằng với thời hạn
được phép làm công việc có hưởng lương (Điều 49).

Theo nguyên tắc chung của luật nhân quyền quốc tế, một số quyền và tự do kể trên, ví dụ
như: quyền tự do đi lại, tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ của quốc gia nơi có việc
làm, quyền lập hội và các nghiệp đoàn, v.v. có thể phải chịu những hạn chế do pháp luật
quy định nếu cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hay đạo
đức cộng đồng, hay các quyền và tự do của người khác.

Theo Điều 33 ICRMW, tùy từng trường hợp cụ thể, người lao động di trú và các thành
viên gia đình họ phải được quốc gia xuất xứ, quốc gia nơi có việc làm và quốc gia quá
cảnh thông báo về:

(a) Các quyền họ có theo quy định của Công ước này;

(b) Các điều kiện về việc chấp nhận họ, các quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp
luật và thực tiễn của quốc gia liên quan và những vấn đề khác giúp họ tuân thủ các
thủ tục hành chính hay các thủ tục khác tại quốc gia đó. Điều này cũng yêu cầu các
quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp thích hợp để cung cấp những
thông tin nói trên một cách miễn phí cho người lao động di trú và các thành viên
gia đình họ và trong chừng mực có thể, bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu.

Câu 35 : Trình bày những quyền đặc biệt quan trọng với người sống chung với
HIV/AIDS theo luật nhân quyền quốc tế

Văn kiện nền tảng cốt lõi: Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm
1996

Dù không phải là một điều ước quốc tế nên không có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý,
tuy nhiên, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người đặc biệt hữu ích cho
các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể khác có liên
quan và tham gia vào quá trình phòng chống đại dịch HIV, cũng như cho bản thân những
người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong việc bảo vệ và thúc đẩy các
quyền con người và tự do cơ bản của họ

+) Quyền sống : Đây là quyền cơ bản, quan trọng nhất của mỗi 1 con người.

+) Quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất có thể về sức khỏe thể chất và tinh thần
: Vì họ mang bệnh trong người nên họ cần được ưu tiên thụ hưởng những chuẩn
mực về sức khỏe thể chất và tinh thần
+) Quyền được bảo vệ sự riêng tư : Ví dụ như quyền không bị cưỡng bức xét
nghiệm và được giữ bí mật về kết quả xét nghiệm HIV/AIDS Nhóm ng này dễ bị
người ngoài soi mói -> xâm phạm tới đời sống riêng tư

+) Quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục; quyền được có mức sống thích
đáng; quyền được hưởng an sinh, trợ cấp và cứu trợ xã hội : Những ng HIV/AIDS
cũng là con người, nên họ vẫn có quyền bình đẳng trong tiếp cận giáo dục; quyền
được hưởng an sinh, trợ cấp và cứu trợ xã hội là cần thiết với họ

+) Quyền được tự do và an toàn cá nhân;

+) Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và công cộng của cộng đồng :
Những ng mắc HIV/AIDS là những người dễ mặc cảm, tự ti về bản thân mình ->
Họ cần phải được xã hội giúp đỡ hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ đi rào cản kỳ thị
bởi vì HIV/AIDS không lây truyền qua hệ hô hấp

+) Quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp
nhân phẩm…

Câu 36 : Trình bày các điều ước quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc mà VN đã ký
kết.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con
người, cụ thể:

- Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày
24/9/1982;
- Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày
24/9/1982;
- Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày
29/7/1980, phê chuẩn ngày 17/02/1982;
- Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969, gia nhập ngày
09/6/1982;
- Công ước về Quyền Trẻ em 1989 , ký kết ngày 26/1/1990, phê chuẩn ngày
28/2/1990
- 2 Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang (ký kết ngày 08/9/2000,
phê chuẩn ngày 20/12/2001) và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại
dâm và tranh ảnh khiêu dâm (ký kết ngày 08/9/2000, phê chuẩn ngày 20/12/2001);
- Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006, ký ngày 22/11/2007 và phê chuẩn
ngày 5/2/2015;
- Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục con người, ký ngày 07/11/2013 và phê chuẩn ngày 5/2/2015.
Bên cạnh các điều ước quốc tế về quyền con người cơ bản nêu trên, Việt Nam đã tham
gia nhiều công ước quốc tế khác liên quan đến việc bảo vệ quyền con người và luật nhân
đạo quốc tế, như:

- Nghị định thư bổ sung Công ước Geneva về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung
đột quốc tế (gia nhập ngày 28/8/1981);
- Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị Tội ác Diệt chủng 1948 (gia nhập
ngày 09/6/1981);
- Công ước Quốc tế về Ngăn chặn và Trừng trị Tội ác Apartheid 1973 (gia nhập
ngày 09/6/1981);
- Công ước Quốc tế về Không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với các Tội
phạm Chiến tranh và Tội ác chống Nhân loại 1968 (gia nhập ngày 04/6/1983);
- Công ước về Chống Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia 2000 (ký kết ngày
13/12/2000, phê chuẩn ngày 08/6/2012).

Câu 37 : Phân tích quy định về các biện pháp đặc biệt tạm thời trong Điều 4 của Công
ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Điều 4 CEDAW cho phép các quốc gia thành viên có thể áp dụng những ưu đãi với phụ
nữ (hay còn được gọi là các biện pháp đặc biệt tạm thời để thúc đẩy nhanh sự bình đẳng
trên thực tế giữa nam và nữ mà không bị coi là phân biệt đối xử với nam giới. Những
biện pháp đặc biệt tạm thời có thể bao gồm việc dành một số lượng ghế hay vị trí nhất
định cho phụ nữ trong những cơ quan, tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực mà
thường do nam giới đảm nhiệm, hay dành ưu tiên cho phụ nữ khi tuyển dụng trong những
trường hợp có hai ứng cử viên nam và nữ với trình độ chuyên môn ngang nhau.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 CEDAW, có một điều kiện với việc áp dụng các biện
pháp đặc biệt tạm thời, đó là những biện pháp đó phải được chấm dứt ngay khi mục tiêu
bình đẳng nam nữ đã đạt được. [các biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời cho đến
khi đạt mục tiêu]

Theo Khoản 2 Điều 4, các biện pháp ưu tiên nhằm bảo vệ thiên chức làm mẹ của phụ nữ
thì có thể áp dụng liên tục mà không bị coi là phân biệt đối xử với nam giới. [các biện
pháp này dựa trên đặc trưng cố định về sinh học người phụ nữ]

Sự đối xử phân biệt không phải lúc nào cũng mang tính tiêu cực và cần phải loại bỏ, mà
trong một số hoàn cảnh, nó mang tính tích cực và cần phải vận dụng, để bảo đảm sự bình
đẳng thực chất, chứ không phải bình đẳng một cách hình thức. Thông thường, sự phân
biệt đối xử tích cực (cụ thể như các biện pháp đặc biệt tạm thời), được áp dụng khi các
đối tượng tác động khác nhau về mức độ năng lực hành vi về quyền con người, nhằm
mục đích đặt các đối tượng tác động vào một điểm xuất phát ngang bằng, bởi lẽ, trong
trường hợp có sự khác nhau về năng lực hành vi, việc đối xử như nhau với tất cả mọi
người trên thực tế là sự phân biệt đối xử với những đối tượng yếu thế hơn
Câu 38 : Một số quốc gia vẫn áp dụng hình phạt tử hình, số khác đã huỷ bỏ vì cho rằng
hình phạt đó vi phạm quyền sống. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân
quyền quốc tế.

Hình phạt tử hình là một nội dung liên quan trực tiếp đến quyền sống. Quyền này được
coi là chuẩn mực cốt lõi về quyền con người được thừa nhận trong tập quán pháp và các
điều ước quốc tế chủ yếu về quyền con người. Điều ước quốc tế đầu tiên có quy định về
việc hạn chế áp dụng hình phạt tử hình là Công ước Geneva năm 1929, áp dụng cho đối
tượng là tù nhân chiến tranh.

Từ những năm 1960, khi mà hình phạt tử hình vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia, thì quy
định về hạn chế và bãi bỏ hình phạt tử hình đã bắt đầu từng bước được đưa vào các văn
kiện quốc tế về quyền con người. Hiện nay, có hai điều ước trực tiếp quy định việc áp
dụng và bãi bỏ tử hình. Đó là:

+) Điều 6 trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
(ICCPR);

+) Nghị định thư tùy chọn thứ hai về bãi bỏ hình phạt tử hình theo ICCPR năm
1989. Hiện nay đây là điều ước quốc tế duy nhất về bãi bỏ hình phạt tử hình.

ICCPR là công cụ quốc tế đầu tiên về quyền con người kêu gọi các quốc gia hạn chế áp
dụng hình phạt tử hình. Tại thời điểm ICCPR được thông qua năm 1966, trên thế giới
mới chỉ có 10 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình. ICCPR không có điều khoản nào ngăn
cản các quốc gia thành viên của Công ước này áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên,
Điều 6 của Công ước đã thừa nhận quyền sống là một quyền tối cao được pháp luật bảo
vệ. Thêm vào đó, đối với các quốc gia vẫn còn duy trì hình phạt tử hình thì tại điều này
cũng quy định rõ các điều kiện cụ thể nhằm hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, cụ thể:

+) Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất.

+) Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên csở bản án công bằng do Toà án có
thẩm quyền tuyên.

+) Không được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội dưới 18
tuổi.

+) Không được phép thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.

+) Người bị kết án tử hình có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt.

+) Không được áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp các quyền theo
ICCPR, bao gồm quyền được xét xử công bằng, bị vi phạm.
Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày
15/12/1989 theo Nghị quyết số 44/128 và được mở để ký và phê chuẩn cho tất cả các
quốc gia thành viên của ICCPR. Nghị định thư có hiệu lực vào ngày 11/7/1991 theo Điều
8. Tính đến tháng 12/2018, Nghị định thư này có 86 quốc gia thành viên (Châu Âu: 41,
Châu Á: 11), và một quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn (Angola ký năm 2013). Nghị
định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của phong trào
bãi bỏ hình phạt tử hình trên toàn thế giới. Ngoài Phần mở đầu, Nghị định thư này có 11
điều khoản cụ thể quy định về nội dung và thủ tục liên quan đến việc bãi bỏ hình phạt tử
hình.

Phần giới thiệu của Nghị định thư nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bãi
bỏ hình phạt tử hình trong việc nâng cao nhân phẩm và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ các
quyền con người. Điều 1 quy định việc nghiêm cấm hình phạt tử hình và yêu cầu các
quốc gia thành viên phải có các biện pháp cần thiết để bãi bỏ hình phạt tử hình trong
phạm vi quyền tài phán của mình. Điều 2 quy định rằng, Nghị định thư không cho phép
bảo lưu, ngoại trừ bảo lưu được đưa ra tại thời điểm phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định
thư liên quan đến việc áp dụng hình phạt tử hình trong thời gian chiến tranh theo một bản
án về một tội phạm nghiêm trọng nhất có tính chất quân sự. Các Điều 3, 4 và 5 quy định
về nghĩa vụ báo cáo và thủ tục khiếu nại. Các điều từ Điều 6 đến Điều 11 đưa ra các quy
định về các thủ tục có liên quan. Ở cấp độ quốc tế, Nghị định thư đã góp phần vào xu
hướng bãi bỏ hình phạt tử hình ngày càng tăng. Xu hướng này coi hình phạt tử hình là vi
phạm quyền con người, đặc biệt là quyền sống. Số lượng ngày càng tăng các quốc gia
phê chuẩn Nghị định thư về bãi bỏ hình phạt tử hình sẽ dần dần thiết lập một nguyên tắc
chung coi hình phạt tử hình là vi phạm quyền con người và theo thời gian, nó có thể phát
triển thành một quy tắc của tập quán pháp quốc tế.

Luật nhân quyền quốc tế bảo vệ quyền sống nhưng không xem đó là một quyền tuyệt đối
mà không thể bị tước bỏ. Mặc dù không có điều khoản nào bắt buộc các quốc gia thành
viên phải xóa bỏ án tử hình hoặc xem việc áp dụng hình phạt tử hình là sự vi phạm quyền
sống nhưng để bảo vệ quyền sống khỏi bị tước bỏ một cách tuỳ tiện, hay nói cách khác là
để phòng ngừa việc lạm dụng hình phạt tử hình, luật nhân quyền quốc tế quy định các
quốc gia có nghĩa vụ giới hạn áp dụng hình phạt này chỉ với “những tội ác nghiêm trọng
nhất”. Tuy nhiên, khái niệm “các tội phạm nghiêm trọng nhất” trong thực tế chưa được
hiểu một cách thống nhất ở các quốc gia.

Theo Ủy ban quyền con người (HRC) cho rằng: “các tội phạm nghiêm trọng nhất” không
bao gồm các tội phạm về kinh tế, tội tham nhũng, các tội phạm về chính trị, tội cướp, bắt
cóc mà không gây hậu quả chết người, bội giáo và các tội liên quan đến ma túy. Uỷ ban
quyền con người Liên hợp quốc (UNCHR) thì giải thích rằng khái niệm “các tội phạm
nghiêm trọng nhất” không bao gồm những hành vi phi bạo lực như các tội phạm tài
chính, việc thực hành tôn giáo hoặc thể hiện tín ngưỡng hoặc quan hệ tình dục đồng
thuận giữa những người trưởng thành. Còn theo đoạn 1 của văn kiện hướng dẫn “Các bảo
đảm về quyền của những người đối mặt với án tử hình” được ban hành kèm theo Nghị
quyết 1996/15 ngày 23/7/1996 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội của LHQ (ECOSOC) thì:
“Tại các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, án tử hình chỉ được áp dụng đối với các
tội phạm nghiêm trọng nhất, và cần hiểu rằng phạm vi của các tội này không vượt ra khỏi
các tội phạm mang tính quốc tế gây ra hậu quả chết người hoặc các hậu quả nghiêm trọng
khác”.

Có thể thấy rằng theo quan điểm của các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc, phạm vi tội
danh có thể áp dụng hình phạt tử hình là rất hẹp, cơ bản chỉ giới hạn ở tội giết người với
tình tiết tăng nặng.

Trong thực tế, các công ước về luật hình sự quốc tế cũng không quy định hình phạt tử
hình với những tội phạm, kể cả những tội ác nghiêm trọng nhất về nhân quyền như tội
diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội xâm lược. Thay vào đó, hình
phạt cao nhất với các dạng tội phạm này là tù chung thân.

Câu 39 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền của LGBT trong pháp luật Việt
Nam.

- Từ cuối thập niên 2000, cùng với sự cởi mở hơn đối với giới LGBT ở các nước phát
triển, LGBT ở Việt Nam bắt đầu được đề cập và nhìn nhận dần dần ở nhiều lĩnh vực. Cho
đến nay, mặc dù hôn nhân đồng tính chưa được hợp pháp hóa nhưng Việt Nam là nước
dẫn đầu ở Đông Nam Á trong công nhận quyền lợi của LGBT.

- Hiện tại ở Việt Nam hiện chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về Luật chuyển
đổi giới tính. Tuy nhiên Chính phủ đã nêu quan điểm ủng hộ việc xây dựng Luật Chuyển
đổi giới tính, góp phần thể chế hóa một số nội dung liên quan đến quyền con người đã
được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và Bộ luật Dân sự 2015.

+) Theo Khoản 3 Điều 26 Luật Hiến pháp 2013 quy định: “Nghiêm cấm phân biệt
đối xử về giới.”

+) Trong BLDS 2015 có quy định về việc chuyển đổi giới tính theo Điều 36:
“Quyền xác định lại giới tính.” và Điều 37: “Chuyển đổi giới tính"

+) Theo Khoản 2 Điều 8 trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nhà
nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”-Người đồng
tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng không được nhà nước công
nhận và bảo vệ.

- Ở Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về Luật Chuyển đổi
giới tính và chuyển đổi giới tính cũng như chưa có nghiên cứu, khảo sát toàn diện và đầy
đủ về việc chuyển giới và người chuyển giới ở Việt Nam nên hiện chưa có văn bản chính
xác về thực trạng. Việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính thể hiện rõ sự coi trọng của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các giá trị nhân văn, tinh thần bảo vệ
các cộng đồng dễ bị tổn thương và “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong các chính sách
của mình. Dù các quy định từ văn bản luật chưa đề cập đến người chuyển giới, nhưng đã
không có sự phân biệt trong một số luật cụ thể, như Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa
đổi năm 2014), Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và nhiều luật
khác.

- Ngày 12 tháng 5 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật
Chuyển đổi giới tính. Dự án Luật Chuyển đổi giới tính là một dự án luật trong nhiệm kỳ
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV nhằm quy định cụ thể
việc chuyển đổi giới tính. Dựa trên Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Điều 37 của Bộ luật
Dân sự năm 2015 và Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2016, Đại biểu
Quốc hội Nguyễn Anh Trí đã đề nghị xây dựng dự án Luật chuyển đổi giới tính gửi Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Dự
kiến dự án Luật sẽ trình Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2025.

Câu 40 : Trình bày những quy định lquan đến quyền tự do biểu đạt (ngôn luận) trong
pl VN

Việt Nam đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí:

Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo
đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Điều này được thể hiện trong Điều
25 Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa trong các bộ luật liên quan như Luật Báo chí
năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều văn
bản pháp luật khác.

- Về thể chế:

+) Điều 25 Hiến pháp 2013: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định.

+) Luật Báo chí 2016: Điều 10: Quyền tự do báo chí của công dân; Điều 11:
Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Điều 13: Trách nhiệm của nhà
nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công
dân

+) Luật Tiếp cận thông tin 2016: Khoản 1 Điều 3: Mọi công dân đều bình đẳng,
không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

 Quyền tự do ngôn luận còn được gián tiếp ghi nhận và bảo đảm tại các quy định trong
Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Tố tụng hình sự thông qua các nguyên tắc như
nguyên tắc tranh tụng hoặc các quy định về cung cấp chứng cứ, chứng minh…
-Mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất
định:

Việt Nam cũng đề ra những quy định pháp luật để hạn chế và ngăn chặn mọi hành
vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; các hành vi bị nghiêm cấm
được quy định trong cả Luật Báo chí, Luật Xuất bản và Luật An ninh mạng. Tiêu
biểu là: Điều 9 Luật Báo chí 2016; Điều 10 Luật Xuất bản 2012; Điều 8 Luật An
ninh mạng 2018; …

- Về thiết chế và cơ chế bảo đảm:

+) Luật Báo chí 2016 (Điều 13) và Luật Xuất bản 2012 (Điều 5) khẳng định rõ
nguyên tắc không kiểm duyệt trước khi in, đăng, phát sóng.

+) Luật Tiếp cận thông tin 2016 pháp định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ
quan nhà nước đối với công dân thông qua Cổng thông tin điện tử của các cơ
quan, phương tiện truyền thông, các hình thức khác và cung cấp thông tin theo yêu
cầu.

+) Bộ Luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) quy định các hình phạt đối với
các tội “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền
biểu tình của công dân” (Điều 167) hay tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều
331).

+) Các chủ thể vi phạm giới hạn quyền tự do ngôn luận bị xử phạt vi phạm hành
chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến
điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử hoặc các nghị định xử phạt trong
lĩnh vực in ấn, báo chí.

+) Chủ thể khi vi phạm các giới hạn quyền tự do ngôn luận gây thiệt hại có thể
phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Câu 41 : Trình bày trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại vi phạm nhân
quyền của một số uỷ ban giám sát công ước về nhân quyền của Liên Hợp quốc.

Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại vi phạm nhân quyền của một số uỷ ban giám
sát công ước về nhân quyền của Liên Hợp quốc thường được thực hiện theo các bước sau
đây:

Bước 1: Đệ trình khiếu nại:


Người bị vi phạm nhân quyền hoặc người đại diện cho họ nộp khiếu nại đến uỷ ban giám
sát công ước về nhân quyền của Liên Hợp quốc tương ứng. Mỗi uỷ ban giám sát thường
có quy trình và biểu mẫu cụ thể để đệ trình khiếu nại. Khiếu nại cần được viết bằng một
trong các ngôn ngữ được chính thức công nhận bởi uỷ ban giám sát. Thông tin cần bao
gồm trong khiếu nại bao gồm thông tin cá nhân, mô tả chi tiết về vi phạm nhân quyền, và
các bằng chứng hỗ trợ. Xác nhận và xem xét:

Uỷ ban giám sát sẽ xác nhận và xem xét khiếu nại để đảm bảo nó đáp ứng các yêu cầu về
hình thức và nội dung cần thiết. Nếu khiếu nại không đáp ứng các yêu cầu này, uỷ ban
giám sát có thể yêu cầu bổ sung thông tin hoặc từ chối khiếu nại.

Bước 2: Thông báo cho quốc gia:

Nếu khiếu nại được công nhận, uỷ ban giám sát sẽ thông báo cho quốc gia được cáo buộc
vi phạm nhân quyền về nội dung của khiếu nại và yêu cầu quốc gia cung cấp thông tin và
giải thích về việc vi phạm.

Bước 3: Đánh giá và ý kiến:

Uỷ ban giám sát tiến hành đánh giá thông tin từ cả khiếu nại và phản biện của quốc gia.
Đôi khi, uỷ ban giám sát có thể yêu cầu các bên bổ sung thông tin hoặc tài liệu bổ sung
để làm rõ hơn về vụ việc.

Bước 4: Ý kiến cuối cùng:

Dựa trên đánh giá và phân tích, uỷ ban giám sát sẽ lập ý kiến cuối cùng về việc có xảy ra
vi phạm nhân quyền và các khuyến nghị liên quan. Ý kiến này sẽ được gửi đến các bên
liên quan, bao gồm quốc gia bị khiếu nại và người khiếu nại.

Bước 5: Theo dõi thực thi:

Uỷ ban giám sát theo dõi việc thực thi ý kiến cuối cùng và các khuyến nghị của mình.
Quốc gia bị khiếu nại có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết vi
phạm nhân quyền và báo cáo lại cho uỷ ban giám sát về các biện pháp đã được thực hiện.

Lưu ý rằng quy trình và thủ tục cụ thể có thể khác nhau đối với từng uỷ ban giám sát và
công ước về nhân quyền cụ thể. Đối với thông tin chi tiết hơn, nên tham khảo tài liệu và
nguồn thông tin chính thức từ Liên Hợp Quốc và các uỷ ban giám sát cụ thể.

Câu 42 : Nêu các thủ tục đặc biệt mà Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc có thể áp
dụng để ngăn ngừa và xử lý những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên thế giới.

Khái quát về Hội đồng Nhân quyền: Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là một tổ
chức liên chính phủ trực thuộc Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, có sứ mệnh thúc đẩy sự
phát triển và sự bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, cũng như chỉ ra các vụ xâm phạm
nhân quyền và đưa ra kiến nghị về chúng.

Việc thành lập Hội đồng Nhân quyền là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên
Hợp Quốc và các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc; khi Ủy ban Nhân quyền (CHR) bị nhiều
chỉ trích rằng đã để những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên
và thao túng.

Các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền:

Các “Thủ tục đặc biệt” là tên chung dành cho các cơ chế do Ủy ban Nhân quyền LHQ
thành lập ra, sau khi Ủy ban này chấm dứt hoạt động thì được Hội đồng Nhân quyền tiếp
quản. Thủ tục đặc biệt có chức năng xem xét, giám sát, tư vấn và báo cáo công khai về
tình hình nhân quyền ở một số nước hoặc vùng lãnh thổ cụ thể (nhiệm vụ theo quốc gia)
hoặc với những vấn đề và hiện tượng vi phạm nhân quyền chính trên toàn cầu (nhiệm vụ
theo chủ đề).

Đến tháng 9/2020, có 44 Thủ tục Đặc biệt theo chủ đề và 11 Thủ tục theo quốc gia đang
hoạt động.

Các cá nhân được bổ nhiệm vào các thủ tục đặc biệt là các Chuyên gia độc lập (người có
nhiệm vụ thực hiện thủ tục đặc biệt) và có thể được gọi là Báo cáo viên Đặc biệt, Đại
diện, Đặc phái viên, Chuyên gia độc lập, hay thành viên của Nhóm làm việc.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) hỗ trợ các Chuyên gia này về
nhân sự, hậu cần và hỗ trợ nghiên cứu để thực thi nhiệm vụ.

Thủ tục Đặc biệt có các nhiệm vụ:

- Tương tác hàng ngày với các nạn nhân (hoặc người có thể trở thành nạn nhân) của
các vi phạm nhân quyền và vận động cho quyền của họ. Các Thủ tục này có kênh
tiếp nhận khiếu nại trực tiếp từ bất kỳ cá nhân nào trên toàn thế giới hoặc người
đại diện cho họ.
- Liên lạc trực tiếp với các chính phủ và nêu những quan ngại nhân quyền với
những trường hợp cá nhân hoặc các vấn đề chung hơn.
- Tiến hành các chuyến thực địa tìm hiểu tình hình thực tế tại các quốc gia và công
bố báo cáo sau đó, bao gồm các nhận xét, phân tích và khuyến nghị để cải thiện
tình hình.
- Soạn các nghiên cứu chuyên đề làm hướng dẫn về tiêu chuẩn và thông lệ
- Nâng cao nhận thức công chúng thông qua truyền thông về các vấn đề trong phạm
vi nhiệm vụ của họ.

Không như các ủy ban công ước của Liên Hợp Quốc, các Thủ tục Đặc biệt có thể được
áp dụng ngay cả khi một Nhà nước chưa phê chuẩn công ước hay văn kiện liên quan, và
không cần phải dùng hết các biện pháp khắc phục trong nước mới có thể tiếp cận các thủ
tục đặc biệt.

Câu 43 : Trình bày những cách phân loại quyền con người.

a. Phân loại theo lĩnh vực:

- Theo lĩnh vực của đời sống nhân loại:

+ Các quyền dân sự, chính trị;

+ Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Đây cũng là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo hai công ước quốc tế cơ bản về
quyền con người của Liên hợp quốc năm 1966.

- Theo nhu cầu nghiên cứu:

+ Các quyền dân sự: quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự,
nhân phẩm; quyền tự do đi lại;…

+ Các quyền chính trị: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý xã
hội...

+ Các quyền kinh tế: quyền được hưởng mức sống thích đáng; quyền tự do kinh
doanh; quyền lao động...

+ Các quyền xã hội: quyền được hưởng an sinh xã hội...

+ Các quyền văn hóa: quyền được giáo dục, quyền được tham gia và hưởng thụ
đời sống văn hoá...

Trên thực tế, việc bảo đảm cả hai nhóm quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn
hóa đều có tính chất chủ động và thụ động. Vì vậy, việc xác định một nhóm quyền nào
hoàn toàn là thụ động và nhóm kia hoàn toàn chủ động có thể ảnh hưởng đến việc hiện
thực hóa các quyền trên thực tế.

b. Phân loại theo chủ thể của quyền

Quyền cá nhân;

Quyền của nhóm.

- Chủ thể chính của quyền con người là các cá nhân nên khi nói đến quyền con người về
cơ bản là nói đến các quyền cá nhân (individual rights). Dù vậy, bên cạnh các cá nhân,
chủ thể của quyền con người cũng bao gồm các nhóm xã hội nhất định vì vậy bên cạnh
các quyền cá nhân người ta còn đề cập các quyền của nhóm (group rights).

- Khái niệm quyền của nhóm còn được mở rộng để chỉ các quyền của một dân tộc
(people’s rights) cụ thể như quyền tự quyết dân tộc, quyền được bảo tồn tài nguyên và đất
đai truyền thống của các dân tộc bản địa….

c. Phân loại theo những tiêu chí khác

- Quyền tự nhiên và quyền pháp lý: Quyền tự nhiên là những quyền được cho là quan
trọng cho mọi con người, loài động vật hoặc thậm chí là mọi sinh vật.

- Quyền cụ thể và quyền hàm chứa: phân biệt dựa vào khía cạnh pháp điển hóa.

+ Quyền cụ thể chỉ những quyền được quy định rõ bởi Liên hợp quốc, các tổ chức
quốc tế khác hay các nhà nước (ví dụ, các quyền sống; quyền bất khả xâm phạm
về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm; quyền bầu cử, ứng cử…)

+ Quyền hàm chứa chỉ những quyền tuy chưa được nêu rõ, nhưng có thể suy ra từ
nội hàm của các quy định pháp lý đã có hoặc từ lý luận và thực tiễn về quyền (ví
dụ, trong quyền sống thì có quyền của những người bị bệnh hiểm nghèo được giúp
đỡ để chết nhằm giải thoát khỏi sự bế tắc và đau đớn; trong quyền tự do hôn nhân
thí có quyền kết hôn và lập gia đình của những người đồng tính…)

Trong khi các quyền cụ thể đã được chấp nhận một cách phổ biến thì nhiều quyền hàm
chứa vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi, cả về tên gọi và nội hàm của chúng.

- Quyền thụ động và quyền chủ động: phân biệt dựa vào cách thức thực thi bảo đảm.

+ Quyền thụ động đòi hỏi các chủ thể khác phải kiềm chế không can thiệp vào
việc thực thi/hưởng thụ quyền của chủ thể quyền (ví dụ, để bảo đảm quyền được
biểu đạt của một cá nhân, chủ yếu đòi hỏi nhà nước và các chủ thể khác không
ngăn cấm hoặc can thiệp vô lý vào việc trao đổi ý kiến, quan điểm của chủ thể
quyền...)

+ Quyền chủ động đòi hỏi các chủ thể khác phải có nghĩa vụ tương ứng phải hành
động để bảo đảm quyền của chủ thể quyền (ví dụ, để bảo đảm quyền có mức sống
thích đáng của công dân, các nhà nước có nghĩa vụ thực thi các biện pháp có thể
để hỗ trợ người dân có thu nhập và bảo đảm các điều kiện sống…)

Theo quan điểm này thì quyền thụ động chủ yếu nói đến các quyền dân sự, chính trị;
trong khi quyền chủ động chủ yếu đề cập đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

- Quyền tuyệt đối và quyền có điều kiện: phân biệt dựa vào điều kiện hưởng thụ quyền.
+ Quyền tuyệt đối là những quyền phải được tôn trọng và áp dụng trong mọi hoàn
cảnh và không cần điều kiện gì kèm theo (ví dụ, quyền sống; quyền không bị tra
tấn, nhục hình, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo…)

+ Quyền có điều kiện là những quyền chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn những yêu
cầu nhất định (ví dụ, quyền được kết hôn; quyền bầu cử, ứng cử…đòi hỏi chủ thể
quyền phải đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi và về năng lực hành vi).

- Quyền tự do hành động và quyền đòi hỏi/thỉnh cầu: Ranh giới giữa hai loại quyền này
khá trừu tượng, liên quan đến hai khía cạnh chính là sự thừa nhận và cách thức bảo đảm
quyền.

+ Loại quyền tự do hành động hàm chứa sự tự chủ (nhưng không phải hoàn toàn)
của chủ thể quyền trong việc thực hiện hành động (ví dụ, tự do biểu đạt; tự do đi
lại; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do ngôn luận và báo chí…);

+ Loại quyền đòi hỏi/thỉnh cầu hàm chứa sự phụ thuộc của chủ thể quyền vào
những chủ thể khác khi thực hiện hành động(ví dụ, quyền được xét xử công bằng;
quyền được bầu cử, ứng cử…).

Hai loại quyền này có mối quan hệ tương tác (hạn chế) lẫn nhau.

- Quyền có thể bị hạn chế và quyền không thể bị hạn chế: Vấn đề này chủ yếu nói đến
các quyền dân sự, chính trị. Ranh giới giữa hai loại quyền này liên quan đến việc áp dụng
chúng trong những bối cảnh khẩn cấp của quốc gia.

Câu 44 : Phân tích quy định về quyền tự do hiệp hội và hội họp hòa bình nêu trong các
Điều 21, 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

- Quyền tự do lập hội cùng với quyền tự do hội họp một cách hoà bình đầu tiên được ghi
nhận trong Điều 20 UDHR. Hai quyền này là những phương tiện quan trọng giúp thực thi
nhiều quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá khác. Quyền tự
do hội họp hoà bình được bảo đảm tại Điều 21 và quyền tự do lập hội được bảo đảm tại
Điều 22.

- Điều 21 ICCPR tái khẳng định và cụ thể hoá nội dung Điều 20 UDHR, trong đó nêu rõ:
Quyền hội họp hòa bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này chỉ bị những
hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh
quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sự bình yên và đạo đức xã hội hoặc
các quyền tự do của người khác.

- Điều 22 ICCPR tái khẳng định và cụ thể hoá quy định về quyền tự do hội họp trong
Điều 20 UDHR, trong đó nêu rõ: Mọi người có quyền tự do lập hội với những người
khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. Việc thực
hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết
trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để
bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác.
Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện quyền
này đối với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát (Khoản 1 và
Khoản 2). Ngoài ra, khoản 3 điều này cũng quy định bảo đảm cho quyền này được thực
hiện và không bị phương hại.

- Quyền tự do lập hội và hội họp hòa bình kp quyền tuyệt đối, bởi nó cho phép các quốc
gia có thể đưa ra những hạn chế trong việc thực hiện quyền này, miễn là phải dựa trên
những quy định của Công ước.

Câu 45 : Phân tích quy định về quyền tự do đi lại, cư trú nêu ở các Điều 12, 13 Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

- Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 13 UDHR, trong đó nêu rằng: Mọi người
đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Mọi người
đều có quyền trở về nước mình. Quy định này sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa
trong các Điều 12 và 13 ICCPR.

- Theo Điều 12 ICCPR thì bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều
có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó; mọi
người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; không ai bị tước
đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình (khoản 1, 2, 4). Tuy nhiên, theo
khoản 3 Điều 12 thì đây lại không phải một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế nếu
“…do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe
hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những
quyền khác được ICCPR công nhận”.

- Điều 13 ICCPR đề cập cụ thể quyền tự do đi lại, cư trú trong mối quan hệ với người
nước ngoài, theo đó, một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia
thành viên Công ước chỉ có thể bị trục xuất khỏi nước đó theo quyết định phù hợp pháp
luật, và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát từ lý do chính đáng về an ninh quốc
gia; người bị trục xuất có quyền phản đối việc trục xuất và yêu cầu nhà chức trách có
thẩm quyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có thẩm quyền đặc
biệt cử ra, xem xét lại những trường hợp của mình, cũng như có quyền có đại diện khi
trường hợp của mình được xem xét lại.

Câu 46 : Phân tích quy định về quyền của người thiểu số nêu ở Điều 27 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

- Quyền của người thiểu số được đề cập ở Điều 27 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị (ICCPR,1966). Trong đó nêu rằng: Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu
số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với
những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn
hóa riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn
ngữ riêng của họ.

- Điều 27 của ICCPR nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền
của người số. Những quyền này hiểu một cách đơn giản là việc cá nhân thuộc các nhóm
thiểu số không bị loại trừ quyền hưởng thụ, một mình hoặc cùng với các thành viên khác
trong cộng đồng của họ, nền văn hóa của riêng họ, thực hành tôn giáo và nói ngôn ngữ
của cộng đồng họ. Nó thừa nhận quyền tự quyết của các nhóm thiểu số và cam kết bảo
đảm cho họ quyền tham gia vào cuộc sống chính trị, văn hóa, tôn giáo và công dân. -
Quyền tự quyết là quyền của nhóm thiểu số tự quyết định về vấn đề liên quan đến cuộc
sống của họ, bao gồm việc duy trì, phát triển và thể hiện văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và
quyền sử dụng và phát triển tài nguyên của họ. Quyết định về quyền cơ bản của họ mà
không bị các quyết định từ phía chính phủ hay các nhóm thiểu số khác can thiệp trái
phép. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải tạo ra môi trường thuận lợi để người thiểu số có
thể thể hiện ý kiến, tự do tập hợp và tự do hiện diện trong các quyết định chính trị và văn
hóa ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

- Quyền của người thiểu số được thể hiện trong ICCPR nhằm bảo vệ và thúc đẩy sự đa
dạng hóa, tôn giáo và chính trị trên toàn cầu. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn
trọng và bảo vệ quyền của người thiểu số là một phần quan trọng của quyền con người và
phát triển bền vững. Tuy nhiên, quyền của người thiểu số có thể bị hạn chế trong trường
hợp đáng lý do nhằm bảo vệ quyền và tự do của những người khác, hoặc trong trường
hợp có sự xung đột với lợi ích quốc gia hoặc an ninh công cộng. Quyền này, không nhất
thiết họ phải là công dân của một quốc gia đó và họ cũng không cần phải đăng ký thường
trú. Vì vậy những người lao động nhập cư hay thậm chí những khách du lịch tạo nên
nhóm người thiểu số trong một quốc gia cũng được hưởng quyền theo Điều 27. Sự tồn tại
của một nhóm thiểu số về dân tộc tôn giáo hay ngôn ngữ trong một quốc gia thành viên
nào đó phụ thuộc vào một quyết định của quốc gia đó mà phụ thuộc vào các yếu tộ khách
quan.

Câu 47 : Phân tích quy định về quyền tham gia quản lý đất nước nêu ở Điều 25 Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị tại điều 25 có quy định:

Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu ở điều 2 và không có
bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để:

a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua
những đại diện do họ tự do lựa chọn;

b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông
đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ
ý nguyện của mình;
c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng.

-Điều 25 ICCPR ghi nhận và bảo vệ quyền của mọi công dân được tham gia vào hoạt
động quản lý nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử và quyền được tham gia các cơ quan công
quyền. Đó là quyền của các cá nhân được tham gia vào quá trình quản lý các lĩnh vực
công. Khẳng định nền tảng của việc quản lý nhà nước là phải trên cơ sở đồng thuận của
nhân dân. Cho dù theo thể chế chính trị nào thì các quốc gia thành viên cũng phải thông
qua những biện pháp pháp lý và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo cho mọi công
dân đều có cơ hội được hưởng các quyền này.

-Không giống như các quyền và tự do khác được ghi nhận trong ICCPR mà có chủ thể
của quyền là mọi cá nhân trong phạm vi lãnh thổ các quyền nêu ở Điều 25 chỉ dành riêng
cho những người có vị thế “công dân” của quốc gia. Tuy nhiên, không được có bất kỳ sự
phân biệt đối xử nào vì bất kỳ lý do gì giữa các công dân trong việc thực hiện những
quyền này.

-Quyền tham gia điều hành các công việc xã hội là một khái niệm rộng liên quan đến việc
thực hiện quyền lực chính trị, cụ thể là thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của quản lý hành chính và việc xây dựng, thực
hiện chính sách ở cấp độ quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương. Công dân có thể trực
tiếp tham gia điều hành các công việc xã hội khi thực hiện quyền lực với tư cách là thành
viên của các cơ quan lập pháp hay nắm giữ các chức vụ hành pháp; thông qua việc trưng
cầu dân ý hay quá trình bầu cử khác; thông qua việc tham gia vào các hội đồng dân cử có
thẩm quyền quyết định các vấn đề của địa phương hoặc các vấn đề của một cộng đồng cụ
thể; hoặc tham gia vào các cơ quan được thành lập để đại diện cho công dân trong việc
tham vấn với chính phủ. Công dân cũng có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động quản lý
nhà nước thông qua việc tự do lựa chọn các đại diện của mình trong các cơ quan dân cử,
và tranh luận, đối thoại công khai với các đại diện do mình bầu ra hoặc thông qua các cơ
chế khác do công dân tự tổ chức.

-Quyền bầu cử bao gồm quyền đề cử, bỏ phiếu và quyền được bầu vào cơ quan đại diện.
Tức thông qua quyền bầu cử công dân chọn ra người đại diện cho ý chí, nguyện vọng,
quyền làm chủ của mình thực hiện quyền lực nhà nước, thiết lập bộ máy nhà nước để
quán lý đời sống xã hội.

-Quyền tự ứng cử là công dân thể hiện nguyện vọng của mình được bầu làm đại biểu
thông qua việc chấp nhận người khác đề cử mình hoặc tự ứng cử bản thân đảm đương
những chức vụ và công việc tham gia vào công việc quản lý đất nước. Như vậy công dân
có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý đất nước nếu ứng cử thành công

- Các quyền bầu cử và ứng cử của công dân phải được nhà nước đảm bảo thực hiện 1
cách chân thực, công bằng, bình đẳng, bỏ phiếu kín...để đảm bảo công dân được tự do ý
chí khi tiến hành hoạt động
-Quyền được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng là
quyền và cơ hội của công dân được tiếp cận một cách bình đẳng với các chức vụ quản lý
nhà nước. Để đảm bảo quyền này thì tiêu chí và quá trình bổ nhiệm, thăng tiến, đình chỉ
và sa thải công chức nhà nước phải khách quan và hợp lý và việc tham gia các chức vụ
trong các cơ quan nhà nước phải dựa trên sự bình đẳng về cơ hội, những nguyên tắc
chung về công trạng và quy định nhiệm kỳ có đảm bảo, để đảm bảo rằng những cá nhân
nắm giữ chức vụ công không phải chịu những sức ép hay sự can thiệp về chính trị.

Câu 48 : Phân tích quy định về quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có
thể trong Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,
1966).

- Quyền về sức khoẻ là một quyền con người cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các
quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt
được để sống một cuộc sống có nhân phẩm. Quyền về sức khoẻ liên quan mật thiết và
phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống,
quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, bình đẳng,.... Những quyền này là những
yếu tố hợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ.

- Điều 12 ICESCR không bao gồm định nghĩa về sức khoẻ, tuy nhiên có thể liên hệ đến
định nghĩa được nêu trong lời nói đầu của Điều lệ WHO, theo đó sức khoẻ được xác định
là “trạng thái thỏa mái về điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ thuần tuý là
không có bệnh tật hay không ổn định”. - Quyền về sức khoẻ không chỉ được hiểu như là
một quyền được khoẻ mạnh mà bao gồm cả tự do trong việc thực hiện các quyền khác, ví
dụ như: tự do trong việc làm chủ về sức khoẻ và thân thể, kể cả về tình dục và sinh sản,
tự do không bị can thiệp, không bị tra tấn, điều trị và thí nghiệm y tế mà không được sự
đồng ý; quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc sức khỏe...

- Thuật ngữ “tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt được” trong Điều 12 đề cập đến
những tiền đề sinh học và kinh tế-xã hội của từng cá nhân và nguồn lực sẵn có của một
quốc gia thành viên. Có rất nhiều khía cạnh không thể được giải quyết chỉ trong phạm vi
mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân. Chỉ riêng các Nhà nước không thể bảo đảm sức
khoẻ tốt cho mọi công dân, cũng như không thể loại trừ mọi nguy cơ với sức khoẻ của
mọi công dân. Những yếu tố như gen di truyền, lối sống và điều kiện sống đóng vai trò
quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi cá nhân. Vì vậy, quyền về sức khoẻ được hiểu là
quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hoá, dịch vụ và điều kiện cần thiết để
đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể.

- Quyền về sức khoẻ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản là:

+ Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khoẻ và y tế công, các loại hàng hoá và
dịch vụ, cũng như các chương trình chăm sóc sức khỏe của quốc gia thành viên
+ Khả năng có thể tiếp cận của mon với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hoá và
dịch vụ y tế

+ K bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, vùng miền hoặc địa vị xh trg
vc tiếp cận quyền về sức khỏe

+ Khả năng được cung cấp thông tin, kiến thức chính thống về sức khỏe, từ đó cho
phép các cá nhân đưa ra những quyết định phù hợp nhất đối với sức khỏe bản thân

+ NN thúc đẩy và thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật
thông qua các sáng kiến y tế công cộng, chương trình tiêm chủng, vệ sinh và các
biện pháp phòng ngừa khác

+ Việc hợp tác trên cấp độ quốc tế giữa các quốc gia, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và
tài chính, để hỗ trợ các quốc gia đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể cho
người dân trong nước

- Quyền về sức khoẻ, giống như tất cả các quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ nghĩa
vụ đối với các quốc gia thành viên: các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.

+ Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các quốc gia không được từ chối hay hạn chế tất cả
mọi người việc tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm đau;
không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách của
quốc gia. Hơn nữa, các nghĩa vụ tôn trọng bao gồm cả nghĩa vụ của quốc gia
không được cấm hoặc ngăn chặn việc sử dụng những phương pháp chăm sóc dự
phòng, áp dụng các tập quán và sử dụng các dược liệu truyền thống, đồng thời
phải cấm bán ra thị trường những loại thuốc không an toàn và áp dụng những biện
pháp điều trị y tế cưỡng bức, trừ khi những biện pháp đó là cần thiết để điều trị
bệnh tâm thần hoặc để phòng chống và kiểm soát các loại bệnh có thể truyền
nhiễm…

+ Nghĩa vụ bảo vệ yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các
biện pháp để bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do bên
thứ ba cung cấp; bảo đảm rằng việc tư nhân hoá ngành y tế không tạo ra mối đe
doạ đến khả năng sẵn có, khả năng tiếp cận dễ dàng, chất lượng của các cơ sở,
hàng hoá và dịch vụ y tế; bảo đảm sự kiểm soát hoạt động tiếp thị thiết bị y tế và
thuốc của bên thứ ba; và đảm bảo rằng những người hành nghề y cũng như các
nhà chuyên môn y tế khác phải đáp ứng những tiêu chuẩn phù hợp về giáo dục, kỹ
năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp. Các quốc gia cũng có nghĩa vụ bảo đảm
rằng các tập tục truyền thống không tác động tiêu cực đến việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc tiền và hậu sản cũng như việc kế hoạch hoá gia đình; ngăn chặn bên thứ
ba ép buộc phụ nữ phải tuân theo những tập tục truyền thống lạc hậu có hại cho
sức khoẻ, ví dụ như tục cắt bộ phận sinh dục nữ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ
các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người chưa thành niên và
người cao tuổi, trước những biểu hiện của bạo lực hoặc phân biệt đối xử.

+ Nghĩa vụ thực hiện:

i) Các quốc gia cũng cần bảo đảm rằng bên thứ ba không được hạn chế
người dân tiếp cận với những thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khoẻ.
Nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được
chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật quốc gia, thích hợp nhất là
thông qua hình thức lập pháp, cụ thể là ban hành một chính sách y tế quốc
gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ của
người dân.

ii) Các quốc gia phải bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bao
gồm cả các chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm cơ bản,
và bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức
khoẻ cho tất cả mọi người chẳng hạn như lương thực an toàn đủ dinh dưỡng
và nước sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, điều kiện sống và nhà ở đầy đủ. Cơ
sở hạ tầng y tế công cần bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
tình dục và sức khoẻ sinh sản cho người dân, bao gồm cả kỹ năng làm mẹ
an toàn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

iii) Các quốc gia cũng phải bảo đảm rằng đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế
khác được đào tạo bài bản, phải cung cấp đủ cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc
chăm sóc sức khoẻ; thúc đẩy và hỗ trợ thiết lập các viện nghiên cứu và dịch
vụ y tế phân bố đều trên toàn quốc. Ngoài ra, trách nhiệm còn bao gồm việc
xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế công và tư nhân để có thể đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi đối tượng; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu
và giáo dục, tuyên truyền về sức khoẻ, đặc biệt là về phòng chống
HIV/AIDS; bảo vệ sức khoẻ sinh sản; xoá bỏ những hủ tục; ngăn chặn bạo
lực, lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện và các chất có hại khác.

Câu 50 : Phân tích quy định về quyền có mức sống thích đáng trong Điều 11 Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).

-Theo điều 11 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966)
quy định:

“1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được
có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía
cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc
gia thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện
quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác
quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận.”
- “Quyền có mức sống thích đáng” là quyền được tôn trọng, bảo vệ, thụ hưởng cần thiết
(hay tối thiểu) và vừa đủ những nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình. Ở đây điều
luật đề cập đến việc mọi người tức không có sự phân biệt về bất cứ yếu tố nào như giới
tính, thu nhập, tình trạng sức khỏe,...

+ Quyền về nhà ở :

Chỗ ở cần được hiểu như là một nơi thích đáng để sinh sống với tư cách là
một con người, cụ thể là phải đáp ứng những yêu cầu về tính riêng tư,
không gian, an ninh, ánh sáng và thông thoáng, kết cấu hạ tầng và địa điểm
phù hợp với công việc và các cơ sở vật chất khác, đồng thời phải có chi phí
hợp lý, chứ không phải là một nơi trú ngụ chỉ có duy nhất một mái che trên
đầu. Bởi chỗ ở là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người, việc
có chỗ ở an toàn là thiết yếu để bảo đảm nhân phẩm, sức khoẻ về thể chất,
tinh thần, và tựu trung là chất lượng cuộc sống của con người. Quyền có
chỗ ở có quan hệ mật thiết với các quyền con người khác và với những
nguyên tắc cơ bản của IESCR, bao gồm nguyên tắc về bảo đảm "nhân
phẩm vốn có” của con người.

Việc cưỡng chế di dời nơi ở là trái với quy định của ICESCR, và để bảo vệ
mọi người khỏi tình trạng này cũng như khỏi những sự quấy rối và nguy cơ
khác về nơi ở, các quốc gia thành viên cần bảo đảm mọi người đều có
chứng nhận về quyền sở hữu đất hay nhà ở. Nếu xét thấy việc di dời nơi ở
là chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành việc di
dời này nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và phù
hợp.

+ Quyền có lương thực, thực phẩm để ăn uống:

Mỗi qgia thành viên có nghĩa vụ bđảm cho mọi người nằm trg quyền tài
phán của nước mình có được lượng lương thực, thực phẩm cơ bản tối thiểu
đủ về số lượng, thoả đáng và an toàn về dinh dưỡng để bảo đảm họ không
bị đói. Sẽ là vi phạm Công ước nếu quốc gia thành viên thất bại trong việc
bảo đảm cho người dân có được lương thực, thực phẩm ở một mức độ cơ
bản tối thiểu đủ để không bị đói. Ngoài ra, bất kỳ một sự phân biệt đối xử
nào trong việc hưởng thụ lương thực, thực phẩm, cũng như liên quan đến
các cách thức và điều kiện để có được lương thực, thực phẩm cũng bị coi là
vi phạm Công ước.

Quyền có nc là một quyền con người vì nó là đkiện tiên quyết để đạt được
quyền con người về skhỏe, quyền có mức sống thỏa đáng, quyền có nhà ở
và lương thực thỏa đáng. Quyền này hàm ý mọi người có quyền tiếp cận
với nguồn nước một cách thỏa đáng, an toàn, có thể chấp nhận được, có thể
tiếp cận và chi trả được với cá nhân mình và gia đình
+ Quyền được có và mặc trang phục phù hợp với bản thân với hoàn cảnh, điều
kiện sống, mức thu nhập cá nhân,.... Nhà nước phải đảm bảo cho quyền này của
mọi người được thực hiện và không bị xâm phạm bởi bất kì chủ thể nào.

+ Quyền được không ngừng cải thiện điều kiện sống:

Mức sống của người dân không chỉ là đủ ăn mà còn được tiếp cận và thụ
hưởng các dịch vụ xã hội. Người dân phải được không ngừng nâng cao chất
lượng sống của bản thân. Quốc gia là thành viên Công ước phải thực hiện
những chính sách để phát triển kinh tế, đẩy mạnh thực hiện chính sách an
sinh xã hội từ đó nâng cao đời sống xã hội. Đảm bảo điều kiện sống con
người ngày một tốt hơn trong việc đảm bảo chính sách bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội, trợ giúp xã hội...

Câu 51 : Phân tích quy định về quyền có điều kiện lao động công bằng thuận lợi trong
điều 7 công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,1996)

Quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi là một khía cạnh quan trọng của
quyền lao động được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa (ICESCR). Điều 7 của Công ước này đã thừa nhận quyền của mọi người được
hưởng các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, cụ thể:

“Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng
những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt đảm bảo:

a. Thù lao cho tất cả mọi người làm công tối thiểu phải đảm bảo:

(i) Tiền lương thoả đáng và tiền công bằng nhau cho những công việc có
giá trị như nhau, không có sự phân biệt đối xử nào; đặc biệt, phụ nữ phải
được đảm bảo những điều kiện làm việc không kém hơn đàn ông, được trả
công ngang nhau đối với những công việc giống nhau;

(ii) Một cuộc sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ phù hợp với các
quy định của Công ước này.

b) Những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh,

c) Cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên chức vụ thích hợp
cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc;

d) Sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới hạn hợp lý số giờ làm việc, những ngày
nghỉ thường kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho những ngày nghỉ lễ.”

Từ những quy định trên ta thấy được những vấn đề sau:


1. Quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi: Điều 7 của ICESCR thừa nhận
quyền của mọi người được hưởng các điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi. Điều
này bao gồm việc đảm bảo:

- Công bằng: Điều kiện làm việc không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn
giáo, nguồn gốc dân tộc, tình trạng hôn nhân, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác.

- Bình đẳng: Đối với phụ nữ trong điều luật này có quy định rõ ràng cho việc họ
phải được nhận mức lương ngang nhau đối với những công việc ngang nhau. Điều
này đã tạo nên cơ sở pháp lý cho những cuộc tranh cãi bất bình đẳng cho phái yếu.

- Thuận lợi: Điều kiện làm việc phải đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và trạng thái
tinh thần của người lao động.

2. Đảm bảo về môi trường làm việc: Quy định này còn mang tính chất chung, chỉ nêu ra 2
vấn đề cơ bản là an toàn và lành mạnh. Đồng thời lại không có quy định rõ ràng và cơ
chế nên chỉ mang tính chất tương đối.

3. Mức lương quy định: Mức lương và điều kiện làm việc vẫn còn thấp ở nhiều nơi trên
thế giới. Để thực hiện và bảo vệ quyền này cho mọi người, cần có sự chú ý và nỗ lực từ
cả phía chính phủ, doanh nghiệp và xã hội.

4. Quy định về các quyền khác: Thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc và mức lương
cho các kì nghỉ. Điểm này đã đề cao đến nhân quyền của con người, các nhà làm luật đã
suy tính đến sức khỏe , giới hạn công việc để giảm áp lực về cả thể xác lẫn tinh thần. Bên
cạnh đó đảm bảo mức lương cơ bản trong các ngày nghỉ để duy trì cuộc sống cho chính
bản thân và gia đình của họ. Mặc dù ICESCR không có cơ chế pháp lý cụ thể để đảm bảo
tuân thủ, nhưng nó là một tuyên bố cam kết quốc tế. Quy định trong Điều 7 đòi hỏi các
quốc gia báo cáo về các biện pháp mà họ đã thực hiện để đảm bảo quyền lao động.

Tóm lại: Các quy định tại Điều 7 của Công ước Quốc tế về quyền có điều kiện lao
động đã tạo nên cơ sở pháp lý cho các quy định trong Bộ luật lao động của các quốc gia,
là căn cứ để bảo vệ những quyền lợi thiết yếu nhất của những người lao động. Ngăn chặn
tình trạng bóc lột sức lao động, chèn ép cũng như là đẩy người lao động về thế yếu trong
các hợp đồng lao động.

Câu 52 : Phân tích mối quan hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia.

Trong thời kỳ đầu, pháp luật quốc gia là nền tảng thúc đẩy quá trình hình thành và phát
triển của pháp luật nhân quyền quốc tế. Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người
đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn bản pháp luật quốc gia nổi tiếng thế giới như
Hiến chương “Magna Carta” của nước Anh, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, Tuyên
ngôn về nhân quyền và dân quyền của nước Pháp,... mà trong đó chứa đựng những quy
phạm nhân quyền rất tiến bộ, được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là giá trị phổ biến
chung cho toàn nhân loại, vượt ra khỏi phạm vi mọi biên giới quốc gia. Cụ thể, nhiều
nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế như nguyên tắc về bình đẳng, tự do, suy
đoán vô tội, xét xử công bằng; quyền dân tộc tự quyết,... đều xuất phát từ pháp luật quốc
gia.

Luật nhân quyền quốc tế tác động, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia
về quyền con nguời. Sự hình thành và phát triển của hệ thống văn kiện luật nhân quyền
quốc tế kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập đã đồng thời thúc đẩy quá trình pháp điển
hóa các quyền con người vào hệ thống pháp luật quốc gia. Trong hơn một thế kỷ qua, hệ
thống pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã được sửa đổi, bổ sung một
cách đáng kể theo hướng làm hài hòa với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.

Pháp luật quốc gia là phương tiện truyền tải luật nhân quyền quốc tế, là điều kiện đảm
bảo cho luật nhân quyền quốc tế được thực hiện. Thông thường, pháp luật quốc tế không
được áp dụng trực tiếp bởi Tòa án của các quốc gia. Để pháp luật quốc tế được thực thi
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, các nhà nước phải “nội luật hóa” các quy phạm pháp
luật quốc tế vào hệ thống pháp luật nước mình, tức là sửa đổi hoặc bổ sung hệ thống pháp
luật nước mình để làm hài hòa với pháp luật quốc tế. Trong trường hợp pháp luật quốc
gia chưa hài hòa với một điều ước quốc tế về quyền con người mà nước mình là thành
viên thì hầu hết các quốc gia đặt sự ưu tiên áp dụng với điều ước quốc tế.

Câu 53 : Phân tích những nghĩa vụ của các quốc gia trong lĩnh vực nhân quyền.

Theo quy định của Luật nhân quyền quốc tế, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo
đảm quyền con người thể hiện ở ba hình thức cụ thể dưới đây

1. Nghĩa vụ tôn trọng đối với quyền con người (obligation to respect):

- Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ghi nhận, tôn trọng, đồng thời kiềm chế không
can thiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người của các chủ
thể quyền

- Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động (negative obligation) bởi lẽ nó không đòi hỏi
các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm
hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền.

- Nhà nước tôn trọng các quyền con người, quyền công dân, có nghĩa là các Nhà nước
phải cam kết luôn coi trọng một cách thoả đáng đối với vấn đề quyền con người, quyền
công dân trên lãnh thổ của quốc gia đó. Các chủ chương, chính sách và pháp luật đều
được xây dựng với sự quan tâm đầy đủ các tác động của chúng đối với việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt, công tác xây dựng pháp luật phải hết sức chú
trọng cụ thể hoá các quyền con người, quyền công dân đã được pháp luật quốc tế và hiến
pháp của quốc gia đó công nhận. Trong hệ thống pháp luật không được có các điều khoản
tiềm ẩn hoặc tạo kẽ hở cho các hành vi xâm phạm quyền con người, quyền công dân.
Hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung cũng không được xâm phạm tới quyền
con người, quyền công dân. Tôn trọng quyền con người, quyền công dân phải trở thành
một tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan nhà nước.

2. Nghĩa vụ bảo vệ đối với quyền con người (obligation to protect):

- Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền con người của các
bên thứ ba.

- Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động (positive obligation) bởi để ngăn chặn sự vi
phạm quyền con người của các bên thứ ba, nhà nước phải chủ động đưa ra những biện
pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm.

- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân là việc áp dụng các biện pháp chế tài pháp lý
đối với các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, qua đó ngăn ngừa các vi
phạm mới tái diễn và từ đó tạo ra sự tôn trọng chung đối với quyền con người, quyền
công dân trong toàn xã hội. Nếu tình trạng vi phạm quyền con người, quyền công dân
diễn ra tràn lan mà không được xử lý kịp thời và thỏa đáng thì đó là trách nhiệm của Nhà
nước. Chính vì vậy, Nhà nước phải hình thành các cơ chế và biện pháp pháp lý cụ thể để
xử lý các vi phạm quyền con người, quyền công dân. Đây là nội dung quan trọng và cũng
có thể gọi là nội dung cốt yếu nhất của nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bất kì sự coi trọng nào đối với quyền con
người, quyền công dân cũng đều phải được thể hiện thành cơ chế và biện pháp bảo vệ cụ
thể; không có những điều này thì sự coi trọng quyền con người, quyền công dân chỉ là
những khẩu hiệu.

3. Nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfill) đối với quyền con người

- Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có những biện pháp nhằm bảo đảm, tổ chức
thực hiện, tạo điều kiện và hỗ trợ công dân hưởng thụ đầy đủ các quyền con người.

- Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có những kế
hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân có thể hưởng thụ đến mức cao
nhất có thể các quyền con người.

- Liên quan đến nghĩa vụ quốc gia bảo đảm quyền con người, có một số ý kiến cho rằng

+) Việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị là mang tính tức thời (immediate), do
không phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực vật chất bảo đảm.
+) Việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thì có thể phụ thuộc nhiều vào
các điều kiện kinh tế, có các bước phát triển (progressive realization) tương ứng
với nguồn lực hiện có của quốc gia.

+) Tuy nhiên nhận thức chung cho rằng các quyền con người là thống nhất, đòi hỏi
mỗi quốc gia phải đề cao trách nhiệm, thực hiện tốt nghĩa vụ quốc gia bảo đảm
quyền con người trên tất cả các phương diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội.

- Ngoài ra, liên quan đến bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, người ta còn đề cập
đến các khái niệm nghĩa vụ tổ chức (obligation of conduct) và nghĩa vụ đạt được kết quả
(obligation of result). Nghĩa vụ tổ chức được hiểu là việc các quốc gia phải thực hiện trên
thực tế các biện pháp cụ thể để thực thi các quy định của ICESCR, ví dụ như để cấm lao
động cưỡng bức, đưa ra các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hay bảo đảm
giáo dục tiểu học miễn phí cho mọi trẻ em...

+) Nghĩa vụ đạt được kết quả đề cập yêu cầu với các quốc gia phải bảo đảm rằng
những biện pháp và hoạt động đề ra phải mang tính khả thi và hiệu quả, chứ không
phải chúng được xây dựng một cách hình thức.

+) Nghĩa vụ tổ chức và nghĩa vụ đạt được kết quả hàm ý rằng, để thực hiện dần
dần, từng bước các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đòi hỏi các quốc gia thành
viên ICESCR phải chủ động, tích cực và nỗ lực hết mức trong phạm vi các nguồn
lực của nước mình.

Câu 54 : Phân tích khái niệm và tầm quan trọng của “Bộ luật nhân quyền quốc tế”

a. Khái niệm về Quyền con người (Nhân quyền)

Có nhiều cách tiếp cận dẫn tới những định nghĩa khác nhau về quyền con người (human
rights). Khuynh hướng tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh thuộc tính tự nhiên của các quyền
con người (đã là con người thì có các quyền). Khuynh hướng thứ hai nhấn mạnh thuộc
tính nhân tạo của quyền con người, cho rằng các quyền là do con người thỏa thuận với
nhau hoặc do nhà nước quy định trong pháp luật.

Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền thì: “Quyền con người là những
bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms)
của con người”.
Cách định nghĩa này có thể bị phê phán vì cho rằng quyền con người là có sau luật pháp,
có sau sự bảo vệ ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, định nghĩa này nhấn mạnh tính chuẩn
mực chung (phổ quát) của các quyền con người, và dễ làm căn cứ cho sự đồng thuận,
cũng như thuận tiện cho việc vận động các quốc gia tôn trọng tiêu chuẩn chung trong
hoạt động lập pháp - (xây dựng pháp luật) và thực tiễn.

Quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn
có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống, tồn tại và
phát triển bình thường như một con người.

b. Tầm quan trọng của “Bộ luật nhân quyền quốc tế”

“Bộ luật nhân quyền quốc tế” là tập hợp các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc
tế được xác lập nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền của con người. Những quyền này bao
gồm quyền sống, quyền tự do và các quyền cơ bản khác cho mọi thành viên của cộng
đồng nhân loại. Hiện nay, Luật nhân quyền quốc tế được quy định tại hàng trăm văn kiện
pháp lý quốc tế, bao gồm:

-Những văn kiện mang tính ràng buộc (các công ước, nghị định thư).

-Các văn kiện không mang tính ràng buộc (các tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị,
hướng dẫn…).

Luật nhân quyền quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể truyền thống của luật
quốc tế chung (các nhà nước và tổ chức quốc tế…) trong việc bảo vệ và thúc đẩy các
quyền con người, cũng như mối quan hệ giữa các nhà nước và công dân liên quan đến
việc bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.

Bộ luật Nhân quyền quốc tế là tên gọi chung của bộ ba văn kiện nhân quyền quốc tế do
Liên Hợp Quốc soạn bao gồm:

-Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (thông qua năm 1948): Đây là một trong những
thành tựu to lớn đạt được và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn
mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người.

-Công ước Quốc tế về các Quyền Dsự và Ctrị (1966): Bao gồm hai nghị định thư
đính kèm.

-Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa: Hai công ước chính
đã được nhiều nước tham gia và có hiệu lực năm 1976.

Nhìn chung, phần lớn các công ước đã ghi nhận được những nội dung tích cực, tiến bộ,
hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên
về nhân quyền. Bộ luật quốc tế về nhân quyền ra đời và đến nay phát triển thành 24 Công
ước quốc tế về nhân quyền, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh vì quyền
tự quyết của các dân tộc, quyền được sống và quyền tự do của con người, kể cả quyền lựa
chọn con đường phát triển cho chính họ.

Đồng thời, việc quy định về nhân quyền trong “Bộ luật nhân quyền quốc tế” đem lại
những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của
con người. Dựa trên nền tảng là pháp luật nhân quyền quốc tế, với vai trò là một nước
thành viên của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật thể
hiện nhân quyền là gì. Trong đó, Hiến pháp năm 2013 là một văn bản có vai trò quan
trọng nhất. Nhân quyền định hình quyền con người và đảm bảo rằng mọi người đều được
đối xử công bằng, tôn trọng và bảo vệ.

Các quyền nhân quyền bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, quyền bình
đẳng, quyền không bị tra tấn, và nhiều quyền khác. Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948
của Liên Hiệp Quốc đã định rõ chuẩn mực chung cho tất cả các quốc gia và dân tộc về
các quyền con người. Đảm bảo nhân quyền là một nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia
để đảm bảo sự phát triển bền vững và hòa bình trong xã hội.

Nhân quyền không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà còn là một nguyên tắc cốt lõi của
xã hội dân sự và pháp luật. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã
hội công bằng, văn minh và tôn trọng đạo đức con người.

Câu 55 : Pbiệt các kn “tôn trọng”, “bảo vệ”, “thúc đẩy”, “thực hiện”, “bảo đảm” nhân
quyền.

Tôn trọng Bảo vệ Thúc đẩy Thực hiện Bảo đảm

- Đây là việc hiểu - Là đảm bảo - Là thúc đẩy - Là xây dựng cơ sở - Điều này là đảm
và tôn trọng những rằng những những thay hạ tầng và cơ chế bảo rằng mọi
quyền lợi cơ bản và quyền lợi cơ đổi và cải pháp lý để đảm bảo người đều có
tự do của con bản và tự do tiến trong rằng những quyền quyền và tự do của
người, mà không của con người chính sách, lợi cơ bản và tự do họ được bảo đảm
có sự phân biệt đối không bị vi luật pháp và của con người được mà không bị kỳ
xử dựa trên bất kỳ phạm. tư duy xã hội thực hiện và tuân thị, phân biệt hoặc
tiêu chí nào như để củng cố, theo trong thực tế. vi phạm.
giới tính, tôn giáo, - Bảo vệ nhân giáo dục và (VD: Chương trình
dân tộc, hoặc quốc quyền bao bảo vệ nhân 135 của Chính phủ - Bảo đảm nhân
tịch. Tôn trọng gồm việc quyền. đưa điện, đường, quyền đòi hỏi sự
nhân quyền đòi hỏi phòng ngừa trường học về vùng cam kết chặt chẽ từ
sự công bằng và sự ngăn chặn và - Thúc đẩy khó khăn). các cơ quan chính
tôn trọng đối với sửa chữa các nhân quyền phủ, tổ chức và
mọi người, và đôi hành vi vi cũng có thể - Thực hiện nhân cộng đồng để đảm
khi còn cần sự bảo phạm nhân bao gồm quyền đôi khi đòi hỏi bảo rằng mọi
vệ và thúc đẩy để quyền, chấm việc tạo ra sự can thiệp từ các tổ người đều được
đảm bảo rằng dứt các vấn đề môi trường chức và cơ quan đối xử công bằng
những quyền này về vi phạm thuận lợi để quốc tế để hỗ trợ quá và các quyền lợi
không bị xâm nhân quyền và mọi người trình này, đặc biệt là của họ được tôn
phạm. bồi thường có thể thực trong những quốc gia trọng.
thiệt hại (nếu hiện những có những vấn đề
- Là hành động có). quyền lợi nghiêm trọng liên - Bảo đảm nhân
kiềm chế bản thân của họ một quan đến nhân quyền còn được
không làm gì sai Đồng thời tạo cách tự do quyền. hiểu là trao cơ hội
xâm phạm đến ra môi trường và công khác nhau, thực
quyền, lợi ích hợp thuận lợi để - Trong khi không có hiện quyền giống
bằng.
pháp của người con người có vi phạm về quyền nhau.
khác. thể tận hưởng con người xảy ra vẫn
quyền tự do và phải bằng mọi biện
công bằng. pháp, nguồn lực để
đảm bảo quyền con
người một cách tốt
nhất.

Câu 56 : Chính quyền một thành phố lớn không cho phép lao động ngoại tỉnh nhập hộ
khẩu và cư trú ở các quận trung tâm của thành phố. Bình luận về việc này dưới góc độ
luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam.

- Dưới góc độ Luật nhân quyền quốc tế, việc chính quyền một thành phố lớn không cho
phép lao động ngoại tỉnh nhập hộ khẩu và cư trú ở các quận trung tâm của thành phố là
một hành vi vi phạm quyền tự do cư trú. Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con
người, được quy định tại Điều 12 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(ICCPR):

“1. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do
đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình.

3.Những quyền trên đây sẽ kp chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật
định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc
đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những
quyền khác được Công ước này công nhận.

4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình”

- Dưới góc độ pháp luật Việt Nam, việc chính quyền thành phố hạn chế quyền tự do di
chuyển và cư trú của lao động ngoại tỉnh cũng là vi phạm quy định của pháp luật.

- Luật Cư trú năm 2020 không có quy định nào về việc phân biệt giữa lao động ngoại tỉnh
và lao động nội tỉnh trong việc đăng ký thường trú. Điều 4 Luật Cư trú quy định: Việc
thực hiện quyền tự do cư trú của công dân:

“1. Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường
hợp sau đây:

a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp
cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù
nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng
đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người
bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang
chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người
được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

b) Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào
trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang
được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời
gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

c) Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;

d) Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của
cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của
pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới,
tách hộ theo quy định của Luật này;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của luật.


3. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định
của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước
khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.”

- Điều 23 HP 2013 cũng quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong
nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này
do PL quy định.”

- Luật Nhà ở 2014 được ban hành với nhiều quy định bảo đảm tốt hơn quyền về nơi ở của
công dân, cũng như của người nước ngoài.

- Việc chính quyền thành phố hạn chế quyền tự do di chuyển và cư trú của lao động ngoại
tỉnh cũng có thể dẫn đến:

+) Việc phân biệt đối xử với giữa lao động ngoại tỉnh và lao động nội tỉnh

+) Ảhưởng đến ptriển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng cũng như cả đất
nước nói chung

+) Khiến họ gặp khó khăn trong việc sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố

Câu 57 : Một công dân ở một quốc gia cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình bị
xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng
không được bảo vệ. Vì thế, công dân này quyết định gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban
Nhân quyền – cơ quan giám sát thực hiện Công ước về quyền dân sự, chính trị của
Liên Hợp quốc - yêu cầu xem xét vụ việc của mình. Liệu đơn của người đó có được
chấp nhận không? Vì sao?

- Ủy ban Nhân quyền là cơ quan giám sát thực hiện Công ước về quyền dân sự, chính trị
của Liên Hợp quốc và có nhiệm vụ đánh giá các tình huống về việc xâm phạm quyền dân
sự và chính trị của công dân.

- Công dân có quyền gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban Nhân quyền nếu cảm thấy quyền tự
do ngôn luận của mình bị xâm phạm và không có cơ hội tìm kiếm đền bù hay bảo vệ
trong nước. Tuy nhiên, quyết định của Ủy ban Nhân quyền về việc chấp nhận và giải
quyết đơn khiếu nại sẽ phụ thuộc vào những chi tiết cụ thể của trường hợp và hành động
pháp lý của các cơ quan và cá nhân trong quốc gia đó. Việc đơn khiếu nại được chấp
nhận hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách mà công dân đã bị xâm phạm
quyền tự do ngôn luận, việc đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại trong nước và liệu có có
bằng chứng rõ ràng và đủ mạnh để chứng minh việc xâm phạm đã xảy ra.
- Ủy ban Nhân quyền sẽ xem xét đơn khiếu nại và các chứng cứ liên quan để quyết định
liệu có đủ căn cứ để mở cuộc điều tra hay không. Quyết định cuối cùng về việc chấp nhận
đơn khiếu nại và tiến hành cuộc điều tra thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân quyền và sẽ
dựa trên các quy định của Công ước về quyền dân sự, chính trị.

Câu 59 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong
pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.
Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu
cử”

Mới nhất là Hiến pháp năm 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà
nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội quyền bình đẳng giới; Nhà nước, xã
hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của
mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”

Luật Bình đẳng giới năm 2006 với mục tiêu: “Xóa bỏ phân biệt đổi xử về giới, tạo cơ hội
như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực,
tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa năm, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ
trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình”

Tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với
nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình; Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình
đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn
lực trong gia đình; Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định
lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian
nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; Con trai, con gái được gia
đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi,
giải trí và phát triển; Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ
công việc gia đình".

Tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với
nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật có
liên quan".

+ Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, trong trường hợp
vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng
không được yêu cầu ly hôn.
+ Tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu ly hôn khi con
dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con đương nhiên thuộc về người vợ, trừ khi
người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bộ luật Lao động năm 2019 dành Chương X để quy định riêng đối với lao động nữ và
đảm bảo bình đẳng giới. Theo đó, phụ nữ sẽ được hưởng những quyền lợi riêng biệt như:

+ Không phải đi làm thêm giờ, đi công tác xa và làm việc ban đêm nếu mang thai
từ tháng thứ 07 trở đi hoặc từ tháng thứ 06 trở đi nếu làm việc ở vùng cao, vùng
sâu, vùng xa hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

+ Không bị xử lý kỷ luật, không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong
thời gian mang thai, đang nuôi con nhỏ...

Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đảm bảo phụ nữ được hưởng các chế độ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động.
Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp); nghỉ
việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương; dưỡng sức sau khi sinh nếu sức
khỏe yếu.

Trong Bộ luật Hình sự hiện hành còn thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và
Nhà nước ta trong xử lý tội phạm là nữ:

+ Không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có
thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng (Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017).

+ Phụ nữ đang có thai là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
(điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự).

+ Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng với phụ nữ có thai hoặc
đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự).

Câu 60 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền có điều kiện lao động công
bằng, thuận lợi trong pháp luật Việt Nam.

Những quy định có liên quan đến quyền có điều kiện lao động công bằng, thuận lợi là
một trong những quyền cơ bản của người lao động được quy định trong pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam.
- Theo đó, người lao động có quyền được hưởng thù lao xứng đáng, điều kiện làm
việc an toàn và lành mạnh, cơ hội thăng tiến, nghỉ ngơi và giải trí, tự do lập hội và
tham gia công đoàn. Những quy định liên quan đến quyền này trong pháp luật Việt
Nam có thể được trình bày như sau:
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) quy định tại Điều 22: “...mọi người đều
có quyền được hưởng an sinh xã hội...”
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) quy định tại Điều 23: “1. Mọi người
đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn … quyền lợi của mình”
- ICESCR cụ thể hóa các quyền về lao động tại các Điều 6, 7 và 8:
- Điều 6: “1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền làm việc,
trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc
do họ tự do lựa chọn … tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân”
- Điều 7: khẳng định về quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc
công bằng và thuận lợi, đặc biệt là được đảm bảo: a) Thù lao cho tất cả mọi người
làm công tối thiểu phải đảm bảo thoả đáng và công bằng, đảm bảo cuộc sống
tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ; b) Những điều kiện làm việc an toàn và
lành mạnh; c) Cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên chức
vụ thích hợp cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc; d) Sự nghỉ
ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới hạn hợp lý số giờ làm việc, những ngày nghỉ thường
kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho những ngày nghỉ lễ.
- Điều 8: khẳng định về quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn
do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích
kinh tế và xã hội của mình. Cùng với quyền này là quyền đình công với điều kiện
là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
- Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 35: “Mọi người đều có quyền làm việc và
hưởng thù lao công bằng, hợp lý; được hưởng an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và các
quyền lợi khác khi về hưu, mất sức lao động, mất việc làm hoặc gặp khó khăn
khác theo quy định của pháp luật.”
- Luật Lao động năm 2019 quy định tại Điều 4: “Người lao động có quyền được
hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi, an toàn, lành mạnh; được trả thù
lao công bằng, hợp lý; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.”
- Luật Lao động cũng quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến quyền có điều
kiện lao động công bằng, thuận lợi, bao gồm:
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi (Điều 106 - 119)
- Thù lao và phụ cấp (Điều 120 - 136)
- Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động (Điều 137 - 153)
- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực (Điều 154 - 161)
- Bình đẳng giới và bảo vệ người lao động nữ (Điều 162 - 170)
- Bảo vệ người lao động trẻ em (Điều 171 - 175)
- Bảo vệ người lao động khuyết tật (Điều 176 - 178)
- Tự do lập hội và tham gia công đoàn (Điều 179 - 184).

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn có các văn bản pháp luật khác liên quan đến quyền có
điều kiện lao động công bằng, thuận lợi, như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế,
Luật Bảo hiểm thất nghiệp, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Công đoàn, Luật Bình
đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật, v.v.

Câu 61 : Trình bày trách nhiệm của các qgia thành viên Liên hợp quốc trg việc thực
hiện UPR.

Trách nhiệm của các qgia thành viên Liên hợp quốc trong việc thực hiện UPR bao gồm
các nội dung sau:

1. Tự nguyện tham gia và hợp tác với cơ chế UPR: Các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ tự nguyện tham gia vào cơ chế UPR và hợp tác với các cơ quan của Hội
đồng Nhân quyền trong quá trình rà soát. Điều này bao gồm việc cung cấp thông
tin đầy đủ và chính xác về tình hình thực hiện quyền con người của quốc gia mình,
cũng như tham gia các cuộc thảo luận và đối thoại trong quá trình UPR.

2. Tuân thủ các khuyến nghị của UPR: Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ
nghiêm túc xem xét và thực hiện các khuyến nghị của UPR. Các khuyến nghị này
được đưa ra bởi các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính
phủ. Các quốc gia thành viên có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc chấp nhận
một phần các khuyến nghị. Tuy nhiên, họ có nghĩa vụ giải thích lý do cho quyết
định của mình.

3. Tăng cường nlực thực hiện quyền con người: Các qgia thành viên có nvụ tăng
cường năng lực thực hiện quyền con người trong nước. Điều này bao gồm việc
xây dựng và thực thi pháp luật và chính sách phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
về quyền con người, cũng như tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, bao
gồm người dân, các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ.

4. Chuẩn bị bcáo quốc gia: Mỗi qgia thành viên phải cbị một bcáo qgia về tình
hình nhân quyền ở nc mình. Báo cáo này phải bao gồm ttin về các luật, chính sách
và thực tiễn liên quan đến quyền con người, cũng như những tiến bộ và thách thức
trg vc thực hiện các quyền con người.

5. Tgia các cuộc thảo luận: Các quốc gia thành viên phải tham gia các cuộc thảo
luận về báo cáo quốc gia của mình. Các cuộc thảo luận này được tổ chức tại Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, và có sự tgia của các qgia thành viên khác, các
tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia.

6. Trả lời các khuyến nghị: Các qgia thành viên p trả lời các khuyến nghị đc đưa ra
trong quá trình UPR. Các khuyến nghị này có thể tập trung vào các lĩnh vực cụ
thể, chẳng hạn như quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa,
hoặc quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.

7. Thực hiện các khuyến nghị: Các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện
các khuyến nghị được đưa ra trong quá trình UPR. Việc thực hiện các khuyến nghị
này là một phần quan trọng của tiến trình UPR, và sẽ được đánh giá trong quá
trình UPR tiếp theo.

Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng có trách nhiệm hỗ trợ các quốc gia khác trong
việc thực hiện UPR. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm và nguồn lực.

Cơ chế UPR là một cơ chế quan trọng để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên
toàn thế giới. Trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện UPR là cần
thiết để đảm bảo rằng cơ chế này đạt được hiệu quả cao nhất.

Câu 62 : Trình bày vị trí, vai trò của Hội đồng Bảo an trong cơ chế bảo vệ, thúc đẩy
nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

-Vị trí: HĐBA bao gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (điều 23 hiến
chương). Vai trò:

-Theo hiến chương LHQ, HĐBA có các chức năng chính là duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế (điều 24) lĩnh vực QCN, HĐBA có thẩm quyền xem xét những vi phạm nghiêm
trọng về QCN mà đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế theo quy định điều 39 Hiến chương
và có thể đưa ra những biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết.

-HĐBA đã thành lập một số tòa án hsự qtế lâm thời để xét xử những vi phạm nghiêm
trọng Luật nhân đạo quốc tế mà thực chất là những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
trong bối cảnh xung đột vũ trang.

-HĐBA là cơ quan duy nhất trong các cơ quan chính của LHQ có quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chế khi có các vi phạm quyền con người, trên cơ sở quy định.

-Quy định ở các Điều 34 và Điều 35 Hiến chương cho phép HĐBA đóng vai trò trọng tài
phân xử những tranh chấp giữa các quốc gia trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề quyền
con người
-HĐBA có thể thông qua các nghị quyết lên án những vi phạm quyền con người nghiêm
trọng trên tgioi

-Hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tuy về mặt hình thức không thuộc chức
năng chính của HĐBA, song thực tế cơ quan này có một vai trò đặc biệt trong cơ chế của
Liên Hợp Quốc về quyền con người, thể hiện trong việc xử lý các vi phạm quyền con
người. Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, khi việc xử lý các vi phạm quyền con người
được gắn với chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, chúng sẽ có hiệu lực cưỡng
chế, điều mà thuộc vào quyền lực riêng của HĐBA.

Câu 63 : Phân tích quy định về quyền thành lập, gia nhập công đoàn và quyền đình
công theo Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,
1966).

-Điều 8 ICESCR khẳng định quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn
do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế
và xã hội của mình. Cùng với quyền này là quyền đình công với điều kiện là phải được
thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước

-Các quyền trong lĩnh vực lao động còn được ghi nhận vào bảo vệ bởi nhiều văn kiện
pháp luật do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua. ILO đã thông qua nhiều công
ước và khuyến nghị nhằm thiết lập các tiêu chuẩn bao trùm các lĩnh vực liên quan đến lao
động (còn được gọi là Bộ luật lao động quốc tế - international labour code). Các chủ đề
được đề cập trong các công ước có liên quan của ILO có phạm vi rất rộng, bao gồm tự do
lập hội, sức khỏe người lao động, các điều kiện lao động trong lĩnh vực hàng hải, lao
động ban đêm, phân biệt đối xử, ...

Câu 64 : Phân tích quy định về quyền tham gia đời sống văn hóa, hưởng lợi ích từ các
tiến bộ khoa học và được bảo hộ những lợi ích từ sự sáng tạo văn học, nghệ thuật của
mình theo Điều 15 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,
1966).

a) Về quy định về quyền tham gia đời sống văn hóa, hưởng lợi ích từ các tiến bộ
khoa học của mình theo Điều 15 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa (ICESCR, 1966)

Điều 15 ICESCR cụ thể hóa nội dung Điều 27 UHDR theo đó, các quốc gia thành viên
của công ước này công nhận mọi người đều có quyền:

+) .Được tham gia vào đời sống văn hóa;

+) Được hưởng lợi ích của tiến bộ khoa học và ứng dụng chúng
-Trước hết, về quyền được tham gia vào đời sống văn hóa. Hiểu theo nghĩa rộng đây là
quyền con người liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Mục tiêu các quyền này
là nhằm đảm bảo rằng cá nhân, nhóm và cộng đồng có thể tiếp cận những khía cạnh của
đời sống văn hóa và nghệ thuật theo lựa chọn của họ cũng như hưởng thụ các quyền này
trong điều kiện bình đẳng, được tôn trọng về nhân phẩm và không phân biệt đối xử

+) Mọi người đều có quyền tham gia vào đời sống văn hóa. Tức là chủ thể của
quyền tham gia vào đời sống văn hóa sẽ là tất cả các thành viên trong gia đình
nhân loại, không có bất cứ sự phân biệt nào dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới
tính, độ tuổi tôn giáo…Cụ thể hơn đó là mọi cá nhân hoặc nhóm, cộng đồng…

+) “Đời sống văn hóa”: đây là thuật ngữ mà dù được hiểu theo nghĩa rộng hay
nghĩa hẹp thì văn hóa đều được xem là sáng tạo của con người. Do vậy, con người
với tư cách là các chủ thể sáng tạo, có quyền tiếp cận một cách bình đẳng với
những sáng tạo đó. Tiếp cận và tham gia vào đời sống văn hóa chính là tiền đề để
phát triển con người.  Đời sống văn hóa là các yếu tố phát sinh trong quá trình
sống, quá trình lịch sử và phát triển trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Bao
gồm: phương thức sinh sống, ngôn ngữ, văn nói và viết, âm nhạc và bài hát, các
giao tiếp phi ngôn ngữ, hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng, tập quán và cách thức kỉ
niệm, thể thao và trò chơi, cách thức sản xuất hoặc kỹ thuật, môi trường tự nhiên
và có bàn tay con người, lương thực, quần áo và nghệ thuật, tập quán và truyền
thống.

+) “Tham gia vào đời sống văn hóa”: đây là quyền của mọi người, với danh nghĩa
cá thể hoặc thành viên của một nhóm nhất định được tự do lựa chọn những đặc
tính riêng của họ, lựa chọn họ thuộc về hay không thuộc về một nhóm hay cộng
đồng nào, cũng như thay đổi lựa chọn của họ; tham gia vào đời sống chính trị xã
hội; thể hiện bản sắc cá nhân. Mọi cá nhân có quyền tìm kiếm và phát triển những
hiểu biết về văn hóa và chia sẻ với những cá nhân khác, cũng như sáng tạo hoặc
tham gia các hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa.

+) Quyền tham gia vào đời sống văn hóa không phải là quyền tuyệt đối, cho nên
cho nên có thể bị giới hạn, hạn chế theo pháp luật. Các quốc gia có thể đặt ra
những giới hạn, hạn chế theo pháp luật. Các quốc gia có thể đặt ra những giới hạn
nhất định bằng các quy định pháp luật đối với quyền này, tuy nhiên những giới hạn
đó không trái với bản chất của quyền và hoàn toàn phải vì mục đích thúc đẩy phúc
lợi chung trong một xã hội dân chủ.

-Quyền được hưởng lợi ích từ các tiến bộ khoa học:


dưới cơ sở nhân quyền, quyền hưởng lợi ích từ các tiến bộ khoa học trước và trên
hết phải bao hàm cả việc tự do và cơ hội hưởng thụ sự tiến bộ của khoa học và
công nghệ một cách đồng đều ngay trong mỗi quốc gia cũng đòi hỏi sự tự do và cơ
hội hưởng lợi từ tiến bộ khoa học và kỹ thuật phổ biến trong mọi quốc gia mà
không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào ví lý do chủng tộc, màu da, giới tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc
hay xã hội, tài sản, nơi sinh hay địa vị xuất xuất thân khác (5,Điều 2 khoản 2)

b) Phân tích quy định về quyền được bảo hộ những lợi ích từ sự sáng tạo văn học,
nghệ thuật của mình theo Điều 15 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa (ICESCR, 1966).

-Theo Điều 15 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,
1966), mọi người đều có quyền được bảo hộ những lợi ích từ sự sáng tạo văn học, nghệ
thuật của mình, bao gồm cả quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ.

-Điều này có nghĩa là mọi người đều có quyền được công nhận là tác giả hoặc người sáng
tạo của các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật mà họ tạo ra, được kiểm soát việc sử dụng, phổ
biến và khai thác các tác phẩm đó, và được nhận những lợi nhuận hợp pháp từ việc đó. ->
Thúc đẩy việc phát triển và khuyến khích sự sáng tạo, đồng thời tôn trọng quyền lợi của
người tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật.

=> Các quốc gia thành viên Công ước phải thực hiện các biện pháp pháp lý, hành chính
và giáo dục thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ, cân
bằng giữa lợi ích của các cá nhân và lợi ích của cộng đồng. Đồng thời tôn trọng và thúc
đẩy sự đa dạng văn hóa, nghệ thuật và sự giao lưu quốc tế trong lĩnh vực này.

Câu 65 : Phân tích quy định về quyền tự quyết dân tộc được nêu trong Điều 1 của cả
hai Công ước về quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước về quyền kinh tế, xhội,
vhóa (ICESCR).

-Quyền tự quyết dân tộc được nêu trong điều 1 của hai công ước là như nhau và được đặt
ngay tại phần đầu nhằm nhấn mạnh giá trị quan trọng của quy định này. Để một thực thể
trở thành một quốc gia thì cần phải có yếu tố tiên quyết là phải có quyền tự quyết.

-Quyền tự quyết dân tộc là quyền tự mình định đoạt những công việc thuộc về vận mệnh
của mình, xuất phát từ đó nên các dân tộc có thể tự do lựa chọn chế độ chính trị, quyền
dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội cho quốc gia của mình

-Nhằm phát triển đất nước, các quốc gia có quyền tự lựa chọn các phương án phát triển
khác nhau nhưng tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ từ các
chủ thể khác thông qua các quan hệ hợp tác phát triển. Quy định này mang tới sự chủ
động cho các quốc gia trong việc phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực nhưng đồng thời
cũng đưa cho họ giới hạn về sự chủ động đó là không được xâm phạm tới các chủ thể
khác làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của họ.

-Quyền tự quyết của mỗi quốc gia đều rất thiêng liêng, trải qua một thời gian dài nỗ lực
phát triển các quốc gia mới có quyền đó cho riêng mình nên việc quy định các bên liên
quan phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện quyền tự quyết cho thấy sự tôn trọng với các
quốc gia đồng thời nâng cao vai trò, giá trị của quyền tự quyết trong thực tiễn

Câu 66 : Trình bày quy trình tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về
nhân quyền của các quốc gia.

- Thông thường, việc tham gia một điều ước nhân quyền quốc tế bắt đầu bằng thủ tục ký
(do đại diện của quốc gia tại Liên Hợp Quốc thực hiện). Việc ký chưa phát sinh nghĩa vụ
pháp lý ràng buộc với một quốc gia, mà chỉ xác nhận thiện chí của quốc gia đó mong
muốn trở thành nước thành viên của điều ước. Sau khi ký, để công ước có hiệu lực ở một
quốc gia, nó phải được phê chuẩn bởi nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước (tùy pháp
luật của mỗi quốc gia quy định). Trong trường hợp một điều ước quốc tế về nhân quyền
đã có hiệu lực trên thế giới, một quốc gia muốn tham gia sẽ không cần ký mà cần làm
thủ tục gia nhập.

- Sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập một điều ước quốc tế về nhân quyền, quốc gia thành
viên phải tổ chức thực hiện điều ước đó. Việc tổ chức thực hiện thường bắt đầu bằng nội
luật hóa ‐ làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với các quy định của công ước. Đồng
thời, các quốc gia có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho công chúng về điều ước.
Một số điều ước còn yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng và tổ chức thực hiện các
kế hoạch cụ thể, cũng như thành lập các cơ quan chuyên trách để tổ chức và giám sát
việc thực hiện các quyền trong điều ước

Quy trình tham gia các điều ước quốc tế về nhân quyền của các quốc gia

Bước 1.Tìm hiểu nội dung của điều ước : Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất
trong quá trình tham gia điều ước quốc tế về nhân quyền. Các quốc gia cần tìm
hiểu kỹ nội dung của điều ước, bao gồm các quyền và nghĩa vụ được quy định
trong điều ước. Việc tìm hiểu nội dung điều ước giúp các quốc gia có thể đánh giá
được tính khả thi của việc tham gia điều ước, cũng như các tác động của điều ước
đối với hệ thống pháp luật và thực tiễn của quốc gia mình.

Bước 2. Thẩm định nội dung của điều ước : Sau khi tìm hiểu nội dung của
điều ước, các quốc gia cần tiến hành thẩm định nội dung của điều ước. Việc thẩm
định nội dung điều ước bao gồm việc đánh giá tính hợp pháp, tính khả thi và tính
phù hợp của điều ước với hệ thống pháp luật và thực tiễn của quốc gia.

Bước 3. Lấy ý kiến của các cơ quan liên quan : Trước khi tham gia điều ước,
các quốc gia cần lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan lập
pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức xã hội, các chuyên gia và các cá nhân có
liên quan. Việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan giúp các quốc gia có được cái
nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến việc tham gia điều ước.

Bước 4. Quyết định tham gia điều ước : Trên cơ sở kết quả của các bước trên,
các quốc gia sẽ đưa ra quyết định tham gia điều ước hay không.

Quy trình tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền của các quốc gia

Sau khi tham gia điều ước quốc tế về nhân quyền, các quốc gia cần tổ chức thực hiện
điều ước. Quy trình tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền của các quốc
gia thường bao gồm các bước sau:

Bước 1.Công bố điều ước : Các quốc gia cần công bố điều ước quốc tế về nhân
quyền mà mình là thành viên. Việc công bố điều ước giúp các cơ quan, tổ chức và
cá nhân trong nước biết được nội dung của điều ước và các quyền và nghĩa vụ của
họ.

Bước 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa : Để thực hiện các điều ước
quốc tế về nhân quyền, các quốc gia cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa của
mình. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa bao gồm việc ban hành các văn
bản pháp luật mới, sửa đổi hoặc bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành để phù
hợp với các quy định của điều ước.

Bước 3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục : Các quốc gia cần tổ chức tuyên
truyền, giáo dục về các điều ước quốc tế về nhân quyền. Việc tuyên truyền, giáo
dục giúp nâng cao nhận thức của người dân về các quyền và nghĩa vụ của họ theo
điều ước.

Bước 4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều ước : Các quốc gia cần có cơ
chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế về nhân quyền. Việc kiểm
tra, giám sát giúp đảm bảo rằng các quyền và nghĩa vụ của điều ước được thực
hiện một cách đầy đủ và hiệu quả.

Một số lưu ý trong việc tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về nhân
quyền
-Các quốc gia cần tgia các điều ước qtế về nhân quyền một cách có trách nhiệm và
nghiêm túc.

-Các qgia cần hthiện hệ thống pl nội địa để p.hợp vs các qđịnh of các điều ước qtế
về nhân quyền.

-Các quốc gia cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục về các điều ước quốc tế về nhân
quyền để nâng cao nhận thức của người dân về các quyền và nghĩa vụ của họ.

-Các qgia cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế về
nhân quyền để đảm bảo rằng các quyền và nghĩa vụ của điều ước được thực hiện
một cách đầy đủ và hiệu quả.

Qua đó, có thể hiểu rằng quy trình tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước quốc
tế về nhân quyền của các quốc gia bao gồm các bước sau đây:

Ký kết: Quốc gia quyết định tham gia và ký kết các điều ước quốc tế về nhân
quyền. Quá trình này thường diễn ra thông qua việc chính phủ hoặc đại diện của
quốc gia ký kết văn bản liên quan.

Giai đoạn nộp, thông qua và chấp thuận: Sau khi ký kết, quốc gia cần nộp văn
bản đã ký kết cho cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như Quốc hội hoặc cơ quan
tương tự, để thông qua và chấp thuận việc gia nhập vào điều ước quốc tế. Quá
trình này có thể yêu cầu sự thảo luận, thẩm định và phiên họp để đảm bảo sự đồng
thuận và tuân thủ.

Công bố và áp dụng: Sau khi được thông qua và chấp thuận, quốc gia công bố và
áp dụng các điều ước quốc tế về nhân quyền. Điều này có thể bao gồm việc thông
qua luật pháp, sửa đổi hiện pháp hoặc lập ra các cơ chế thực thi để đảm bảo tuân
thủ và bảo vệ nhân quyền.

Báo cáo và theo dõi: Quốc gia thường phải báo cáo định kỳ về việc thực hiện các
điều ước quốc tế về nhân quyền. Các cơ quan giám sát, như Ủy ban Nhân quyền
Liên Hợp Quốc hoặc tổ chức phi chính phủ, có thể theo dõi và đánh giá việc tuân
thủ của quốc gia và cung cấp khuyến nghị để cải thiện tình hình nhân quyền.

Hợp tác và đối thoại: Quốc gia có thể tham gia vào các hoạt động hợp tác và đối
thoại với các quốc gia khác, tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác để nâng cao
nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trong việc thực hiện các điều ước quốc tế
về nhân quyền.
Quy trình này có thể có sự biến đổi tùy thuộc vào từng quốc gia và từng điều ước cụ
thể. Tuy nhiên, việc tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền là
một quá trình phức tạp và liên quan đến nhiều bước và bên liên quan.

Câu 67 : Công ty X treo bảng tuyển dụng lao động trước cổng công ty. Bảng này có
dòng chữ “Không tuyển người có hộ khẩu tỉnh M và tỉnh N”. Bình luận về việc này
dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Dưới góc độ luật nhân quyền Qte

Việc công ty X treo bảng tuyển dụng lao động với dòng chữ "Không tuyển người có hộ
khẩu tỉnh M và tỉnh N" là một hành vi phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc địa lý. Hành
vi này vi phạm Điều 26 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR),
trong đó quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kể chủng tộc, màu da,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc quốc
gia hoặc xã hội, tài sản, tình trạng sinh ra hoặc bất kỳ tình trạng nào khác."

Hành vi phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc địa lý có thể dẫn đến những hậu quả tiêu
cực đối với các cá nhân và nhóm người bị phân biệt đối xử. Cụ thể, họ có thể bị mất cơ
hội việc làm, giảm thu nhập, và bị tước đi quyền được hưởng các phúc lợi xã hội.

Dưới góc độ pháp luật Việt Nam

Việc công ty X treo bảng tuyển dụng lao động với dòng chữ "Không tuyển người có hộ
khẩu tỉnh M và tỉnh N" cũng vi phạm Điều 3 Luật Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động, trong đó quy định: "Người lao động được quyền bình đẳng về cơ hội và
điều kiện làm việc không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia
đình, địa vị xã hội, thành phần kinh tế, tình trạng sức khỏe, uy tín cá nhân, thời gian cống
hiến, tuổi tác, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề nghiệp."

Điều 119 Bộ luật Lao động cũng quy định: "Người sử dụng lao động không được phân
biệt đối xử trong tuyển dụng lao động, trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, điều động, đào
tạo, bồi dưỡng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ phép."

Do đó, hành vi của công ty X có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo Điều 126
Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về tuyển dụng
lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Câu 68 : Bình luận về nhận định của một đại biểu Quốc Hội cho rằng:“Quyền im lặng
khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người.”
Ý kiến đầu tiên của đại biểu là đúng. Tuy nhiên ý kiến thứ hai của đại biểu là chưa chính
xác. Cụ thể:

A. Quyền im lặng khác quyền bào chữa. Tuy nhiên chúng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau:

- Quyền im lặng: Là quyền của người bị buộc tội không buộc phải đưa ra lời khai chống
lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Quyền này được ghi nhận trong nhiều
văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia, trong đó có Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

- Quyền bào chữa: Là tổng các quyền mà pháp luật quy định, cho phép bị can, bị cáo có
thể sử dụng nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố
tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự hoặc để bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Mối quan hệ: nằm ở việc rằng quyền im lặng có thể được sử dụng như một phần của
quyền bảo chữa. Trong quá trình bảo chữa, người bị cáo có thể quyết định không nói
hoặc không tự tố giác nếu họ cho rằng việc này là lợi ích của họ trong quá trình pháp lý.
Tuy nhiên, quyền bảo chữa không chỉ giới hạn trong việc không tự tố giác mà còn bao
gồm các khía cạnh khác của quyền tự do diễn đạt và quyền hội bào.

B. Ý kiến quyền im lặng không phải quyền con người là sai.

* Nguồn gốc quyền im lặng:

- Trên thực tế, xét về mặt lịch sử, các quy định sơ khai về quyền quyền im lặng đã xuất
hiện trong truyền thống thông luật (Common law). Vào cuối thế kỷ 17 để chống lại tình
trạng bức cung, nhục hình khá phổ biến vào thời điểm đó.

- Sau đó nổi bật là vụ án Miranda v. Arizona nổi tiếng với Lời cảnh báo Miranda. Đây là
lời cảnh báo được cảnh sát thông báo cho nghi phạm hình sự lúc bị bắt giữ, hay khi đang
ở tình trạng tạm giam tạm giữ, trước khi nghi phạm hình sự bị thẩm vấn hoặc lấy cung
liên quan đến sự phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị
cản trở dù người đó không bị bắt giữ. Các cảnh báo Miranda đã được Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ năm 1966 ra chỉ thị bằng một quyết định trong vụ Miranda kiện Arizona như một
phương tiện bảo vệ các quyền của nghi phạm hình sự theo Tu chính án thứ 5 để tránh
việc tự buộc tội cho mình do cưỡng bức. Trên thực tế, quyền im lặng là một quyền con
người trong tư pháp hình sự xuất phát từ Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Cụ thể là Tu
chính án thứ V. Sau này, quyền này được giải thích rõ hơn bởi tòa án tối cao mỹ trong vụ
Miranda v. Arizona.

* Quyền im lặng trên thế giới và Việt Nam:


( 1 ) Quy định của Luật pháp quốc tế về quyền im lặng:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR): ICCPR đã có 172
thành viên tham gia là các quốc gia và vùng lãnh thổ và trong đó có Việt Nam. Cụ thể:

+) Khoản 2, điều 14 quy định: “Người bị cáo buộc là phạm tội có quyền được coi
là vô tội cho tới khi hành vi của người phạm tội đó được chứng minh theo pháp
luật”

+) Khoản 3, điều 14 quy định. “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi
người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những
bảo đảm tối thiểu sau: (d) Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa.
Hoặc thông qua sự trợ giúp Pháp lý theo lựa chọn của mình, được thông báo về
quyền này nếu chưa có sự trợ giúp pháp lý; (g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai
chống lại hoặc buộc nhận là mình có tội”

Tại Châu Âu, các đạo luật chung của Châu Âu đều không ghi nhận trực tiếp về quyền im
lặng như một quyền cơ bản trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, thông qua các phán quyết
của tòa án nhân quyền Châu Âu, quyền im lặng thường được xem là một thành tố của
quyền được xét xử công bằng và được bảo vệ bằng các đạo luật chung. Dù không nêu rõ
nhưng các điều luật khác nhau của các văn bản quốc tế đã ghi nhận nội dung về quyền im
lặng như sau:

+) Điều 12 của “Tuyên bố về bảo vệ mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối
xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục người khác” năm 1975 có nêu:
“Bất kỳ lời khai nào đã được xác lập mà có được bởi kết quả của tra tấn hoặc đối
xử hay trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác không thể được
viện dẫn làm bằng chứng chống lại người có liên quan hoặc chống lại bất kỳ người
nào khác trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào”

+) “Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác vô nhân
đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984: Lời khai của người bị tra tấn bị dùng nhục
hình, bị đối xử vô nhân đạo, không có giá trị chứng minh trong quá trình điều tra
vụ án”

+) Điều 14 của “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về hoạt động
tư pháp đối với người vị thành niên năm 1985” nêu: “ Trong bất kỳ trường hợp
nào, thủ tục xét xử người chưa thành niên phạm tội cũng đều phải tuân theo những
tiêu chuẩn tối thiểu được áp dụng chung cho bất kỳ bị can nào theo một thủ tục
được biết tới là “thủ tục pháp lý cần thiết”. Theo thủ tục pháp lý này, một sự xét xử
công bằng và chính đáng phải có những biện pháp bảo vệ cơ bản như quyền suy
đoán vô tội, quyền đưa ra nhân chứng, vật chứng; Quyền được biện hộ trước tòa,
quyền kháng cáo; quyền được im lặng...”

+) Tại Đức, theo điều 136,stpo,juris và 163a,stpo,juris của luật tố tụng, trước khi
hỏi cung một người bị tình nghi, về một vi phạm hay tội phạm của người đó, thì
phải loan báo là “theo luật anh ta được tự do trình bày hay không về những cáo
buộc” nhất là khi “những lời khai buộc mình có tội” và bất cứ lúc nào cả trước khi
hỏi cung được quyền tham khảo một luật sư theo lựa chọn

+) Ở Nhật: Điều 38 Hiến pháp Nhật Bản 1946 cũng quy định: “Không ai bị buộc
để cho lời khai chống lại mình”...

( 2 ) Quy định tại Việt Nam về quyền im lặng:

Nếu dựa trên các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong quá khứ, có thể thấy
rằng Việt Nam đã công nhận quyền im lặng thông qua “Công ước Quốc tế về các Quyền
Dân sự và Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966” mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào
năm 1982. Và thực tiễn trong quá trình lập pháp và áp dụng pháp luật tại Việt Nam, phải
tới bản Hiến pháp 2013 mới lần đầu tiên đề cao việc bảo vệ, tôn trọng quyền con người.
Để cụ thể hóa Hiến pháp trong công tác tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nêu
ra một số nguyên tắc. Cụ thể:

+) Điều 58,59,60,61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo
quyết định truy nã; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo có quyền: Trình bày lời khai,
trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc
phải nhận mình có tội

+) Cho đến nay, nguyên văn thuật ngữ quyền im lặng không được đưa vào văn bản
quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhưng nội dung của quyền
im lặng đã đầu tiên được quy định trực tiếp trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, sửa đổi năm 2021. Có thể nói việc quy định quyền im lặng là một bước tiến
lớn trong việc bảo vệ quyền con người và thực hiện trình tự xét xử công bằng
trong tố tụng hình sự. Đây cũng là một minh chứng cho sự tiếp nhận những tiến bộ
trong văn hóa pháp lý nước ngoài vào việc hoàn thiện pháp luật về quyền con
người trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở Việt Nam:

1.Thứ nhất, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 mặc dù không đưa ra thuật ngữ
về quyền im lặng, nhưng nhiều nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong
Hiến pháp năm 2013 khẳng định những quyền con người trong tố hình sự
gắn với quyền im lặng: Quyền suy đoán vô tội (Khoản 1 Điều 31); Người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào
chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa (Khoản 4 Điều 31); Quyền
bào chữa của bị can, bị cáo trong xét xử (Khoản 7 Điều 103)

2.Thứ hai, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quyền im lặng dành cho
người bị buộc tội, gồm bốn chủ thể pháp lý khác nhau, bao gồm: Người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thông báo và giải thích về quyền
và nghĩa vụ. Theo đó, trong quá trình tham gia tố tụng, tất cả các đối tượng
trên đều có quyền được thông báo giải thích về quyền và nghĩa vụ, gồm
quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai
chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Nội dung này
tương tự như nội dung quyền im lặng trong pháp luật Hoa Kỳ xuất phát từ
án lệ Miranda v. Arizona

3.Thứ ba, quyền im lặng trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
được bảo đảm thực tế gắn với các quyền của người bị buộc tội: Quyền được
mời Luật sư hoặc người khác bào chữa, quyền suy đoán vô tội (Điều 13);
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng
(Điều 15); Quyền được bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
(Điều 16); Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường
hợp bắt tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng Từ khi người bị
bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ (Điều
74); Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự thủ tục do
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không
được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự (Điều 87)...

Câu 69 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền trẻ em trong pháp luật Việt
Nam.

-Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi trẻ em thấp hơn quy định chung của Công ước về
quyền trẻ em. Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Tiếp đó, Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực từ
ngày 01/6/2017, thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004) quy định
trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, tương tự như một số nước, quy định về độ tuổi trẻ
em dưới 16 tuổi của Luật Trẻ em Việt Nam không trái với quy định của Công ước về
quyền trẻ em vì thuộc phần “ngoại lệ” Điều 1 Công ước này.

-Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam-quyền trẻ em 2016.

Điều 12. Quyền sống


Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện
sống và phát triển.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định
cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử
dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng,
năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù
hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền
thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 20. Quyền về tài sản


Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định
của pháp luật.

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và
chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc
vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc
với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích
tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi
trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất;
được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha,
mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được
cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không
thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ
trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao
động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc
hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của
trẻ em.

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ
mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc,
đánh tráo, chiếm đoạt.

Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển,
mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính;
bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái
pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường,
xung đột vũ trang

Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi
tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của
pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện
của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm
kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và
được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu
cầu, năng lực của trẻ em.

Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ
em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ
trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục,
gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người
khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt
để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ
và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật
Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.

Hiến pháp 2013 quy định : “ Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ,
ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền
trẻ em.” ( Khoản 1 - điều 37 )

-Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”
(Điều 21). Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định cụ thể các mức độ năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi khác nhau trong việc xác lập giao dịch dân sự của người chưa
thành niên.

- Bộ luật Hình sự năm 2015 có những quy định về các nguyên tắc xử lý khác nhau đối
với các độ tuổi khác nhau của người dưới 18 tuổi phạm tội (Chương XII).

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng có quy định liên quan đến việc tham gia tố tụng
hình sự của người dưới 18 tuổi và dành hẳn một chương quy định về thủ tục tố tụng đặc
biệt đối với người dưới 18 tuổi (Chương XXVIII).
-Quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em đã được ghi nhận trong Luật Trợ giúp pháp lý
năm 2006. Theo quy định tại Điều 10 của Luật thì trẻ em không nơi nương tựa là một
trong những đối tượng được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức trong các lĩnh vực như
các đối tượng khác. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 của Luật này thì trẻ em theo quy
định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng thuộc đối tượng được trợ
giúp pháp lý nếu điều ước quốc tế đó có quy định về trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Tuy
nhiên, đối tượng “trẻ em không nơi nương tựa” không được đề cập trong Công ước về
quyền trẻ em và các nguyên tắc, hướng dẫn của Liên Hợp Quốc có liên quan đến hỗ
trợ/trợ giúp pháp lý cho trẻ em.

=> Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam về người thanh niên hoàn toàn phù hợp với
các hướng dẫn của Liên Hợp Quốc.

=> Trong thực tế, vẫn còn có những hành vi xâm phạm quyền trẻ em, đòi hỏi sự chung
tay của toàn xã hội để bảo vệ quyền trẻ em.

Câu 70 : Nêu các uỷ ban giám sát công ước về nhân quyền của Liên Hợp quốc.

Cụ thể, các ủy ban công ước đang hoạt động bao gồm:

1) Ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xoá bỏ
tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, 1965);

2) Ủy ban nhân quyền (thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị, 1966);

3) Ủy ban về xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Công ước
quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979);

4) Ủy ban chống tra tấn (thành lập theo Công ước về chống tra tấn và các hình
thức đối xử tàn bạo,vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác, 1987);

5) Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (thành lập theo một nghị quyết
của ECOSOC);

6) Ủy ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em, 1989);

7) Ủy ban bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành
viên trong gia đình họ (thành lập theo Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những
người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ, 1990);

8) Ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo Công ước về quyền của
người khuyết tật, 2007).
9) Ủy ban về chống cưỡng bức đưa đi mất tích (thành lập theo Công ước về bảo vệ
tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích, 2006)

Ngoài 9 uỷ ban trên, còn một Ủy ban khác có tên là: Tiểu ban về Ngăn ngừa tra tấn (the
Subcommittee on Prevention of Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading
Treatment or Punishment - SPT). Tiểu ban này là một dạng cơ quan công ước mới trong
hệ thống nhân quyền Liên họp quốc. Cơ quan này được thành lập từ tháng 2 năm 2007
theo Nghị định thư tuỳ chọn bổ sung Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử
tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
vào tháng 8 năm 2002 và có hiệu lực từ tháng 6 năm 2006).

Câu 71 : Trình bày chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của hệ thống ủy ban giám
sát công ước về nhân quyền của Liên Hợp quốc.

( 1 ) Một là, xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên: Thông thường, các quốc gia
thành viên những công ước được liệt kê ở trên phải đệ trình báo cáo đầu tiên sau một
hoặc hai năm kể từ khi công ước có hiệu lực đối với quốc gia đó. Sau đó, các quốc gia
tiếp tục phải nộp báo cáo theo định kỳ (thông thường là bốn hoặc năm năm) về những
biện pháp đã được áp dụng để thực hiện công ước. Các báo cáo phải nêu ra những biện
pháp pháp lý, hành chính và tư pháp đã được quốc gia thành viên áp dụng để thực hiện
những quy định của công ước, đồng thời đề cập đến những thuận lợi, khó khăn mà quốc
gia đã và đang đối mặt trong việc thực hiện công ước.

( 2 ) Hai là, tiếp nhận thông tin về tinh hình nhân quyền của các quốc gia từ những nguồn
khác, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Liên Họp Quốc, các tổ chức liên
chính phủ khác, các viện nghiên cứu và qua báo chí. Từ những thông tin thu được, các ủy
ban xem xét báo cáo cùng với đại diện của quốc gia thành viên. Trên cơ sở đối thoại xây
dựng, các ủy ban công bố những nhận xét và khuyến nghị về những vấn đề có liên quan
đến việc thực hiện công ước tại các quốc gia thành viên.

( 3 ) Ba là, xem xét khiếu nại của các quốc gia và cá nhân: Bên cạnh thủ tục báo cáo, một
số ủy ban công ước còn được giao chức năng giám sát phụ thông qua ba cơ chế khác
nhau, đó là: thủ tục điều tra (inquiry), xem xét khiếu kiện liên quốc gia và xem xét khiếu
nại cá nhân.

Hiện tại có 06 ủy ban công ước là: ủy ban nhân quyền, ủy ban chống phân biệt chủng tộc,
ủy ban chống tra tấn, ủy ban xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ủy ban
bảo vệ người lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ và ủy ban về chống cưỡng
bức đưa đi mất tích có thể nhận và xem xét khiếu kiện từ các cá nhân - những người cho
rằng các quyền của họ theo công ước bị quốc gia vi phạm
( 4 ) Bốn là, đưa ra những bình luận/khuyến nghị chung: Các cơ quan công ước cũng có
thẩm quyền đưa ra những bình luận/khuyến nghị chung để giải thích nội dung các quyền
và hướng dẫn các biện pháp thực hiện công ước mà ủy ban có trách nhiệm giám sát. Các
bình luận/khuyến nghị chung thường tập trung giải thích chi tiết những chuẩn mực và
biện pháp mà các quốc gia phải tuân thủ và thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ theo công
ước. Đây là những tài liệu rất quan trọng để bảo đảm các quyền nêu trong các công ước
được hiểu đúng và qua đó đánh giá mức độ tuân thủ công ước của các quốc gia. Hiện nay,
hầu hết các ủy ban công ước đều ban hành các bình luận hay khuyến nghị chung, ngoại
trừ hai ủy ban về quyền của những người khuyết tật và Uỷ ban về chống đưa đi mất tích

( 5 ) Năm là, cụ thể, số bình luận/khuyến nghị chung được ban hành tính đến tháng
10/2012 của ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá là 21; của ủy ban nhân quyền là
34; của ủy ban chống phân biệt chủng tộc là 34; của ủy ban loại trừ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ là 28; của ủy ban chống tra tấn là 02; của ủy ban về quyền trẻ em
là 13; ủy ban bảo vệ người lao động nhập cư là 01.

Câu 72 : Trình bày những lĩnh vực mà cần xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ quy
định trong Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) là một công
ước quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1979. Công ước này quy
định 30 Điều, trong đó nêu rõ những lĩnh vực mà cần xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ
nữ.

1. Về chính trị và công vụ

CEDAW qđịnh rằng pnữ có quyền bình đẳng với nam giới trg các lvực chính trị và công
vụ, bao gồm:

+) Quyền tham gia vào việc lập pháp và hành pháp, bao gồm quyền bầu cử và ứng
cử vào các cơ quan lập pháp và hành pháp;

+) Quyền tham gia vào các hoạt động của chính phủ và các tổ chức chính trị;

+) Quyền tham gia vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế.

- Điều 7 quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động chính trị
và xã hội, bao gồm quyền bầu cử và ứng cử, tham gia các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp. đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ trong đời sống chính trị và công cộng, tập
trung vào sự bình đẳng trong bầu cử, tham gia chính phủ và tham gia vào "các tổ chức
phi chính phủ và các hiệp hội liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất
nước".
- Điều 8 quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động quốc tế,
bao gồm quyền đại diện cho chính phủ của họ ở cấp quốc tế và tham gia vào công việc
của các tổ chức quốc tế, “quy định rằng các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm cho phụ nữ
"có cơ hội đại diện cho Chính phủ của họ ở cấp quốc tế và tham gia vào công việc của
các tổ chức quốc tế"

2. Về kinh tế và việc làm

CEDAW qđịnh rằng pnữ có quyền bình đẳng với nam giới trg các lvực kinh tế và việc
làm, bao gồm:

+) Quyền được làm việc và được trả lương bình đẳng;

+) Quyền được hưởng các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh;

+) Quyền được nghỉ thai sản và các phúc lợi khác liên quan đến thai sản;

+) Quyền được tham gia vào các hoạt động kinh tế và kinh doanh.

- Điều 11 quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động, bao gồm
quyền được làm việc, quyền được trả lương bình đẳng, quyền được nghỉ thai sản, quyền
được tham gia các tổ chức nghề nghiệp và công đoàn.

- Điều 13 quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng tiếp cận với các nguồn lực kinh tế,
bao gồm quyền thừa kế, quyền sở hữu tài sản, quyền tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tài
chính khác.

3. Về giáo dục và đào tạo

CEDAW qđịnh rằng pnữ có quyền bđẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, bao gồm:

+) Quyền được tiếp cận giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học;

+) Quyền được lựa chọn nghề nghiệp và được đào tạo nghề nghiệp;

+) Quyền được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học.

4. Về y tế và chăm sóc sức khỏe

CEDAW qdịnh rằng pnữ có quyền bđẳng với nam giới trg lĩnh vực y tế và chăm sóc
skhỏe, bao gồm:

+) Quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng;
+) Quyền được được bảo vệ khỏi các bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên quan đến giới
tính;

+) Quyền được được hỗ trợ trong việc sinh nở và nuôi dạy con cái.

5. Về hôn nhân và gia đình

CEDAW qđịnh rằng pnữ có quyền bđẳng với nam giới trg lvực hôn nhân và gia đình, bao
gồm:

+) Quyền tự do kết hôn và ly hôn;

+) Quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân;

+) Quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với con cái;

+) Quyền được được bảo vệ khỏi bạo lực gia đình.

- Điều 16 quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng trong các lĩnh vực hôn nhân, gia
đình, thừa kế, và các quyền khác liên quan đến pháp luật dân sự: nghiêm cấm "phân biệt
đối xử với phụ nữ trong mọi vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình". Đặc
biệt, bảo đảm cho nam giới và phụ nữ "có quyền ngang nhau trong việc kết hôn, có quyền
tự do lựa chọn người phối ngẫu", "quyền và trách nhiệm ngang nhau trong hôn nhân và
khi ly hôn", "quyền và trách nhiệm ngang nhau với vai trò là cha mẹ", "các quyền ngang
nhau đối với việc quyết định số con và khoảng cách sinh một cách tự do và có trách
nhiệm", "vợ chồng có quyền như nhau trong việc lựa chọn tên họ, chuyên môn và nghề
nghiệp của mình", "quyền ngang nhau giữa các cặp đôi phối ngẫu đối với việc sở hữu,
mua bán, quản lý, điều hành, thụ hưởng và định đoạt tài sản, cho dù tài sản không phải bỏ
tiền ra mua hay có giá trị lớn."

6. Về văn hóa và nghệ thuật

CEDAW qđịnh rằng pnữ có quyền bđẳng với nam giới trong lvực văn hóa và nghệ thuật,
bao gồm:

+) Quyền tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật;

+) Quyền được hưởng lợi từ các giá trị văn hóa và nghệ thuật;

+) Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử trong lĩnh vực văn hóa
và nghệ thuật.
- Điều 15 quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng tiếp cận với các nguồn lực văn hóa,
bao gồm quyền được tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giải trí.

7. Về các lĩnh vực khác

Ngoài các lvực trên, CEDAW còn qđịnh rằng pnữ có quyền bđẳng với nam giới trg các
lvực khác:

+) Quyền được tham gia vào các hoạt động thể thao;

+) Quyền được được bảo vệ khỏi các hình thức lạm dụng và bóc lột;

+) Quyền được được bvệ khỏi các hthức pbiệt đối xử trg luật pháp và thực thi pháp
luật.

Tóm lại, CEDAW quy định một cách toàn diện về những lĩnh vực cần xóa bỏ sự phân
biệt đối xử với phụ nữ. Công ước này là một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng
giới trên toàn thế giới.

Câu 73 : Phân tích khái niệm trẻ em trong Điều 1 Công ước về quyền trẻ em (CRC)

Theo điều 1, trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định
khác. Như vậy, đây là một quy định mở, trong đó mức trần tuổi 18 được coi là mức tiêu
chuẩn nhưng không phải cố định, bắt buộc ở mọi quốc gia. Nói cách khác, điều này cho
phép các quốc gia có thể quy định độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi, và vì vậy,
độ tuổi được coi là trẻ em có thể khác nhau giữa các nước thành viên.

Về nguyên tắc, nếu mức trần độ tuổi được coi là trẻ em càng cao và mang tính cố định,
thì số lượng trẻ em được bảo vệ bởi CRC sẽ càng lớn. Hay nói cách khác, các quy định
mang tính “mềm dẻo” như điều 1 CRC có thể làm số lượng trẻ em được bảo vệ theo công
ước bị giảm đi ở một số quốc gia. Tuy nhiên chính sách quy định mềm dẻo như vậy lại có
tác dụng tích cực là tối đa và số lượng quốc gia chấp nhận công ước.

Cũng theo định nghĩa kể trên, CRC không quy định từ khi nào được coi là trẻ em nhưng
theo lời nói đầu thì: “... trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo
vệ thích hợp về mặt pháp lý từ trước cũng như sau khi ra đời”. Quy định này hàm nghĩa
rằng, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần phải được thực hiện ngay từ những giai đoạn
“trứng nước” chứ không phải đợi đến lúc trẻ chào đời.

Câu 74 : Trình bày các nhóm quyền của trẻ em trong Công ước về quyền trẻ em (CRC)

Có 4 nhóm quyền trẻ em


-Không phân biệt đối xử:

+ Vấn đề này được nêu ở Điều 2 và là một trong bốn nguyên tắc của công ước.
Điểm đặc biệt so với quy định về vấn đề này trong các điều ước quốc tế khác là ở
đây, sự phân biệt đối xử trẻ em được gắn với sự phân biệt đối xử với cha mẹ,
người giám hộ hay các thành viên trong gia đình của trẻ.

+ Liên quan đến quy định trong điều 2, Ủy ban về quyền trẻ em - cơ quan giám
sát việc thực hiện CRC trong bình luận chung số 4 thông qua tại phiên họp lần thứ
33 năm 2003 cho rằng ngoài những yếu tố như chủng tộc, màu da, giới tính ngôn
ngữ, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chính kiến và quan điểm khác, nguồn gốc xã hội,
tài sản, tình trạng khuyết tật và dòng dõi thì xu hướng giới tính và tình trạng sức
khỏe cũng có thể là nền tảng của sự phân biệt đối xử với trẻ em.

+ Bình luận chung số 5 thông qua tại phiên họp lần thứ 34 năm 2003 xác định
rằng, nhiệm vụ nêu trong điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên phải chủ động
nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu hoặc xóa bỏ những bối cảnh
tạo ra sự phân biệt đối xử với các nhóm trẻ em, bao gồm việc thực thi các biện
pháp lập pháp, hành pháp, giáo dục và phân bố các nguồn lực

-Lợi ích tốt nhất của trẻ:

+ Đây là một trong bốn nguyên tắc tắc của công ước đã được nêu ở điều 3 và được
nhắc lại trong nhiều điều khoản khác của CRC bao gồm các điều 9, 18, 20 và 21.
Theo nguyên tắc này, lợi ích của trẻ em phải được ưu tiên xem xét trong mọi hoạt
động có liên quan đến trẻ em của mọi chủ thể, chứ không chỉ giới hạn trong các
tiến trình lập pháp, hành pháp hay tư pháp của các cơ quan nhà nước

+ Liên quan đến quy định trong điều 3, trong bình luận chung Số 5 ủy ban về
quyền trẻ em cho rằng, để thực hiện điều này đòi hỏi các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp của các quốc gia thành viên đều phải có những biện pháp chủ
động để bảo đảm trong mọi hoạt động của cơ quan mình lợi ích của trẻ em đều
được đặt lên hàng đầu

-Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống

+ Điều 6 thừa nhận quyền sống như là một quyền cố hữu của trẻ em và quy định
trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm sự sống còn và phát triển của trẻ
ở mức cao nhất. Liên quan đến quy định trong điều 6 có hai khía cạnh cần chú ý
đó là:
_Thứ nhất, sống còn là một trong những thuật ngữ đặc thù được sử dụng
trong công ước về quyền trẻ em. Do trẻ em là những chủ thể còn non nớt về
cả thể chất và tinh thần nên khác với người lớn, việc bảo vệ sự sống còn
của trẻ không chỉ đòi hỏi các biện pháp thông thường cần thiết để bảo vệ
tính mạng, mà còn bao gồm các biện pháp phòng ngừa về sức khỏe như
tiêm chủng, dinh dưỡng chăm sóc…

_Sự phát triển của trẻ em cần được hiểu một cách toàn diện, theo đó không
chỉ bao gồm một phương diện thể chất, mà còn về các phương diện trí tuệ,
tình cảm đạo đức, xã hội.

+ Về vấn đề trên, trong các bình luận chung số 4 và số 7, ủy ban quyền trẻ em nêu
rằng sự sống còn và phát triển của trẻ em liên quan đến một loạt các quyền khác
như quyền được có lương thực, thực phẩm thích đáng; quyền đạt được sức khỏe ở
mức cao nhất có thể; quyền được bảo vệ trước những sự xâm hại về tính mạng,
thân thể, danh dự, nhân phẩm… mà được nêu không chỉ trong CRC mà còn trong
hai nghị định thư tùy chọn bổ sung công ước mà đề cập các vấn đề về buôn bán trẻ
em, mại dâm trẻ em, sử dụng trẻ em để sản xuất văn hóa phẩm khiêu dâm và bảo
vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang

-Quyền được lắng nghe

+ Nội dung của điều 12 đồng thời cũng là một trong bốn nguyên tắc cơ bản của
CRC. Điều này thừa nhận trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng của
mình về các vấn đề liên quan đến trẻ, trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong hoạt động
tố tụng, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có khả
năng và cơ hội hình thành và nói lên những ý kiến quan điểm của mình cũng như
phải tôn trọng những quan điểm, ý kiến của trẻ một cách thích đáng với độ tuổi và
mức độ trưởng thành của trẻ.

+ Liên quan đến nội dung điều 12, ủy ban quyền trẻ em, trong bình luận chung số
7 thông qua tại phiên họp lần thứ 34 năm 2005 nhấn mạnh rằng, kể cả những trẻ ở
độ tuổi còn nhỏ cũng có quyền được bày tỏ và tôn trọng ý kiến, quan điểm một
cách thích đáng.

Câu 75 : Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đã không có chuyện diệt chủng xảy ở
châu Âu ra vào thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên, một số quốc gia (như
Pháp, Đức, Bỉ…) lại quy định việc phủ nhận, chối bỏ diệt chủng trong lịch sử (Holocaust
Denial) là một tội phạm trong luật hình sự quốc gia. Bình luận về quy định đó dưới
góc độ luật nhân quyền quốc tế.
Việc phủ nhận diệt chủng trong lịch sử, đặc biệt là Holocaust - sự diệt chủng của
người Do Thái trong Thế chiến II, đã được công nhận là một tội ác đối với nhân loại. Mặc
dù một số nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra quan điểm phủ nhận diệt chủng không xảy ra ở
châu Âu vào thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II, nhiều quốc gia đã thiết lập quy định
chống lại việc phủ nhận và chối bỏ diệt chủng trong lịch sử. Dưới góc độ luật nhân quyền
quốc tế ta có thể đưa ra một số điểm sau:

- Luật nhân quyền và quyền tự do ngôn luật : Trong hệ thống luật nhân quyền quốc tế,
quyền tự do ngôn luận là một nguyên tắc quan trọng. Nó bảo vệ quyền của mỗi cá nhân
tự do diễn đạt ý kiến và thông tin. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận cũng có giới hạn để
đảm bảo an ninh công cộng, đề phòng sự phỉ báng và bảo vệ quyền và danh dự của người
khác.

- Holocaust Denial và quy định pháp lý : Một số quốc gia, như Pháp, Đức, Bỉ và nhiều
quốc gia khác, đã quy định việc phủ nhận và chối bỏ diệt chủng trong lịch sử là một tội
phạm trong luật hình sự quốc gia của họ. Lý do chính là để bảo vệ quyền và danh dự của
những người bị ảnh hưởng bởi Holocaust, và ngăn chặn sự phân biệt chủng tộc và kích
động căm thù.

- Luật nhân quyền quốc tế và chống lại diệt chủng : Các quy định chống lại phủ nhận
diệt chủng trong lịch sử không thuộc quyền tuyệt đối của quốc gia, mà phải được đánh
giá dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế. Các hiệp định và công ước quốc tế, chẳng hạn
như Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD) và Công ước Quốc
tế về loại trừ hình thức Ủng hộ và Sự khuyến khích của tổ chức, đã tạo ra cơ sở pháp lý
để chống lại diệt chủng và sự phân biệt chủng tộc.

- Tranh luận về quy định: Có những tranh cãi xung quanh việc quy định chống lại phủ
nhận diệt chủng trong lịch sử. Một số người cho rằng việc hạn chế tự do ngôn luận có thể
vi phạm quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên, các quy định này cũng có thể được coi là một
biện pháp để ngăn chặn sự phân biệt chủng và kích động căm thù, bảo vệ quyền và danh
dự của những người bị ảnh hưởng bởi diệt chủng.Các quốc gia châu Âu như Pháp, Đức
và Bỉ đã thiết lập các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến chống lại phủ nhận diệt
chủng trong lịch sử. Ví dụ, ở Pháp, việc phủ nhận Holocaust được xem như một tội phạm
và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đức cũng có các quy định tương tự, trong đó
việc phủ nhận diệt chủng được coi là vi phạm của Điều khoản 130 của Bộ luật Hình sự
Đức. Việc một số quốc gia này quy định việc phủ nhận, chối bỏ diệt chủng là một tội
phạm trong luật hình sự quốc gia cũng là một chủ đề phức tạp và tranh cãi dưới góc độ
luật nhân quyền quốc tế:

1. Bảo vệ quyền và danh dự:


Quy định việc phủ nhận diệt chủng được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và danh dự của những
người bị ảnh hưởng bởi diệt chủng. Việc phủ nhận diệt chủng có thể gây ra sự đau thương
và sự phân biệt chủng tộc, và có thể bị coi là một hành vi xâm phạm quyền sống và quyền
con người. Quy định này nhằm ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai lệch và kích động
căm thù.

2. Ràng buộc tự do ngôn luận:

Tuy quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản, nhưng nó không phải là tuyệt đối. Quyền tự
do ngôn luận cũng có giới hạn, đặc biệt khi vi phạm quyền và sự an toàn của người khác.
Việc quy định phủ nhận diệt chủng trong lịch sử có thể được coi là một sự ràng buộc hợp
lý để đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ quyền của những người bị ảnh hưởng.

3. Sự đa dạng quốc tế:

Quy định phủ nhận diệt chủng trong lịch sử khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và ngữ
cảnh. Một số quốc gia đã áp đặt quy định hình sự để trừng phạt việc phủ nhận diệt chủng,
trong khi các quốc gia khác đã lựa chọn các biện pháp khác như tăng cường giáo dục và
nghiên cứu lịch sử để đối phó với sự phủ nhận. Sự đa dạng này cho thấy sự khác biệt
trong tiếp cận và ưu tiên của các quốc gia với tự do ngôn luận và bảo vệ quyền con
người.

4. Cân nhắc giữa quyền tự do ngôn luận và bảo vệ:

Quy định việc phủ nhận diệt chủng trong lịch sử đặt ra thách thức trong việc cân nhắc
giữa quyền tự do ngôn luận và bảo vệ quyền và danh dự của những người bị ảnh hưởng.
Điều này yêu cầu một sự cân bằng hợp lý giữa các giá trị quan trọng và đôi khi có thể tạo
ra tranh cãi và tranh luận về phạm vi và hiệu quả của quy định.

== > Tóm lại, việc một số quốc gia quy định việc phủ nhận, chối bỏ diệt chủng trong lịch
sử là một tội phạm trong luật hình sự quốc gia đặt ra nhiều câu hỏi và tranh luận về quyền
tự do ngôn luận và bảo vệ quyền con người. Quy định này phản ánh sự cân nhắc giữa các
giátrị quan trọng như sự tôn trọng, bảo vệ quyền và danh dự của những người bị ảnh
hưởng và quyền tự do ngôn luận. Cách tiếp cận và quyết định của mỗi quốc gia trong
việc đối phó với việc phủ nhận diệt chủng có thể khác nhau, và điều này phụ thuộc vào
giá trị, ngữ cảnh và quan điểm về nhân quyền của từng quốc gia.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều có quy định chống lại phủ nhận diệt chủng
trong lịch sử. Một số quốc gia có quy định tương tự, như Ba Lan và Áo, trong khi một số
quốc gia khác như Hoa Kỳ và Anh Quốc không có quy định pháp lý cụ thể về việc này.
Trong những trường hợp không có quy định pháp lý, việc chống lại phủ nhận diệt chủng
thường dựa trên các biện pháp khác như giáo dục, nghiên cứu lịch sử và tạo ra nhận thức
cộng đồng.

Đáng lưu ý là quy định chống lại phủ nhận diệt chủng trong lịch sử có thể gặp phản đối
và tranh cãi từ một số phía, đặc biệt là liên quan đến quyền tự do ngôn luận và quan điểm
cá nhân. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong việc áp dụng quy định này giữa các quốc
gia và trong các môi trường chính trị và xã hội khác nhau.

=> Kết luận: Quy định chống lại phủ nhận diệt chủng trong lịch sử từ góc độ luật nhân
quyền quốc tế là một vấn đề phức tạp. Mặc dù quyền tự do ngôn luận là quan trọng,
nhưng nó cũng có giới hạn để bảo vệ quyền và danh dự của người khác và ngăn chặn sự
phân biệt chủng tộc. Quy định này đưa ra biện pháp pháp lý để đối mặt với sự phủ nhận
diệt chủng, đồng thời tôn trọng quyền tự do ngôn luận và luật nhân quyền quốc tế.

Câu 76 : Có quốc gia tìm cách ngăn ngừa người tỵ nạn vào nước mình, thậm chí đẩy
người tị nạn trở lại nước họ, với lý do là không đủ nguồn lực để cưu mang người tị
nạn.Bình luận về việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

Theo Công ước về vị thế của người tị nạn, người tị nạn là người có mối lo sợ chính đáng
về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì mối liên hệ thành
viên với một tổ chức xã hội nhất định, theo một quan điểm chính trị nhất định; do đó sinh
sống bên ngoài quốc gia mà mình có quốc tịch, và không có mong muốn đặt mình dưới
sự bảo vệ của quốc gia này..

Đối với hành vi quốc gia sở tại đẩy người tị nạn trở lại nước họ, với bất kỳlý do gì, đều vi
phạm nghiêm trọng nguyên tắc phòng tránh trả về (non-refoulement), đây là một trong
những nguyên tắc quan trọng nhất của luật nhân quyền quốc tế là quyền sống và an toàn
của con người. Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo rằng mọi người có quyền được sống
và an toàn mà còn đề cao việc tránh xa họ khỏi nguy cơ nguy hiểm, bạo lực và đe dọa
tính mạng.

Theo nguyên tắc này, không ai được trả lại hoặc đẩy ngược người tị nạn về quốc gia nơi
họ có thể đối mặt với nguy cơ bị tra tấn, xâm hại hoặc đe dọa tính mạng. Đây là một
nguyên tắc rất quan trọng để đảm bảo rằng người tị nạn được đối xử với sự nhân đạo và
công bằng.

Bên cạnh đó, Hiệp định Quốc tế về Người Tị nạn cũng rõ ràng quy định rằng các quốc
gia có trách nhiệm bảo vệ và giúp đỡ người tị nạn mà không phân biệt về quốc tịch, tôn
giáo hoặc quốc gia xuất xứ. Việc từ chối tiếp nhận hoặc đẩy ngược người tị nạn trở lại
quê hương vì lý do không đủ nguồn lực là vi phạm trực tiếp Hiệp định này.
Cụ thể hơn, tại khoản 1 điều 31 công ước về vị thế của người tị nạn “Các quốc gia thành
viên Công ước không được trục xuất người tị nạn đang ở một cách hợp pháp trong lãnh
thổ của mình, ngoại trừ những lý do về an ninh quốc gia hay trật tự công cộng.” mà kể cả
trong trường hợp họ vi phạm những vấn đề an ninh quốc gia nước sở tại một cách nghiêm
trọng, tại khoản 3 điều 31 có viết “Các quốc gia thành viên Công ước phải cho phép
người tị nạn đó một khoảng thời gian hợp lý để người ấy tìm kiếm sự chấp nhận cho phép
nhập hợp pháp vào một quốc gia khác.” Điều này chứng tỏ rằng không một quốc gia nào
được phép vi phạm những quyền có trong công ước trên, kể cả những bên không ký vào
công ước.

Mặc dù đã có những quy định rất cụ thể về việc cấm gửi trả lại người tị nạn, nhưng hiện
hành ngày nay, vẫn còn nhiều nước do số lượng người tị nạn quá nhiều làm giảm chất
lượng cuộc sống của dân bản địa, và là gánh nặng của đất nước đó, nên họ từ chối, hoặc
là ngăn chặn người tị nạn vào nước của mình.

Điều này cũng là một vấn đề nan giải hiện nay, có thể kể đến như các nước châu âu hiện
nay và Mỹ. Nói đây là một vấn đề nan giải, bởi vì hiện nay luật quốc tế chưa có chế định
nào về điều này, và khả năng có được một công ước về điều này là rất khó. Vậy nên hoạt
động này hiện nay tùy vào các nước.

Tóm lại, việc ngăn chặn người tị nạn và đẩy họ trở lại quê hương với lý do không đủ
nguồn lực không chỉ vi phạm luật nhân quyền quốc tế mà còn đe dọa tính mạng và an
toàn của những người đang tìm kiếm sự an toàn. Cần phải có sự hợp tác toàn cầu và các
biện pháp nhân bản để giải quyết vấn đề này một cách công bằng và nhân đạo.

Câu 77 : Trình bày những quy định lquan đến quyền của người khuyết tật trong pháp
luật VN

- Khái niệm người khuyết tật hiện đang là một khái niệm gây rất nhiều tranh cãi ở các
quốc gia và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về người khuyết tật áp dụng
chung cho các nước. Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quan điểm khuyết tật, những
quy định liên quan tới tình trạng và mức độ khuyết tật, cũng như cách sử dụng từ ngữ
diễn tả.

- Ở Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở
về trước chúng ta vẫn dùng song song hai từ này trên cả phương tiện truyền thông đại
chúng và văn bản pháp quy. Tuy nhiên, trong các pháp lệnh trước đây của Nhà nước Việt
Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng. Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã
chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có
liên quan.
- Theo khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 thì: “Người khuyết tật là người bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện
dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”

- Người khuyết tật thuộc nhóm người dễ bị tổn thương và theo cách phân loại theo chủ
thể của quyền, thì quyền của người khuyết tật nằm trong quyền của nhóm. Nếu như
quyền cá nhân được hiểu là các quyền thuộc về mỗi cá nhân, bất kể họ có hay không là
thành viên của bất kỳ một nhóm xã hội nào và việc hưởng thụ các quyền này là tùy thuộc
ý chí của mỗi cá nhân thì ngược lại, theo nghĩa rộng của nó, quyền của nhóm được hiểu
là những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để
được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải thực
hiện cùng với các thành viên khác của nhóm. Người khuyết tật cũng có các quyền cơ bản
về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

- Nếu quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách
quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế thì khái niệm quyền của người khuyết tật có thể được hiểu như sau:
Quyền của người khuyết tật bao gồm các quyền tự do cơ bản của con người, là phẩm giá,
nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người – với tư cách là thành viên của cộng
động nhân loại và được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt với tư cách là nhóm người đặc thù dễ
bị tổn thương bởi sự khuyết tật, được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia.

- Quyền lợi cơ bản của người khuyết tật

• Quyền bđẳng trước pluật và đc pluật bảo vệ một cách bình đẳng: Người khuyết
tật có quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không bị phân biệt
đối xử trên cơ sở khuyết tật.

• Quyền sống: Người khuyết tật có quyền được sống, được bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ưu đãi về y tế theo quy định của
pháp luật.

• Quyền tự do và an toàn cá nhân: Người khuyết tật có quyền tự do đi lại, cư trú,


học tập, lao động, kinh doanh, tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia các hoạt động văn
hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ công theo quy định của
pháp luật.

• Quyền được bvệ, csóc và gdục: Người khuyết tật có quyền đc bvệ, chăm sóc và
giáo dục để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, nhân cách
và các mối quan hệ xã hội.
• Quyền lao động và việc làm: Người khuyết tật có quyền lao động và việc làm
bình đẳng như người không khuyết tật. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho
người khuyết tật tham gia lao động, việc làm, được đào tạo nghề, hỗ trợ trong quá
trình lao động, việc làm.

• Quyền tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: Người khuyết
tật có quyền tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được hưởng
lợi ích từ các hoạt động đó theo quy định của pháp luật.

• Quyền được hưởng an sinh xh: Ng khuyết tật có quyền đc hưởng trợ cấp xh, htrợ
kinh tế, chăm sóc y tế, gdục, đtạo nghề, tạo vc làm, nhà ở, các dvụ văn hóa, thể
thao, giải trí, tiếp cận thông tin, sử dụng công trình công cộng, phương tiện giao
thông công cộng theo quy định của pháp luật.

- Quyền lợi đặc thù của người khuyết tật được thể hiện rõ trong điều 4 Luật người
khuyết tật 2010:

“ Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d) Được csóc skhỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm,
trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông,
công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù
hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp
luật.”

* Ngoài ra, còn 1 số các quyền khác như:

• Quyền được phục hồi chức năng. Người khuyết tật có quyền được phục hồi chức
năng để giảm nhẹ hoặc loại bỏ những khó khăn trong sinh hoạt, học tập, lao động,
việc làm, tham gia các hoạt động xã hội.
• Quyền được tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông công cộng.
Công trình công cộng, phương tiện giao thông công cộng phải được thiết kế, xây
dựng, cải tạo, nâng cấp đảm bảo người khuyết tật tiếp cận thuận lợi.

• Quyền được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí. Người khuyết tật
có quyền tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí phù hợp với khả năng
của mình.

• Quyền được bảo vệ, chăm sóc đối với người khuyết tật đặc biệt. Người khuyết
tật đặc biệt, bao gồm người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người
khuyết tật tâm thần, người khuyết tật nhiễm HIV/AIDS, người khuyết tật là trẻ em,
người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai, được Nhà nước ưu tiên bảo
vệ, chăm sóc.Các quy định về quyền của người khuyết tật được ghi nhận trong
nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, bao gồm:

Luật Người khuyết tật năm 2010

Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006

Luật Giáo dục năm 2019

Luật Việc làm năm 2013

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Luật Bảo hiểm y tế năm 2008

Luật Người cao tuổi năm 2009

Luật Trẻ em năm 2016

Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS năm 2006

Việc bảo đảm quyền của người khuyết tật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn
xã hội. Nhà nước có trách nhiệm ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật bảo đảm
quyền của người khuyết tật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, thực
hiện quyền của người khuyết tật.

Câu 78 : Tbày tiến trình và ndung của cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về nhân quyền
(UPR).

1. Tiến trình
Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể về nhân quyền (Universal Periodic Review - UPR) là
một quy trình đánh giá nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (UN) áp dụng cho tất cả các
thành viên của UN. UPR được thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia tuân thủ và thúc đẩy
nhân quyền trong lãnh thổ của mình.

Tiến trình UPR bao gồm các bước chính:

Bước 1. Gửi bcáo qgia: Mỗi qgia thành viên của UN phải gửi báo cáo quốc gia tự
nguyện cho UN, báo cáo này bao gồm tình hình nhân quyền trong nước và các
biện pháp đã và đang được thực hiện để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Báo cáo
này cần được chuẩn bị một cách toàn diện và có sự tham gia của các bên liên quan,
bao gồm các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ.

Bước 2. Đánh giá định kỳ: Quá trình UPR bao gồm việc các quốc gia thành viên
đưa ra các đề xuất, đánh giá và góp ý đối với quốc gia được xem xét. Các đánh giá
này được thể hiện trong các báo cáo và đánh giá độc lập từ các cơ quan nhân
quyền của UN, các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ, và các quốc gia khác.

Bước 3. Phiên đối thoại tương tác: Mỗi quốc gia được xem xét sẽ tham gia vào
phiên đối thoại tương tác tại Hội đồng Nhân quyền của UN. Trong phiên này, các
quốc gia khác sẽ đưa ra câu hỏi, đánh giá và đề xuất cho quốc gia đang được xem
xét. Quốc gia được xem xét cũng có cơ hội trả lời và giải thích các biện pháp và
chính sách đã được thực hiện.

Bước 4. Đề xuất và chấp nhận các đề nghị: Sau phiên đối thoại tương tác, các qgia
tgia sẽ đưa ra đề xuất và đề nghị cho quốc gia đang được xem xét nhằm cải thiện
tình hình nhân quyền. Quốc gia được xem xét có thể chấp nhận, chấp nhận một
phần hoặc không chấp nhận các đề nghị này.

Bước 5. Theo dõi và thực hiện: Sau phiên UPR, quốc gia được xem xét cần theo
dõi và thực hiện các cam kết và đề nghị đã được chấp nhận. Các cơ quan nhân
quyền của UN và các bên liên quan sẽ theo dõi việc thực hiện và đưa ra đánh giá
trong các chu kỳ UPR tiếp theo.

2. Hoạt động của UPR

- UPR áp dụng theo chu kỳ 5 năm, bắt đầu từ năm 2008.

- Trong mỗi chu kỳ 5 năm, các quốc gia sẽ được chia thành các nhóm để đánh giá theo
từng năm.
- Số lượng quốc gia được đánh giá trong mỗi năm thay đổi tùy thuộc vào tổng số quốc
gia, nhưng thông thường khoảng 16 quốc gia/năm.

- Qtrình đgiá diễn ra trong 3 vòng: qgia được đánh giá trả lời câu hỏi bằng văn bản
trước 1 tháng; phiên họp diễn ra trg 3,5 giờ với sự tham gia của quốc gia được đánh
giá; sau đó là báo cáo kết luận.

- Kết thúc mỗi ckỳ 5 năm, các qgia sẽ được đgiá lại trong chu kỳ mới, tuân theo cùng
nguyên tắc trên.

- Hiện tại đang diễn ra chu kỳ thứ 4 từ 2022-2026, sau đó sẽ bước vào chu kỳ thứ 5 từ
2026-2031,...

== > Như vậy, UPR sẽ diễn ra liên tục theo chu kỳ 5 năm một lần đối với mỗi quốc gia,
bảo đảm tính minh bạch, toàn diện và bình đẳng trong việc theo dõi, đánh giá tình hình
nhân quyền của tất cả các quốc gia.

3. Nội dung

( 1 ) . Thúc đẩy tính phổ quát của quyền con người: UPR nhằm thúc đẩy tính phổ
quát, phụ thuộc lẫn nhau, không thể chia cắt và liên quan đến nhau của tất cả các
quyền con người.

( 2 ) . Hợp tác dựa trên thông tin khách quan và đáng tin cậy: UPR là một cơ chế
hợp tác dựa trên thông tin khách quan và đáng tin cậy và đối thoại tương tác.

( 3 ) . Đảm bảo mức độ phổ quát và đối xử bình đẳng: UPR đảm bảo mức độ phổ
quát (áp dụng với tất cả các quốc gia) và đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia.

( 4 ) . Quá trình liên chính phủ.

Nội dung của UPR tập trung vào tình hình nhân quyền tổng thể của mỗi quốc gia và bao
gồm các khía cạnh như tự do ngôn luận, quyền công dân, quyền sở hữu, quyền bình đẳng
giới, quyền tôn giáo và quyền văn hóa. Đánh giá cũng xem xét các biện pháp đã và đang
được thực hiện để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, bao gồm việc thực hiện các quyền và
tổ chứcxã hội, đảm bảo an ninh và sự phát triển bền vững, và đối phó với các vấn đề nhân
quyền cụ thể mà quốc gia đó đang đối mặt.

Ngoài ra, UPR cũng xem xét các cam kết quốc tế về nhân quyền mà quốc gia đã chấp
nhận, bao gồm việc thực hiện các công ước, hiến chương và các công cụ quốc tế khác
liên quan đến nhân quyền.
Từ quá trình UPR, quốc gia được xem xét nhận được gợi ý, đề xuất và đánh giá từ các
quốc gia khác và cộng đồng quốc tế, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và thúc đẩy
tiến bộ trong lĩnh vực này.

Qua đó, UPR đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường ý thức về nhân quyền, thúc
đẩy sự tham gia của các bên liên quan và tạo ra áp lực quốc tế để cải thiện tình hình nhân
quyền trong các quốc gia thành viên của UN.

Câu 79 : Trình bày vị trí, vai trò của Hội đồng Kinh tế-Xã hội trong cơ chế bảo vệ, thúc
đẩy nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

1. Vtrí của Hội đồng Kinh tế - Xã Hội trong cơ chế bvệ, thúc đẩy nhân quyền của
LHQ.

Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) là một trong 5 cơ quan quan trọng
của Liên Hợp Quốc, có trách nhiệm thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội gia
thanh viên, bao gồm 14 ủy ban chuyên môn, ủy ban có chức năng và ủy ban khu vực trực
thuộc Liên Hợp Quốc. ECOSOC có 54 thành viên và tổ chức một cuộc họp lớn kéo dài 4
tuần vào tháng 7 hàng năm.  ECOSOC không phải là cơ quan chuyên trách về nhân
quyền, song nó có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động của Liên Hợp Quốc đều được
thực hiện với tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Ngoài ra, còn có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các cơ quan khác của Liên Hợp
Quốc liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội và quyền con người. Hiện nay, ECOSOC
có năm loại ủy ban khu vực, các ủy ban thường trực, các ủy ban chuyên môn, các ủy ban
hành chính điều phối.

Như vậy, có thể thấy ECOSOC là một cơ quan có vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng lớn
đến cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

2. Vai trò của Hội đồng Kinh tế - XH trong cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền của
LHQ.

Vai trò của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) trong cơ chế bảo vệ,
thúc đẩy nhân quyền của Liên Hợp Quốc là rất quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một
số vai trò chính của ECOSOC:

• Đề xuất các khuyến nghị về nhân quyền đến Đại hội đồng và các quốc gia thành
viên, cũng như soạn thảo các công ước quốc tế về nhân quyền thuộc lĩnh vực kinh
tế, xã hội và văn hóa . ECOSOC cũng có quyền yêu cầu các quốc gia thành viên
báo cáo về tình hình thực hiện các quyền con người trong lãnh thổ của họ.
• Có quyền thành lập các ủy ban chuyên môn về nhân quyền, như Ủy ban Nhân
quyền, Ủy ban Pháp quyền và Hòa bình Xã hội, Ủy ban Phòng chống Tội ác và
Pháp luật, v.v. Các ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, giám sát, điều tra và đưa
ra các khuyến nghị về các vấn đề nhân quyền cụ thể, cũng như xử lý các khiếu nại
về vi phạm nhân quyền từ các cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia .

• Phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, như Tổ
chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên Hợp Quốc, v.v. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền con người trong các lĩnh vực cụ thể, cũng như
hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của
họ .

• Tạo ra các diễn đàn để các quốc gia thành viên, các tổ chức chuyên môn, các cơ
quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác trao
đổi, thảo luận và hợp tác về các vấn đề kinh tế, xã hội và nhân quyền quốc tế. Một
số diễn đàn nổi bật của ECOSOC là Phiên họp hàng năm, Phiên họp đặc biệt,
Phiên họp chuyên đề, Hội nghị cấp cao, Hội nghị thượng đỉnh, v.v .

• Bên cạnh đó, còn phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp
Quốc, thông qua, tham khảo và khuyến nghị với các tổ chức đó, cũng như khuyến
nghị với Đại hội đồng và các thành viên Liên Hợp Quốc. Các tổ chức chuyên môn
của Liên Hợp Quốc là các tổ chức quốc tế liên chính phủ, có trách nhiệm quốc tế
rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc
và có quan hệ với Liên Hợp Quốc thông qua một hiệp định hợp tác song phương,
do ECOSOC, thay mặt Liên Hợp Quốc ký kết.

== > Như vậy, ta có thể thấy rằng Hội đồng Kinh tế - Xã Hội Liên Hợp Quốc là một cơ
quan có ảnh hưởng lớn đến cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc, bằng cách đề xuất,
soạn thảo, phối hợp và giám sát các chính sách, công ước, hoạt động và tổ chức liên quan
đến nhân quyền. Hội đồng Kinh tế - Xã Hội Liên Hợp Quốc cũng là một diễn đàn để các
quốc gia thành viên, các tổ chức chuyên môn và các bên liên quan khác trao đổi, thảo
luận và hợp tác về các vấn đề kinh tế, xã hội và nhân quyền quốc tế.

Câu 80 : Phân tích khái niệm “sự phân biệt đối xử với phụ nữ” trong Điều 1 Công ước
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ" nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn
chế nào được đề ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn
hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, được
công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác, trên cơ sở
bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.

*Sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ là 1 khái niệm rất rộng với một số đặc điểm
như sau:

- Chỉ khi nào sự phân biệt đối xử gây tổn hại hoặc vô hiệu hóa các QCN của phụ
nữ -> khi ấy mới mang nghĩa tiêu cực (đòi hỏi có hậu quả tiêu cực xảy ra)

- “Hạn chế”: đc hiểu là sự giới hạn hoặc giảm bớt một cách tùy tiện, bằng pháp
luật hoặc bằng các hành vi thực tế, các quyền tự do cơ bản của phụ nữ đã được
Pháp luật Quốc tế thừa nhận

- “Loại trừ” đc hiểu là sự phủ nhận hoàn toàn các quyền + tự do cơ bản của phụ nữ
( VD: phụ nữ không đc tham gia vào các hoạt động chính trị, không đc đi học
(mấy nước hồi giáo))

- “Tổn hại” tức là chỉ những hậu quả dẫn tới sự hạn chế trong việc thực hiện, công
nhận và hưởng thụ các QCN (VD: Phụ nữ k đc đtạo đầy đủ thì -> tư tưởng của họ
k thông suốt / Ở Trung Quốc đã từng có thời điểm phụ nữ thích ctrai hơn cgái ->
nếu mà đẻ con gái thì người ta sẽ có định kiến không tốt, phân biệt đối xử với đứa
trẻ ấy.)

- “Vô hiệu hóa” tức là việc thụ hưởng quyền + tự do của phụ nữ bị shutdown hoàn
toàn, không thể thực hiện được (VD: quyền học tập của nữ giới bị vô hiệu hóa nếu
như những trẻ em gái ko đc đến trường )

=> Thông qua những đặc điểm này, ta có thấy mức độ gia tăng về sự đối xử khác biệt
giữa nam với nữ; dù vô tình hay cố tình, nhằm làm tổn thương hoặc gây cản trở, gây hạn
chế, loại trừ hoặc vô hiệu hóa các QCN của phụ nữ .

Các hành vi này phải gắn liền với hậu quả tiêu cực: QCN của phụ nữ bị tổn hại; hoặc
bị cản trở (có tính chủ đích) hoặc vô hiệu hóa khả năng thực thi quyền của nữ giới

Các hành động đối xử khác biệt này dựa trên cơ sở phân biệt về giới tính, tình trạng
sức khỏe hoặc vị thế xã hội của họ trong từng bối cảnh cụ thể (Tức là trong một cộng
đồng, một quốc gia mà có những biểu hiện, hành vi đối xử khác biệt giữa nam và nữ
nhưng không gần với hệ quả -> Thì đó không được coi là phân biệt đối xử)

+) Hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ có thể mang tính “chủ đích” -> hành vi
được thực hiện 1 cách trực tiếp với những mục tiêu hướng tới rõ ràng.
+) Hành vi phân biệt đối xử cũng có thể “không mang tính chủ đích” -> hành vi ấy
xuất phát từ nhận thức sai lầm về bình đẳng giới với đàn ông.

Câu 81 : Phân tích các ngtắc trong Điều 3 Công ước về quyền của người khuyết tật
(CRPD).

Điều 3 của công ước về quyền của người khuyết tật bao hàm 8 nguyên tắc chung của
công ước, bao gồm:

a. Tôn trọng nhân phẩm vốn có, quyền tự chủ của cá nhân, trong đó có tự do lựa
chọn, và tôn trọng sự độc lập của cá nhân

- Nguyên tắc đầu tiên tại điều 3, đưa ra yêu cầu về sự tôn trọng nhân phẩm vốn có, quyền
tự chủ của mỗi cá nhân, bởi vì điều hiện hữu khi đa phần xã hội nhìn vào người khuyết
tật là họ bị khiếm khuyết về cơ thể, hoặc là khiếm khuyết về năng lực hành vi, dẫn tới
không thể tự chủ trong hoạt động thường ngày, thực trạng này dẫn tới hành vi gây hại và
trái ý của người khuyết tật. Chính vì vậy, nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền tự chủ
và tự do là nguyên tắc đầu tiên.

b. Không phân biệt đối xử

- Cấm phân biệt đối xử với bất cứ người thuộc giới nào, chủng tộc nào, giai cấp nào là
một trong các nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, kế thừa những nguyên tắc
đó, công ước về quyền của người khuyết tật cũng nêu lên về sự không phân biệt đối xử.
Không phân biệt đối xử là điều cốt yếu, quan trọng để giúp cho người khuyết tật được
sống, làm việc tỏng môi trường tốt nhất.

c. Tham gia và hòa nhập trọn vẹn và hữu hiệu vào xã hội;

- Nguyên tắc thứ ba rất rõ ràng, không được phân biệt đối xử với người bị khuyết tật, bởi
vì bản chất khi khiếm khuyết, họ cần sự bình đẳng, nhìn nhận như một con người thực
thụ. Từ đó, họ có toàn quyền tham gia, hòa nhập cùng với xã hội. Nhưng hiện nay, quyền
này khi áp dụng vào trong xã hội vẫn còn nhiều sự nhức nhối, ngay tại Việt Nam, có rất
nhiều nơi không cho người đi xe lăn vào chỉ để tránh người khác vi phạm pháp luật,
chính nhà nước là người khước từ các quyền của họ.

d. Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật là bộ phận của nhân loại có
tính đa dạng;

Tôn trọng sự khác biệt là điều mà bất cứ người bị khuyết tật nào đều mong muốn, có thể
nói là khát vọng của họ trong một xã hội nhiều thành phần, việc chấp nhận người khuyết
tật là một bộ phận của nhân loại có tính đa dạng là việc cấp thiết của mỗi quốc gia hiện
nay.

e. Điều 3 của Công ước về quyền của người khuyết tật nêu rõ nguyên tắc "Bình
đẳng về cơ hội":

Bình đẳng về cơ hội ám chỉ việc tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi để người khuyết
tật có thể tham gia hoặc tiếp cận các hoạt động, dịch vụ và cơ hội như bất kỳ ai khác
trong xã hội.

Mục tiêu của nguyên tắc này là loại bỏ mọi hạn chế về quyền tham gia và tiếp cận của
người khuyết tật, đảm bảo rằng họ có thể tận hưởng các quyền và tự do cơ bản như mọi
người khác.

Nguyên tắc "Bđẳng về cơ hội" đòi hỏi các qgia phải đbảo rằng người khuyết tật được
bình đẳng trước pháp luật và hưởng đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và
văn hóa như mọi người khác.

Điều này bao gồm việc loại bỏ mọi hạn chế pháp lý và biện pháp không công bằng nào
gây ra sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật.

Điều này bao gồm việc đảm bảo quyền được làm việc, giáo dục, vui chơi, thể thao, văn
hóa, giải trí và các hoạt động khác của cuộc sống xã hội một cách bình đẳng và không bị
phân biệt đối xử.

f. Nguyên tắc "Dễ tiếp cận" (Accessibility) trong Điều 3 của Công ước về quyền của
gười khuyết tật tập trung vào việc đảm bảo rằng người khuyết tật có quyền tiếp cận
môi trường vật lý, thông tin, công nghệ và các dịch vụ một cách dễ dàng:

Dễ tiếp cận ám chỉ việc tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi để người khuyết tật có
thể tiếp cận, sử dụng và tận hưởng các dịch vụ, sản phẩm và thông tin một cách thuận lợi
và đầy đủ.

Mục tiêu của nguyên tắc này là loại bỏ các rào cản và hạn chế mà người khuyết tật có thể
gặp phải khi cố gắng tiếp cận các tài nguyên và quyền lợi cơ bản.

Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các thanh trượt, thang máy, lối vào phẳng, bãi đỗ
xe dành riêng và các biện pháp khác nhằm đảm bảo sự tiếp cận và di chuyển thuận lợi
cho người khuyết tật.

Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng các tài liệu, văn bản và thông tin trên các trang
web, ứng dụng và các phương tiện truyền thông khác được cung cấp dưới các hình thức
và công nghệ dễ tiếp cận như văn bản nổi, phần mềm hỗ trợ đọc màn hình và các công
nghệ khác.

g. Nguyên tắc "Bình đẳng giữa nam và nữ" (Equality between men and women)
trong Điều 3 của Công ước về quyền của người khuyết tật (Convention on the
Rights of Persons with Disabilities) nhấn mạnh việc đảm bảo quyền bình đẳng và
không phân biệt đối xử giữa nam và nữ khuyết tật:

Ngtắc "Bình đẳng giữa nam và nữ" nhằm đảm bảo rằng nam và nữ khuyết tật đều được
đối xử công bằng và có quyền sở hữu, sử dụng và tận hưởng các quyền lợi và tự do cơ
bản một cách đầy đủ và bình đẳng.

Mục tiêu của nguyên tắc này là loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính
và đảm bảo rằng nam và nữ khuyết tật có cơ hội và quyền hưởng thụ các quyền lợi và cơ
hội một cách tương đương.

Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống của nam và nữ khuyết tật,
bao gồm giáo dục, việc làm, sức khỏe, tài chính, gia đình, hôn nhân, tham gia chính trị và
xã hội, v.v.

Nó bao gồm cả việc đảm bảo quyền hưởng các quyền lợi và tự do cơ bản, cũng như
quyền tiếp cận các dịch vụ và cơ hội phát triển.

Nguyên tắc "Bình đẳng giữa nam và nữ" yêu cầu các quốc gia đảm bảo rằng không có
hình thức phân biệt đối xử nào dựa trên giới tính khi cung cấp các quyền và lợi ích cho
người khuyết tật.

Nguyên tắc này khuyến khuyến tăng cường nhận thức và giáo dục về quyền bình đẳng
giữa nam và nữ khuyết tật. Quốc gia cần thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho
các cán bộ chính phủ, nhân viên y tế, giáo viên và những người làm việc trong lĩnh vực
liên quan để đảm bảo họ hiểu và thực hiện nguyên tắc này một cách đúng đắn.

h. Nguyên tắc "Tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng
quyền của trẻ em khuyết tật được giữ gìn bản sắc của mình" (Respect for the
evolving capacities of children with disabilities and respect for the right of children
with disabilities to preserve their identities) trong Điều 3 của Công ước về quyền của
người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities) nhấn mạnh
việc tôn trọng quyền tự chủ và bản sắc của trẻ em khuyết tật:

Nguyên tắc này nhấn mạnh việc tôn trọng quyền tự chủ và khả năng phát triển của trẻ em
khuyết tật. Trẻ em khuyết tật không được coi là yếu đuối hoặc không có khả năng phát
triển. Thay vào đó, họ phải được nhìn nhận là những cá nhân có khả năng tự chủ và có
thể phát triển với sự hỗ trợ thích hợp.

Nguyên tắc này đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật có quyền giữ gìn bản sắc của họ, bao
gồm văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và các yếu tố khác định danh cá nhân. Việc tôn trọng và
bảo vệ quyền này đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật không phải đối mặt với sự đồng nhất
hoặc bị ép buộc thay đổi bản sắc cá nhân của mình.

Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia phải cung cấp hỗ trợ và giáo dục phù hợp cho trẻ em
khuyết tật nhằm tôn trọng khả năng phát triển và giữ gìn bản sắc của họ. Hỗ trợ và giáo
dục cần được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ em, đồng
thời đảm bảo rằng họ có thể tham gia vào các hoạt động xã hội và giáo dục chung một
cách bình đẳng.

Câu 82 : Trình bày các quyền cơ bản của người khuyết tật theo Công ước về quyền của
người khuyết tật (CRPD).

*Nhóm quyền chung

- Quyền sống

- Quyền bình đẳng trước pháp luật

- Quyền tự do và an toàn cá nhân

- Quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư

- Quyền được tham gia vào đời sống chính trị, công cộng

- Quyền được giáo dục, quyền đc chăm sóc sức khỏe

- Quyền bình đẳng về lao động, việc làm

- Quyền được tham gia vào các hoạt động văn hóa- giải trí-thể thao

*Nhóm quyền đặc thù, áp dụng riêng đối với người khuyết tật

- Quyền được hòa nhập và hỗ trợ để hòa nhập với cộng đồng

- Quyền đc hỗ trợ để phục hồi chức năng

- Quyền được hỗ trợ đi lại

 Quyền sống
Điều 10- Quyền sống : Các quốc gia thành viên khẳng định một lần nữa rằng mọi người
đều có quyền được sống và sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm đảm cho
người khuyết tật được hưởng một cách hiệu quả quyền này trên cơ sở bình đẳng với
những người khác.

Điều 11- Tình huống nguy hiểm và tình trạng khẩn cấp nhân đạo : Phù hợp với nghĩa vụ
của mình theo luật quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế và luật quốc tế về quyền
con người, các quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự
bảo vệ và sự an toàn cho người khuyết tật trong các tình huống nguy hiểm, trong đó có
chiến tranh, tình trạng khẩn cấp nhân đạo và thiên tai.

=> Người khuyết tật thì đều có quyền được sống; được nhà nước bảo đảm phải tiến hành
các biện pháp cần thiết để bảo vệ và hỗ quyền này trên cơ sở bình đẳng với những người
khác

 Quyền bình đẳng trước Pháp luật và được Pháp luật bảo vệ một cách bình
đẳng

Điều 12- Được công nhận bình đẳng trước pháp luật

1. Các quốc gia thành viên khẳng định một lần nữa rằng ở bất kỳ đâu, người
khuyết tật cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật.

2. Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng người khuyết tật được hưởng năng lực
pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống.

3. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giúp người
khuyết tật tiếp cận với sự trợ giúp mà họ có thể cần đến khi thực hiện năng lực
pháp lý của mình. ĐC nhà nước hỗ trợ để thực thi năng lực pháp luật của mình

4. Phù hợp với luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải bảo
đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý dự liệu những
giới hạn thích hợp và hiệu quả để phòng ngừa lạm dụng. Những giới hạn này phải
bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý tôn trọng
quyền, ý muốn và sự lựa chọn của người liên quan, không bị ảnh hưởng bởi xung
đột lợi ích và ảnh hưởng không chính đáng, tương xứng và phù hợp với hoàn cảnh
của người liên quan, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và
thường xuyên được một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền, độc lập và
công bằng xem xét lại. Những giới hạn này phải tương xứng với mức độ mà biện
pháp hạn chế năng lực pháp lý ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người liên
quan.
5. Phù hợp với các quy định của điều này, các quốc gia thành viên tiến hành mọi
biện pháp thích hợp và hữu hiệu để bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết
tật trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản, kiểm soát tài chính của mình, tiếp cận
bình đẳng đối với các khoản vay ngân hàng, cầm cố hoặc các hình thức tín dụng
tài chính khác, và phải bảo đảm rằng người khuyết tật không bị tùy tiện tước đoạt
quyền sở hữu.

 Quyền tự do và an toàn cá nhân

Điều 14- Tự do và an toàn cá nhân

1. Các qgia thành viên phải bđảm rằng trên csở đẳng với những người khác, người
khuyết tật đc:

a. Hưởng quyền tự do và an toàn cá nhân;

b. K bị tước đoạt tự do một cách trái pháp luật hoặc tùy tiện, mọi sự tước đoạt tự
do đều phải phù hợp với pháp luật, và việc một người có khuyết tật không bao giờ
biện minh được cho hành động tước đoạt tự do.

2. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng nếu người khuyết tật bị tước đoạt tự
do sau bất kỳ thủ tục nào, họ vẫn được bảo vệ theo luật quốc tế về quyền con người
trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và được đối xử theo cách thức phù hợp
với mục đích và các nguyên tắc của Công ước này, trong đó có nguyên tắc tạo điều
kiện hợp lý.

 Quyền đc tôn trọng cuộc sống riêng tư

Giống như những ng bth khác, người khuyết tật cũng có quyền được bảo vệ trước những
sự can thiệp tùy tiện, trái pháp luật vào cuộc sống riêng tư, thư tín, gia đình của họ

Vấn đề tôn trọng nhà ở và gia đình là một trong những quyền về đời tư của người khuyết
tật -> Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp thích hợp và hiệu quả để xóa bỏ
sự phân biệt đối xử với người khuyết tật liên quan tới hôn nhân, gia đình, cha mẹ, họ
hàng,.....

 Quyền được hỗ trợ phục hồi chức năng

(Điều 26 CRPD) Đây là một trong những quyền đặc thù -> tạo đk cho họ đạt được và duy
trì sự độc lập ở mức tối đa năng lực nghề nghiệp, xã hội, sức khỏe thể chất + tinh thần ->
phục vụ cho việc hòa nhập trọn vẹn với xã hội
Nhà nước có nhiệm vụ phải củng cố, mở rộng các dịch vụ và chương trình hỗ trợ và phục
hồi chức năng cho người khuyết tật, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục

 Quyền về lao động và việc làm

(Điều 27): Các quốc gia thành viên phải ngăn cấm sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở
khuyết tật trong việc tuyển dụng, thuê và nhận vào việc làm, duy trì việc làm, thăng tiến,
đào tạo nâng cao tay nghề,...vv. (ngoại trừ một số lĩnh vực nghề nghiệp có quy định đặc
thù về điều kiện thể chất)

 Quyền được hỗ trợ để sống động lập và hòa nhập vào cộng đồng

(điều 9-19-20) Người khuyết tật không bị bắt buộc phải sống ở một nơi nuôi dưỡng cụ
thể mà có quyền sống trong cộng đồng; có quyền chọn nơi sinh sống, quyền chọn người
sống cùng, quyền tiếp cận 1 cách bình đẳng với các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác

Các QG có NV xóa bỏ những rào cản khiến cho ng khuyết tật ko thể tiếp cận đc vs các
môi trường vật chất ; bảo đảm rằng các cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ cho công chúng
phải cân nhắc đến khả năng tiếp cận của ng khuyết tật

Cộng đồng được khuyến khích thiết kế, phát triển, sx và phân phối những công nghệ và
hệ thống thông tin, truyền thông dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu cho người khuyết tật

Câu 83 : Liệt kê và phân loại những quyền nêu trong Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966)

1. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966) là
gì?

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966) là một hiệp
ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1966 và có hiệu lực từ
năm 1976. Công ước này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người liên quan đến các
lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm quyền tự quyết của các dân tộc, quyền bình
đẳng giữa nam và nữ, quyền công đoàn, quyền an sinh xã hội, quyền bảo vệ gia đình,
quyền được đảm bảo mức sống phù hợp, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục
và quyền tham gia vào các hoạt động văn hóa. Công ước này là một phần của Bộ Luật
Nhân quyền Quốc tế, cùng với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước này được đặt dưới sự giám sát của Ủy ban các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc.

Hiện nay, đã có 171 quốc gia tham gia Công ước này, trong đó có Việt Nam, phê chuẩn
vào năm 1982.
2. Liệt kê:

Các quyền kinh tế:

1. Quyền lao động: Khoản 1 Điều 6: "Công nhận quyền mn có vc lm mà họ chọn or chấp
nhận tự do".

2. Quyền gia nhập liên đoàn lao động: Khoản 1 Điều 8: "Quyền thành lập và gia nhập
công đoàn để bảo vệ lợi ích của người lao động".

3. Quyền an sinh xã hội: Khoản 1 Điều 9: "Công nhận quyền được hưởng bảo hiểm xã
hội".

4. Quyền điều kiện làm việc công bằng: Điều 6, 7, 8: Nêu quyền này.

5. Quyền tiếp cận tài nguyên và sản xuất: Điều 11: Quyền tiếp cận tài nguyên tự nhiên

6. Quyền tiếp cận vốn và tài chính:Điều 7: Quyền tiếp cận vốn và tài chính.

Các quyền văn hóa:

1. Quyền tgia đầy đủ vào csống văn hóa: Điều 15 công nhận "quyền mn tgia vào đời sống
văn hóa".

2. Quyền thụ hưởng được bảo hộ lợi ích vchất và tthần cho những sáng tác của mình:
Khoản 1 Điều 15 quy định các bên phải công nhận quyền này.

3. Quyền hưởng được giáo dục và đào tạo về văn hóa: Khoản 1 Điều 15 yêu cầu các bên
thúc đẩy phát triển và khích lệ giáo dục...về văn hóa

4. Quyền tham gia hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa: Điều 15 công nhận quyền này
của mọi cá nhân.

5. Quyền tham gia vào văn hoá và sự tiến bộ: Điều 15: Quyền tham gia vào văn hoá và sự
tiến bộ

6. Quyền bảo vệ và phát triển văn hóa: Điều 27: Quyền bảo vệ và phát triển văn hóa

7. Quyền tiếp cận gdục và vhoá: Điều 13: Quyền tiếp cận giáo dục / Điều 14: Quyền tiếp
cận văn hoá

8. Quyền bvệ quyền tgiả: Điều 15: Quyền tgia vào csống văn hoá và sự tiến bộ / Điều 17:
Quyền tác giả
9. Quyền thừa kế và tận hưởng kết quả công lao: Điều 15: Quyền tham gia vào cuộc sống
văn hoá và sự tiến bộ / Điều 15.1(c): Quyền tận hưởng kết quả công lao của công việc
sáng tạo.

Các quyền xã hội:

1. Quyền tiêu chuẩn sống: Điều 11: Quyền tiêu chuẩn sống

2. Quyền giáo dục: Điều 13 quy định "giáo dục phổ thông phải được áp dụng cho tất cả
mọi người...".

3. Quyền csóc skhỏe: Điều 12 quy định quyền "đc hưởng tiêu chuẩn skhỏe tchất và tthần
cao nhất".

4. Quyền an sinh xã hội: Điều 9 quy định quyền được hưởng bảo hiểm xã hội.

5. Quyền tiêu chuẩn sống tối thiểu: Điều 11 quy định quyền được "xét đến tồn tại thường
xuyên của mọi người phù hợp với nhân phẩm của con người".

6. Quyền gia đình: Điều 10 khẳng định bảo vệ gia đình là trách nhiệm của nhà nước.

4. Quyền làm việc: Điều 6: Quyền lao động tự nguyện và quyền bình đẳng trong công
việc

6. Quyền bảo vệ gia đình, mẹ và trẻ em: Điều 10: Quyền bảo vệ gia đình, mẹ và trẻ em

3. Phân loại:

-Quyền kinh tế: là những quyền liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng và phân phối
tài sản trong xã hội. Các quyền kinh tế trong ICESCR bao gồm:

· Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng.

· Quyền lao động

· Quyền được trả lương công bằng và hưởng các phúc lợi xã hội (Điều 7).

· Quyền tham gia hoạt động công đoàn và bảo vệ quyền lợi lao động (Điều 8).

· Quyền được đảm bảo mức sống phù hợp, bao gồm quyền dinh dưỡng, quyền ăn
uống, quyền mặc, quyền ở và quyền cải thiện điều kiện sống liên tục (Điều 11).

· Quyền sở hữu tài sản và không bị tước đoạt tài sản trái phép (Điều 15).
-Quyền xã hội: là những quyền liên quan đến sự phát triển của cá nhân và cộng đồng
trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, giải trí, bảo hiểm xã hội và bảo vệ
môi trường. Các quyền xã hội trong ICESCR bao gồm:

· Quyền được hưởng an sinh xã hội

· Quyền được hỗ trợ về gia đình.

· Quyền được hưởng sức khỏe về thể chất và tinh thần.

· Quyền được chăm sóc sức khỏe và y tế, bao gồm quyền được phòng ngừa, chữa
bệnh và hưởng các dịch vụ y tế cơ bản (Điều 12).

· Quyền được giáo dục, bao gồm quyền được tiếp cận giáo dục miễn phí, bắt buộc
và toàn diện ở cấp tiểu học, quyền được tiếp cận giáo dục trung học và đại học
theo năng lực, quyền được giáo dục chuyên nghiệp và quyền được tham gia giáo
dục suốt đời (Điều 13 và 14).

· Quyền tham gia hoạt động văn hóa, bao gồm quyền được tôn trọng và bảo vệ di
sản văn hóa, quyền được thưởng thức các tác phẩm văn hóa, quyền được tham gia
sáng tạo văn hóa và quyền được hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học và công nghệ
(Điều 15).

-Quyền văn hóa: là những quyền liên quan đến sự tồn tại, phát triển và bảo vệ các giá trị,
truyền thống, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và đặc trưng văn hóa của các cá nhân và
cộng đồng. Các quyền văn hóa trong ICESCR bao gồm:

· Quyền giáo dục

· Quyên tham gia đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu khoa học.

· Quyền được tôn trọng và bảo vệ các giá trị, truyền thống, ngôn ngữ, tôn giáo, tín
ngưỡng và đặc trưng văn hóa của mình và của cộng đồng mình (Điều 1 và 15).

· Quyền được tham gia hoạt động văn hóa của mình và của cộng đồng mình, bao
gồm quyền được thưởng thức, sáng tạo và hưởng lợi từ các tác phẩm văn hóa
(Điều 15).

· Quyền được tự do tôn giáo và tín ngưỡng, bao gồm quyền được thờ cúng, tổ
chức các nghi lễ, hành lễ và giáo dục tôn giáo theo niềm tin của mình (Điều 18 của
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị).
Câu 84: Trình bày vị trí, vai trò của Cao uỷ nhân quyền trong cơ chế bảo vệ, thúc đẩy
nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

a. Vị trí của Cao ủy nhân quyền

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc viết tắt là OHCHR (tiếng Anh: Office of
High Commissioner for Human Rights) là một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc do Đại hội
đồng thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1993 có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các
quyền con người được bảo hộ trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và luật quốc tế
ngay sau Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tổ chức tại Viên, Áo.

Đứng đầu Văn phòng là Cao ủy Nhân quyền chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động về
nhân quyền của toàn hệ thống Liên Hợp Quốc, đồng thời giám sát Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc.

Cao uỷ nhân quyền LHQ có hàm Phó Tổng Thư ký, do Tổng thư ký chỉ định và được
ĐHĐ chấp thuận, làm việc với nhiệm kỳ 4 năm, có thể được gia hạn thêm 1 nhiệm kỳ.

b. Vai trò của Cao ủy nhân quyền trong cơ cơ chế bảo vệ, thúc thúc đẩy nhân quyền
của LHQ

Theo Điều 4 Nghị quyết A/RES/48/141/ ngày 20/12/1993, Cao uỷ LHQ về nhân quyền
có các nhiệm vụ:

+ Thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cho tất cả mọi người

+ Đưa ra những kiến nghị cho các cquan có thẩm quyền của LHQ trg việc thúc
đẩy và bvệ qcn

+ Thúc đẩy và bảo vệ quyền được phát triển

+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động về quyền con người trong hệ thống
LHQ

+ Điều phối các chương trình giáo dục và thông tin về quyền con người của LHQ

+ Đóng vai trò tích cực nhằm loại bỏ những trở ngại cho việc hiện thực hoá các
quyền con người

+ Đóng vai trò tích cực nhằm ngăn chặn những vi phạm quyền con người

+ Tgia vào đối thoại với các chính phủ với mục đích tăng cường tôn trọng các
quyền con người
+ Hỗ trợ các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

+ Điều phối các hoạt động về quyền con người trong hệ thống LHQ

+ Xây dựng, củng cố hoạt động của bộ máy quyền con người của LHQ

- Dưới quyền điều hành trực tiếp của Cao uỷ LHQ về nhân quyền là Văn phòng Cao uỷ
LHQ về nhân quyền (viết tắt là OHCHR). Theo chương trình cải cách bộ máy LHQ, ngày
15/9/1997, Trung tâm quyền con người của LHQ được sáp nhập trở thành 1 bộ phận của
OHCHR. Về mặt nhân sự lãnh đạo, ngoài Cao Uỷ, OHCHR còn có 1 Phó Cao uỷ (tương
đương trợ lý Tổng thư ký LHQ) giúp việc. Phó Cao uỷ chịu trách nhiệm điều hành
OHCHR khi Cao uỷ vắng mặt cũng như thực hiện 1 số công việc về chuyên môn và hành
chính do Cao uỷ giao phó. Về tổ chức, ngoài văn phòng chính ở Geneva, OHCHR có 1
văn phòng ở New York, thực hiện nhiệm vụ đại diện cho Cao uỷ và triển khai các hoạt
động của OHCHR tại trụ sở chính của LHQ. Ngoài ra, OHCHR còn có các văn phòng ở
những khu vực chính trên thế giới và ở 1 số quốc gia.

Việc ghi nhận các quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc cần phải có
biện pháp và cơ chế giám sát việc thực thi các quyền trên thực tế một cách hiệu quả. Cơ
chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được hình thành để đảm bảo các chuẩn mực
quốc tế về quyền con người tương thích và được thực hiện ở mỗi quốc gia. Mục đích của
cơ chế nhằm:

- Hỗ trợ các chính phủ áp dụng chuẩn mực quốc tế và hệ thống pháp luật quốc
gia.

- Đưa ra các cơ chế nvụ để chính phủ thúc đẩy và thực hiện chuẩn mực qtế về
qcn.

-Có sự hỗ trợ kịp thời đối với các nạn nhân khi xảy ra vi phạm quyền con người.

Hệ thống giám sát việc thực hiện quyền con người gồm các bên liên quan: các tổ chức
liên chính phủ, chính phủ và phi chính phủ ở cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia và địa
phương. Ở cấp độ quốc tế, cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là các cơ quan và
các quy tắc, thủ tục, bảo vệ quyền con người của Liên hiệp quốc. Tiếp đó là cơ chế của
các tổ chức khu vực (Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Asean...). Cuối cùng là nghĩa vụ bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người của bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia.

Câu 85 : Tbày trình tự thực hiện các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp quốc.
-Bên cạnh việc tiếp nhận và xem xét các khiếu nại về vi phạm quyền con người, Đại hội
đồng, ECOSOC và UNHRC đều có thể thực hiện các hoạt động điều tra bất thường (non
- conventional investigative procedures - hay còn được gọi là các thủ tục đặc biệt) những
tình huống vi phạm quyền con người nghiêm trọng diễn ra ở một quốc gia hoặc khu vực
cụ thể. Việc điều tra này được tiến hành thông qua các nhóm công tác (working group)
hoặc các báo cáo viên đặc biệt (special rapporteur). hay các chuyên gia độc lập
(independent expert). Trong những trường hợp ngoại lệ, Tổng Thư ký cũng có thẩm
quyền chỉ định các đại diện đặc biệt (special representative) để thực hiện nhiệm vụ này.

-Các thủ tục kể trên được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 1980 theo hai hình thức: (i)
Điều tra những vấn đề nghiêm trọng về quyền con người (không hạn chế về lãnh thổ, gọi
là điều tra theo chủ đề - thematic procedures), và (ii) Điều tra những vi phạm quyền con
người nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia (gọi là điều tra theo quốc gia – country- based
procedures). Đơn vị đầu tiên được UNHRC thiết lập là Nhóm công tác về các vụ cưỡng
bức mất tích (1980). Tiếp theo đó, UNCHR đã chỉ định các báo cáo viên đặc biệt về các
hình thức hành quyết độc đoán (1982), báo cáo viên đặc biệt về tra tấn (1985), báo cáo
viên đặc biệt về các hình thức phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng (1986), báo cáo
viên đặc biệt về vấn đề lính đánh thuê (1988), Nhóm công tác về các vụ bắt giữ tuỳ tiện
(1991)... Các nhóm công tác, báo cáo viên đặc biệt kể trên có quyền tìm kiếm và tiếp
nhận thông tin có liên quan từ tất cả các nguồn có thể và quyết định các biện pháp điều
tra thích hợp để làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo với UNHRC trong phiên họp gần nhất.

Câu 86 : Có người chồng bắt vợ phải quan hệ tình dục khi người vợ không muốn, và
cho đó là hợp pháp vì thuộc về nghĩa vụ của người vợ. Bình luận về việc này dưới góc
độ luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Hvi của người chồng nêu trên là KHÔNG ĐÚNG vì:

- Dưới góc độ nhân quyền quốc tế: PL nhân quyền quốc tế từ lâu cũng đã ghi nhận một số
quyền liên quan đến tình dục. Cụ thể:

+ Điều 16 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 ghi nhận quyền bình đẳng
trong việc kết hôn, lập gia đình và trong quan hệ gia đình của nam và nữ, đồng
thời quy định nguyên tắc nền tảng là việc hôn nhân phải xuất phát từ quyết định tự
do, đồng thuận của cả hai bên.

+ Những quy định này sau đó được tái ghi nhận trong Điều 10 và Điều 23 ICCPR
và Công ước về kết hôn tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn
1964.
+ Trong Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979,
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (cùng hai NĐT bổ sung công ước này) và
một số điều ước quốc tế khác về nhân quyền đã mở rộng vấn đề bằng việc cấm
bóc lột, lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ, trẻ em và ghi nhận các quyền sinh
sản của phụ nữ.

+ Trong Tuyên bố và chương trình hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về
nhân quyền lần thứ hai họp ở Viên (Áo) năm 1993, các quyền được lựa chọn
người phối ngẫu; quyền được bình đẳng trong đời sống hôn nhân và gia đình;
quyền không bị lạm dụng, bóc lột về tình dục; quyền được lựa chọn các biện pháp
tránh thai và được hưởng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình,… một lần nữa được
đề cập và nhấn mạnh.

- Dưới góc độ pháp luật Việt Nam:

Ở VN, mặc dù quyền tình dục không được chính thức ghi nhận nhưng các quyền liên
quan đến tình dục đã được ghi nhận ở một số quy định rải rác trong nhiều văn bản luật
quan trọng, trong đó lấy nền tảng là nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về chủ
thể quyền và xuất phát điểm là các quyền về hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản.

Các văn bản pháp luật đáng chú ý như: Hiến pháp 2013; Luật Bình đẳng giới 2006; Luật
Phòng chống bạo lực trong gia đình 2007; Luật về người khuyết tật 2010; Bộ luật Dân sự
2015 quy định quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, trong các quan hệ
được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách
nhiệm.

+ Điều 19 Luật HN&GĐ 2014: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn
trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công
việc trong gia đình. Tuy nhiên, vấn đề tình dục của cá nhân nói chung và tình dục
của vợ chồng nói riêng vẫn luôn là vấn đề khó nói trong thực tiễn đời sống. Đồng
thời, cũng tồn tại khoảng trống trong pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh về vấn đề
nhạy cảm này.

+ Điều 21 Luật HN&GĐ 2014 quy định: Cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ tôn
trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

+ BLHS 2015, SĐBS 2017 đã có những sửa đổi, bổ sung trong từng điều luật đối
với nhóm các tội xâm phạm tình dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay, trong đó
có nhiều quy định thể hiện cách tiếp cận mới trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền
tình dục. Theo quy định của Bộ luật này, hành vi giao cấu không còn là hành vi
duy nhất để tội phạm thực hiện các tội xâm phạm tình dục mà còn quy định thêm
về hành vi quan hệ tình dục khác. Việc quy định “hành vi tình dục khác” là hvi
phạm tội trong một sổ tội xâm phạm tình dục thể hiện sự tiến bộ trong tiếp cận
quyền tình dục ở các góc độ khác nhau của quyền này bao gồm quyền tự do tình
dục, quyền được hưởng khoái lạc tình dục và quyền được bày tỏ xúc cảm tình dục,
từ đó tránh bỏ lọt tội phạm.

Câu 87 : Một số quốc gia cho phép phá thai, số khác cấm phá thai vì cho đó là vi phạm
quyền sống. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

*Quan điểm luật quốc tế về quyền sống của thai nhi

-Quyền sống được hiểu là thuộc về tất cả mọi người, tuy nhiên, quyền sống của con
người bắt đầu tồn tại từ thời điểm nào?

-Cách hiểu cơ bản nhất là quyển sống sẽ bắt đầu từ khi con người sinh ra đến lúc mất đi,
tuy nhiên, sự sống của con người lại được hình thành từ giai đoạn phôi thai. Trong 9
tháng mang thai, cuộc sống của thai nhi gắn liền với cuộc sống của người mẹ, vì vậy, đôi
khi việc duy trì quyền sống của thai nhi có gây trở ngại đến cuộc sống của người mẹ.

-Liên quan đến quyền sống của thai nhi, hiện đang có những quan điểm trái chiều, đặc
biệt về việc nạo phá thai, ở đây, nếu phôi thai (thai nhi) được coi là con người và được
hưởng quyền sống thì việc nạo phá thai rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng quyền sống của
con người. Hiện nay, cơ bản có ba luồng quan điểm về vấn đề nạo phá thai:

1) Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc phá thai là một hành động trái luân lý, không
thể chấp nhận. Cụ thể, theo Thiên chúa giáo, hôn nhân của vợ chồng là sự kết hợp
của Thiên Chúa, và mục đích của hôn nhân Công giáo là phải duy trì gia đình. Nếu
xảy ra việc phá thai, đứa trẻ không được chịu phép “rửa tội” - một truyền thống
của Công giáo nhằm giúp đứa trẻ giải thoát tội Tổ tông. ➔Theo quan điểm trên, sự
sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa, nạo phá thai cấu
thành tội giết trẻ sơ sinh và đây là một tội ác. Quyền sống của bào thai cần được
bảo vệ tuyệt đối, thậm chí đặt trước tính mạng của người mẹ. Trong mọi trường
hợp, kể cả khi tính mạng người mẹ bị đe dọa, cũng không được phá thai.

2) Quan điểm thứ hai (ngược lại), cho rằng, bản thân bào thai là một phần thân thể
của người mẹ và người mẹ có toàn quyền đối với thân thể của mình. Theo quan
điểm này, việc bảo vệ quyền của người mẹ cần đặt cao hơn và vì vậy, cần cho phép
nạo phá thai (chấm dứt sự sống của thai nhi) theo yêu cầu của người mẹ.

3) Quan điểm thứ ba có tính dung hòa giữa hai quan điểm trên, trong đó cho rằng,
có thể cho phép phá thai nếu có yêu cầu chính đáng của người mẹ, tùy thuộc vào
tình trạng và giai đoạn phát triển của bào thai.
-Hiện tại, các văn bản pháp luật quốc tế chưa quy định cụ thể khi nào thì một cá thể được
công nhận là con người và được hưởng những quyền của con người. Điều 3 UDHR ghi
nhận: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân, trong đó quyền
sống được hiểu bao gồm 3 nhóm quyền khác nhau:

1) Quyền và khả năng tồn tại, hay còn hiểu quyền được sống theo nghĩa sinh học
và mỏ rộng hơn là quyển có được điều kiện sông bảo đảm;

2) Quyền tự do cá nhân

3) Quyền được an toàn cá nhân.

-Trong quá trình soạn thảo Điều 3 UDHR đã có cuộc tranh luận giữa đại diện Chile cho
rằng quyền sống cần được bảo vệ từ lúc được thụ thai và đại diện từ Đan Mạch khi nhấn
mạnh thực tế là pháp luật nhiều quốc gia cho phép phá thai... Theo đó, đã có những mâu
thuẫn nhất định trong các văn bản pháp lý quốc tế, khu vực và quốc gia về vấn để này.

-Trong một số án lệ của mình, Tòa án Nhân quyền châu Âu cũng đã khẳng định: không
có quyền sống tuyệt đối vào đầu giai đoạn thụ thai và việc phá thai mà thực hiện theo các
tiêu chuẩn y tế và xã hội là được phép trong chừng mực nhất định. Ví dụ, trong phán
quyết về vụ X kiện Vương quốc Anh (năm 1980), Tòa cho rằng quyền sống về nguyên
tắc không áp dụng với các bào thai người.

==> Nói tóm lại, pháp luật quốc tế hiện mới chỉ dừng ở mức độ bảo vệ mà chưa quy định
quyền sống của thai nhi. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thừa nhận quyền sống của thai
nhi trong một số trường hợp có thể mâu thuẫn trực tiếp với quyền sống của người mẹ, bồi
bào thai (thai nhi) nằm trong bụng và có sự kết nối sự sống trực tiếp với sự sống của
người mẹ.

*Quan điểm một số quốc gia về quyền sống của thai nhi

-Bình luận về quy định của Hiến pháp Slovakia: “Mọi người đều có quyền được sống.
Đời sống con người là xứng đáng bảo vệ”, Tòa án Hiến pháp nước này khẳng định rằng:
khái niệm “tất cả mọi người” được hiểu là tất cả mọi người được sinh ra và kết thúc bằng
cái chết”. Tòa án tối cao của Nepal, Tòa án Hiến pháp Colombia, Tòa án tối cao Nam Phi,
v.v. cũng có những tuyên bố tương tự, trong đó không thừa nhận quyền sống của thai nhi.

=> Các văn bản pháp luật nhân quyền toàn cầu như UDHR, ICCPR, ICESCR,... không
đưa ra khái niệm hay thời điểm xác định sự bắt đầu của một con người - đối tượng được
hưởng những quyền theo luật nhân quyền quốc tế, và có xu hưởng không khẳng định
quyền sống của thai nhi. Cụ thể, theo Điều 1 UDHR: “Mọi người sinh ra đều được tự do
và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”. Theo nhiều chuyên gia, từ “sinh ra” nêu ở
Điều này được sử dụng một cách cố ý để loại bỏ trường hợp gây tranh cãi về quyền sống
đối với thai nhi.

Câu 88 : Bình luận quy định tại khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trg trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xh, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng”.

a.Về mặt tích cực:

-Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, quyền con người cũng có thể bị
hạn chế trong những trường hợp nhất định. Nhìn nhận từ điều khoản khoản trên trong HP
2013, ta có thể thấy PL Việt Nam đang chấp nhận quan điểm tính tương đối của quyền
con người.

-Xét về bản chất hạn chế quyền con người là giải quyết sự cân bằng giữa quyền lợi cá
nhân và quyền lợi của người khác và của xã hội. Một số quyền con người không phải là
quyền tuyệt đối và trong những trường hợp cần thiết (vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng), những quyền đó
phải bị hạn chế nhằm đảm bảo một lợi ích lớn hơn cho toàn xã hội.

-Hạn chế quyền con người là việc cần thiết của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền của chủ
thể này không xâm phạm đến quyền chủ thể khác đồng thời cân bằng các lợi ích trong xã
hội xét cho cùng cũng là bảo vệ quyền con người.

b.Về mặt tiêu cực:

-Tuy nhiên có thể thấy việc quy định như trên là chưa chặt chẽ, bởi lẽ Điều 14 Hiến pháp
2013 dường như quy định mọi quyền con người đều có thể bị hạn chế, trong khi có một
số QCN không thể bị hạn chế/giới hạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào (gọi là các quyền tuyệt
đối (absolute rights))

VD một số quyền tuyệt đối: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo đảm
an toàn, tính mạng và sức khỏe, quyền không bị tra tấn,...

=> Cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc giới hạn quyền con người, đồng thời
cũng phải tuân thủ các nguyên tắc trong việc giới hạn nhân quyền của các công ước quốc
tế đã tham gia, tránh việc giới hạn quyền một các tùy tiện dẫn tới xâm phạm quyền của cá
nhân và công dân.

c.Liên hệ pháp luật quốc tế về việc giới hạn quyền con người
-Trong luật quốc tế, việc giới hạn QCN được quy định rất chặt chẽ:

+) Các điều ước quốc tế về quyền con người cho phép các quốc gia thành viên áp
đặt một số điều kiện với việc thực hiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất
định.

+) Mtiêu: bvệ trật tự, an ninh và đsống của cộng đồng; các quyền và tự do hợp
pháp của ng khác.

-Những điều kiện trong việc giới hạn quyền:

+) Phải được quy định bằng pháp luật

+) Không trái bản chất của các quyền bị giới hạn

+) Chỉ khi đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, nhằm mục đích duy nhất là để
thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng (bảo vệ an ninh quốc gia (national
security), bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety), bảo vệ sức khỏe hay đạo
đức của cộng đồng (public health or moral), bảo vệ các quyền, tự do hợp pháp của
người khác (rights and freedoms of others)

-Một số quyền có thể bị giới hạn: Quyền thành lập, gia nhập công đoàn và quyền đình
công (Điều 8 ICESCR); Quyền tự do đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh (Điều 12 ICCPR);
Quyền được xét xử công khai (Điều 14 ICCPR); Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn
giáo (Điều 18 ICCPR); Quyền tự do ngôn luận (Điều 19 ICCPR); Quyền hội họp hòa
bình (Điều 21 ICCPR)

Câu 89 : Ở một số quốc gia, pháp luật cấm những người làm việc trong một số ngành
nghề phục vụ giao thông công cộng (lái xe buýt, tàu điện...) đình công. Có quan điểm
cho rằng những quy định đó là cần thiết và hợp lý, quan điểm khác cho rằng đó là sự vi
phạm các quyền tự do hội họp. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân quyền
quốc tế.

Dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế, quyền tự do hội họp là một trong những quyền cơ
bản của con người, được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, bao gồm Điều 20
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Liên Hợp Quốc (UDHR), Điều 8 Công ước
Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) và Điều 22 Công ước Quốc
tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

- Quyền tự do hội họp bao gồm quyền của mọi người tự do tập hợp, lập hội, biểu tình và
tham gia các cuộc họp công cộng. Quyền này được coi là cần thiết để bảo vệ các quyền
khác của con người, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự
do lập hội và quyền tham gia vào các vấn đề công cộng.

- Trong trường hợp của những người làm việc trong ngành giao thông công cộng, việc
cấm họ đình công có thể được coi là một sự vi phạm quyền tự do hội họp. Bởi lẽ, đình
công là một hình thức biểu tình của người lao động để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Việc cấm đình công sẽ hạn chế quyền của người lao động trong việc sử dụng hình thức
biểu tình này.

- Tuy nhiên, việc cấm đình công trong một số ngành nghề phục vụ giao thông công cộng
là cần thiết để bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Bởi lẽ, đình công của những người làm việc
trong các ngành nghề này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
người dân, chẳng hạn như làm gián đoạn giao thông, gây khó khăn cho việc đi lại, học
tập và làm việc của người dân.

- Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, cần cân nhắc giữa quyền tự do hội họp của người lao
động và lợi ích của cộng đồng. Có thể xem xét cho phép đình công trong một số trường
hợp nhất định, chẳng hạn như khi người lao động không đạt được thỏa thuận với người
sử dụng lao động về các vấn đề quan trọng như lương, thưởng, điều kiện làm việc. Đồng
thời, cần có các biện pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đình công đối với
cộng đồng, chẳng hạn như bố trí các phương án thay thế để đảm bảo giao thông.

- Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này:

+) Tăng cường đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động: Đây là
giải pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa đình công. Người lao động và người sử
dụng lao động cần có các cơ chế đối thoại thường xuyên để giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình làm việc.

+) Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động: Người lao động có điều kiện
làm việc tốt sẽ có ít khả năng đình công hơn. Chính phủ cần có các chính sách để
cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, bao gồm lương, thưởng, thời gian
làm việc, bảo hiểm xã hội,...

+) Bố trí các phương án thay thế trong trường hợp đình công: Trong trường hợp
đình công xảy ra, cần có các phương án thay thế để đảm bảo giao thông, chẳng
hạn như bố trí các phương tiện vận tải công cộng khác, hoặc tăng cường lực lượng
cảnh sát giao thông để điều tiết giao thông.

Câu 90 : Trình bày những quy định liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội và cấm
hồi tố trong pháp luật Việt Nam.
*Những quy định liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật VN

Nguyên tắc này bao gồm 05 nội dung sau:

1) Một là, người bị buộc tội được coi là không có tội cho tới khi bị kết tội bởi một
bản án có hiệu lực pháp luật. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và kết tội
một người, không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có thể phán quyết một người
phạm tội, kể cả cơ quan điều tra, truy tố.

2) Hai là, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được đối xử
với người bị buộc tội như người phạm tội, không được định kiến, thiên lệch khi
giải quyết vụ án. Mọi quyền con người của người bị buộc tội phải được tôn trọng
ngay cả khi bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn, người bị buộc tội chỉ
bị hạn chế một phần quyền con người trong giới hạn luật định.

3) Ba là, việc chứng minh tội phạm phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục
nghiêm ngặt do Luật TTHS quy định. Các cơ quan điều tra trong quá trình thu
thập các tài liệu, chứng cứ phải khách quan và đúng pháp luật. Nghiêm cấm các
hình thức bức cung, nhục hình, “mớm cung”,... và các phương pháp thu thập tài
liệu, chứng cứ trái pháp luật.

4) Bốn là, việc kết tội một người phải dựa trên những chứng cứ xác thực đã được
kiểm tra, xác minh công khai tại phiên toà và không còn bất cứ sự nghi ngờ nào.
Mọi sự nghi ngờ không chứng minh được theo trình tự, thủ tục luật định phải được
xử lý theo hướng có lợi cho người bị buộc tội. Khi không đủ căn cứ chứng minh
tội phạm theo trình tự, thủ tục luật định thì phải kết luận người bị buộc tội không
có tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải được khôi phục theo quy định
của pháp luật.

5) Năm là, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc
tội có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh. Người bị buộc tội không
bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình và có quyền giữ im lặng, không trả lời
các câu hỏi của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Không
được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội

- Cụ thể, Điều 72 Hiến pháp quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Nguyên tắc hiến định này được tái khẳng định
trong Điều 13 BLTTHS năm 2015, trong đó nêu rõ: “Người bị buộc tội được coi là
không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định
và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm
sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có
tội”.

*Những quy định liên quan đến nguyên tắc cấm hồi tố trong pháp luật VN:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
không áp dụng hồi tố trong các trường hợp sau:

1) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý

Theo Điều 2- Bộ luật hình sự, chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật
hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 7 – Bộ luật
hình sự thì điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang
có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện (Ví dụ: Bộ luật hình sự
2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 cho nên mọi hành vi phạm
tội xảy ra từ ngày 01/01/2018 trở về sau đều bị xử lý theo quy định pháp
luật hiện hành.Đối với những hành vi nào mà Bộ luật hình sự trước đó
không quy định là tội phạm thì không được phép đưa ra truy tố xét xử.)

2) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn: Mục đích của việc không áp dụng
nguyên tắc hồi tố là tránh tình trạng “ex post facto” nhằm đặt bị cáo vào tình thế
bất lợi.

3) Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế

-Như đã nói ở trên, do việc áp dụng nguyên tắc hồi tố, bất hồi tố chỉ được áp dụng trong
pháp luật hình sự. Vì vậy, những chủ thể trên không có đủ thẩm quyền ban hành văn bản
áp dụng nguyên tắc trên.

Câu 91 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền được bvệ đời tư trong pháp
luật VN

-Trong HP 2013: Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ
danh dự, uy tín của mình”. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
được pháp luật bảo đảm an toàn; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu
giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của
người khác.
-Trong Luật dân sự 2015: Tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gd là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử
dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên
gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. Thư tín, điện thoại, điện tín,
cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân
được bảo đảm an toàn và bí mật... Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ
thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình...

-Trong pháp luật hình sự: tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đến 50
triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: Chiếm đoạt thư tín, điện báo,
telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn
thông dưới bất kỳ hình thức nào; Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin,
nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác…

-Trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005, tại khoản 2 Điều 46 có quy định: Cơ quan, tổ
chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc
thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong
giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.

-Điều 16 của Luật An toàn thông tin mạng có quy định nguyên tắc bảo vệ thông tin cá
nhân trên mạng như sau: Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy
định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng…

-Luật Bvệ mt năm 2014 quy định về việc bảo vệ bí mật cá nhân trong hoạt động bảo vệ
môi trường.

-Luật Cư trú năm 2020 quy định về việc bảo vệ bí mật nhà ở, nơi ở của cá nhân.

-Luật Công an ndân năm 2018 quy định về việc bvệ bí mật cá nhân trg hoạt động của
Công an nhân dân.

-Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật khác cũng quy định khá đầy đủ và hoàn thiện về
việc bảo vệ quyền bí mật đời tư. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền bí mật đời tư còn
một số điểm hạn chế cần được khắc phục bằng một đạo luật riêng.
Câu 92 : Phân tích quy định về quyền học tập trong các Điều 13, 14 Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).

Về quyền học tập trong Điều 13, 14 Công ước qtế về các quyền ktế, xh và vh (ICESCR,
1966):

+) Thứ nhất, về ý nghĩa của giáo dục. Giáo dục vừa là một quyền con người vừa là
phương tiện không thể thiếu để thực hiện các quyền con người khác. Giáo dục
cũng là một quyền nhằm tăng cường quyền năng cho mọi cá nhân, tăng cường sự
tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người, nhờ đó, người lớn và trẻ em,
những người bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể tự mình thoát khỏi đói nghèo và nắm
bắt được những phương tiện để giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự
do, thúc đẩy sự hiểu biết.

+) Thứ hai, về mục tiêu của giáo dục. Mọi hình thức giáo dục, cho dù là công lập
hay tư thục, chính quy hay phi chính quy, đều phải hướng tới những mục tiêu được
xác định trong điều 13: “giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách
và ý thức về nhân phẩm, và phải nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do
cơ bản của con người. Các quốc gia cũng nhất trí rằng giáo dục cần phải giúp mọi
người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và
tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo,
cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động duy trì hòa bình của Liên Hợp
Quốc.”

+) Thứ ba, về những yêu cầu của quyền giáo dục. Mặc dù mức độ và cách thức
thực hiện quyền này phụ thuộc vào điều kiện hiện tại của mỗi quốc gia thành viên
song mỗi quốc gia cần bảo đảm giáo dục dưới mọi hình thức và ở tất cả các
cấp.“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc Tiểu học là bắt buộc, không
phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình
thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để
phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội
tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hcảnh đbiệt khó khăn khác được học
văn hoá và học nghề phù hợp”.

+) Thứ tư, thuật ngữ “giáo dục tiểu học” được hiểu theo định nghĩa nêu trong
Tuyên bố thế giới về giáo dục cho mọi người, trong đó nêu rõ: “giáo dục tiểu học
là hệ thống chính cung cấp giáo dục cơ bản cho trẻ em ngoài gia đình”. Giáo dục
tiểu học không đồng nghĩa với giáo dục cơ bản tuy nó là hợp phần quan trọng nhất
của giáo dục cơ bản.
+) Thứ năm, mặc dù nội dung giáo dục trung học ở các quốc gia thành viên là
khác nhau và có tính thay đổi theo thời gian, nhưng nó cần bao gồm việc hoàn
thành giáo dục cơ bản, củng cố nền tảng cho việc học tập suốt đời cũng như để
chuẩn bị cho sinh viên các cơ hội giáo dục dạy nghề và các bậc giáo dục cao hơn.
“Phải làm cho giáo dục trung học dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả giáo dục
trung học kỹ thuật và dạy nghề, trở nên sẵn có và đến được với mọi người.”

+) Thứ sáu, mục đích của giáo dục bậc cao cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh
viên ở những môi trường văn hóa và xã hội khác nhau nên nó phải có chương trình
giảng dạy linh hoạt và nhiều hệ thống cung cấp khác nhau; “phải làm cho giáo dục
đại học trở thành nơi mọi người có thể tiếp cận một cách bình đẳng trên cơ sở
năng lực của mỗi người”

+) Thứ bảy, hệ thống trường học cần được thực hiện tích cực, đảm bảo cho quá
trình học tập của sinh viên, hơn nữa những điều kiện vật chất cho đội ngũ giáo
viên cũng phải được cải thiện, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện học tập tốt
nhất cho sinh viên.

+) Thứ tám, theo cách nói chung, giáo dục căn bản tương đương với giáo dục cơ
bản như đã được nêu trong Tuyên bố thế giới về giáo dục cho tất cả mọi người.

+) Thứ chín, giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp là một phần của quyền được giáo
dục và quyền có việc làm, có vai trò giúp nhà nước “đạt được sự phát triển ổn định
về kinh tế, xã hội và văn hóa, và sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn lao động” của
quốc gia.

Câu 93 : Bình luận khoản 1 Điều 15 Hiến pháp 2013: “Quyền công dân không tách rời
khỏi nghĩa vụ công dân”

I. “Quyền công dân” là một khái niệm thuộc phạm vi của “Quyền con người”

1. Khái niệm “Quyền con người”:

- Những bảo đảm pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân/ nhóm chống lại những
vi phạm/ sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (quyền) và tự do cơ
bản. (Liên hợp quốc)

- “Quyền con người” Xuất phát từ tgiới tự nhiên, đc hthành tự nhiên như quá trình phát
sinh lịch sử, “Quyền con người” vốn có, bẩm sinh mà chỉ cần sinh là con người sẽ được
hưởng một cách hiển nhiên.

2. Khái niệm “Quyền công dân” theo Hiến pháp 2013:


Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là “Công dân Việt Nam”? Căn cứ theo quy định tại
Hiến pháp 2013 quy định thì công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.
Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Một công dân được mang quốc tịch Việt Nam khi người này được sinh ra
tại Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

- “Quyền công dân” là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà
nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.

- “Quyền công dân” được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ
đặc biệt quan trọng giữa công dân và NN, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt
động bình thường của xã hội.

- Bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các quyền
tự do cá nhân.

==> Như vậy, từ 2 định nghĩa trên, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định: “Quyền công
dân” là tập hợp các quyền nằm trong phạm vi “Quyền con người”. Hay nói cách khác,
“Quyền công dân” là “Quyền con người” được mỗi quốc gia chấp nhận, quy định trong
luật pháp, thi hành, tôn trọng và bảo đảm. “Quyền công dân” của mỗi công dân Việt Nam
là “Quyền con người” được Nhà nước, pháp luật Việt Nam ghi nhận bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực của Nhà nước.

II. Nguyên tắc quyền công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ

- Cơ sở lý luận: Nhà nước đảm bảo cho công dân hưởng quyền thì công dân phải có nghĩa
vụ, ông dân sống trong xã hội, không phải sống riêng lẻ nên phải đảm bảo nguyên tắc đối
với các cá nhân khác và quốc gia.

- Dựa trên cơ sở Điều 51 Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã có những sự điều chỉnh
tích cực, phù hợp hơn và cụ thể hóa phạm vi mức độ thực hiện quyền của công dân. Hiến
pháp 2013 bổ sung thêm khoản 2, 3, 4 nhằm khắc phục thiếu sót mà Hiến pháp 1992 mắc
phải. Cụ thể: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác” (Khoản 2) và
“Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc
gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (Khoản 4). Xác lập mối quan hệ
giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân và cộng đồng, nhà nước trong việc thực
hiện quyền con người.

Vậy tại sao lại có quy định này? Sở dĩ nếu đưa ra vấn đề một cá nhân bất kì sử
dụng quyền của mình quá mức gây ảnh hưởng xấu đến một cá nhân khác và đỉnh điểm là
để lại những tiêu cực không đáng có cho quốc gia và dân tộc, điều này sẽ tạo ra hệ lụy
tiêu cực. Ví dụ trường hợp một công dân lạm dụng quyền tự do ngôn luận để phát biểu
sai sự thật gây ảnh hưởng đến danh dự sức khỏe tinh thần của người bị hại hoặc có những
phát ngôn không “chuẩn” về Đảng và Nhà nước gây rối loạn gây hoang mang dư luận,
vậy việc thực hiện quyền ấy có còn hợp lý? Vì vậy các nhà lập hiến phải làm rõ vấn đề sử
dụng quyền của mỗi cá nhân nhằm tạo nên một mối quan hệ hài hòa thống nhất giữa các
cá nhân trong xã hội trong việc thực hiện quyền con người , quyền công dân và tránh tạo
thêm hệ lụy tiêu cực. Ở Khoản 3 Hiến pháp 2013 “Công dân có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội “Điều này là tất yếu, bởi nếu công dân trực tiếp
hưởng quyền mà không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước ví dụ không
thực hiện việc đóng thuế, trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ quân sự,... thì Nhà nước sẽ mất
đi khả năng duy trì sự tồn tại của mình tự đó suy vong vì lẽ đó quyền con người cũng có
thể không được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực Nhà nước.

III. Sự tiến bộ trong nhận thức lập pháp

Chính sự tiến bộ trong nhận thức lập pháp, trong việc phân tách, vạch ra ranh giới rõ
ràng giữa quyền con người và quyền công dân là câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao ở
khoản 1 Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời khỏi nghĩa
vụ công dân” thay vì: “Quyền của mọi người luôn luôn phải đi liền với nghĩa vụ”.

Bởi lẽ, suy cho cùng, quyền công dân ở Việt Nam nói riêng hay trên thế giới nói chung
vẫn là khái niệm tập hợp quyền nhỏ hơn so với phạm vi về quyền con người. Quyền con
người là khái niệm chung cho toàn thể nhân loại, không có sự phân biệt. Ngược lại,
quyền công dân là quyền con người mà cá nhân được hưởng có thể phân biệt được giữa
quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác. Hay nói một cách ngắn gọn hơn, quyền
công là biểu hiện của quyền con người, ở các quốc gia khác nhau thì quyền công dân ấy
được biểu hiện khác nhau trên cả hai phương diện quyền và nghĩa vụ kéo theo.

Việc tại khoản 1 Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời khỏi
nghĩa vụ công dân” là minh chứng cho sự nhận thức rõ ràng ranh giới phạm vi giữa
quyền con người và quyền công dân mà từ đó các nhà làm luật đặt ra giới hạn hợp lý cho
việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Chúng ta là công dân Việt
Nam, chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ của công dân Việt Nam, thay vì phải thực hiện
nghĩa vụ của con người Việt Nam. Luật pháp chỉ dừng lại được ở việc quy định về nghĩa
vụ công dân mà không thể gán nghĩa vụ thực hiện cho việc chúng ta hưởng quyền con
người. Có hàng loạt những quyền con người vẫn luôn được công nhận dù không phải
thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào như quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc hay
quyền tự do về suy nghĩ, ý chí, …

Câu 94 : Bình luận về nhận định cho rằng “Quyền con người có tính đặc thù, bên cạnh
tính phổ quát”.
1. Khái niệm QCN

- Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người: Văn phòng Cao ủy LHQ về QCN:
“quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ
mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự
do cơ bản (fundamental freedoms) của con người”.

- Định nghĩa khác: “Quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả
thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị
xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người”

- Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, bắt nguồn từ nhân phẩm vốn có của
con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

2. Bình luận nhận định

- Không đồng ý với nhận định trên, đây là một nhận định mâu thuẫn

- Tính phổ biến (universal) của QCN thể hiện ở chỗ QCN là những tài sản tự nhiên, vốn
có của mọi con người, được pháp luật (quốc gia, quốc tế, khu vực) bảo vệ những giá trị
bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên
trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần
chú ý là trong một số bối cảnh, sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng
thụ, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người.

- Tính đặc thù của quyền con người chỉ được thể hiện trong việc thực hiện quyền con
người. Có quan điểm cho rằng QCN có tính đặc thù do những khác biệt về văn hóa giữa
các dân tộc, quốc gia, các tiêu chuẩn và việc thực thi các QCN ở các quốc gia dân tộc
khác nhau cần có sự khác nhau.

== > Tính phổ biến và tính đặc thù là hai đặc tính mâu thuẫn với nhau, và QCN đã có
tính phổ biến thì sẽ không có tính đặc thù.

Câu 95 : Ở một quốc gia có nhiều trẻ em không được học hết tiểu học vì không đủ
trường lớp và giáo viên. Đáp lại chỉ trích của cộng đồng quốc tế, quốc gia đó cho rằng
không có lỗi gì vì đã nỗ lực giải quyết nhưng họ không đủ nguồn lực. Bình luận về sự
việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

- Quyền được giáo dục của trẻ em là một khía cạnh quan trọng được bảo vệ trong luật
quốc tế. Đây là một quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong nhiều công ước, hiến
chương và các văn bản quốc tế khác.
- Theo Điều 26 Tuyên ngôn thế giới về qcn (UDHR), “Ai cũng có quyền được hưởng
gdục”. Tương tự, Điều 13 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
(ICESCR) ghi rõ: “Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người
được học tập”. Và theo Điều 28 Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC) ghi nhận
nghĩa vụ của quốc gia đối với quyền đc học hành của trẻ em:

“Điều 28.

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để
từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, phải:

a. Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho
tất cả mọi người;

b. Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học khác nhau,
kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục
này sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, và thi hành các biện pháp
thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phí và cung cấp hỗ trợ tài
chính trong trường hợp cần thiết;

c. Dùng mọi phương tiện thích hợp để giúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở
khả năng của mình, đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học;

d. Lm cho những hdẫn và ttin về gdục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em
đều có thể tiếp cận đc;

e. Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ
học.

2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm
rằng kỷ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và
theo đúng Công ước này.

3. Các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế
trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xóa
bỏ nạn dốt nát và mù chữ trên toàn thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại.
Về mặt này, nhu cầu của các quốc gia đang phát triển phải được đặc biệt chú ý.”

== > Như vậy, có thể thấy việc một quốc gia k đảm bảo đủ trường lớp và giáo viên để
đbảo quyền học tập cho trẻ em là một vi phạm trực tiếp đến quyền được giáo dục của trẻ
em. Qgia có trách nhiệm đảm bảo quyền học của trẻ em và không thể dùng việc thiếu
nguồn lực lm lí do để trốn tránh trách nhiệm này. Việc k cung cấp đủ trường lớp và giáo
viên không chỉ là một vi phạm của quốc gia đó đối với các quyền con người cơ bản, mà
còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và tương lai của trẻ em và xã hội.

Qgia có trách nhiệm đtư đúng mức nguồn lực và triển khai những bp để đáp ứng ncầu về
gdục của trẻ em. Nếu k thể đáp ứng hoàn toàn ngay lập tức, qgia phải thiết lập kế hoạch
và cam kết công khai để đbảo vc cải thiện từng bước tình trạng này và tạo đkiện thuận lợi
cho mọi trẻ em tiếp cận giáo dục.

Trách nhiệm của cộng đồng quốc tế là đòi hỏi và đánh giá sự tuân thủ của các quốc gia
đối với cam kết của họ trong việc bảo vệ quyền học tập của trẻ em. Cần có sự ủng hộ và
áp lực từ các tổ chức quốc tế, chính phủ khác và cả xã hội dân sự để đảm bảo quốc gia đó
thực hiện trách nhiệm của mình về giáo dục và bảo vệ quyền học tập của trẻ em.

Câu 96 : Phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và dân chủ

Quyền con người và dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ tuy nhiên không phải là hai phạm
trù đồng nhất. Cả hai đều là các nguyên tắc và giá trị cốt lõi của một xã hội văn minh và
công bằng.

I. Cơ sở lí luận

1. Quyền con người:

Trước tiên cần phải làm rõ về quyền con người (human right). Dựa vào định nghĩa của
Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo
đó:

-Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.

-Bên cạnh đó, quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát là các
quyền cơ bản và tự nhiên mà mỗi con người được sinh ra đã được trao cho mình.
Đây là các quyền không thể vi phạm và bao gồm quyền sống, quyền tự do, quyền
công bằng và quyền không bị tra tấn. Quyền con người tôn trọng và bảo vệ tính
người của mỗi cá nhân, xác nhận sự đáng kính trọng và xứng đáng với cuộc sống.

2. Dân chủ

Dân chủ, song từ góc độ thể chế, có thể hiểu dân chủ là một phương thức cầm quyền mà
cho phép các cá nhân, các nhóm và tất cả các chủ thể khác nhau trong xã hội có những cơ
hội bình đẳng, đầy đủ và thực sự để tham gia các tiến trình và hoạt động chính trị. Đồng
thời, dân chủ là một hệ thống chính trị trong đó quyền lực nằm trong tay của nhân dân.
Dân chủ xác định rằng mọi quyết định quan trọng của xã hội phải được cấu thành từ sự
tham gia và ý kiến của tất cả các thành viên của cộng đồng. Nguyên tắc chính đằng sau
dân chủ là quyền của các công dân được thể hiện và được tôn trọng trong quá trình ra
quyết định.

II. Mối quan hệ giữa quyền con người và dân chủ

Mối quan hệ giữa nhân quyền và dchủ bắt nguồn từ những gtrị cốt lõi chung đvs mỗi cá
nhân và xh.

-Dân chủ chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp khi quyền con người được tôn
trọng và bảo vệ. Đồng thời, quyền con người cũng cần một hệ thống chính trị như
dân chủ để đảm bảo rằng các quyền này được thực hiện và không bị vi phạm. Một
chính quyền dân chủ với việc tôn trọng quyền con người giúp xây dựng nền tảng
cho cuộc sống công bằng, tự do và phát triển của tất cả mọi người trong xã hội.

-Việc bảo vệ và thực hiện quyền con người cũng cần có một cơ chế dân chủ mạnh
mẽ nhằm đảm bảo tham gia và hưởng lợi từ quyền này.

Điều này được chứng minh trên thực tế, một trong hai điều ước quốc tế cơ bản nhất về
quyền con người ( ICCPR) chính là những chuẩn mực cho các quốc gia khi phấn đấu xây
dựng một xã hội dân chủ. Trong khi đó các quyền được ghi nhận trong điều ước cơ bản
thứ hai ( ICESCR) chỉ có thể thực hiện một các hiệu quả trong bối cảnh một nhà nước
dân chủ và pháp quyền.

III. Thực tiễn ở Việt Nam:

Hiến pháp 2013 có quy định về Nhà nước pháp quyền:

“ Điều 2.

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Điều 3.

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Nhà nước pháp quyền là biểu trưng cho dân chủ. Tư tưởng quyền lực thuộc về Nhân dân,
Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là
kết tinh trí tuệ và văn minh nhân loại, là thành quả đấu tranh bền bỉ của Nhân dân. Tư
tưởng đó đã chuyển hóa thành các chế định dân chủ và pháp quyền được ghi nhận trong
các Hiến pháp, pháp luật và trong tổ chức thực hiện quyền lực. Tại Việt Nam, dựa trên cơ
sở lí luận thì tư tưởng dân chủ đó được kết tinh trong Nhà nước pháp quyền.

Căn cứ vào điều 3, Hiến pháp 2013 có thể thấy rõ về mối quan hệ mật thiệt giữa Nhà
nước pháp quyền và quyền con người. Nhà nước pháp quyền công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm quyền con người. Điều này giúp cho việc thực hiện, thực thi quyền con
người được diễn ra tốt đẹp thông qua cơ chế bảo vệ của hành lang pháp luật.

Trên thực tế, do nhà nước pháp quyền là chủ thể trực tiếp, quan trọng nhất trong vấn đề
thực hiên và bảo vệ quyền con người tuy nhiên cơ chế liên quan đến vấn đề xử lí vi phạm
về quyền con người lại chưa được quy định cụ thể khi chủ thể vi phạm là Nhà nước. Điều
này dẫn tới việc không được giải quyết một cách ổn thỏa đồng thời không có một cơ quan
chuyên trách nào xử lí vi phạm từ đó khiến cho sự thực thi QCN vẫn chưa thực sự được
công minh.

== > Kết luận: Tóm lại, quyền con người và dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh
hưởng lẫn nhau. Hai nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã
hội công bằng, tự do và phát triển.

Câu 97 : Trình bày nội dung chính của hệ thống các văn kiện pháp lý qtế về quyền con
người

- Hiến chương Liên hợp quốc được ban hành ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc vào năm 1945. Đây là văn bản quốc tế rất quan trọng, không chỉ là cơ sở pháp lý
quốc tế quan trọng thành lập Liên hợp quốc mà còn là văn kiện ghi nhận sự bảo vệ quyền
con người trên phạm vi toàn cầu.

- Khái niệm Bộ luật quốc tế về quyền con người lần đầu tiên được ghi vào Nghị quyết số
43, của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1946 với nội dung: Giao cho Uỷ ban nhân
quyền chuẩn bị Bộ luật quốc tế về quyền con người.

- Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người. Đây là Văn kiện đầu tiên của bộ luật quốc tế về quyền con người.
Tuyên ngôn bao gồm Lời nói đầu và 30 điều quy định về các quyền và một điều quy định
về bảo vệ Tuyên ngôn. Nội dung chủ yếu của Lời nói đầu là ghi nhận các nguyên tắc
quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người. Những nguyên tắc, đó là: bảo đảm
cho con người quyền thoát khỏi đói nghèo; thừa nhận nhân phẩm các quyền bình đẳng và
quyền tự do; quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật.

- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá có hiệu lực từ ngày 3/1/1976,
có 31 điều.

- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực từ ngày 23/3/1976, có 53
điều. Công ước còn quy định quốc gia có nghĩa vụ làm báo cáo quốc gia về tình hình thực
thi Công ước. Các quốc gia thành viên sẽ đệ trình báo cáo về những biện pháp mình đã
tiến hành để thực hiện các quyền được ghi nhận trong Công ước và về những tiến bộ đạt
được trong việc thực hiện các quyền đó.

- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, có hiệu lực từ ngày
4/1/1969, gồm 25 điều. Cấm những tổ chức và những hoạt động tuyên truyền nhằm
khuyến khích và kích động phân biệt chủng tộc. Cấm các quan chức, các cơ quan nhà
nước khuyến khích hay kích động phân biệt chủng tộc.

- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ có hiệu lực từ
ngày 3/9/1980, gồm 30 điều. Phụ nữ phải được hưởng quyền bình đẳng với nam giới về
điều kiện nghề nghiệp, hướng nghiệp, học tập, bằng cấp, học bổng. Các quốc gia thành
viên Công ước phải ngăn chặn sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ vì lý do hôn nhân hay
sinh đẻ, áp dụng chế độ nghỉ đẻ được hưởng lương và các phúc lợi xã hội tương đương
mà không bị mất việc, thâm niên công tác.

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em có hiệu lực ngày 20/11/1989, gồm 54 điều. Công ước
Quốc tế về Quyền Trẻ em là một văn kiện pháp lý quốc tế toàn diện việc quốc tế bảo vệ
các quyền cơ bản của trẻ em. Công ước khẳng định tuy trẻ em không phải là người
trưởng thành nhưng các em cũng có những quyền con người nhất định, do pháp luật,
truyền thống và tự nhiên dành cho mỗi con người nhưng quyền của các em cũng có giới
hạn vì đặc điểm lứa tuổi.

Câu 98 : Trình bày lịch sử ptriển và vtrí của luật nhân quyền qtế trong hthống pháp luật
qte

 Lịch sử hình thành và phát triển:

- Luật nhân quyền quốc tế là một trong những ngành luật mới của hệ thống luật quốc tế.
Luật nhân quyền quốc tế chỉ mới chính thức hình thành và phát triển sau khi Liên Hợp
Quốc ra đời (1945).

- Chiến tranh thế giới thứ hai ngay từ khi cuộc chiến tranh thế giới này còn đang diễn
biến ác liệt, các nước Đồng minh đã nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ
chức quốc tế với những cơ chế pháp lý mạnh mẽ nhằm bảo đảm cho nhân dân thế giới
không bao giờ phải chịu những hoàn cảnh bi thảm về quyền con người như chủ nghĩa
phát xít đã và đang gây ra. Kế hoạch Dumbarton Oaks là cơ sở cho chương trình làm việc
của Hội nghị các nước Đồng minh về việc thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên là
Liên hợp quốc, Hội nghị đã bổ sung thêm một số điều khoản trong bản Kế hoạch để
chuẩn bị cho văn bản cuối cùng của Hiến chương Liên hợp quốc. Bản Hiến chương này
sau đó đã được ký kết vào ngày 26-6-1945 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24- 10-1945,
đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của luật quốc tế nói chung và của luật
nhân quyền quốc tế nói riêng.

- Hiến chương Liên Hợp Quốc (năm 1945), với những quy định cụ thể về việc tôn trọng,
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là việc khẳng định thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên Hợp Quốc, đã tạo cơ sở
cho việc hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc tế. Tiếp theo Hiến chương,
kể từ năm 1945 đến nay, Liên Hợp Quốc đã lần lượt xây dựng và thông qua hàng trăm
văn kiện pháp lý quốc tế về nhân quyền, trong đó xương sống của hệ thống là Bộ luật
Nhân quyền quốc tế (The International Bill of Human Rights ‐ là tập hợp của ba văn kiện
quốc tế cơ bản trên lĩnh vực này bao gồm UDHR, ICCPR và ICESCR). Hệ thống văn
kiện này đã xác lập những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (international human rights
standards), bắt đầu từ những tiêu chuẩn cơ bản, phổ biến áp dụng với mọi cá nhân đến
những tiêu chuẩn chuyên biệt áp dụng cho những nhóm, cộng đồng đặc biệt. Liên Hợp
Quốc có vai trò chủ chốt đối với việc hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc
tế tính đến thời điểm hiện nay.

- Trong khi Luật nhân quyền quốc tế chỉ bao gồm các văn kiện pháp lý quốc tế (toàn cầu
và khu vực) thì Luật nhân quyền bao gồm cả các văn kiện pháp lý quốc tế, khu vực và
quốc gia đề cập đến quyền con người.

 Vị trí

Quan điểm chung cho rằng Luật nhân quyền quốc tế là một ngành luật nằm trong hệ
thống luật quốc tế chung (hay còn gọi là công pháp quốc tế ‐ public international law),
cùng với các ngành luật quốc tế khác như Luật nhân đạo quốc tế, Luật hình sự quốc tế,
Luật biển quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự, Luật tổ chức
quốc tế… bởi hai lý do cơ bản sau đây:

+) Thứ nhất, Luật nhân quyền quốc tế mở rộng phạm vi chủ thể tham gia các quan
hệ pháp luật quốc tế. Trước đây, luật quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia và tổ chức quốc tế, tuy nhiên hiện nay, cùng với sự ra đời của Luật nhân quyền
quốc tế, mặc dù chủ thể chính của luật quốc tế vẫn là các quốc gia và tổ chức quốc
tế nhưng trong một số bối cảnh, luật quốc tế còn điều chỉnh cả mối quan hệ giữa
các cá nhân và các nhà nước, liên quan đến các quyền con người mà đã được các
văn kiện quốc tế ghi nhận và bảo vệ.

+) Thứ hai, Luật nhân quyền quốc tế làm thay đổi quan niệm truyền thống về tính
bất khả xâm phạm về phương diện đối nội của chủ quyền quốc gia. Trong luật
quốc tế trước đây, về phương diện đối nội, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền
toàn vẹn và bất khả xâm phạm của các nhà nước được tự do hành động trong đối
xử với công dân và xử lý các công việc nội bộ của nước mình. Tuy nhiên, với sự ra
đời của Luật nhân quyền quốc tế, quan niệm này đã thay đổi. Hiện nay, mặc dù các
nhà nước vẫn có quyền đầu tiên và vai trò hàng đầu trong việc xử lý các vấn đề
liên quan đến công việc nội bộ và công dân của nước mình, song trong nhiều bối
cảnh, quyền hành động của nhà nước với các công dân không phải là một quyền
tuyệt đối. Nói cách khác, với sự ra đời của Luật nhân quyền quốc tế, các nhà nước
không còn có quyền tự do hoàn toàn trong việc đối xử với công dân của nước
mình như trước kia. Trong mối quan hệ với công dân của mình, các nhà nước hiện
đại không chỉ phải tuân thủ những quy định trong pháp luật do chính mình đề ra,
mà còn phải tuân thủ những tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người mà
mình đã tự nguyện tuân thủ (qua việc tham gia các điều ước quốc tế về vấn đề
này), và bị bắt buộc phải tuân thủ (các tập quán quốc tế về quyền con người). Hiện
nay, việc một nhà nước vi phạm các quyền con người của công dân nước mình đã
được pháp luật quốc tế ghi nhận sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ quốc tế của nhà
nước đó.

Câu 99: Trình bày những quy định liên quan đến quyền tham gia quản lý đất nước
trong pháp luật Việt Nam.

-Trong pháp luật Việt Nam, quyền này trước hết được ghi nhận trong các điều 26, 27, 30
của Hiến pháp 2013 .

+) Theo Điều 26:

“1. Công dân nam, nữ bđẳng về mọi mặt. NN có csách bđảm quyền và cơ
hội bđẳng giới.

2. NN, xh và gd tạo đkiện để phụ nữ ptr toàn diện, phát huy vtrò của mk
trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”

+) Theo Điều 27: Công dân đủ 18t trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt
tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các
quyền này do luật định.
+) Theo Điều 30:

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất,
tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền
khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

-Để bảo vệ quyền bầu cử, ứng cử của công dân, BLHS 2015 có hai điều về Tội xâm
phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều160), và Tội làm sai lệch kết quả
bầu cử (Điều 161).

-Về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ngoài quy định nêu trên của Hiến pháp,
pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định khác nhằm tạo điều kiện cho công dân tham
gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc giám sát hoạt động của các cơ quan, cán
bộ công chức nhà nước và đại biểu dân cử.

-Cụ thể, Điều 96 Hiến pháp quy định Chính phủ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước
và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

-Điều 8 Hiến pháp quy định: Các cơ quan, cán bộ và viên chức nhà nước phải tôn trọng,
lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của dân;

-Điều 97 Hiến pháp quy định: Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi
Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới
thành lập Chính phủ.

-Theo Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014:

1. Đại biểu QH là ng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Ndân ở đvị bầu cử ra
mk và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước trong Quốc hội.

2. ĐBQH chịu tn trước cử tri và trc QH về vc thực hiện nvụ, quyền hạn đại biểu
của mình.

3. ĐBQH bđẳng trg thảo luận và quyết định các vđề thuộc nhvụ và quyền hạn của
Quốc hội.
-Theo các Điều 1 Luật Khiếu nại năm 2011 Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải
quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát
công tác giải quyết khiếu nại.

-Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền như sau: “ Công
dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với
cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

-Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) tái khẳng định và cụ
thể hóa quy định trong Điều 21 UDHR, trong đó nêu rõ: Mọi công dân, không có bất kỳ
sự phân biệt nào…và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội
để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những
đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân
thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri
được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; c) Được tiếp cận với các chức vụ công ở đất nước
mình trên cơ sở bình đẳng.

-Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông
qua các cơ quan khác của Nhà nước.

-Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện
các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố,
công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị
xóa tên trong danh sách cử tri.

-Điều 4 và Điều 5 Luật cán bộ công chức cũng đã nêu rõ các trường hợp được làm công
chức và những nguyên tắc quản lý công chức, cán bộ.

Câu 100 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền học tập trong pháp luật Việt
Nam.
1. Hiến pháp 2013

- “Điều 39. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.”

- “Điều 61.

1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục;
chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà
nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng,
học phí hợp lý.

3. NN ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên
sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người
nghèo được học văn hóa và học nghề.”

2. Luật giáo dục năm 2019

-“Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân
biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc
gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

2. NN thực hiện công bằng xh trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an
toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm
năng, năng khiếu của mình.

3. NN ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định
của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực
hiện quyền và nghĩa vụ học tập.”

- “Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc

1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.NN thực hiện phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước;
quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện
phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

4. Gd, người giám hộ có tn tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình
trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn
thành giáo dục bắt buộc.”

3. Luật trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018.

“Khoản 2 Điều 99: Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt
động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em

2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em
thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định
của pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.”

4. Luật người khuyết tật năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2019.

“Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật

1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu
và khả năng của người khuyết tật.

2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối
với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số
môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không
thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác;
được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng
trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký
hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.”

5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1.Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo
của gia đình, công dân có ích cho xã hội.”
== > Như vậy từ những điều luật trên có thể thấy trong công tác giáo dục, Nhà nước luôn
chú trọng đến vấn đề này và đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể
các biện pháp cũng như cách thức, tổ chức hoạt động liên quan đến giáo dục, tập trung
quan tâm đến đối tượng giáo dục bắt buộc trong độ tuổi quy định và tạo điều kiện để
công dân được hưởng quyền giáo dục theo quy định.

Câu 101 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền thành lập, gia nhập công
đoàn trong pháp luật Việt Nam.

1. Luật công đoàn 2012

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:

“Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

2. Trình tự, thủ tục tlập, gia nhập và hđộng công đoàn theo qđịnh của Điều lệ
Công đoàn VN."

Theo đó, người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có quyền gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Điều lệ Công đoàn + Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành ban hành kèm theo Quyết
định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về đối tượng được phép tham gia Công đoàn Việt
Nam như sau:

"Điều 1. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam

1. Người VN làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động
hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp,
không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn
Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn
phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.

2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người
nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của
tổ chức Công đoàn Việt Nam."

3. Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020


Bên cạnh đó, tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 cũng hướng dẫn
về đối tượng tham gia Công đoàn Việt Nam như sau:

"3. Đtg và đkiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn
Việt Nam

3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam

Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang
hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các
đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm
những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong
cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội cấp xã.

b. Ng lđộng làm công hưởng lương đang lm vc trg các đvị, doanh nghiệp,
hợp tác xã.

c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức
nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

d. Ng lđộng tự do, hợp pháp thuộc kvực lao động phi chính thức, nếu có
nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo
hình thức nghiệp đoàn cơ sở.

đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý
phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong
các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài...."

 Như vậy, theo quy định trên thì n lao động là người nc ngoài không được gia nhập vào
Công đoàn.

Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 cũng hướng dẫn về đối
tượng tham gia Công đoàn Việt Nam như sau:"...

“ 3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;


b. Ng ld làm công tác quản lý trg các doanh nghiệp ngoài kvực nn, bao
gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng
thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội
đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc or tổng giám đốc và
cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký
kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;

c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy
quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp
ngoài khu vực nhà nước.

d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;

đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định
của tòa án..."

Như vậy, người lao động là người nước ngoài cũng thuộc đối tượng không được kết nạp
vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Câu 102 : Cơ quan an ninh của một quốc gia được phép dùng các biện pháp tra tấn với
nghi can khủng bố với lý do là để lấy lời khai, qua đó ngăn chặn các vụ khủng bố gây
thiệt hại tính mạng cho nhiều người. Bình luận về biện pháp đó dưới góc độ luật nhân
quyền quốc tế.

Cơ quan an ninh của một quốc gia đã được phép dùng các biện pháp tra tấn với nghi can
khủng bố với lý do là để lấy lời khai, qua đó ngăn chặn các vụ khủng bố gây thiệt hại tính
mạng cho nhiều người. Bình luận về biện pháp đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

Theo điều 1 CAT (Công ước chống tra tấn), tra tấn được hiểu là bất kì hành vi nào cố ý
gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì
những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội…do một công chức hay người với tư
cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hoặc ưng thuận của một công chức.
Điều này cũng loại trừ những đau khổ xuất phát từ các biện pháp trừng phạt hợp pháp.

Dưới góc độ của Luật nhân quyền quốc tế, thì điều 1 CAT áp dụng đối với tất cả mọi
người, không loại trừ bất cứ ai kể cả những kẻ khủng bố. Vậy nên việc áp dụng biện pháp
tra tấn đối với kẻ khủng bố là trái với nguyên tắc của Luật nhân quyền.

Câu 103 : Bình luận về nhận định cho rằng “Quyền con người có tính giai cấp.”

Trước hết, để hiểu rõ vấn đề này, cần định nghĩa các khái niệm. Quyền con người là
những quyền cơ bản và bất khả xâm phạm mà mỗi con người được sinh ra đã có, không
phụ thuộc vào tầng lớp xã hội, địa vị hay tài sản. Tính giai cấp, trong ngữ cảnh này, ám
chỉ sự phân chia xã hội dựa trên tầng lớp và sự chênh lệch về quyền lực và tài sản.

Một quan điểm phổ biến là quyền con người là vô điều kiện và không phân biệt đối với
tất cả mọi người. Tức là, không có tính giai cấp trong việc định đoạt quyền con người.
Tất cả mọi người đều có quyền được sống tự do, được công nhận như những cá nhân độc
lập và được đảm bảo những quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử,
quyền công bằng và quyền không bị phân biệt đối xử.

Quyền con người không phụ thuộc vào tài sản hay quyền lực xã hội. Một cách toàn diện,
việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của tất cả mọi người, bất kể tầng
lớp xã hội hay vị thế của họ. Điều này được thể hiện trong các công ước và văn bản quốc
tế như Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1948) và Công ước Nhân quyền của
Liên Hợp Quốc (1966). Những văn bản này khẳng định rõ ràng rằng quyền con người là
bất khả xâm phạm và không phân biệt đối với bất kỳ ai.

Tuy nhiên, trong thực tế, sự chênh lệch xã hội và kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc thực
hiện quyền con người. Những người có tài sản và quyền lực cao có thể tận dụng những
lợi thế này để bảo vệ và thực hiện quyền con người của mình một cách dễ dàng hơn.
Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp dưới có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ và
thực hiện quyền con người do sự thiếu hụt tài sản và quyền lực.

Do đó, mặc dù quyền con người không có tính giai cấp, nhưng sự chênh lệch xã hội và
kinh tế có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền con người. Điều này đòi
hỏi sự tập trung vào việc xây dựng một xã hội công bằng và chung thuỷ, nơi mọi người
được đảm bảo quyền truy cập và thựchiện quyền con người một cách đồng đều và không
phân biệt đối xử dựa trên tầng lớp xã hội.

Trong kết luận, quyền con người không có tính giai cấp, và mỗi con người đều có quyền
được sống tự do và được tôn trọng như những cá nhân độc lập. Tuy nhiên, sự chênh lệch
xã hội và kinh tế có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền con người.
Điều này đòi hỏi sự tập trung vào xây dựng một xã hội công bằng và chung thuỷ, nơi mọi
người đều có quyền truy cập và thực hiện quyền con người một cách bình đẳng.

Câu 104 : Phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và những đặc thù về văn hoá.

Để phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và những đặc thù về văn hóa ta phải hiểu
khái niệm quyền con người và quyền văn hóa:

1.Khái niệm :
*) Quyền con người (Human rights, Droits de L'Homme) là toàn bộ các quyền, tự do và
đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ
bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những
quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người
như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con
người mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải bảo vệ.

Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên
(natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý (legal right).
Theo đó:

"Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các
cả nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người.

*) Quyền văn hóa ở Việt Nam được ghi nhận như một tuyên ngôn trong hoạt động của
nhà nước Việt Nam. Cùng với các quyền và lợi ích khác của công dân như quyền chính
trị (bầu cử, ứng cử), quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền học tập, quyền được
bảo vệ sức khoẻ….quyền văn hoá được Đảng và Nhà nước ta đặt trong tổng thể chiến
lược phát triển quốc gia, trong đó, quyền văn hoá là nhân tố hàng đầu cho nhận thức và
thực hiện các quyền khác. Văn hoá nói chung và quyền văn hóa nói riêng được vận dụng
trong thực tế như một định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của người
Việt Nam nhằm hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa người và
người, giữa các dân tộc và với môi trường tự nhiên xã hội.Về mặt pháp lý, quyền văn
hóa, trong mối quan hệ với các quyền khác là tiền đề, là nhân tố nội sinh cho sự tồn tại và
phát triển trong hệ thống pháp luật Việt nam.

2.Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền văn hóa đặc thù

*)Quyền con người và quyền văn hoá là hai khía cạnh không thể tách rời trong cuộc sống
của con người chúng luôn tương trợ với nhau. Quyền văn hoá đảm bảo mọi người có
quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá và được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa
học và văn hoá, trong khi quyền con người đảm bảo mọi người có quyền tự do, độc lập
và quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Quyền con người cũng phải được thực hiện
trong bối cảnh văn hoá của một cộng đồng. Điều này có nghĩa là quyền con người không
được sử dụng để xâm phạm hoặc phá vỡ các giá trị, niềm tin và tập quán văn hoá của
người khác. Đặc thù văn hoá của mỗi dân tộc và cộng đồng cần được tôn trọng và thừa
nhận, đồng thời không được sử dụng để phân biệt đối xử hay xâm phạm quyền con người
của bất kỳ cá nhân hay nhóm thiểu số nào. Quyền con người và văn hoá phải tồn tại và
phát triển song song, tôn trọng và bảo vệ nhau.
*)Tác động của văn hoá đến quyền con người: Văn hoá có thể tạo ra những quy định và
hạn chế về quyền con người. Ví dụ, trong một văn hoá có quan niệm phân biệt đối xử
giữa nam và nữ, quyền con người của phụ nữ có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, văn hóa cũng
có thể bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Văn hoá có thể tạo ra các giá trị và niềm tin
về sự bình đẳng, tự do và công bằng, từ đó thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện quyền
con người.

*)Tác động của quyền con người với văn hóa: Nếu quyền con người không được sử dụng
một cách đúng đắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền văn hóa như để xâm phạm hoặc phá
vỡ các giá trị, niềm tin và tập quán văn hoá của người khác là điều không nên nó sẽ làm
cho cả hai quyền có sự mâu thuẫn.

3.Tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền văn hoá:

*) Để đảm bảo quyền con người và văn hoá, các quốc gia cần có chính sách và pháp luật
phù hợp. Chính sách và pháp luật này phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thể hiện và
bảo vệ giá trị văn hoá của mỗi cá nhân, đồng thời đảm bảo không có sự phân biệt đối xử
và xâm phạm vào quyền văn hoá của người khác. Đối với các dân tộc thiểu số, đặc thù
văn hoá của họ cần được tôn trọng và bảo vệ. Các chính sách và pháp luật cần đảm bảo
rằng mối quan hệ giữa quyền con người và những đặc thù về văn hoá là một chủ đề quan
trọng trong lĩnh vực nhân quyền và văn hoá.

*) Đảm bảo quyền văn hoá là một phạm trù của quyền con người. Quyền văn hoá đảm
bảo mọi người không bị phân biệt đối xử dựa trên văn hoá của họ.

*) Quyền văn hoá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển văn hoá
của các dân tộc và cộng đồng. Điều này đảm bảo rằng mọi người có quyền tham gia vào
và góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hoá của mình.

Câu 105 : Trình bày cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân quyền Liên Hợp Quốc. Phân tích quan hệ giữa các cơ quan nhân quyền Liên Hợp
Quốc và các tổ chức phi chính phủ.

*Cơ cấu tổ chức :

-Theo Điều 5 Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, HRC bao gồm 47 nước thành viên (CHR
trước đây có 53 nước thành viên). Các nước thành viên được bầu trực tiếp bằng phiếu kín
bởi đa số thành viên ĐHĐ, phục vụ với nhiệm kỳ ba năm và chỉ được bầu lại sau hai
nhiệm kỳ kế tiếp.

-Các nước thành viên được phân bổ theo khu vực địa lý, cụ thể như sau: Nhóm các nước
châu Phi: 13 ghế; Nhóm các nước châu Á: 13 ghế; Nhóm các nước Đông Âu: 6 ghế;
Nhóm các nước châu Mỹ Latinh và Caribe: 8 ghế; Nhóm các nước Tây Âu và các quốc
gia khác: 7 ghế. Đứng đầu HRC là một Chủ tịch làm việc với nhiệm kỳ một năm, do các
nước thành viên của HRC bầu ra.

*Chức năng, nhiệm vụ:

Theo Nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, HRC có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật
và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia;

- Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc
gia;

- Đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những vấn đề nhân quyền cụ thể;

- Đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng nhằm thúc đẩy sự ptr của Luật nhân
quyền qtế;

- Thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về
quyền con người của các quốc gia;

- Thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm nhân
quyền và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về nhân quyền;

- Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan nhân
quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự trong những hoạt động về nhân quyền;

- Báo cáo công tác hàng năm với Đại hội đồng

*Quyền hạn:

-Đánh giá nhân quyền: Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đánh giá tình hình nhân
quyền tại các quốc gia trên thế giới. HRC thường mở các phiên họp định kỳ để xem xét
và bàn luận về tình hình nhân quyền ở các quốc gia cụ thể.

-Lập và duy trì chuẩn mực nhân quyền: HRC đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lập
và duy trì các chuẩn mực nhân quyền quốc tế

-Theo dõi và giám sát tình hình nhân quyền: HRC đảm nhận nhiệm vụ theo dõi và giám
sát tình hình nhân quyền tại các quốc gia.

-Đưa ra khuyến nghị và biện pháp: HRC có quyền đưa ra khuyến nghị và biện pháp nhằm
cải thiện tình hình nhân quyền tại các quốc gia
-Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật: HRC cung cấp hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật cho các quốc gia
nhằm nâng cao khả năng thực hiện và bảo vệ quyền con người.

*Phân tích mqh giữa các cơ quan nhân quyền LHQ và các tổ chức phi chính phủ

- Các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ có mối
quan hệ quan trọng với nhau trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn
thế giới.

- Mqh giữa các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc, chẳng hạn như Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights Council - UN HRC)
và các tổ chức phi chính phủ là một sự hợp tác chặt chẽ. Các tổ chức phi chính phủ
như các Tổ chức Phi chính phủ (Non-Governmental Organizations - NGOs) đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức về nhân quyền, phản ánh và giám sát
việc vi phạm nhân quyền, cung cấp hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật.

- Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là một cơ quan quan trọng trong hệ thống
nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Hội đồng này có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển
và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới. Các tổ chức phi chính phủ có thể cung
cấp thông tin, đề xuất và tham gia vào các cuộc thảo luận về nhân quyền trên nền
tảng của Hội đồng Nhân quyền.

- Các tổ chức phi chính phủ cũng có thể tổ chức các sự kiện, hội thảo và chiến dịch
với mục tiêu tăng cường nhân quyền và tạo lòng nhân đạo trong cộng đồng quốc
tế. Các tổ chức này có thể tăng cường nhận thức về nhân quyền, tuyên truyền và
giáo dục công chúng, và giúp đỡ các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền.

→ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính
phủ là quan trọng để đảm bảo việc tuân thủ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu. Cả hai
phải làm việc cùng nhau để tăng cường nhận thức về nhân quyền, đưa ra giải pháp và áp
dụng biện pháp hợp lý để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Câu 106 : Trình bày vị trí, vai trò của Toà án Công lý quốc tế trong cơ chế bảo vệ, thúc
đẩy nhân quyền của Liên Hợp Quốc.)

Toà án Công lý Quốc tế (sau đây viết tắt là ICJ) là cơ quan tài phán chính của
Liên Hợp Quốc. Theo Điều 36 Quy chế Tòa án, ICJ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp
pháp lý mà các bên nêu ra liên quan đến Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước
quốc tế do Liên Hợp Quốc ban hành. Như vậy, về nguyên tắc, ICJ cũng có chức năng
xem xét, xử lý các tranh chấp về quyền con người. Tuy nhiên, khác với các cơ chế khác,
chủ thể đưa các tranh chấp về quyền con người ra ICJ giải quyết phải là các quốc gia
thành viên Liên Hợp Quốc (chứ không thể là các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức quốc tế,
tổ chức phi chính phủ...) Thêm vào đó, việc xử lý tranh chấp bởi ICJ được dựa trên cơ sở
tranh tụng giữa các bên có liên quan trước phiên toà, trong khi việc xử lý các tình huống
về quyền con người bởi ĐHĐ và HĐBA dựa trên cơ sở thảo luận và biểu quyết trong tập
thể các thành viên của hai cơ quan này.

Thông thường, các vụ việc chỉ đưa ra ICJ giải quyết nếu được cả hai bên tranh
chấp đồng ý. Ngoài ra, ICJ có thẩm quyền thụ lý các vụ việc trong hai tình huống sau: (i)
Khi hai bên tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của tòa án được giải quyết các tranh
chấp liên quan đến việc thực hiện một điều ước quốc tế mà cả hai bên là thành viên; (ii)
Khi cả hai bên tranh chấp đã tuyên bố chấp thuận “điều khoản lựa chọn ở Điều 36 Quy
chế của Tòa án mà trao quyền cho Tòa án giải quyết các tranh chấp trong việc áp dụng
luật pháp quốc tế.

Hiện tại có 16 (trên tổng số hơn 30 điều ước quốc tế về quyền con người) có quy
định việc một nước thành viên có thể đệ trình lên ICJ yêu cầu giải quyết các tranh chấp
của nước mình với các quốc gia thành viên khác, liên quan đến việc giải thích, áp dụng
hoặc tuân thủ các điều ước đó. Trên thực tế, đã có một số vụ tranh chấp và các vấn đề
phức tạp về quyền con người được đưa ra trước ICJ, cụ thể như vấn đề quyền có nơi cư
trú, quyền của những người ngoại kiều, quyền của trẻ em, vấn đề duy trì chế độ quản thác
với Tây Nam Phi, vấn đề bắt giữ các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở I-
ran và vấn đề tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật nhân đạo quốc tế…

Ngoài chức năng tài phán, Điều 96 Hiến chương còn quy định ICJ có chức năng
tư vấn; theo đó, ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu ICJ đưa ra những kết luận tư vấn về bất
kỳ vấn đề pháp lý nào. Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, nếu được ĐHĐ cho phép,
cũng có thể hỏi ý kiến ICJ về những vấn đề pháp lý đặt ra trong phạm vi hoạt động của
mình. Từ trước đến nay đã có một số lần ĐHĐ và HĐBA yêu cầu và nhận được ý kiến tư
vấn của ICJ về các vấn đề quyền con người, trong đó có vấn đề tính pháp lý của các bảo
lưu với Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; vị thế của các báo cáo viên
đặc biệt do Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ quyền con người chỉ định…

Câu 107 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền an ninh cá nhân trong pháp
luật VN

- Quyền an ninh cá nhân là một trong những quyền cơ bản của con người được bảo vệ bới
pháp luật Việt Nam. Đó là quyền được bảo vệ về tính mạng , sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản và các quyền tự do khác của cá nhân. Có một số quy định liên quan đến
quyền an ninh các nhân trong pháp luật Việt Nam:

1. Theo Điều 20 Hiến pháp năm 2013 : Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực,
truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Điều 21,Hiến pháp 2013 quy định:

+ Mọi người có quyền bí mật thư tín,điện thoại,điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở,kiểm soát,thu giữ trái luật thư tín ,
điện thoại,điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư , bí mật cá nhân và
bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự,uy tín của mình. Thông tin về đời sống
riêng tư ,bí mật cá nhân ,bi mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

3. Theo Điều 38, Bộ Luật Dân sự 2015 của VN quyền này được hiểu là sự bảo vệ của
luật pháp đối với ba đối tượng “bất khả xâm phạm”, đó là đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình.

4. Theo Điều 7 Luật An ninh mạng năm 2018, công dân có quyền được pháp luật bảo
vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản trên không gian mạng. Mọi hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản trên không gian mạng đều
bị xử lý theo pháp luật.

5. Theo Điều 71 Hiến pháp năm 1992, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị
bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện
kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải
đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của công dân.

6. Theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, k ai bị bắt nếu không có quyết định
của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả
tang. Điều 7 Bộ luật này quy định: “Cdân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật”.

7. Theo Điều 8 Bộ luật Dân sự năm 2005, công dân có quyền được pháp luật bảo vệ về
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

Câu 108 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền của các dân tộc thiểu số trong
pháp luật Việt Nam.
Điều 27, ICCPR Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn
ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của
cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo
và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

1.Quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử

Tương ứng với các nội dung các Điều 26, 27 ICCPR, Điều 5, Hiến pháp Việt Nam
năm 2013 đã ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách
phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực,
cùng phát triển với đất nước”;

- Điều 16 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân
biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.  Điều này
được hiểu là mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc đều bình đẳng trước
pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân như nhau.

- Điều 27 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc
thực hiện các quyền này do luật định”.

- Các quy định về quyền bình đẳng giữa các dtộc trong Hiến pháp đc thể chế bằng
chế định về Hội đồng Dtộc (Điều 75 Hiến pháp 2013).  Theo chế định này, Hội
đồng Dtộc do Quốc hội bầu ra, bên cạnh các cnăng, nhvụ, quyền hạn của mỗi cơ
quan của Quốc hội, Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội
về công tác dân tộc, giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình,
kế hoạch phát triển kt-xh miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ tịch
Hội đồng Dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính phủ bàn về thực hiện
chính sách dân tộc. Chính phủ có trách nhiệm tham khảo ý kiến Hội đồng Dân tộc
trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc. Để hỗ trợ Chính phủ
trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về các vấn đề dân tộc, có một cơ quan
chuyên trách cấp bộ là Uỷ ban Dân tộc.

- Ngoài ra, quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn được tái khẳng định và cụ thể
hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, cụ thể :
+) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Điều 1) khẳng định sự bình đẳng về
quyền có quốc tịch của các dân tộc thiểu số;

+) Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (các Điều 4, 21),

+) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 20),

+) Luật Tố tụng hành chính 2010 (Điều 22) quy định về quyền bình đẳng
của mọi công dân trong tiến hành tố tụng và quyền được sử dụng tiếng nói,
chữ viết của các dân tộc trong quá trình tiến hành tố tụng chính là những
quy định bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm sự
bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và Tòa án.

== > Đó cũng là điều kiện để họ có thể biểu đạt được hết những suy nghĩ,
biện minh cho hành vi vi phạm của mình và cũng là điều kiện để cơ quan
và người tiến hành tố tụng có căn cứ xác định được sự thật khách quan của
vụ án, từ đó áp dụng pháp luật một cách chính xác nhất trong việc giải
quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bộ luật Hình sự năm
1999 (Điều 1) xác định một trong những nguyên tắc của luật hình sự là bảo
vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc. Luật Bầu cử Quốc hội và
Hội đồng nhân dân năm 2015 (Điều 8, Điều 9) quy định về sự tham gia
bình đẳng của các dân tộc thiểu số vào việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc
hội, HĐND...

2.Quyền giữ gìn bản sắc văn hóa

Hiến pháp năm 2013

(Điều 5) ghi rõ: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc
dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”;

Điều 41: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham
gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”;

Điều 42 cũng ghi nhận: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”.

 Đây chính là sự khẳng định một quyền đặc thù của các nhóm thiểu số về dân tộc, đó là
quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Trong nhiều văn bản pháp luật khác, trong đó bao gồm Bộ luật Dân sự năm 2005 (các
Điều 4, 5, 30, 31) quy định về việc bảo vệ các quyền nhân thân, quyền xác định dân
tộc và quyền kết hôn giữa các dân tộc. Ngoài ra, để bảo tồn và thúc đẩy đời sống văn
hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 39 (1998) về
đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Chỉ thị này yêu cầu các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương tập trung thực
hiện mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa - thông tin cho đồng bào sống ở vùng
cao, biên giới, vùng khó khăn, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy
tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới
thiệu, có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các
dân tộc thiểu số (như chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng, bản có nghề thủ
công truyền thống...) và các di sản văn hóa có giá trị khác...

3.Quyền được Nhà nước hỗ trợ để phát triển về mọi mặt:

Hiến pháp năm 2013 không chỉ đưa ra quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc
giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số, mà quan trọng hơn là Nhà nước tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Đây là tư duy mới ghi nhận và khẳng định sự vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số chứ
không phải chỉ là trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước.

Điều 58 Hiến pháp năm 2013 quy định: “NN, xh đầu tư phát triển sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính
sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền
núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”;

Điều 60 quy định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”,

Điều 61 quy định: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn...”.

Luật Giáo dục năm 2005 (các Điều 61, 82) quy định về việc Nhà nước thành lập
các trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, dự bị đại học cho con em
dân tộc thiểu số và chính sách luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các
vùng dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy
và học;

Luật Khám chữa bệnh năm 2009 (Điều 4) quy định về chính sách của Nhà nước về
khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, được ưu tiên bố trí ngân sách đáp
ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân.
Trách nhiệm quan trọng của Nhà nước là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách
thuận lợi để đồng bào có điều kiện được phát triển, phát huy nội lực của mình vươn lên
toàn diện. Đó là điều căn cơ, lâu dài, bởi chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ
cuộc sống của mình thì mới có bình đẳng thực sự.

Như vậy, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã tiệm cận với sự bình đẳng trên thực tế giữa
các dân tộc ở Việt Nam, dần thoát khỏi tư tưởng trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, là điều kiện để từng bước xóa bỏ khoảng cách về phát triển
giữa các vùng, các dân tộc.

4.Quyền được làm việc trong pháp luật Việt Nam

Điều 35. Hiến pháp 2013 quy định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm
các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ
tuổi lao động tối thiểu”.

Điều 57, HP năm 2013 nêu rõ: “1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ
chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. 2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng
quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.

Cụ thể hoá luật pháp quốc tế về quyền con người và quy định trong Hiến pháp
2013, Bộ luật Lao động năm 2020 tại Điều 4 quy định Chính sách của Nhà nước
về lao động: “1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận
bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp
luật về lao động. 2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao
động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng
cao trách nhiệm xã hội. 3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm,
tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh
doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với
người làm việc không có quan hệ lao động. 4. Có chính sách phát triển, phân bố
nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao
trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề
nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. Có chính sách phát triển thị trường
lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động. 6. Thúc đẩy người
lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng
quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. 7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy
định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là
người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

5. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được NN quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ
thể như sau:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ K ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo or lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để vppl

Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
2016 như sau:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo or kh theo một tôn giáo
nào.

+ Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín
ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

+ Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp
bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn
giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo,
truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành
tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 109 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền của người lao động di trú
trong pháp luật Việt Nam.

 Quyền của NLDDT theo PLVN:


Theo luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
2020 thì quy định về quyền của người lao động di trú đã được xác định cụ thể, chi tiết
hơn. Quyền của nhóm này được xác định ngay từ Điều 6 với 9 quyền và 9 nghĩa vụ. Đây
là điểm ưu việt hơn so với luật cũ khi trước đây người lao động di trú chỉ được xác định 6
quyền cơ bản đó là:

- Được cung cấp thông tin về chính sách pháp luật của Việt Nam về người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách pháp luật và
phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động;
quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển
về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo
quy định của pháp luật VIệt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- ĐƯợc bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của
nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc
làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

→ Đây là những quyền cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với người lao động đi làm việc
ở nước ngoài, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ quyền lợi của mình,
đồng thời cũng giúp họ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống tại quốc gia khác, tạo cho họ
cảm giác được đối xử công bằng như với chính công dân của quốc gia tiếp nhận, thúc đẩy
quyền con người cũng như quyền của chính những người lao động di trú.

ĐỒng thời, theo luật mới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn được bổ
sung một số quyền như sau:

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp
đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng
bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
hoặc bị quấy rồi tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở VIệt
Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về
bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- ĐƯợc tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm , khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận
dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

 Chính sách Nhà nước về đảm bảo quyền của người lao động di trú

Các chính sách của Nhà nước cũng được quy định công khai, minh bạch ngay tại Điều 4
của Luật này:

"1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt
Nam đi làm việc ử nước ngoài theo hợp đồng, phát huy và sử dụng hiệu quả
nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số
ngành, nghề công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam
có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy
và hỗ trợ phát triển ngành nghề, công việc đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế -
xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức
và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.

....

5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước".

→ So với quy định tại Luật năm 2006 thì luật mới đã bổ sung những chính sách của Nhà
nước, tăng cường đảm bảo quyền của lao động di trú, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới
bình đẳng giới , không phân biệt đối xử đối với lao động di trú. việc quy định như thế này
là kết quả của hoạt động nghiên cứu, học hỏi những thành tựu của pháp luật quốc tế trong
bảo vệ quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Câu 110 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền của sống chung với HIV/AIDs
trong pháp luật Việt Nam.

Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao.
Điều này đặt ra thách thức cho Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ những đối tượng
đặc biệt này, họ là nhóm đối tượng dễ bị mọi người kỳ thị, cộng đồng xa lánh, dễ bị tổn
thương cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trước yêu cầu đó, Luật Phòng, HIV/AIDS năm 2006 ra đời và sửa đổi vào năm 2020, có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong đó ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của người nhiễm
HIV, giúp tránh những mặc cảm, tự ti, cũng như là cách thức để nhà nước bảo vệ quyền
con người cho người nhiễm HIV một cách triệt để.

Những quyền của người nhiễm HIV:

Quyền của người có HIV/AIDS được pháp luật quốc tế ghi nhận trong các văn kiện luật
nhân quyền quốc tế cơ bản. Nền tảng là Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Tuyên
ngôn nhân quyền quốc tế 1948. Quy định về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội được ghi nhận trong hai công ước quốc tế về quyền con người là Công ước quốc tế
về các quyền dân sự chính, chính trị (ICCPR) năm 1966 và Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) năm 1966. Bên cạnh những văn kiện cơ bản
nền tảng này còn có những văn kiện liên quan trực tiếp đến vấn đề HIV/AIDS là các công
ước do các tổ chức liên chính phủ thành viên của Liên Hợp Quốc thông qua như tổ chức
y tế thế giới WHO, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO, tổ chức lao động
thế giới ILO…

Trên cơ sở tiếp thu các văn bản pháp lý quốc tế, pháp luật quốc gia, trong đó có Việt Nam
đã ghi nhận quyền của người nhiễm HIV trong Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), theo đó, tại Khoản 1, Điều 4,
với 5 quyền cơ bản:

( 1 ) Thứ nhất, sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

Đây là quyền đầu tiên được ghi nhận tại Điều 4, điều này cũng chứng minh được tầm
quan trọng của quyền này. Sống hòa nhập là việc người nhiễm HIV được sinh sống trong
cộng đồng dân cư, gần gũi, không bị xa lánh, kỳ thị, được tham gia các hoạt động xã hội,
được nói chuyện, giao lưu, kết nối cộng đồng. Vì là quyền, do đó, việc bảo đảm quyền sẽ
được thực hiện dựa trên nghĩa vụ đối ứng của chủ thể còn lại, tuy nhiên, đây là quyền sẽ
rất khó bảo đảm, bởi cộng đồng và xã hội thực sự đang có những cái nhìn khắt khe, phân
biệt đối xử với đối tượng này.

Quyền sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội là quyền nhằm giải tỏa vấn đề tâm lý cho
người bị nhiễm HIV, giúp họ tự tin, đóng góp những giá trị tích cực mà mình có cho cộng
đồng như những cá nhân khác trong xã hội.

( 2 ) Thứ hai, được điều trị và chăm sóc sức khỏe.


HIV được xem là một “căn bệnh” vì vậy, việc điều trị, chăm sóc sức khỏe là điều hoàn
toàn hiển nhiên và cần thiết, đặc biệt đối với căn bệnh nguy hiểm như HIV. Thực tế, đây
là quyền được bảo đảm cơ bản, bởi các cơ sở khám chữa bệnh buộc phải có các bộ phận
xét nhiệm, điều trị tích cực cho người nhiễm HIV, việc điều trị và chăm sóc nhằm làm
giảm thiểu sự tác động hoặc làm chậm sự tác động của virus HIV đối với sức khỏe, cơ thể
người nhiễm HIV, mà không đề cao qua nhiều đến kết quả cuối cùng, bởi đây là căn bệnh
chưa có thuốc điều trị triệt để.

( 3 ) Thứ ba, học văn hóa, học nghề, làm việc.

Đây là quyền quan trọng để người nhiễm HIV thực hiện quyền sống hòa nhập với cộng
đồng, việc được học văn hóa, học nghề, làm việc là cách để người nhiễm HIV tự tìm
kiếm cơ hội được sống, cống hiến và đem lại thu nhập nuôi sống bản thân, đây là quyền
của mọi công dân, nhưng xuất phát là chủ thể đặc biệt, nên việc ghi nhận quyền này như
một quyền đặc biệt của người nhiễm HIV là điều dễ hiểu.

( 4 ) Thứ tư, được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.

Bí mật riêng tư ở đây có thể là những bí mật liên quan đến sự phát triển của sức khỏe,
nguồn gốc làm phát sinh bệnh,…đây là những bí mật mà nếu đề người khác biết sẽ dẫn
đến những sự kỳ thị và việc giữ bí mật sẽ giúp người nhiễm HIV bỏ qua những mặc cảm,
để sống hòa nhập hơn.

( 5 ) Thứ năm, từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang đtrị bệnh AIDS trong giai
đoạn cuối.

AIDS là là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome”
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông
qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong. (Khoản 2, Điều 1,
Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS)). Chính vì AIDS đã rất nguy hiểm và việc lâm vào giai đoạn cuối dường như
là sự kết thúc cho quá trình phát triển đến đỉnh điểm của HIV, giai đoạn cuối tỷ lệ tử vong
của người nhiễm AIDS là rất cao, nên việc từ chối khám bệnh, chữa bệnh cũng là cách để
giảm các chi phí không cần thiết, cũng như những nỗi đau trong quá trình chữa trị.

Dưới phương diện y học, HIV/AIDS là một loại bệnh nguy hiểm mà hiện tại chưa có
phương thuốc nào chữa được. Dưới góc độ xã hội, đây là mầm móng đe dọa sự sống của
con người, sự bình yên trật tự của cộng đồng, xã hội, nó phá vỡ những thành tựu văn
minh mà nhân loại dày công xây dựng, đồng thời cũng kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm
bất ổn tình hình chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Xét dưới góc độ đạo đức, hầu
hết HIV/AIDS đều được nhìn nhận gắn liền với tệ nạn xã hội như mại dâm, tiêm chích…
Chính với quan điểm này nên HIV/AIDS càng trở nên đáng sợ và bị xa lánh hơn bất cứ
căn bệnh nào, quyền của người có HIV/AIDS hầu như không tồn tại hay thực tế không
được bảo đảm.

Câu 111 : Ở một quốc gia, nạn đói xảy ra khiến nhiều người dân bị chết. Đáp lại chỉ
trích của cộng đồng quốc tế, quốc gia đó cho rằng không có lỗi gì vì đã nỗ lực giải
quyết nhưng họ không đủ nguồn lực. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân
quyền quốc tế.

*Lý luận

Theo nội dung cơ bản của quyền có mức sống thích đáng theo Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội, văn hoá. Căn cứ điều 25 (UDHR) và điều 11 (ICESCR)

Nội dung: Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo
sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế
và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có các quyền được bảo hiểm trong trường hợp
thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, goá bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những
hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ. (Khoản 1. Điều 25. UDHR)

Tại Khoản 1 Điều 11 ICESCR nêu các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền
của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình bao gồm
khía cạnh ăn, mặc, nhà ở và được không ngừng cải thiện điều kiện sống

Tại Khoản 2 Điều 11 quy định cụ thể trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm
quyền có lương thực, thực phẩm, trên cơ sở thừa nhận quyền cơ bản của con người là
không bị đói, các quốc gia thành viên Công ước sẽ thực hiện, tự mình và thông qua hợp
tác quốc tế, các biện pháp và chương trình cần thiết để hướng tới mục tiêu chung.

Cụ thể quy định Quyền không bị đói

-Được ccấp lương thực, thực phẩm hoặc tiền bạc để mua được lương thực, thực
phẩm tối thiểu;

-Lương thực, thực phẩm phải sạch, không độc hại, phù hợp về mặt văn hoá;

-Áp dụng với mọi đối tượng; chú ý đến nhóm người dễ bị tổn thương;

-Trách nhiệm chung của nhà nước, cộng đồng, gia đình, doanh nghiệp.

*Tình huống
Khi một quốc gia có nạn đói diễn ra khiến nhiều người dân bị chết. Đáp lại chỉ trích của
cộng đồng quốc tế, quốc gia đó cho rằng không có lỗi gì vì đã nỗ lực giải quyết nhưng họ
không đủ nguồn lực.

Xét trên cơ sở lý luận, khi quốc gia là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội, văn hoá thì trong hoàn cảnh đó quốc gia ấy đã vi phạm trực tiếp đến Công ước,
cụ thể hơn là Quyền không bị đói. Bởi lẽ, đói nghèo ngăn cản khả năng nhận biết và
hưởng thụ quyền của con người. Khi không có thức ăn, tức không có năng lượng, khả
năng và điều kiện để con người thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả quyền được tham
gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội… Quốc gia để tình trạng đói diễn ra và dẫn tới nhiều
cái chết thì không thể nói là không có lỗi vì bất cứ lý do nào. Vì theo khoản 2, điều 11 đã
quy định rất rõ về trách nhiệm của các quốc gia. Khi đối mặt với tình trạng đó, phải khẩn
trương đề ra các biện pháp giải quyết và khắc phục, đảm bảo nguồn lương thực - thực
phẩm, nếu quốc gia khan hiếm nguồn lực cần viện, hay có giải pháp cứu trợ từ các quốc
gia khác. Vì thế, để người dân chết đói, không được hưởng mức sống thích đáng thì quốc
gia đó đã vi phạm Công ước quốc tế, vi phạm quyền con người.

Việc thực hiện hóa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa có thể dần dần, từng bước tương
ứng với nguồn lực sẵn có của quốc gia dựa trên tính chất của nhóm quyền này, thì không
yêu cầu thực hiện ngay lập tức, thực hiện từ từ, dần dần nhưng cần đặt ra mục tiêu phát
triển. Cụ thể ở đây đề cập đến việc xóa đói giảm nghèo đúng là phải tiêu tốn rất nhiều
nhân lực, vật lực vượt quá khả năng hiện tại của một số quốc gia. Nhung không đồng
nghĩa việc quốc gia đó không cần xúc tiến bất cứ kế hoạch hay hành động nào, hoặc
không cần đề ra bất cứ mục tiêu, chỉ tiêu hay thời hạn nào cho việc này. Nó đơn thuần chỉ
là cho phép các quốc gia thực hiện các quyền này ở mức độ tương ứng với nguồn lực
thực tế của nước mình.

Đây là những thách thức đặt ra trong quá trình đảm bảo thực hiện quyền con người, cụ
thể ở đây là nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hoá; nếu muốn thực thi các quyền trong
nhóm này đòi hỏi sự huy động các nguồn nhân lực, vật lực trong toàn xã hội.

Câu 112 : Phân tích vị trí của vấn đề quyền con người trong quan hệ quốc tế ngày nay.

Cùng với sự thành lập của Liên Hợp Quốc (1945) và sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế
giới về nhân quyền (1948), quyền con người ngày càng trở thành mối quan tâm chung
của toàn nhân loại. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc tranh luận về nhân quyền diễn
ra trên các diễn đàn quốc tế trong bối cảnh xung đột về ý thức hệ, cũng như cuộc chạy
đua vũ trang căng thẳng giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vào năm
1975, tại Helsinki (Phần Lan), 35 quốc gia (bao gồm Mỹ, Canada, Liên Xô và hầu hết các
nước Châu Âu) đã thông qua Thỏa ước Helsinki. Thỏa ước này nêu lên 10 nguyên tắc cụ
thể, trong đó nguyên tắc tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản. Thỏa thuận đã
mở ra một thời kỳ mới của nhân quyền trên các diễn đàn quốc tế.

Từ sau Ctranh Lạnh, cuộc tranh luận về nhân quyền chuyển trọng tâm sang sự khác biệt
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển (phương Bắc và phương Nam), giữa
tính phổ biến của nhân quyền và đặc thù hóa. Đặc biệt, từ sau Hội nghị Nhân quyền thế
giới tại Viên (1993), nhân quyền càng có vị trí qtrọng trg các diễn đàn quốc tế và khu
vực. Đối thoại nhân quyền song phương và đa phương ngày càng được mở rộng giữa các
quốc gia. Cho đến gần đây, Lminh châu Âu thực hiện đối thoại nhân quyền hàng năm với
hơn 20 quốc gia (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Việt Nam…)

Mặc dù vậy, cần thấy rằng việc ngày càng được chú trọng trong quan hệ quốc tế không có
nghĩa mà mọi vấn đề của nhân quyền đã được đồng thuận hoàn toàn hoặc ở cấp độ cao
giữa các quốc gia.

Song song với vị thế ngày càng cao của nó, nhiều vấn đề của nhân quyền vẫn còn gây
tranh cãi trên các diễn đàn quốc tế. Kể từ khi Liên Hợp Quốc thành lập đến nay, các quốc
gia, theo từng khối, nhóm, chính thức hoặc không chính thức, hay trên phương diện song
phương vẫn không ngừng tranh luận, chỉ trích, công kích nhau, bằng đủ mọi cách tiếp cận
trên các diễn đàn quốc tế. Chỉ đơn cử, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm công bố một số
báo cáo liên quan đến tình hình nhân quyền quyền, tự do tôn giáo, chống buôn người và
thúc đẩy dân chủ ở các quốc gia trên thế giới. Những báo cáo này năm nào cũng gây ra
tranh cãi giữa Hoa Kỳ và nhiều nước. Thâm chí, phản ứng theo kiểu “ăn miếng trả
miếng” với Mỹ, từ năm 1998, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc cũng ra
Báo cáo về tình hình nhân quyền tại Hoa Kỳ. Báo cáo này tập trung vào những hạn chế
trong việc thực thi nhân quyền tại Hoa Kỳ, chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến kỳ thị
chủng tộc, tỷ lệ tội phạm cao, nghèo đói, đối xử vô nhân đạo với tù nhân…

Câu 113: Trình bày khái niệm và cấu trúc của bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc.

1.Khái niệm:

Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations human rights machinery) là khái
niệm chỉ hệ thống những cơ quan của Liên Hợp Quốc tham gia vào việc bảo vệ và thúc
đẩy nhân quyền trên thế giới.

2.Cấu trúc:

Bộ máy nhân quyền Liên Hợp Quốc bao gồm sáu cơ quan chính::

+) Đại hội đồng: Là cquan đại diện chính của LHQ, bgồm tất cả các qgia tviên
(Đ.9 Hiến chương)
+) Hđồng Bảo an: Bao gồm 15 tviên, trong đó có 05 tviên thường trực (Đ.23 Hiến
chương)

+) Hội đồng Kinh tế - Xã hội: bao gồm 54 nước thành viên do ĐHĐ bầu ra.

+) Hội đồng Quản thác: là một trong các cơ quan chính của LHQ, cơ quan này bao
gồm tất cả các nước thành viên quản lý các lãnh thổ quản thác và các thành viên
được ghi rõ tên trong Đ.23 (05 nước thành viên thường trực của HĐBA)

+) Toà án Công lý quốc tế (ICJ): Là cơ quan tài phán chính của Liên Hợp quốc.

+) Ban thư ký: Là cơ quan hành chính cao cấp nhất của LHQ

→ Các cơ quan này được giúp việc bởi một hệ thống các cơ quan chuyên trách về nhân
quyền của Liên Hợp Quốc mà đứng đầu là Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (trước
kia là ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc) và Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp
Quốc.

Ngoài ra, bộ máy này còn có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên
Hợp Quốc như ILO, UNESCO, UNDP, UNICEF, UNIFEM, WHO... và hệ thống ủy ban
công ước được thành lập để giám sát việc thực hiện một số điều ước quốc tế quan trọng
về nhân quyền.

Mỗi cquan, tchức trong bộ máy nhân quyền LHQ có những cnăng, nhiệm vụ và đóng
vtrò khác nhau trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ và thúc đẩy nhân
quyền trên thế giới.

Ngày 11-10-2022, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2023-2025, trong đó có VN

Câu 114: Phân biệt giữa hai cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền theo Hiến chương
Liên hợp quốc (cơ chế theo Hiến chương) và cơ chế theo các điều ước quốc tế chủ
chốt về quyền con người (cơ chế theo điều ước).
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ
bản của LHQ. Cơ chế theo Hiến chương và cơ chế theo điều ước đều hướng đến mục
tiêu: thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người.

Tchi Theo hiến chương Liên Hiệp Theo các điều ước quốc tế chủ chốt về QCN
Quốc (Cơ chế theo hiến
chương) ( Cơ chế theo điều ước)

Khá Cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt Cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các
i động của các cơ quan chính của Ủy ban giám sát việc thực hiện một số công
niệ LHQ trong việc bảo vệ và thúc ước quốc tế về quyền con người (thường được
m đẩy nhân quyền. gọi tắt là các Ủy ban công ước, hay treaty
bodies), mà được thành lập theo quy định của
chính các công ước đó (ngoại trừ Ủy ban về
các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được thành
lập theo một nghị quyết của ECOSOC).

Chủ 6 cơ quan chính của tổ chức: 9 uỷ ban: uỷ ban quyền con người; uỷ ban về
thể Đại hội đồng; Hội đồng bảo an; các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; uỷ ban
có Hội đồng kinh tế và xã hội; Ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc; uỷ ban xóa bỏ mọi
tn thư ký; Toà án công lý quốc tế; hình thức phân biệt; uỷ ban xóa bỏ mọi hình
Hội đồng quản thác. thức phân biệt đối xử với phụ nữ; uỷ ban
chống tra tấn; uỷ ban quyền trẻ em; uỷ ban về
người lao động di trú; uỷ ban về quyền của
người khuyết tật; uỷ ban về cưỡng bức mất
tích.

Cơ 1 số cquan chính thiết lập một Không có cơ quan giúp việc.


qua hệ thống các cơ quan giúp việc
n về quyền cng.
giúp Xây dựng một quy chế để huy
việc động sự tham gia, hỗ trợ của
các tổ chức phi chính phủ (quốc
tế, khu vực và quốc gia) vào
hoạt động thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người.
Chứ Đa dạng, bao gồm cả việc Hệ thống Ủy ban công ước có chức năng hẹp
c nghiên cứu, xây dựng các dự hơn. Các ủy ban này được thành lập chỉ để
năn thảo văn kiện, thẩm định, theo giám sát, thúc đẩy việc thực hiện một số điều
g dõi, giám sát và điều hành các ước quốc tế về quyền con người nhất định,
chương trình, hoạt động về thông qua việc nhận, xem xét các báo cáo
quyền con người quốc gia và ra khuyến nghị với các quốc gia
liên quan về việc thực hiện những công ước
này.

Câu 115: Ở một quốc gia, quyền của người nước ngoài, người lao động di trú (lao
động có quốc tịch nước khác), người không quốc tịch đang hiện diện hợp pháp trên
lãnh thổ nước đó không được bảo đảm. Đáp lại chỉ trích của cộng đồng quốc tế, quốc
gia đó cho rằng không có lỗi vì quốc gia chỉ có trách nhiệm bảo đảm các quyền con
người cho công dân của nước mình. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân
quyền quốc gia.

1. Khái quát về người nước ngoài, người lao động di trú, người không quốc tịch.

Người nước ngoài (“alien”), hay còn được gọi là người không phải công dân (“non-
citizen”). Trong Tuyên ngôn về Quyền con người của những cá nhân không phải là công
dân của quốc gia mà họ đang sinh sống, 1985, thuật ngữ “người nước ngoài” (“alien”) sẽ
được dùng để chỉ bất cứ người nào không phải là công dân ở quốc gia mà họ đang hiện
diện.

Trong khi người nước ngoài là một cộng đồng rộng lớn, có một số nhóm thuộc cộng đồng
này ở vị trí yếu thế hơn, dễ bị tổn thương trước các hoàn cảnh, sự vi phạm và được quan
tâm bảo vệ nhiều hơn. Một số nhóm đặc biệt đó là: người không quốc tịch, người lao
động di cư (di trú).

+) Khoản 1, Điều 2 Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao
động di trú và các thành viên trong gia đình họ, 1990 (ICRMW) đưa ra định nghĩa
“người lao động di trú” là “một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng
lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”.

+) Điều 1 của Công ước về vị thế của người không quốc tịch, 1954 đưa ra định
nghĩa “người không quốc tịch” có nghĩa là người không được coi là công dân của
bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia đó.
→ Dù hợp pháp hay không hợp pháp, họ đều dễ bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị gạt ra bên
lề xã hội, không được hưởng các quyền con người cơ bản nhất, cũng như thiếu cơ chế
bảo vệ quyền.

2. Các nguyên tắc chung về bình đẳng, không phân biệt đối xử với người nước
ngoài, người lao động di trú, người không quốc tịch.

Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (UDHR, 1948) đã đặt ra nguyên tắc bình đẳng, từ góc
độ triết lý: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và công bằng về quyền và nhân
phẩm” (Điều 1), cũng như nêu ra các căn cứ cụ thể không được phân biệt (Điều 2).

Bên cạnh UHDR mang tính khái quát, đã có một văn kiện riêng về quyền của người nước
ngoài là Tuyên ngôn về Quyền con người của những cá nhân không phải là công dân của
quốc gia mà họ đang sinh sống. Ngoài ra, các nguyên tắc đối với cộng đồng, nhóm người
này cũng đều được khẳng định và thể hiện trong các Điều ước quốc tế như ICCPR,
CERD, ICESCR…, Bình luận chung số 15 về vị thế của người nước ngoài theo Công ước
ICCPR tái khẳng định “một quy tắc chung là các quyền trong Công ước phải được bảo
đảm một cách không có sự phân biệt giữa công dân và người nước ngoài” (trừ một vài
quyền được trong Công ước đã được chỉ rõ là chỉ áp dụng đối với công dân). Tuyên ngôn
về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo
vệ các quyền con người và tự do cơ bản được thừa nhận rộng rãi, 1998 tại Khoản 1 Điều
2 khẳng định “Mọi quốc gia có trách nhiệm và nghĩa vụ hàng đầu về bảo vệ, thúc đẩy và
thực hiện tất cả quyền con người và những tự do cơ bản, chưa kể những điều khác”.

3. Kết luận

Như vậy, dù là công dân nước mình hay không thì Nhà nước của quốc gia đó luôn phải có
trách nhiệm trong việc công nhận và bảo đảm các quyền con người cũng như những
quyền đặc thù tương ứng với từng nhóm người trên, không thể lảng tránh trách nhiệm.
Quyền con người chính là những tự do và bảo đảm mà mọi thành viên trong gia đình
nhân loại được hưởng, dù Nhà nước có thừa nhận hay không. Chủ thể của quyền con
người là tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, bất kể vị thế,hoàn cảnh, nơi cư trú...
mà Nhà nước là chủ thể chính trong việc bảo đảm. Quyền con người không chỉ là vấn đề
quan trọng của luật quốc tế, mà các quốc gia phải ngày càng chú trọng xây dựng hệ thống
pháp luật hướng tới bảo vệ quyền con người.

Câu 116 : Bình luận về việc pháp luật Việt Nam chỉ cho phép những người có khiếm
khuyết hoặc không xác định được rõ ràng về giới tính của cơ quan sinh dục được phẫu
thuật chuyển giới và thay đổi tên, giới tính trong giấy tờ tùy thân.
Xã hội ngày càng phát triển về đa lĩnh vực, đi cùng với sự phát triển đó thì luôn nảy sinh
những vấn đề xã hội nổi bật có thể thấy như vấn đề phẫu thuật chuyển giới và thay đổi họ
tên, giới tính trong giấy tờ tùy thân đối với đối tượng người khiếm khuyết về giới tính
hoặc không xác định rõ về giới tính của cơ quan sinh dục. Đây là vấn đề quan trọng
không chỉ đối với đối tượng đó mà là của cả Nhà nước đối với công dân đang sinh sống ở
quốc gia đó, về việc thực hiện, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền và nghĩa vụ đối với
nhóm người khiếm khuyết hoặc không xác định được rõ ràng về giới tính của cơ quan
sinh dục.

Pháp luật về Việt Nam chỉ cho phép những người khiếm khuyết hoặc không xác định
được rõ ràng về giới tính của cơ quan sinh dục được phẫu thuật chuyển giới và thay đổi
họ tên, giới tính trong giấy tờ tùy thân. Đối với BLDS 2015 (cụ thể là điều 36, điều 37)
này đã có nhiều đổi mới trong việc thực hiện nhân quyền hóa và trong luật với với đề này
mà những bộ luật Dân sự, trước chưa có. Dưới góc độ của tôi thì đây là điểm rất đáng
khen của Nhà Nước và Pháp Luật Việt Nam trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho
công dân, nhưng việc chỉ cho phép này nó đặt một sự giới hạn và những điều kiện cần và
đủ để một cá nhân thực hiện thay đổi họ tên giới tính trong giấy tờ tùy thân ( khoản 1
điều 36 BLDS 2015).

Tại sao lại vậy, vì trước khi muốn được chuyển giới tính trên giấy tờ thì trước đó phải can
thiệp Y tế (phẫu thuật thẩm mỹ) về giới tính đúng với bản thân người đó mong muốn đó
mới là bản thân thực sự của mình. Điều này là một sự cản trở đối với những người không
có đủ điều kiện kinh tế hoặc sức khỏe của bản thân họ không cho phép, để họ được phẫu
thật và sống với chính bản thân mình. Theo tôi đánh giá đây cũng là một điểm rất hạn chế
của Nhà nước ta, nhưng theo không có chuyện gì mà không có lý do của nó cả, mà ở đây
còn là cơ quan Nhà nước ban hành luật, vì vậy nên chúng ta cần chờ đợi một văn bản luật
chính thức về vấn đề này, vì theo dòng phát triển của nhiều nước trên thế giới thì thừa
nhận quyền thay đổi nhân thân sau khi phẫu thuật, các nước đang thay đổi theo xu hướng
thừa nhận quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ ngay cả khi không cần phẫu thuật. Ví dụ
như ở Hàn Quốc, Đài Loan... Có thông tin rất vui là ở nước ta đang có Dự thảo Luật
Chuyển đổi giới tính mà trong đó điều (Khoản 1, khoản 4 Điều 17. Điều kiện công nhận
là người chuyển đổi giới tính) có đề cập đến chuyện này:

“1. Người đề nghị chuyển đổi gtính k thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi
gtính được Hội đồng xđịnh giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính
sinh học hoàn thiện hiện có.

4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển
đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người
chuyển đổi giới tính.”
Mong là Luật này sẽ được sửa đổi và bổ sung sao cho hoàn thiện và được thông qua và
phê duyệt để những người mà chưa được sống hoặc chưa được mọi người công nhận với
giới tính thật của họ chỉ vì họ chưa can thiệp Y tế thì họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.

Cuối cùng thì nhà nước không thể sinh ra giới tính một người, mà chỉ ghi nhận giới tính
của họ. Việc Pháp luật về Việt Nam chỉ cho phép những người khiếm khuyết hoặc không
xác định được rõ ràng về giới tính của cơ quan sinh dục được phẫu thuật chuyển giới và
thay đổi họ tên, giới tính trong giấy tờ tùy thân, tuy có nhiều điểm tích cực nhưng cũng đi
kèm với hạn chế nhất định nhưng với việc sửa đổi, thêm hoặc bớt Luật phải cần một quá
trình nên trước khi một luật nào đó ban hành về vấn đề này thì ta, xã hội phải thay đổi về
mặt nhận thức không bàn tán, phê phán những người không may mắn được sống với giới
tính thật của họ vì họ rất cần sự công nhận. Sinh ra như vậy đã là điều đau khổ nhất rồi
mà nếu phê phán nữa thì họ còn đường nào để sống.

Câu 117 : Trình bày những biểu hiện nổi bật về tôn trọng, bảo vệ nhân quyền trong lịch
sử và truyền thống văn hoá của Việt Nam

Với ý nghĩa là nền tảng của sự tôn trọng các quyền con người, giống như ở nhiều dân
tộc khác, lòng khoan dung, nhân đạo cũng là những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Những tư tưởng đó còn ảnh hưởng đến cách thức cầm quyền qua các thời đại.
Từ thời các vua Hùng dựng nước, các triều đại phong kiến Việt Nam đã chú ý kết hợp
giữa “nhân trị” với “pháp trị”, giữa “trị quốc” và “an dân”.

Vào thời kỳ nhà Lý (1010‐1225), bộ Hình thư được ban hành là một dấu mốc quan
trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, nội dung của bộ luật thể hiện tính nhân đạo rất
cao. Mặc dù được ban hành để bảo vệ quyền lợi của nhà nước phong kiến tập quyền,
song theo một số tư liệu, bộ luật này đã bao gồm những quy định nhằm hạn chế sự lộng
quyền, lạm quyền áp bức dân lành của giới quan liêu quý tộc. Bộ luật này còn chứa đựng
nhiều quy định giàu tính nhân văn, nhân đạo, chẳng hạn như quy định cấm mua bán và
bắt hoàng nam (trẻ em trai) làm nô lệ, không quy định hình phạt tử hình…

Dưới triều Trần (1225‐1400), Hội nghị Diên Hồng (1284) thể hiện một cách đặc biệt
sinh động tinh thần “lấy dân làm gốc”. Tư tưởng này sau đó cũng được khắc họa bởi vị
anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo (1232‐1300), người trước khi qua đời còn khuyên vua
cần quan tâm đến dân, “khoan thư sức dân” để làm “kế sâu rễ bền gốc”. Đặc biệt, tinh
thần nhân đạo, nhân văn thời nhà Trần còn được phản ánh qua hình ảnh của nhà vua Trần
Nhân Tông (1258‐1308), người được coi là một Phật hoàng, hay qua việc nhà Trần đối xử
nhân đạo với tù binh.

Tinh thần khoan dung, nhân đạo ở thời Lê (1428‐1778) được thể hiện ngay trong
giai đoạn xây dựng vương triều, qua việc đối xử khoan dung với 10 vạn quân Minh bại
trận. Đặc biệt ở thời Lê là bộ Quốc triều hình luật (thế kỷ XV), hay còn gọi là Bộ luật
Hồng Đức. Bộ luật này đã kế thừa những giá trị tinh hoa truyền thống về kỹ thuật lập
pháp và đặc biệt là tư tưởng nhân đạo của dân tộc, được nhiều nhà luật học trong và ngoài
nước coi là một trong bộ luật chặt chẽ, đầy đủ, tiến bộ nhất của các triều đại phong kiến
Việt Nam, có thể xếp ngang hàng với những bộ luật nổi tiếng trên thế giới. Bộ luật chứa
đựng nhiều điều khoản có ý nghĩa khẳng định và bảo vệ các quyền con người, tiêu biểu
như: bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và tài sản của người dân; bảo vệ người dân khỏi bị
nhũng nhiễu bởi giới quan lại, cường hào; bảo vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội
(những người mồ côi, con nuôi, những kẻ đau ốm không nơi nương tựa, những người goá
vợ, goá chồng, tàn tật, nghèo khổ không thể tự mình mưu sống, người chết không có thân
nhân...); bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ…

Đến triều đại Tây Sơn, mặc dù chỉ duy trì được vương quyền trong một thời gian
ngắn (1789 ‐ 1802), song qua một số chiếu chỉ của Vua Quang Trung như chiếu lên ngôi,
chiếu cầu hiền, chiếu khuyến nông, chiếu lập học... cũng cho thấy sự kế thừa tinh thần
nhân văn của dân tộc một cách rất rõ nét. Ở triều Nguyễn (1802 ‐ 1945), mặc dù bộ
Hoàng triều luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) bị coi là khắc nghiệt, song nhiều vua
nhà Nguyễn cũng có những chính sách tiến bộ và phản ánh tinh thần nhân văn, nhân đạo
của dân tộc, trong đó có những chính sách chiêu mộ người dân khai khẩn đất hoang mà
đã góp phần mở mang bờ cõi cho dân tộc về phía Nam nhiều hơn tất cả các triều đại
trước cộng lại...

Tư tưởng về quyền con người xuyên suốt trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam còn
thể hiện ở truyền thống dân chủ trong nhiều lĩnh vực, mà tiêu biểu là trong việc quản lý
cộng đồng, tuyển dụng và sử dụng nhân tài, trong việc thảo luận và quyết định các công
việc quốc gia đại sự. Như vậy, có thể khẳng định dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân
đạo và tôn trọng con người, nhiều triều đại trong lịch sử đã biết trân trọng ý kiến nhân
dân ở những mức độ nhất định.

Câu 118 : Trình bày những đặc trưng trong tư tưởng về nhân quyền của các nhà cách
mạng Việt Nam trước tháng 8/1945

Cuối thế kỉ XIX, nhiều trí thức Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan
Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu các tư tưởng tiến bộ về tự
do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng về dân quyền, dân chủ của Cách mạng tư sản. Trong đó,
Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu. Nguyễn Ái Quốc là 03 người có cái nhìn sâu sắc về tư
tưởng tự do và dân quyền.

1. Tư tưởng về nhân quyền của Phan Châu Trinh:

- Nhà hoạt động chính trị đầu tiên đề xướng dân quyền ở Việt Nam
- Lập trường: Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính
lần được.

+ Quyền con người phải gắn với quyền làm chủ thật sự của nhân dân đối với vận
mệnh của đất nước thể hiện trong nội dung “khai dân trí”, “chấn dân khí”.

+ Muốn đảm bảo được quyền con người cần phải cải thiện đời sống nhân dân, từ
tinh thần đến vật chất, lấy con người làm trung tâm để phát triển xã hội và đất
nước - “hậu dân sinh”.

+ Sau khi nhận sự can thiệp của Hội nhân quyền (trụ sở tại Pháp) năm 1911, ông là
người đầu tiên báo động tình trạng thiếu dân quyền ở Việt Nam và lên án chế độ
phong kiến, thực dân trong nước bằng các bài diễn thuyết và các bài viết..

2. Tư tưởng về nhân quyền của Phan Bội Châu:

- Đề cập về nữ quyền, hướng tới bình đẳng chung giữa nam và nữ trong quyền con người:
“Con trai là người, con gái cũng là người, ở trong chữ quyền người đã bao bọc cả trai với
gái, không cần phải phân biệt Nam Quyền, Nữ Quyền. Nếu phân biệt Nam Quyền, Nữ
quyền cũng là dư.”

- Ông giải thích về Nhân quyền: nghĩa là quyền của người mà cũng nghĩa là quyền làm
người. Rằng quyền của người tức là các quyền đó là người thời đáng được, rằng quyền
làm người tức là đã một con người tất cả các quyền được làm con người mà không phải
làm trâu ngựa.

+ Quyền con người trước hết là quyền được giải phóng khỏi sự bóc lột, đè nén,
xây dựng nhà nước thực sự của nhân dân. Theo PBC, để bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, quan trọng nhất là phải thay đổi chính thể của nhà nước.

+ Quyền con người phải gắn liền với dân trí và nâng cao dân trí.

- Ông cũng có những suy nghĩ rất đột phá so với nhận thức chung thời bấy giờ, ví dụ như
việc ông khẳng định tôn giáo là quyền tự do cá nhân, không phụ thuộc vào sự quản chế
của nhà nước: “Mỗi người đều sẽ có quyền tự do tôn giáo: ai muốn theo đạo Khổng thì
theo, ai muốn theo đạo Phật thì theo, ai muốn theo Công giáo thì theo. Nếu tôn giáo nào
là đúng đắn, tại sao lại cần phải bắt buộc người ta từ bỏ nó?…”

- Dùng thơ văn và các bài diễn thuyết kêu gọi người dân có ý thức về các quyền tự do,
quyền lợi, nghĩa vụ đối với xã hội, với quốc gia, giải thích thế nào là “độc lập”,”tự do”...
Thành lập báo “Tiếng Dân” năm 1927 - cơ quan ngôn luận đầu tiện tại Trung Kỳ.
→ Tư tưởng nhân quyền của PBC hướng trực tiếp đến người dân, lấy người dân làm
trọng tâm. Nhân quyền ở đây gắn với dân quyền, với những quyền lợi của nhân dân.

3.Tư tưởng về nhân quyền của Nguyễn Ái Quốc:

- Tư tưởng nhân quyền của ông đã vận dụng có sáng tạo tư tưởng giải phóng con người
và xã hội chủ nghĩa Mác - Lênin. → Đặc điểm nổi bật nhất của NAQ: Để giải quyết vấn
đề quyền con người tại Việt Nam chỉ có thể được giải quyết thông qua cuộc cách mạng.

- Khẳng định: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

- NAQ quan niệm quyền con người trước hết phải là quyền độc lập, tự quyết dân tộc.
Ông không chỉ đấu tranh đòi quyền cho con người, mà còn nhấn mạnh tới quyền làm
người: quyền học tập, quyền tự do, quyền của trẻ em…

- Để có được sự thừa nhận quyền con người, NAQ thông qua các hoạt động như mở tờ
báo Người cùng khổ; soạn và gửi Yêu sách của nhân dân Việt Nam (1919) trong đó có 04
điều trực tiếp về các quyền cơ bản ví dụ: tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do lập hội
và hội họp. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) đòi các quyền độc lập, tự quyết cho các
dân tộc thuộc địa.

→ Kết luận: Dù mỗi người chọn những con đường khác nhau nhưng trong tư tưởng đều
tìm đến được chân lý chung cả là giải phóng con người. Đây chính là tư tưởng về quyền
con người.

Câu 119 : Trình bày những ddiem của phong trào dân quyền ở Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX)

Ở trên thế giới phong trào dân, phong trào dân quyền là một phong trào xã hội với mục
đích là để đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền. Còn ở Việt Nam đặc điểm của phong
trào dân quyền nửa đầu TK XX thực chất một phần của phong trào giải phóng dân tộc
nhằm đấu tranh chống lại sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp và Nhật Bản và đòi lại
quyền tự quyết, quyền dân chủ và quyền con người cho nhân dân Việt Nam:

- Phong trào dân quyền ở Việt Nam trong TK XX này, bị ảnh hưởng bởi những sự
kiện lớn trên thế giới, như Cách mạng tháng Mười Nga, Đại chiến thế giới thứ
nhất, Đại chiến thế giới thứ hai, Phong trào dân chủ ở châu Âu, Phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi, và các văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên
Hợp Quốc soạn thảo. Những sự kiện này đã tạo ra những động lực, cơ hội và thách
thức cho phong trào dân quyền ở Việt Nam
- Phong trào dân quyền thu hút được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân
dân, từ quý tộc, tư sản, trí thức, nông dân, công nhân, sinh viên, phụ nữ, thanh
niên, đến các dân tộc thiểu số. Phong trào dân quyền ở Việt Nam cũng có sự hợp
tác và liên kết với các phong trào dân quyền ở các nước láng giềng (campuchia,
Lào) và các nước bạn.

- Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do diễn ra cả
công khai và bí mật. Phong trào Duy Tân là một trong những phong trào đầu tiên,
được khởi xướng từ các năm 1903 – 1908. Một chủ trương của phong trào này là
vận đọng nâng cao dân trí, chú trọng các kiến thức về dân quyền. Nhiều trường
học được thành lập trên cả nước nhằm thực hiện chủ trương này, tiêu biểu nhất là
Đông Kinh Nghĩa Thục

→ Phong trào dân quyền ở Việt Nam trong TK XX này vừa mang tính chất dân tộc điển
hình, và mang tính dân chủ đây cũng là đặc điểm khác biệt so với các phong trào dân
quyền của các nước trên thế thế giới.

Câu 120 : Một số quốc gia công nhận hôn nhân giữa các cặp đồng tính là hợp pháp, số
khác cấm kết hôn đồng tính vì cho đó là trái tự nhiên, vi phạm thuần phong mỹ tục.
Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

Do áp lực gia đình, xã hội nên nhiều người đồng tính phải kết hôn với người khác giới
nhưng sự bền vững của hôn nhân không có tình yêu, sự thích thú đưa đến nhiều hệ lụy
cho mọi thành viên trong gia đình hình thức đó như: vợ chồng sống với nhau không có
hạnh phúc, không có con cái, rồi dẫn đến hôn nhân tan vỡ, ly hôn. Làm cho hôn nhân
không thực hiện được các chức năng của nó là: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và
chức năng kinh tế. Hơn nữa, hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến phát triển dân số
và không ảnh hưởng xấu đến trật tự chung của cộng đồng, ngược lại còn mang lại lợi ích
về sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới và hòa hợp xã hội,...

Không thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính với nhau không có nghĩa là vi phạm
quyền con người. Bởi lẽ, quyền con người mang lẽ tự nhiên, cá thể, nhưng nếu quyền con
người muốn được thừa nhận và điều chỉnh bằng pháp luật thì đòi hỏi phải bảo vệ nó trong
một trật tự chung hợp pháp. Điều này có nghĩa có những quy định cho phép, thừa nhận
trong pháp luật cũng là bảo đảm quyền con người nhưng có những quy định không cho
phép hay cấm đoạn trong pháp luật cũng là nhắm tới thực hiện mục đích bảo đảm quyền
con người.

Việc cấm kết hôn giữa những người đồng tính làm sâu sắc hơn sự kỳ thị, phân biệt đối xử
với những người đồng tính trong xã hội. Điều này dẫn đến hậu quả xấu về mặt xã hội, vì
hầu hết những người đồng tính phải che giấu đi khuynh hướng tình dục.
Trên thực tế vẫn có quan điểm cho rằng nên cấm việc kết hôn giữa những người đồng
giới. Những người theo quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ giá trị truyền
thống gia đình Việt Nam. Họ cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì
trong xã hội còn nhiều người a dua, đua đòi, muốn sống thử với một cảm giác mới và họ
coi đó là một loại bệnh. Vì vậy, nếu quy định như thế, tình trạng sống chung như vợ
chồng của những người đồng tính sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng
đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

Câu 121 : Trình bày những quan điểm chính của Đảng, Nhà nước VN về quyền con
người.

 Quyền con người là giá trị chung của toàn nhân loại:

Quan điểm này được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, trong đó nêu rằng: "Nhân quyền là thành quả của cuộc đấu tranh lâu
dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng
là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, nhân quyền
trở thành giá trị chung của nhân loại". Ngoài ra, trong bài phát biểu tại Hội nghị Thế giới
về nhân quyền lần thứ II tổ chức tại Viên (Áo), tháng 6 năm 1993, Phái đoàn Việt Nam
cũng khẳng định: "Nhân quyền là một phạm trù tổng hợp, vừa là "chuẩn mực tuyệt đối"
mang tính phổ biến, vừa là "sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài".

 Trong xã hội có phân chia giai cấp, khái niệm quyền con người mang tính giai
cấp:

Quan điểm này được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, trong đó nêu rằng: "Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái
niệm nhân quyền mang tính giai cấp sâu sắc". Cũng liên quan đến vấn đề này, Chỉ thị số
41/2004/CT-TTg ngày 2/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ viết: "...cuộc đấu tranh trên
vấn đề nhân quyền là cuộc đấu tranh mang tính giai cấp sâu sắc, sẽ diễn ra liên tục, lâu
dài và quyết liệt".

 Quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, phụ thuộc vào
truyền thống, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia:

Quan điểm này được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, trong đó nêu rằng: "Nhân quyền luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền
thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy, không
thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác".
Ngoài ra, Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam cũng viết: "... nhân quyền
vừa mang tính phổ biến, thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến
chương của Liên Hợp Quốc, vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng", do đó
khi tiếp cận và xử lý vấn đề nhân quyền cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc
chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - xã
hội, các giá trị văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu
vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hoá của mình
cho một quốc gia khác.

 Quyền con người và quyền dân tộc cơ bản là thống nhất:

Quan điểm này được thể hiện trong Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam,
trong đó khẳng định: "... quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được
sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình".

 Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên song phải được pháp luật quy định

Quan điểm này được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH năm 1991 của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó khẳng định: "Nhà nước
định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người.. ."

 Quyền không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm

Quan điểm này được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, trong đó nêu rằng: "Quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách
rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở
rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực
hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc, của nhân dân".

 Các quyền con người cần được tôn trọng và bảo đảm một cách bình đẳng

Quan điểm này được thể hiện trong Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt
Nam, trong đó nêu rằng: "... cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người
về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong một tổng thể hài hoà, không được xem
nhẹ bất cứ quyền nào. Đồng thời, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo
đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng...
Việc chỉ ưu tiên hoặc tuyệt đối hóa các quyền dân sự, chính trị và một số quyền tự do cá
nhân, không quan tâm thích đáng đến quyền phát triển, các quyền kinh tế, xã hội và văn
hoá của cả cộng đồng là cách đề cập phiến diện, không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn
cảnh về nhân quyền".

 Tôn trọng bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm của
mỗi quốc gia
Quan điểm này được thể hiện trong Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam,
trong đó nêu rằng: "... việc bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền trước hết là trách nhiệm và
quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật
trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến
chương Liên Hợp Quốc có tính đến hoàn cảnh của mỗi nước để bảo đảm cho người dân
được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất".

 Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người gắn liền với việc bảo vệ và thúc đẩy hòa
bình, ổn định, an ninh, bình đẳng và cuộc sống phồn vinh ở mỗi quốc gia và
trên thế giới.

Quan điểm này được thể hiện trong Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam,
trong đó viết: "Trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau, các quyền con người chỉ có thể
được tôn trọng và bảo vệ trong một môi trường hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển
bền vững, trong đó các giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ. Cuộc đấu tranh vì các
quyền con người cần tiến hành đồng thời với các biện pháp ngăn chặn các cuộc chiến
tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia... đang hàng
ngày, hàng giờ đe doạ hòa bình, an ninh, độc lập và phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn
cản việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới".

 Đối thoại và hợp tác quốc tế là yêu cầu cần thiết, khách quan để bảo vệ và
thúc đẩy qcn

Quan điểm này được thể hiện trong Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam,
trong đó viết: "Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá
trị truyền thống văn hóa... nên cách tiếp cận về nhân quyền của mỗi quốc gia có thể khác
nhau. Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là
một yêu cầu cần thiết và khách quan. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu
biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc
đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việt Nam cũng cho rằng không
nước nào có quyền sử dụng vấn đề nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội
bộ của quốc gia, gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc làm điều
kiện trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại... với nước khác".

 Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu của Đảng và NNVN, là yêu
cầu trong xây dựng nhà nước pháp quyền và là động lực cho việc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.

Về quan điểm này, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng nhấn mạnh: "Chúng ta phải
nhận thức cho thật rõ nhân quyền, nói một cách cụ thể hơn, việc bảo vệ và tăng cường sự
hưởng thụ nhân quyền ở nước ta, là sự nghiệp của Đảng ta, của Nhà nước và nhân dân ta.
Chúng ta theo đuổi sự nghiệp này vì nó không thể tách rời với mục tiêu của sự nghiệp
cách mạng của chúng ta là làm cho mỗi người và mọi người phát triển tự do và toàn diện.
Sự nghiệp này phục vụ cho lợi ích của bản thân chúng ta, không phải vì sức ép của bên
ngoài. Không nhận thức được điều này sẽ dễ có tư tưởng đối phó, cách làm chiếu lệ và
thái độ bao biện". Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng nêu rằng: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hoá và
thực hiện có hiệu quả quyền công dân, nhân quyền".

Câu 122 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền của người nước ngoài, người
không quốc tịch trong pháp luật Việt Nam.

Theo Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung 2014: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam”.

Người không quốc tịch là người không có quốc tịch bất kỳ quốc gia nào. Quốc tịch là chế
định cơ bản của Luật quốc tịch về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc
để cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.

Quyền của người nước ngoài được quy định cơ bản trong Hiến pháp 2013 và được quy
định chi tiết trong từng văn bản pháp luật chuyên ngành khác:

-Hiến pháp 2013: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp
và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính
đáng theo pháp luật VN”.

-Hầu hết các quyền trong nhóm quyền về dân sự chính trị của người nước ngoài
cũng được đảm bảo bằng pháp luật nhưng sẽ có một số hạn chế về các quyền
chính trị như không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà
nước. Cụ thể hơn về một số quyền:

+) Quyền tự do đi lại và cư trú: Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
ctrú của ng nc ngoài tại VN 2014: “Ng đang cư trú hợp pháp tại VN được đi
lại trên lãnh thổ VN, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh
không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi
lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật”.

+) Được bảo hộ về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm, các quyền và
lợi ích chính đáng cũng được khẳng định trong Luật này.
-Các quyền trong nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được đảm bảo
trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể một số quyền:

+) Quyền việc làm: Người nước ngoài có quyền lao động nhưng họ phải
phù hợp với các điều kiện được nêu rõ trong Bộ Luật lao động năm 2019 và
họ cũng không được tự lựa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện
nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước ngoài không được phép
kinh doanh ở Việt Nam là: dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ,…

+) Quyền được hưởng an ninh xã hội: được hưởng phúc lợi xã hội theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân trong các cơ quan nhà nước
thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được hưởng các khoản
trợ cấp như công nhân viên chức Việt Nam, được hưởng trợ cấp thôi việc
theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019. Ðược khám và chữa bệnh
tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu mọi chi phí về khám chữa bệnh
theo quy định của nhà nước Việt Nam.

+) Quyền được giáo dục: Ðược quyền học ở các trường học Việt Nam từ
mẫu giáo đến đại học, sau đại học và trên đại học trừ một số trường hoặc
một số ngành liên quan tới an ninh quốc phòng; được quy định cụ thể trong
Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành
Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Về cơ bản, người không quốc tịch có các quyền và nghĩa vụ tương tự như người nước
ngoài và vẫn được pháp luật bảo vệ. Người nước ngoài, người không quốc tịch có công
với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ
bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, những công dân bị tước quốc tịch theo pháp luật Việt Nam cũng được coi là
người không có quốc tịch và được hưởng các quyền như người không có quốc tịch.

Câu 123 : Ở một quốc gia, nhiều quyền dân sự, chính trị như tự do tư tưởng, báo chí,
hiệp hội, hội họp …không được bảo đảm. Đáp lại chỉ trích của cộng đồng quốc tế, quốc
gia đó cho rằng không có lỗi vì đã nỗ lực nhưng họ không đủ nguồn lực để bảo đảm
thực hiện các quyền đó. Bình luận về sự việc này dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế.

Luật nhân quyền quốc tế là bộ luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia
và cá nhân trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người. Luật nhân
quyền quốc tế bao gồm các hiệp ước, công ước, tuyên bố, nguyên tắc và các tiêu chuẩn
khác do các cơ quan quốc tế như Liên hợp quốc, Ủy ban nhân quyền quốc tế, Tòa án
nhân quyền châu u, châu Mỹ và châu Phi ban hành hoặc công nhận. Luật nhân quyền
quốc tế nhằm bảo đảm cho mọi người có thể tận hưởng các quyền cơ bản và không bị
phân biệt đối xử, bạo lực, ngược đãi hay bị xâm phạm quyền tự do và bình đẳng.

Theo luật nhân quyền quốc tế, các quyền dân sự và chính trị là những quyền không thể
chia cắt, không thể xâm phạm và không thể từ bỏ. Các quyền này được công nhận và bảo
vệ bởi các văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị và các nghị định thư. Các quyền này bao gồm quyền được
sống, quyền không bị tra tấn, quyền được công lý, quyền được tự do tư tưởng, báo chí,
hiệp hội, hội họp và các quyền khác.

Các nn tgia các văn kiện quốc tế về nhân quyền có nghĩa vụ tôn trọng, bvệ và thực hiện
các quyền này cho all mọi người trên lãnh thổ của họ, không phân biệt chủng tộc, màu
da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị, quốc tịch, tình trạng xã hội hay bất kỳ tiêu chí
nào khác. Các nhà nước cũng phải hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nhà nước khác
để thúc đẩy và bảo đảm các quyền này trên phạm vi toàn cầu.

Các hành vi vi phạm nhân quyền này không chỉ làm tổn thương đến các cá nhân, mà còn
làm suy yếu đến các cơ chế dân chủ, làm mất đi sự tin tưởng và tôn trọng của công dân
đối với nhà nước, làm giảm đi sức sống và sáng tạo của xã hội, làm hạn chế khả năng
phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của quốc gia, làm mất đi uy
tín và hợp tác quốc tế của quốc gia.

Do đó, việc một quốc gia không bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cho người dân
của mình là vi phạm luật nhân quyền quốc tế và làm mất uy tín và trách nhiệm của quốc
gia đó trên trường quốc tế. Việc quốc gia đó biện minh rằng không có lỗi vì đã nỗ lực
nhưng không đủ nguồn lực để bảo đảm thực hiện các quyền đó là không thuyết phục và
không chấp nhận được. Các quyền dân sự và chính trị không phải là những quyền phụ
thuộc vào mức độ phát triển kinh tế hay xã hội của một quốc gia, mà là những quyền cơ
bản và thiết yếu của con người. Các quyền này không đòi hỏi quá nhiều chi phí hay công
sức để thực hiện, mà chỉ cần có ý chí và cam kết của chính quyền và xã hội. Các quyền
này cũng là điều kiện tiên quyết để đạt được các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, và để
thúc đẩy sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Câu 124 : Trình bày những quy định liên quan đến cấm tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người trong pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 có quy định bổ sung hai hành vi “tra tấn, bạo lực” là những hành vi
bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm bảo đảm quyền con người. Theo quy
định này của Hiến pháp năm 2013, các hành vi cụ thể như lăng mạ, đe dọa, đánh đập đối
với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay người đang chấp hành hình phạt tù gây cho họ
đau đớn, đau khổ nghiêm trọng về thể xác, tinh thần là các hành vi vi phạm quyền con
người. Các hành vi khác như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, ăn cơm nhạt, không cho ngủ, giam
trong buồng tối, xét hỏi suốt ngày đêm gây cho người bị giam giữ căng thẳng tột độ, bắt
đứng hoặc quỳ khi hỏi cung cũng đều là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, vi phạm
quyền con người.

- Quy định này của Hiến pháp năm 2013 đã bảo vệ mọi cá nhân trong mọi điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau (ví dụ, bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước
ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay người đang bị giam, giữ…). Điều
đó cũng có nghĩa trách nhiệm của Nhà nước là không được xâm phạm quyền này
của cá nhân hay đặt ra giới hạn đối với quyền này, kể cả trong tình trạng khẩn cấp.
Nhà nước có trách nhiệm phải ngăn chặn, xử lý mọi hành vi xâm phạm thân thể,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngoài quy định của Hiến pháp, quyền không bị tra tấn, bức cung, nhục hình và quy cấm
tra tấn, bức cung, nhục hình còn được ghi nhận ở nhiều văn bản luật, trong đó có:

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Quy định rõ cấm tra tấn, bức cung, nhục hình
hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con
người tại Điều 10. Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể;
nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

- Luật thi hành án hình sự năm 2010: Quy định các nguyên tắc: tuân thủ Hiến
pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân; bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền,
lợi ích hợp pháp của người chấp hành án (Điều 4); cấm nhận hối lộ, sách nhiễu
trong thi hành án hình sự; cản trở người chấp hành án thực hiện quyền được đề
nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án (Điều 9)...

- Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015: Quy định về việc cấm tra tấn, truy
bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (các điều 4 và 8).

- Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015: Quy định nghiêm cấm bức
cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 14).
Câu 125 : Phân tích mqh giữa quyền và trách nhiệm/nghĩa vụ của cá nhân trong luật
quốc tế.

Trong lĩnh vực nhân quyền, nhiều văn kiện quốc tế tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo
và bảo vệ quyền lợi cá nhân, nhưng ít khi đề cập đến trách nhiệm và nghĩa vụ của từng
người. Mặc dù vậy, không nên hiểu lầm rằng quy định về trách nhiệm cá nhân không
được chú trọng trong lĩnh vực nhân quyền quốc tế. Ngược lại, nhiều điều khoản quan
trọng trong các văn kiện nhân quyền đặt ra rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân
đối với cộng đồng.

Một ví dụ rõ ràng là Khoản 1 Điều 29 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền
(UDHR), nơi quy định "tất cả mọi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà ở đó
nhân cách của bản thân họ có thể phát triển một cách tự do và đầy đủ." Điều này thể hiện
sự chấp nhận rằng không chỉ quyền lợi cá nhân mà còn trách nhiệm của mỗi người đối
với sự phát triển của cộng đồng. Theo Khoản 2 của UDHR, mọi người, khi hưởng thụ
quyền và tự do cá nhân, cũng phải chấp nhận các hạn chế do pháp luật đặt ra để bảo vệ
quyền của người khác.

Vì vậy, Luật Nhân quyền Quốc tế không chỉ tập trung vào việc khuyến khích quyền lợi cá
nhân mà còn đặt ra nhiệm vụ rõ ràng đối với cá nhân đối với cộng đồng. Sự cân bằng
giữa quyền và trách nhiệm/ nghĩa vụ được coi là chìa khóa để duy trì một môi trường tích
cực và công bằng trong xã hội. Sự hiểu biết và thực hiện trách nhiệm cá nhân không chỉ
giúp bảo vệ quyền lợi của bản thân mà còn đóng góp vào việc duy trì sự ổn định và phát
triển của cộng đồng. Chú trọng vào trách nhiệm cá nhân trong lĩnh vực nhân quyền không
chỉ giúp ngăn chặn những hành động đối với quyền của người khác mà còn tạo ra một
cộng đồng có tầm nhìn lớn hơn, có trách nhiệm đối với việc giữ gìn và phát triển quyền
lợi chung. Điều này thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng đối với những giá trị cơ bản của
nhân quyền, giúp hình thành tư duy khách quan và ôn hòa trong giải quyết các vấn đề
nhân quyền.

Nhìn chung, việc coi trọng cả quyền và trách nhiệm/ nghĩa vụ cá nhân là quan trọng để
xây dựng một xã hội công bằng và ôn hòa. Sự cân bằng này giúp hình thành một cộng
đồng đa dạng, tôn trọng quyền lợi của mọi người và đồng thời đảm bảo sự thịnh vượng
và phát triển bền vững của toàn bộ xã hội.

Câu 126 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền tự do hiệp hội và hội họp hòa
bình trong pháp luật Việt Nam.

Điều 25 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Công dân có các quyền tự do hội họp, lập hội và
biểu tình”.
Đến nay, Việt Nam chưa có một đạo luật riêng về quyền tự do hiệp hội, hội họp hòa bình.
Dự thảo Luật về Hội đã được xây dựng từ năm 1993 nhưng sau nhiều khóa Quốc hội, sau
nhiều cuộc thảo luận và bị trì hoãn, đến nay vẫn chưa được thông qua.

Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 52 ngày 22/4/1946 về hội và
Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 về “Luật quy định quyền lập hội”. Sắc lệnh số
102/SL/L004 vẫn còn hiệu lực thi hành cho đến nay nhưng nhiều quy định của Sắc lệnh
này đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế về tổ chức, hoạt động của hội đã thay đổi
trong gần 60 năm qua.

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 45, Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày
01/11/2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thù hiện là những văn bản đang có hiệu
lực thi hành cùng với Sắc lệnh 102/SL/L004 là căn cứ để điều chỉnh về các quyền lập hội
và quyền hội họp của công dân.

Công tác quản lý Nhà nước về hội còn bất cập, hệ thống pháp luật về hội chưa đồng bộ,
có các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để điều chỉnh các hội (các hội được điều
chỉnh theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP; Liên đoàn Luật sư Việt Nam được điều chỉnh theo
Luật Luật sư, Hiệp hội Công chứng theo Luật Công chứng,…).

Để giải quyết một số bất cập trong quản lý, tố chức và hoạt động của hội, Bộ Nội vụ đã
báo cáo, đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xây dựng nghị định thay thế Nghị
định số 45/2010/NĐ-CP. Về cơ bản các điều của dự thảo Nghị định đã thể chế hoá chủ
trương của Đảng, đảm bảo công tác quản lý của Nhà nước và vừa tạo điều kiện cho tổ
chức, công dân Việt Nam thực hiện được quyền thành lập, tô chức và hoạt động hội theo
quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng có những quy định về tội
xâm phạm quyền hội họp, lập hội để đảm bảo quyền của mọi người nhưng đồng thời
cũng quy định về tội phá rối an ninh nhằm chống chính quyền nhân dân với hành vi kích
động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở
hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Câu 127 : Trình bày những quy định liên quan đến quyền tự do đi lại, cư trú trong pl
VN

Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại, cư trú được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và cụ
thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, trong Hiến pháp 2013 quy
định: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

 Quyền tự do đi lại

Có thể thấy trong điều luật nêu trên bao gồm các nội dung như quy định của pháp luật
quốc tế, đó là: tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ nước mình, quyền ra nước ngoài (quyền
xuất cảnh) và quyền trở lại nước mình (quyền nhập cảnh).

+) Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, giấy tờ cx như quyền, nghĩa vụ của cdân
đc thể hiện rõ trong Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019
sửa đổi bổ sung 2023. Luật này cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm
nhằm bảo đảm quyền của mọi người.

+) Người nước ngoài cũng được đảm bảo những quyền này cụ thể trong Luật Luật
Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm
2014 và sửa đổi bổ sung trong các nghị định của Chính phủ.

Cũng tương tự như pháp luật nhân quyền quốc tế, theo quy định của Việt Nam, quyền tự
do đi lại không phải là một quyền tuyệt đối, việc thực thi quyền tự do đi lại có thể bị hạn
chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

 Quyền cư trú

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về: nơi cư trú xác định rõ nơi cư trú của cá nhân là
nơi người đó thường xuyên sinh sống. Ngoài ra, bộ luật còn quy định chi tiết nơi cư trú
của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng;
nơi cư trú của quân nhân... Những quy định này là cơ sở để xác định nơi cư trú của cá
nhân, bảo vệ quyền của công dân và cũng là cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý nhà
nước về cư trú một cách hiệu quả.

Luật Cư trú năm 2020 quy định về: việc thực hiện quyền cư trú của công dân Việt Nam
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú;
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Luật cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo quyền của mọi người.

Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật nhà ở 2014, không
những đảm bảo quyền cho công dân mà còn cho cả người nước ngoài (Luật nhà ở năm
2023 đã được thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 còn có những điểm mới
đem lại nhiều thuận lợi cho mọi người).
Quyền cư trú cũng có thể bị hạn chế tương tự các quyền khác và việc hạn chế quyền phải
tuân theo quy định của Luật.

You might also like