You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

------***------

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 1

MÔN HỌC: LUẬT CẠNH TRANH


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Quốc Chương
Lớp: Quản Trị - Luật 46B2
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
1. Nguyễn Phương Uyên – 2153401020301 – Nhóm trưởng
2. Nguyễn Phạm Nhật Vy-2153401020313
3. Nguyễn Mai Phương Thuỳ - 2153401020255
4.Lạc Nguyễn Yến Vy – 2153401020312.
5.Lê Huỳnh Ngọc Trân – 2153401020269
6.Nguyễn Minh Thuỷ – 2153401020256
7.Nguyễn Huỳnh Khánh Uyên – 2153401020299
8.Hồ Quang Vinh – 2153401020307

TP.HCM, ngày 17 tháng 4 năm 2023


I. CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Phân tích và bình luận về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018?
Căn cứ theo Điều 2 LCT 2018, Đối tượng áp dụng của LCT 2018 bao gồm:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.”
Điểm khác biệt của LCT 2018 so với LCT 2014 khi quy định về nhóm đối tượng này là
LCT 2018 bổ sung đối tượng đơn vị sự nghiệp công lập vào nhóm tổ chức, cá nhân kinh
doanh chịu sự điều chỉnh của LCT 2018. Quy định này có thể gây tranh cãi vì về nguyên
tắc đơn vị sự nghiệp được thành lập không vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, ở mức độ
nhất định, quy định này phù hợp với thực tiễn cạnh tranh trên thị trường khi các đơn vị sự
nghiệp có thu trong thực tế có thể cạnh tranh với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh
doanh trong cùng ngành nghề như ở các lĩnh vực như đào tạo, khám chữa bệnh…Về
nguyên tắc, LCT 2018 không có sự phân biệt đối xử dựa trên thành phần kinh tế khi điều
chỉnh các hành vi cạnh tranh bất chính của các chủ thể kinh doanh. Điều 28 LCT 2018
đưa ra các quy định đặc thù đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền
nhà nước theo hướng giám sát một cách chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp này.
(Tham khảo Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại).
2. Phân tích và bình luận về phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018?
Phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2018 được qui định tại Điều 1 của luật này.
Luật Cạnh tranh năm 2018 mở rộng phạm vi điều chỉnh với Luật Cạnh tranh năm 2004.
Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ quy định điều chỉnh đối với “hành vi hạn chế cạnh tranh,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện
pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh” Do vậy, Luật Cạnh tranh năm 2004 không
có cơ sở pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các hành vi diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam,
nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh tại Việt Nam. Khắc phục hạn
chế này, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả “hành vi
hạn chế cạnh tranh, tập trung
kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường
Việt Nam. Cụ thể Điều 1 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Luật này quy định về
hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động
hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam;hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng
cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh” Việc
mở rộng phạm vi điều chỉnh như trên góp phần tạo hành lang pháp lý để điều tra và xử lý
toàn diện mọi hành vi cạnh tranh dù xảy ra ở bất kỳ nơi nào nhưng có tác động hoặc có
khả năng gây tác động tiêu cực đối với thị trường Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho cơ
quan cạnh tranh Việt Nam hợp tác với cơ quan cạnh tranh của các nước khác trong quá
trình điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh, tạo điều kiện thực thi các cam kết về cạnh
tranh trong các Hiệp định thương mại quốc tế.

3. Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh 2018?
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật của các
chủ thể kinh doanh tại khoản 1 Điều 5 LCT 2018. Đây là nguyên tắt chủ đạo, thể hiện
tinh thần của LCT 2018 là tiếp cận từ mặt trái của vấn đề, quy định và điều chỉnh những
hành vi cần kiểm soát và cấm đoán. Việc thừa nhận quyền tự do cạnh tranh của các chủ
thể kinh doanh thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo của các chủ thể kinh doanh trong cạnh
tranh, góp phần phân bố tốt các nguồn lực xã hội và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, qua
đó thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Thứ hai, tại khoản 2 Điều 4 LCT 2018 thì trong mối quan hệ của LCT 2018 với các luật
khác có điều chỉnh hành vi cạnh tranh cần kiểm soát, LCT 2018 ưu tiên áp dụng các luật
khác.
Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng và bảo về quyền lợi của người tiêu dùng.
4. Phân tích khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 6 Điều 3
Luật Cạnh tranh 2018?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 LCT 2018 thì cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh
nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực
khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp khác. Chủ thể của hành vi là tổ chức, cá nhân kinh doanh, mục
đích là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh. Tính chất của hành vi không lành mạnh thể
hiện ở việc trái với nguyên tắt thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn
mực khác trong kinh doanh, việc quy định này đã cụ hơn so với LCT 2004 nhưng các
khái niệm thiện chí, các chuẩn mực khác trong kinh doanh còn khá trừu tượng. Và hậy
quả của hậu quả của hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác. Nhà nước và người tiêu dùng không phải là chủ thể
tham gia hoạt động cạnh tranbh mà chỉ là các chủ thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hoạt động cạnh tranh, mặt khác quyền lợi của người tiêu dùng đã được bảo vệ theo
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên vì vậy Nhà nước và người tiêu dùng đã
không còn trong chủ thể chịu tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
5. Phân tích hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và cho ví dụ về
hành vi này?
- Thông tin bí mật trong kinh doanh rất đa dạng, được cất giữ, lưu trữ bằng nhiều phương
tiện khác nhau, phạm vi người được quyền nắm giữ các thông tin đó cũng khác nhau, các
nguy cơ bị tiết lộ, rò rỉ và khả năng tiếp cận thông tin của người khác cũng khác nhau,
các biện pháp bảo mật vì thế cũng khác nhau. Chính điều đó làm cho hành vi xâm phạm
thông tin bí mật trong kinh doanh cũng khác nhau. LCT 2018 quy định các nhóm hành vi
xâm phạm bí mật trong kinh doanh khác nhau, một mặt nhằm giúp việc nhận diện hành vi
trong khi ấp dụng, thực thi pháp luật được thuận lợi, mặt khác cũng còn là căn cứ để quy
định các chế tài với mức độ xử lý khác nhau tương ứng với tùng loại hành vi cụ thể đó.
Khoản 1 Điều 45 LCT 2018 phân biệt 2 nhóm hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong
kinh doanh như sau:
Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống
lại các biện phấp bảo mật của người sở hữu thông tin đó. Yếu tố cấu thành cơ bản của
hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh này là doanh nghiệp vi phạm sử
dụng các biện pháp chống lại biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin. Hành vi tiếp
cận, thu thập thông tin loại này không đòi hỏi người vi phạm phải lấy đi phương tiện
chứa thông tin đó, mà chỉ cần có sự sao chép hoặc thậm chí chỉ đọc thông tin đó mà thôi.
Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép
của chủ sở hữu thông tin đó. Nhóm hành vi này bao gồm hành vi tiết lộ và hành vi sử
dụng thông tin bí mật trong kinh doanh. Hành vi tiết lộ phải là hành vi có sự chủ ý. Sự vô
ý làm tiết lộ thông tin không cấu thành hành vi vi phạm này. Trong trường hợp vô ý làm
tiết lộ thông tin bí mật trong kinh doanh có được từ quan hệ hợp đồng với doanh nghiệp
sở hữu hoặc được sử dụng hợp pháp thông đin đó đây (chỉ) là hành vi vi phạm hợp đồng.
Hành vi sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu
thông tin đó có thể là hành vi tiếp theo của một hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong
kinh doanh khác hoặc cũng có thể là hành vi sử dụng trái với mục đích của hợp đồng mà
dự trên cơ sở đó doanh nghiệp vi phạm có được các thông tin đó một cách hợp pháp.
Ví dụ: Công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh
doanh. Của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này;
và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia;
những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì
quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công
ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt
được toàn cầu ưa chuộng. Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo
hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và
công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản
xuất Coca Cola.
6. Phân tích hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác và
cho ví dụ về hành vi này?
- Khái niệm:
+ Căn cứ vào Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh bị cấm thì cung cấp thông tin không trung thực về doanh
nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh
nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đó.
+ Căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực,
tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
- Đặc điểm để xác định một hành vi cung cấp thông tin không trung thực về
doanh nghiệp khác:
+ Chủ thể thực hiện hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp
khác là doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp bị đưa thông tin không trung thực.
+ Đối tượng tác động của hành vi là doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp
thực hiện hành vi. Đối tượng tác động trong trường hợp cụ thể có thể là chính doanh
nghiệp cạnh tranh với tư cách là một chủ thể pháp luật, hoặc chủ sở hữu, cán bộ quản lý
hay nhân viên của doanh nghiệp. Đối tượng tác động của hành vi cũng có thể là một hoặc
một số hàng hoá, dịch vụ hoặc một hoạt động kinh doanh nhất định của doanh nghiệp đó.
+ Phương thức vi phạm là trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp thông tin không trung
thực.
+ Thông tin không trung thực có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
+ Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bị đưa thông tin không trung thực.
- Mức xử phạt: Căn cứ theo Điều 18 NĐ số 75/2019/NĐ-CP có quy định về mức
xử phạt cho hành vi này:
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin
không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin
không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
+ Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với
hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được
thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh
tranh;
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
 Buộc cải chính công khai.
* Ví dụ:
Doanh nghiệp A kinh doanh sản xuất mặt hàng mì gói X và được người dân ưa dùng,
cùng lúc đó Doanh nghiệp B cũng vừa mới cho ra mắt sản phẩm mì gói Y. Do mì gói Y
có giá thành rẻ hơn mà chất lượng cũng ngang mì gói X nên người dân đều lựa chọng
ủng hộ cho Doanh nghiệp B, thấy vậy Doanh nghiệp A không can tâm nên quyết định
đưa ra thông tin bịa đặt, không có chứng thực cho báo chí về Doanh nghiệp B đó là “
Doanh nghiệp B dùng dầu ăn cũ đã qua sử dụng nhiều lần để chiên mì trong khâu sản
xuất” nhằm mục đích hạ uy tín và giảm lượng khách hàng của B, đồng thời mọi người sẽ
lựa chọn Doanh nghiệp A để mua mì. Như vậy Doanh nghiệp A đã có hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, cụ thể là hành vi cung cấp thông tin không trung thực về Doanh nghiệp
khác được quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

7. Phân tích và cho ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác theo qui định của Luật Cạnh tranh 2018?
CSPL: Khoản 4 Điều 45; Khoản 3 Điều 111; Điều 19 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP -
Là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
“Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn đến hoạt động kinh
doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác”. Ở đây, việc gây rối nhằm cạnh tranh này
phải là yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh điều hoạt
kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi
Ví dụ:
Một hệ thống liên lạc của hãng Taxi A liên tục bị chèn phá, gây nhiễu. Do vụ việc
trên, mỗi ngày công ty bị thiệt hại khoảng 50 triệu với tổn hại lớn về uy tín thương
hiệu (từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3). Công ty A đã khiếu nại ra UBND
thành phố. Qua điều tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện thủ phạm là Công ty
X – đơn vị quản lí Taxi B.
Song do Luật chưa quy định cụ thể các loại gây rối nên trên thực tế cho thấy, hầu hết các
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đều sẽ có những ảnh hưởng xấu nhất định
đến các doanh nghiệp khác và việc suy xét về tính chất gây rối nếu giữa các doanh nghiệp
có tranh chấp cạnh tranh sẽ gây nên khó khan và sự chủ quan nhất định đối với việc thụ
lý giải quyết
8. Hãy phân tích hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác và cho 02 ví dụ về hành vi này?
Hành vi ép buộc trong kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật cạnh
tranh năm 2018 với nội dung: “Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao
dịch với doanh nghiệp đó”. Quy định này bắt nguồn từ nội dung của pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh trước đây, theo đó cấm thương nhân tìm cách phá vỡ quan hệ hợp
đồng ổn định của đối thủ cạnh tranh với khách hàng. Trong thời kì đó, ngay cả các hình
thức lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác bằng cách giảm giá, ưu đãi cũng có thể bị
coi là cạnh tranh không lành mạnh, nếu như khách hàng vốn có quan hệ lâu dài từ trước
với đối thủ cạnh tranh và các điều kiện giảm giá, ưu đãi tỏ ra quá lớn so với thông lệ kinh
doanh trong ngành. Tuy nhiên, khi nền kinh tế xã hội phát triển, cơ chế cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ, khả năng tìm kiếm đối tượng khách hàng mới bị thu hẹp lại và các doanh
nghiệp tất yếu phải cạnh tranh bằng cách giành giật khách hàng của nhau. Các hoạt động
lôi kéo khách hàng bằng khuyến mại, ưu đãi được và đặc biệt là giảm giá được chấp nhận
là hình thức cạnh tranh chính đáng, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và qua đó nâng
cao phúc lợi xã hội nói chung.
Nguồn: Luật Minh Khuê
VD1: Khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp A yêu cầu các nhân viên của
mình ngừng sử dụng sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác để “ủng hộ” sản
phẩm của doanh nghiệp và coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm
cán bộ trong doanh nghiệp. Nhân viên của một doanh nghiệp hoàn toàn có quyền là
khách hàng, sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác theo nhu cầu riêng của họ. Do đó,
hành vi của doanh nghiệp A nói trên bị coi là ép buộc trong kinh doanh, vi phạm quy
định của Luật Cạnh tranh.

9. Phân tích và cho ví dụ về hành vi Lôi kéo khách hàng bất chính trong Luật Cạnh
tranh 2018?
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính là “hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh
tìm kiếm cơ hội cung cấp hàng hóa, dịch vụ của mình thông qua hình thức tác động vào
thái độ của khách hàng, người tiêu dùng nhưng trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực,
tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác”.
Với bản chất là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi lôi kéo khách
hàng bất chính có những đặc trưng cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
truyền thống như chủ thể thực hiện hành vi là những chủ thể kinh doanh trên thị trường,
mục đích của doanh nghiệp vi phạm là vì mục đích lợi nhuận, là hành vi trái với nguyên
tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh
và hậu quả pháp lý của hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, hành vi này còn có những đặc trưng
cơ bản sau đây:
Một là, chủ thể thực hiện hành vi lôi kéo khách hàng bất chính là doanh nghiệp, là
những chủ thể tham gia kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thực hiện hành vi đưa thông tin
gian dối hoặc gây nhầm lẫn, so sánh hàng hóa, dịch vụ nhưng không chứng minh được
nội dung (gọi chung là doanh nghiệp).
Hai là, đối tượng tác động của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính là các tổ chức,
cá nhân đã mua hoặc có thể sẽ mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Cụ thể,
doanh nghiệp muốn tác động đến tâm lý, thói quen và hành vi của khách hàng để thuyết
phục khách hàng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Ba là, phương thức thực hiện, doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những
thông tin không chính xác, không đầy đủ, một cách nửa vời hay so sánh không trung thực
với sản phẩm khác để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình.
Bốn là, xét về hậu quả, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đối với doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cạnh tranh. Thiệt hại có thể là
về vật chất như ảnh hưởng doanh thu, khả năng sinh lợi và tổn hại về uy tín của đối thủ
cạnh tranh trên thị trường. Thiệt hại cũng có thể ở dạng tiềm năng, có thể xảy ra nếu
không ngăn chặn kịp thời như: khi các mục quảng cáo của doanh nghiệp có mục đích lôi
kéo khách hàng bất chính xảy ra hàng ngày, liên tục, khách hàng có xu hướng bắt đầu
quan tâm, có ý định sử dụng sản phẩm này.
Nguồn: lapphap.vn
VD: Doanh nghiệp X tung ra những tin đồn thất thiệt về doanh nghiệp Y khiến đối tác
mất tin tưởng về doanh nghiệp Y, đồng thời đưa ra những điều kiện buộc đối tác phải
chọn doanh nghiệp X để hợp tác mà không còn sự lựa chọn nào khác.

10. Trình bày các quy định về việc xác định thị trường liên quan theo Luật Cạnh
tranh 2018?
Khoản 7 Điều 3 quy định “Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch
vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý
cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực
địa lý lân cận.”
Khoản 1 Điều 9 quy định
“Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan.
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ
được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự
khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.”
Về xác định thị trường liên quan, Nghị định quy định, thị trường liên quan được xác định
trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong quá trình
xác định thị trường liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của
các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên
môn.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ
đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như: đặc điểm của
hàng hóa, dịch vụ; thành phần của hàng hóa, dịch vụ; tính chất vật lý, hóa học của hàng
hóa; tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với
người sử dụng; khả năng hấp thu của người sử dụng; tính chất riêng biệt khác của hàng
hóa, dịch vụ.

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng
hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa,
dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp
có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố hoặc thực hiện theo
phương pháp quy định.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ
được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự
khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

Ranh giới của khu vực địa lý quy định trên được xác định căn cứ theo yếu tố: a) Khu vực
địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hoá, dịch vụ liên
quan; b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ
gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng
hoá, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó; c) Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng
dịch vụ; d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ; đ) Rào cản gia nhập, mở
rộng thị trường; e) Tập quán tiêu dùng; g) Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng
hóa, dịch vụ.

Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các
khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây: a) Chi phí vận
chuyển và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá 10%; b)
Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.
Xác định thị phần
Nghị định nêu rõ, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo
một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.

Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến
của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên
môn.

Nghị định cũng quy định cụ thể về xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết.
Theo đó, doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại
hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết được xác định như sau: a- Doanh thu
bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ
để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu bán
ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của tất
cả doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết; b - Doanh thu bán ra, doanh số mua
vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh
nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra,
mua vào từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong nhóm
doanh nghiệp liên kết.

Thị phần của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp liên kết là thị phần của nhóm
doanh nghiệp liên kết đó.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020.


Nguồn: Báo Chính phủ

II. HÃY CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI. GIẢI
THÍCH
1. Mọi trường hợp mua lại DN đều được coi là một hình thức tập trung kinh tế.
Nhận định sai. Căn cứ theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 NĐ 35/2020, không phải tất cả
các trường hợp mua lại doanh nghiệp đều chịu điều chỉnh của LCT 2018 mà việc mua lại
đó phải nhằm kiểm soát doanh nghiệp khác dựa trên một trong các tiêu chí nêu trên.
Trong khi tiêu chí a và b mang tính định lượng khá rõ ràng thì việc xác định sự thoả mãn
các tiêu chí nêu tại mục c nêu trên là không dễ dàng khi các quyền chi phối hoặc kiểm
soát đó được thể hiện ngầm, qua các lớp trung gian.
2. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với
mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh
2018.
Nhận định sai. Hành vi dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch tác động đến
khách thể là tài sản của khách hàng thì hành vi đó tùy theo tính chất mức độ có thể cấu
thành các tội theo quy định trong BLHS.
3. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
thông tin về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
bị cấm.
Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, một
trong những hành Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là hành vi cung cấp thông
tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông
tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín,tình trạng tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.
Nhận định sai. Căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 45 LCT 2018 thì hành vi lôi kéo khách
hàng bằng hình thức so sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. Nếu có hành vi so sánh
xảy ra mà bên so sánh không chứng minh được nội dung so sánh là xác thực, chính xác
thì là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.
5. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp.
Nhận định sai, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là doanh
nghiệp mà còn bao gồm tất cả các loại chủ thể kinh doanh khác được phép tiến hành các
hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã, cũng như các chủ thể kinh doạnh khác có thể được pháp luật quy định trong tương lai.
6. Khi kết thúc thời hạn quy định thẩm định sơ bộ tập trung kinh tế mà Ủy ban
Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ do vụ việc phức
tạp thì việc tập trung kinh tế chưa được thực hiện.
Nhận định SAI.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018 thì không cần biết đó là vụ
việc phức tạp hay không, khi kết thúc thời hạn quy định thẩm định sơ bộ tập trung kinh tế
mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập
trung kinh tế được thực hiện và Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo
với nội dung “Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức”.
7.Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12 của
Luật cạnh tranh 2018 đều được miễn trừ có thời hạn nếu các thỏa thuận đó có lợi
cho người tiêu dùng.
Nhận định này là SAI. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 14 LCT 2018, các thỏa thuận bị
cấm tại khoản 2 Điều 12 thì không được áp dụng miễn trừ có thời hạn. Như vậy là
bởi ta thấy việc miễn trừ chỉ được áp dụng nếu các điều khoản thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh đó có lợi cho người tiêu dung, song tại khoản 4,5,6 của Điều 11 là quy
định về những hành vi vi phạm nhắm vào quyền lợi giữa các doanh nghiệp với
nhau mà không suy xét đến lợi ích của người tiêu dùng vậy nên sẽ không được áp
dụng miễn trừ có thời hạn.

8. Theo Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường thì không được hưởng miễn trừ.
Nhận định sai. Miễn trừ chỉ được áp dụng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Luật
cạnh tranh sử dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối để xử lí hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường để hạn chế cạnh tranh.
9. Chỉ các doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan mới
được xem là Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường
Nhận định đúng. Căn cứ theo Điều 24 Luật cạnh tranh 2018, doanh nghiệp được coi là có
vị trí thống lĩnh thị trường khi nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo
quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên
quan.
10. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều được giải quyết theo quy định của Luật cạnh
tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật cạnh tranh 2018 quy định, trường hợp
Luật chuyên ngành có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh
tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó. Như vậy, không
phải tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo
trình tự, thủ tục của Luật cạnh tranh.

III BÀI TẬP


Bài tập 1.
Theo đơn khởi kiện, từ năm 2017, tập đoàn X bán nhiều sản phẩm, thiết bị cho công ty T.
Năm năm sau, hai bên chấm dứt mọi quan hệ, giao dịch. Nhưng cũng từ lúc đó, công ty T
liên tục đưa ra thông tin không trung thực về X trên một số trang thông tin điện tử…
Chẳng hạn, công ty T. cho đăng hình ảnh các sản phẩm bị rỉ sét của X, gây hoang mang
cho người tiêu dùng trong khi sản phẩm của X rất chất lượng, bảo hành trọn đời sản
phẩm.
Hay như công ty T cho đăng tải các bài viết có những đánh giá chủ quan, không có căn
cứ, chỉ trích, cho rằng X đã “qua cầu rút ván”, “kinh doanh thiếu văn hóa”, “thiếu đạo
đức trong kinh doanh”, “tàn nhẫn và thủ đoạn” và “không có chữ tín”, “không đáng tin
cậy”...
Công ty T còn cho đăng nhiều “Phiếu thu thập ý kiến khách hàng”, trong đó có nội dung
phê phán việc chấm dứt mối quan hệ mua bán giữa X và T, tổ chức dàn dựng chụp hình
ảnh nhãn hiệu, logo của X kèm theo hình ảnh một số đối tượng có hành động biểu tượng
chỉ tay phản đối, tẩy chay sản phẩm X, phát tán rộng khắp...
Theo tập đoàn X, việc phát tán các thông tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông
và chuyển tiếp cho khách hàng, đối tác của X trong một thời gian dài chính là nhằm bôi
nhọ, hạ thấp uy tín và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của X tại Việt Nam.
Việc làm này gây hậu quả là không những đã gây nhầm lẫn và làm lệch lạc nhận thức của
khách hàng đối với thương hiệu X mà còn trực tiếp làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh
của nguyên đơn. Đồng thời ảnh hưởng xấu đối với hình ảnh thương hiệu và uy tín kinh
doanh của X.
Do vậy, X đã đàm phán với công ty T yêu cầu chấm dứt các hành vi trên. Nhưng công ty
này đòi phải thanh toán 180.000 euro, trong đó có 20.000 euro trả cho việc lấy lại tên
miền có liên quan thương hiệu X; 160.000 euro bồi thường cho công ty T vì chi phí họ đã
đầu tư vào thời điểm còn hợp tác với X.
Các yêu cầu trên của công ty T không có cơ sở nên tập đoàn X đề nghị tòa buộc công ty
T phải chấm dứt các hành động trên ngay lập tức và vô điều kiện.
Theo anh (chị), hành vi của công ty T có phải là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh hay không? Nếu có là hành vi gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 luật Cạnh tranh thì hành vi của công ty T là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
Sau khi kết thúc quan hệ, giao dịch thì công ty T bắt đầu đưa những thông tin không
trung thực về X trên 1 số trang thông tin điện tử, cho đăng tải các bài viết có những đánh
giá chủ quan, không có căn cứ, chỉ trích, đăng nhiều “phiếu thu thập ý kiến khách hàng”
Với những hành vi trên thì công ty T đã gây nhầm lẫn, làm lệch lạc nhận thức với thương
hiệu X, trực tiếp làm tổn lại đến hoạt động kinh doanh của công ty X. Đồng thời còn ảnh
hưởng xấu đối với hình ảnh thương hiệu và uy tín kinh doanh của X.

Bài tập 2:
Công ty trách nhiệm hữu hạn A có trụ sở quận 1 Thành phố HCM sản xuất bia Laser,
Công ty trách nhiệm hữu hạn B (có vốn đầu tư nước ngoài) hoạt động trong khu công
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất bia Tiger, bia Heineken và bán trên phạm vi
toàn quốc. Ngày 12/6/2007 Công ty A khiếu nại đến Ủy ban cạnh tranh quốc gia, yêu cầu
xử lý Công ty TNHH B về hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh. Theo khiếu
nại của Công ty A thì Công ty B có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bia
thành phố HCM (với thị phần là 50%), để loại bỏ đối thủ cạnh tranh khi ký các hợp đồng
đại lý độc quyền để các đại lý chỉ bán bia và quảng cáo bia của công ty B trên thị trường
thành phố HCM làm cho Công ty A không thể phân phối sản phẩm của mình.
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ phải điều tra những vấn đề gì để giải quyết khiếu
nại của công ty A? Công ty A có khả năng vi phạm Luật cạnh tranh không? Tại sao?
Trả lời:
* Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ điều tra các vấn đề:
- Xác định thị trường liên quan.
- Xác định thị phần của Công ty A → Công ty A có phải doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
trên thị trường hay không?
- Điều tra hành vi ký hợp đồng đại lý độc quyền có phải là hành vi hạn chế cạnh tranh
hay không.
* Xét hành vi của Công ty A:
Hành vi của Công ty A là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường theo điểm e
khoản 1 Điều 27 LCT 2018 khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Về chủ thể: Công ty B là doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 2 LCT 2018. Công ty B có
thị phần 50% trên thị trường liên quan nên được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
thị trường theo khoản 1 Điều 24 LCT 2018.
- Hành vi khách quan: Công ty B ký các hợp đồng đại lý độc quyền để các đại lý chỉ bán
bia và quảng cáo bia của công ty B trên thị trường TP. HCM làm cho Công ty A không
thể phân phối sản phẩm của mình.
- Hậu quả thực tế: Công ty A không thể phân phối sản phẩm, ngăn cản việc tham gia hoặc
mở rộng thị trường của Công ty A.
Từ những nhận định trên, căn cứ theo khoản 1 Điều 2, khoản 5 Điều 3, điểm e khoản 1
Điều 27 LCT 2018 thì Công ty A đã vi phạm LCT..

Bài tập 3:
Do chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung Quốc
tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn
hiệu thép của của công ty A. Nhờ đó công ty thép A bán sắt xây dựng ở VN với giá thấp
hơn thị trường. Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt
Trung Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được
lòng khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78%
thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh,
mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn). Theo yêu cầu của
các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép VN cũng làm đơn kiến nghị chính
phủ ra quy định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng.
Hỏi Công ty A có vị phạm luật cạnh tranh không? Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm
luật cạnh tranh không? Tại sao?
Trả lời:
Công ty A không vi phạm Luật cạnh tranh, vì công ty A vẫn làm chủ đối với thương hiệu
của mình, việc hạ giá nhờ vào khả năng kinh doanh, hiệu quả sản xuất chứ không phải
nhờ vào khả năng chịu lỗ của mình nên không vi phạm vào Điều 13 Nghị định
116/2005/NĐ-CP trong trường hợp công ty A là công ty có vị trí thống lĩnh. Việc nhờ
công ty Trung Quốc thi công và sau đó dán nhãn của công ty A cũng không vi phạm về
chỉ dẫn gây nhầm lẫn vì đặc điểm của hành vi này là phải tác động vào đối tượng chỉ dẫn
gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ của đối Thủ cạnh tranh hoặc chính Thương hiệu
của đối Thủ cạnh tranh.
Căn cứ theo khoản 1 điều 8 và khoản 2 điều 9 Luật cạnh tranh 2004 và điều 14 Nghị định
116/2005/NĐ-CP quy định Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp
hay gián tiếp quy định về "Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp
hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu."
Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây
dựng đã phối hợp thỏa thuận cùng đồng ý về việc thực hiện một giá bán tối thiểu chung,
và còn yêu cầu hiệp hội các nhà sản xuất thép Việt Nam làm đơn kiến nghị chính phủ ra
quy định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nên vi phạm
luật cạnh tranh.

Bài số 4
Vừa qua, 16 công ty bảo hiểm (hầu hết là doanh nghiệp trong nước) đã cùng ký một thỏa
thuận nâng mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn xe ô tô, với lý do đưa ra là “nhằm hạn chế tình
trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao".
Theo nội dung hợp đồng bảo hiểm mà nhiều hãng bảo hiểm đề nghị ký với khách hàng,
kể từ đầu tháng 10 vừa qua, mức phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất xe ô tô, hay còn gọi là
mức phí tối thiểu đã tăng từ 1,3% lên 1,56% một năm (chưa tính 10% thuế VAT).
Theo biểu phí mà Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thông qua hồi tháng 10 vừa qua, có 6 loại
xe tăng phí. Ngoài phí tiêu chuẩn kể trên, chỉ được áp dụng đối với xe mới đăng ký sử
dụng lần đầu trong vòng 3 năm, thì các xe cũ (đăng ký sử dụng từ 3 năm trở lên) sẽ được
điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều khoản bồi thường không khấu hao thay bộ phận mới.
Các loại ô tô khác như kinh doanh vận tải hàng hoá cũng tăng lên mức phí hàng năm là
1,83%; vận tải hành khách liên tỉnh (1,07%); chở hàng đông lạnh (2,62%), đầu kéo
(2,84%).
Riêng bảo hiểm taxi có mức tăng mạnh nhất (3,95%). Và đó là lý do mà nhiều thành viên
Hiệp hội taxi yêu cầu hiệp hội của mình có ý kiến phản ứng về việc thỏa thuận nâng phí
bảo hiểm nói trên. Đại diện một hãng taxi tại Hà Nội nói rằng, mức phí bảo hiểm như trên
là “không chấp nhận được”.
Trong việc tăng phí này, theo văn bản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam gửi tổng giám
đốc các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thì việc tăng phí là kết quả của việc ký kết
các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các thành viên hiệp hội tại Hội nghị CEO phi nhân
thọ lần thứ 6
Các công ty đã ký bản thỏa thuận nâng phí bảo hiểm ô tô gồm:
Bảo Việt; Bảo hiểm Petrolimex (Pjico); Bảo hiểm Dầu khí (PVI); SamsungVina;Toàn
cầu; Bảo hiểm Viễn Đông (VASS); Công ty liên doanh Bảo hiểm quốc tế Việt Nam
(VIA); Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC); Bảo
Long; Bảo Ngân; Bảo Minh; Bảo Tín; AAA; Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC);
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Agribank).
Có 16 công ty bảo hiểm (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước) đã ký vào thỏa thuận
này; nhưng có một số công ty (chủ yếu là các hãng bảo hiểm nước ngoài) cũng là thành
viên của Hiệp hội Bảo hiểm như AIG, Groupama, UIC, VNI, ACE, Fubon, Liberty và
QBE chưa ký vào thỏa thuân nêu trên dù đã được Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam Phùng Đắc Lộc ký văn bản nhắc nhở.
Hiện tại, mức phí tiêu chuẩn mà các hãng này đang áp dụng thấp hơn, dao động từ 1,4%
đến 1,5%/năm, cũng là có tăng so với mức tiêu chuẩn vẫn được áp dụng (1,3%/năm).
[Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20081122/dong-loat-nang-muc-phi-bao-hiem-xe-o-
to/289144.html
1. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, anh (chị) nhận xét như thế nào về thỏa
thuận nâng mức phí bảo hiểm của 16 doanh nghiệp như đã đề cập trong tình
huống?
- Căn cứ theo khoản 1, Điều 11, và khoản 1,4 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 quy định
thoả thuận ấn định giá hành hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là bị cấm. Vậy
nên việc thoả thuận nâng mức phí bảo hiểm của 16 doanh nghiệp như đã đề cập trong
tình huống trên là trái pháp luật. Hành vi thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm cụ thể nêu
trên được xem như gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người sử dụng dịch
vụ bảo hiểm ô tô. Theo họ, đó là điều pháp luật Việt Nam không cho phép.

2. Theo anh (chị), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018
hay không? Nếu có thì hành vi vi phạm đó là gì?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018, bởi ngay trong
văn bản của hiệp hội có ghi rõ, việc thỏa thuận tăng phí nhằm “hạn chế tình trạng cạnh
tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao” nhưng theo Điều 11 Luật Cạnh tranh
2018 có quy định về “Thoả thuận hạn chế cạnh tranh”, cụ thể là “Thỏa thuận ấn định giá
hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”. Hành vi thoả thuận nâng phí bảo
hiểm nói trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người sử dụng dịch vụ
bảo hiểm ô tô. Như vậy, trong khi Luật Cạnh tranh quy định ấn định giá một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp để thoả thuận hạn chế cạnh tranh thì Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam lại
nâng giá với lý do là hạn chế cạnh tranh, do đó Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có vi phạm
Luật Cạnh tranh 2018.

Bài số 5
Ba công ty thu mua cà phê tại tỉnh Đ thống nhất cùng thực hiện trong 2 tuần đầu tháng
12/2017 chỉ thu mua cà phê của nông dân mỗi ngày tối đa 60 tấn (giảm hơn 30% so với
năm trước) với giá 30 triệu đồng/tấn cà phê xô, thấp hơn giá thị trường 1 triệu đồng/tấn.
Hãy phân tích các quy định của pháp cạnh tranh có liên quan và xác định ba doanh
nghiệp trên có vi phạm Luật Cạnh tranh không, biết rằng thị phần kết hợp của ba doanh
nghiệp này trên thị trường liên quan là 62%.
CSPL: Khoản 3 và 1 Điều 11 và Khoản 1 Điều 12
Công ty trên khi tự thỏa thuận định số lượng và giá nhập hang là vi phạm vào thảo thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm
Song ba công ty trên không đuược xếp vào nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường vì dù họ có tổng thị phần là 62% song là thỏa thuận làm hạn chế cạnh tranh bị cấm
nên cũng không đucợ xét về sức mạnh thị trường đáng kể nữas

You might also like