You are on page 1of 15

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Giảng viên: ThS. Đặng Nguyễn Phương Uyên
Buổi thảo luận thứ 5
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

STT HỌ TÊN MSSV

1 Phạm Mỹ Trà 2053401020224

2 Nguyễn Bích Trâm 2053401020226

3 Phan Nguyễn Ngọc Trâm (Ca 4) 2053401020228

4 Lò Thị Thanh Tuệ 2053401020256

5 Nguyễn Ngọc Khánh Vy 2053401020274

6 Nguyễn Thị Như Ý 1953401020299

Lớp: QTL45B2

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2023


A. Nội dung thảo luận tại lớp:

A.1. Lý thuyết:

1. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại.

Tiêu chí Nhãn hiệu Tên thương mại

Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để Tên thương mại là tên gọi của tổ
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chức, cá nhân dùng trong hoạt
các tổ chức, cá nhân khác nhau động kinh doanh để phân biệt
(Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT). chủ thể kinh doanh mang tên gọi
đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh (khoản 21 Điều 4
Luật SHTT)

Căn cứ phát Xác lập trên cơ sở quyết định cấp Xác lập trên cơ sở sử dụng hợp
sinh, xác lập văn bằng bảo hộ của Cục SHTT pháp tên thương mại đó mà
quyền sở (điểm a khoản 3 Điều 6 Luật không cần đăng ký (điểm b
hữu trí tuệ SHTT) khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

Dấu hiệu Dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình Được cấu tạo bởi chữ cái, từ
vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc ngữ
sự kết hợp các yếu tố đó

Số lượng Một chủ thể kinh doanh có thể Một chủ thể kinh doanh chỉ có
đăng ký nhiều nhãn hiệu khác một tên thương mại
nhau

Phạm vi bảo Được bảo hộ trong phạm vi lĩnh Bảo hộ trong lĩnh vực và khu
hộ vực sản phẩm/dịch vụ đăng ký và vực kinh doanh của chủ thể kinh

1
phạm vi lãnh thổ quốc gia (khoản doanh (Khu vực kinh doanh là
1 Điều 93 Luật SHTT) khu vực địa lý nơi chủ thể kinh
doanh có bạn hàng, khách hàng
hoặc có danh tiếng) (khoản 21
Điều 4 Luật SHTT)

Thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có Không xác định thời hạn, chấm
bảo hộ thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, dứt khi không còn sử dụng hợp
mỗi lần 10 năm (khoản 6 Điều 93 pháp
Luật SHTT)

Vấn đề Có thể chuyển nhượng và Tên thương mại không được


chuyển giao chuyển giao (khoản 4, khoản 5 chuyển giao quyền sử dụng
quyền sở Điều 139 Luật SHTT) (Điều 142 Luật SHTT). Tên
hữu trí tuệ thương mại chỉ được chuyển
nhượng cùng với việc chuyển
nhượng toàn bộ cơ sở kinh
doanh và hoạt động kinh doanh
dưới tên thương mại đó (khoản
3 Điều 139 Luật SHTT)

2. Trình bày căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Luật SHTT căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại,
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý được xác lập như sau:

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định
của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức
quản lý chỉ dẫn địa lý (điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

2
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng
hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu
trí tuệ (điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

- Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được
một cách hợp pháp và thực hiện bảo mật kinh doanh đó mà không cần đi đăng ký văn
bằng bảo hộ (điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

3. So sánh quy định của Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện
hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có sự sửa
đổi gì cho phù hợp với quy định của Hiệp định EVFTA?

Tiêu chí Luật SHTT Việt Nam Hiệp định EVFTA

Đối tượng bảo hộ Không giới hạn về loại hàng hóa Giới hạn ở rượu vang, rượu
(khoản 22 Điều 4) mạnh, sản phẩm nông
nghiệp, thực phẩm (Điều
12.23)

Cơ chế đăng ký Chưa quy định Phải thiết lập cơ chế đăng ký
và bảo hộ thông và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho
thường ít nhất là bốn nhóm đối
tượng thuộc diện điều chỉnh
(rượu, đồ uống có cồn, nông
sản, thực phẩm) bảo đảm các
yêu cầu (Điều 12.24) như:

- Phải có một hệ thống đăng


ký liệt kê rõ các chỉ dẫn địa
lý đang được bảo hộ trên
lãnh thổ của mình;

- Quy trình thẩm định hành


chính để đưa hoặc duy trì

3
một chỉ dẫn địa lý trên hệ
thống đăng ký phải cho phép
xác định được một sản phẩm
có xuất xứ tại một khu vực
địa lý nhất định và có chất
lượng, uy tín, đặc điểm đặc
thù chủ yếu nhờ vào việc sản
phẩm có xuất xứ từ khu vực
địa lý đó;

- Phải có quy trình cho phép


các tổ chức, cá nhân có lợi
ích liên quan được lên tiếng
phản đối và được lắng nghe;

- Phải có quy trình cho phép


điều chỉnh, hoặc đưa ra khỏi
hệ thống đăng ký sau khi cân
nhắc các ý kiến phản đối của
các bên có lợi ích cũng như ý
kiến phản biện của chủ thể
quyền

Trường hợp bảo Không có quy định Có quy định cho 171 chỉ dẫn
hộ đương nhiên địa lý của Liên minh châu
Âu và 39 chỉ dẫn địa lý của
Việt Nam (Phụ lục 12A)

4
* Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần sửa đổi cho phù hợp với quy định của Hiệp
định EVFTA:

- Để thực hiện Điều 12.27 về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nên xem xét đến 2 phương án sau:
(1) Duy trì 2 cấp độ bảo vệ, bao gồm (i) mức độ bảo hộ cao đối với chỉ dẫn địa lý theo
Hiệp định EVFTA; và (ii) mức độ bảo hộ thông thường đối với chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ theo luật pháp trong nước; hoặc (2) Nếu thống nhất áp dụng ít hơn một cấp bảo
hộ, cần quyết định xem cấp bảo hộ đó sẽ được áp dụng cho tất cả các hàng hóa hoặc
chỉ các nhóm như được nêu trong EVFTA.1

- Nên bổ sung các điều khoản nhằm bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm, bao gồm nghĩa vụ
thông báo trong quá trình đàm phán; và kiểm tra tính hợp lệ của việc bổ sung quy định
vào Luật SHTT khi chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ tại nơi xuất xứ của nó.

- Điều 12.28 đưa ra các ngoại lệ về trường hợp miễn trừ đặc biệt đối với các chỉ dẫn
địa lý “Asiago”, “Fontina”, “Gorgonzola”, “Feta”, và “Champagne”. Những tên này
nên được áp dụng trực tiếp và cụ thể trong các văn bản pháp luật hướng dẫn.

- Điều 12.29 về Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, Việt Nam nên sửa đổi các quy định để
cho phép các cơ quan hành chính cấp giấy phép sử dụng, từ đó giảm thiểu các nghĩa
vụ đối với các đối tượng được cấp phép chỉ để công bố. Việt Nam cũng cần có phương
pháp thu thập và công bố thông tin về các đối tượng được cấp phép.

- Về những cam kết thực thi, Hiệp định EVFTA yêu cầu Việt Nam EU phải có cơ chế
pháp lý cho phép ngăn chặn việc sản xuất, đóng gói, mua bán, quảng cáo sai, lừa đảo
hoặc gây hiểu nhầm về nguồn gốc của thực phẩm, đồng thời cũng nhấn mạnh các sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải tuân thủ các yêu cầu về chất lượng liên
quan theo pháp luật nước sở tại.

1 Đánh giá sự khác biệt về sở hữu trí tuệ khi Việt Nam thực hiện EVFTA,
[https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4119/danh-gia-khac-biet-ve-so-huu-tri-tue-khi-viet-nam-thuc-hien-evfta.aspx],
(truy cập ngày 02/10/2023)
5
A.2. Bài tập:

1. Nghiên cứu tình huống sau:

Hiện nay, trên thực tế tồn tại thỏa thuận không cạnh tranh giữa người sử dụng
lao động và người lao động. Theo đó, các bên ký kết thỏa thuận về việc người lao
động sau khi nghỉ việc không được đi làm cho đối thủ cạnh tranh của người sử
dụng lao động ban đầu. Mục đích của thỏa thuận này là ngăn cản việc người lao
động tiết lộ bí mật kinh doanh mà họ có được khi làm việc cho người sử dụng lao
động ban đầu. Theo bạn, Thoả thuận không cạnh tranh có hợp pháp không? Vì
sao?

Ở góc độ khoa học pháp lý, hiện chưa có quan điểm thống nhất về tính pháp lý của
thỏa thuận không cạnh tranh. Nhu cầu bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ
của người sử dụng lao động là chính đáng. Pháp luật không có quy định cấm hay hạn
chế đối với thỏa thuận không cạnh tranh, thậm chí còn có những gợi mở nhất định.

Bộ luật Lao động cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận bằng văn bản với người
lao động về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ (khoản 2 Điều
21). Luật Sở hữu trí tuệ quy định Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
đồng thời cho phép doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ của mình (khoản 1 Điều 8 và Điều 198).

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng thỏa thuận không cạnh tranh cũng đã phần nào
hạn chế quyền “làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” của người
lao động đã được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bởi Hiến pháp 2013, Bộ
luật Lao động 2019 và Luật Việc làm 2013.

Trên cơ sở đó, có phân tích cho rằng tính pháp lý của thỏa thuận không cạnh tranh bị
vô hiệu vì không đáp ứng hai điều kiện là “hoàn toàn tự nguyện” (về phía người lao
động) và “không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” theo quy định
tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.

Thế nhưng trong thực tiễn xét xử, cả tòa án và trọng tài đều cho rằng thỏa thuận không
cạnh tranh không vi phạm sự tự nguyện của người lao động hoặc vi phạm điều cấm

6
của luật hoặc trái đạo đức xã hội2. Các cơ quan giải quyết tranh chấp xem thỏa thuận
đó là một giao dịch dân sự, do đó được công nhận hiệu lực pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ
các điều kiện có hiệu lực và không thuộc các trường hợp vô hiệu theo quy định pháp
luật.

2. Theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà vườn ông E tuy trồng bưởi
tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng chất lượng bưởi lại
không ngon, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng. Do vậy nhà vườn này
không được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình.
Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?

Theo nhóm đồng ý quan điểm trên vì theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà
vườn ông E tuy trồng bưởi tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng
chất lượng bưởi lại không ngon, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng mà căn
cứ theo điểm a khoản 3 Điều 129 Luật SHTT thì việc dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý,
những sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý là hành vi vi phạm xâm phạm quyền chỉ dẫn địa lý. Do vậy nhà
vườn này không được sử chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình là
hợp lý. Tuy nhiên cũng cần xem xét tiêu chuẩn cả quá trình trồng bưởi có thỏa điều
kiện địa lý về đất đai đặc trưng không. Trong trường hợp thỏa điều kiện về tính chất
địa lý đặc trưng nhưng vẫn không thể cho ra sản phẩm mang tính chất đặc trưng thì có
thể xem xét việc được sử dụng chỉ dẫn địa lý.

2 Một số Bản án, Phán quyết trọng tài: Bản án số 420/2019/LĐ-PT ngày 15-5-2019 của Tòa án nhân dân TP.
HCM; Bản án số 09/2010/LĐ-ST ngày 10-12-2010 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; Phán
quyết trọng tài số 1161/VIAC-HCM ngày 20-11-2017 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Phán
quyết trọng tài số 1173/VIAC-HCM ngày 21-11-2017 của VIAC.

7
3. Nghiên cứu tình huống sau:

Bà P là nhân viên làm việc tại công ty M. Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L
(chị của bà P) với nội dung “...Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần
của công ty M... kèm theo danh mục”. Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm
nội quy lao động, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều
4.1 Nội quy công ty.

Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho công ty M,
nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty. Những
thông tin hay tài liệu này nếu tiết lộ cho những cá nhân không có liên quan có thể
gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho công ty. Hành động tiết lộ
đó dù cố tình hay sơ suất đều có thể xem như vi phạm hợp đồng và phải chịu biện
pháp kỷ luật kể cả việc sa thải”. Trên cơ sở đó, công ty trên đã thực hiện sa thải
bà P.

Câu hỏi:

a) Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh. Những thông tin trong e-
mail mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở
hữu trí tuệ không?

Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại điểm c khoản 3
Điều 6 Luật SHTT:

- Thứ nhất, thông tin này không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh
nghĩa là bí mật kinh doanh theo Điều 85 Luật SHTT (bí mật nhân thân, bí mật về quản
lý nhà nước, bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin bí mật khác không liên quan đến
kinh doanh)  Thỏa mãn

- Thứ hai, thông tin này được chủ sở hữu bảo mật bằng biện pháp đó là quy định trong
nội quy lao động của công ty nhằm hạn chế cho người lao động có “tài liệu hoặc biết
được thông tin về công ty" tiết lộ ra bên ngoài, thì đây cũng là một hình thức bảo mật
cần thiết và phù hợp  Thỏa mãn

8
- Thứ ba, về điều kiện “không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có
được":

+ Thông tin không phải là hiểu biết thông thường mà là những thông tin có giá trị tiêu
dùng trong kinh doanh thương mại, đem lại lợi ích kinh tế cho chủ thể.

+ Thông tin không dễ dàng có được mà đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng của chủ
thể về vật chất, thời gian, công sức, trí tuệ và qua những trải nghiệm mới có được.

 Thông tin trong email của bà P gửi không đáp ứng được điều kiện này vì những
thông tin qua lại giữa bà P và bà L là những thông tin bình thường về sản phẩm của
công ty (danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M... kèm theo danh mục) và
không chứa đựng các bí mật kinh doanh. Do vậy, thông tin này không đáp ứng điều
kiện thứ ba vừa phân tích trên dẫn đến khi chủ thể sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
thì không chiếm ưu thế hơn so với các chủ thể khác kinh doanh khác cùng lĩnh vực.

Như vậy, thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi không là bí mật kinh doanh theo Luật
Sở hữu trí tuệ.

b) Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh của
công ty không?

Từ phân tích, có thể thấy thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi không được bảo hộ
dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hành vi của bà P
trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty (vì bà P có hành vi
vi phạm nội quy lao động, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4
Điều 4.1 Nội quy công ty).

9
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 30 và 31 “Tên miền và mối liên hệ với quyền sở hữu trí
tuệ” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

Tóm tắt bản án số 52/2011/KDTM-PT ngày 29/3/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội

Ngày 30/9/2009, công ty Samsung (Nguyên đơn) đã nộp đơn lên Tòa án nhân dân Hà
Nội khởi kiện ông Minh và Công ty ViTechNat, do ông Minh làm giám đốc, để đòi lại
hai tên miền sumsungmobile.com.vn và samsungmobile.vn đã bị ông Minh và
ViTechNet (Bị đơn) đăng ký sử dụng với ý đồ xấu, trong đó yêu cầu Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội ra phán quyết thu hồi các tên miền này để ưu tiên cho Công ty
Samsung đăng ký sử dụng.

Tòa sơ thẩm – Tòa án nhân dân Hà Nội, đã ra phán quyết thu hồi tên miền
samsungmobile.com.vn để ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng trong 10
ngày liên tục. Tuy nhiên, Tòa đã bác yêu cầu thu hồi tên miền thứ hai là
samsungmobile.vn, với lý do tên miền này đã bị một chủ thể khác là Đào Ngọc Tiến
đăng ký sử dụng, sau khi hết hạn mà không được ViTechNet tiếp tục gia hạn.

Không đồng ý với phần phán quyết của Tòa sơ thẩm liên quan đến tên miền
samsungmobile.vn, Công ty Samsung tiếp tục kháng cáo lên Tòa phúc thẩm – Tòa án
Nhân dân Tối cao tại Hà Nội, vì cho rằng cơ sở để khiếu kiện đối với cả hai tên miền
samsungmobile.com.vn và samsungmobile.vn là hoàn toàn giống nhau, vì vậy việc tòa
sơ thẩm xử thu hồi một tên miền, và không thu hồi tên miền thứ hai là không hợp lí.
Lý do tên miền này đã bị chủ thể khác đăng kí là không có giá trị, vì theo luật, tên
miền đang có tranh chấp phải được giữ nguyên hiện trạng, không được phép chuyển
đổi cho tổ chức, cá nhân mới.

Với các lí lẽ trên, Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết chấp nhận yêu cầu kháng cáo của
Công ty Samsung, sửa đổi bản án sơ thẩm, thu hồi tên miền samsungmobile.vn ưu tiên
cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng.

10
Tóm tắt bản án số 05/2014/KDTM-ST ngày 23/04/2014 của Tòa án nhân dân
Thành phố Đà Nẵng.

Nguyên đơn: Công ty Lafarge

Bị đơn: bà Hân

Vụ việc tranh chấp liên quan đến tên miền lafarge.com.vn, nguyên đơn cho rằng tên
miền quốc gia lafarge.com.vn do bị đơn đăng ký trùng lặp với nhãn hiệu
“LAFARGE”, “LAFARGE và hình” của nguyên đơn đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Nguyên đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định thu hồi tên miền lafarge.com.vn để nguyên
đơn được ưu tiên đăng ký sử dụng. Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng xét xử chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Lafarge đối với bà Hân.

1/ Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không?

Theo Thông tư 24/2015/TT-BTTTT thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài


nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông thì định nghĩa “tên miền” được giải
thích tại khoản 4 Điều 2 của thông tư là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet
của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Tên miền bao gồm tên
miền mã ASCII và tên miền đa ngữ (IDN).

Theo Điều 3 Luật SHTT hiện hành thì tên miền không được bảo hộ với tư cách là đối
tượng của quyền SHTT. Tranh chấp về tên miền thường gắn liền với một đối tượng
của quyền SHTT vì hành vi sử dụng tên miền là một trong những hành vi cạnh tranh
(lành mạnh hoặc không lành mạnh) liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy
định của Luật SHTT.

2/ Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn bản
nào?

- Luật Công nghệ thông thông tin số 67/2006/QH11

- Quyết định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền
Internet.

11
- Quyết định 705/1998/QĐ-TCBĐ về việc ban hành quy định tạm thời việc quản lý,
phân bổ tên miền và địa chỉ Internet.

- Thông tư 20/2023/TT-BTC quy định mức thu thuế, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí duy trì sử dụng tên miền và địa địa chỉ Internet, lệ phí đăng ký sử dụng tên
miền quốc gia “.vn” và lệ phí đăng ký sử dụng địa chỉ Internet (IP).

- Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình trình tự, thủ tục
thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định 27/2018/NĐ-CP nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

- Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng.

- Thông tư 24/2015/TT-BTTTT thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên


Internet

- Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số


24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và
sử dụng tài nguyên Internet.

3/ Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các tên
miền đã được đăng ký?

Trong Bản án số 30, Tòa án dựa theo Điều 76 Luật Công nghệ thông tin 2006; Khoản
5 Điều 17 NĐ 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về sử dụng, quản lý
cung cấp dịch vụ Internet; điểm 4, phần II, phần III, phần IV của Thông tư
10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong Bản án số 31 (Bản án số 05/2014/KDTM-ST), Toà án đã dựa trên quy định của
Luật SHTT (điểm d Khoản 1 Điều 130 Luật SHTT); Mục IV Thông tư 10/2008/TT-
BTTTT ngày 24/12/2008 quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt
Nam “.vn”.

12
4/ Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền
trùng hay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ?

Tên miền không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT, do vậy nhiều Tổ chức
quản lý tên miền cấp cao (gTLD) và Tổ chức quản lý tên miền quốc gia (ccLTD) đã
lựa chọn cách thức xử lý theo UDRP - là chính sách xử lý tranh chấp tên miền của
ICANN thông qua WIPO theo các nguyên tắc: Điều chỉnh bằng biện pháp trọng tài,
hòa giải dựa trên các quy định về trọng tài thương mại; cơ quan quản lý (Registry)
không tham gia và quá trình giải quyết tranh chấp mà chỉ cung cấp thông tin cho các
bên liên quan; tên miền được cơ quan quản lý chuyển giao hoặc hủy bỏ theo quyết
định của cơ quan giải quyết vụ việc tranh chấp.

Một số quốc gia lại lựa chọn cách thức xử lý truyền thống là thương lượng hòa giải,
Trọng tài hoặc Tòa án. Cá biệt, các cơ quan quản lý cấp phát tên miền của một số nước
(như Canada và Singapore) sẽ không tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp cũng
như không tuân theo kết quả xử lý tranh tên miền của một bản hành chính khác.
Canada bổ nhiệm 2 trung tâm để giải quyết tranh chấp tên miền, viết tắt là BCICAC và
Resolution Canada Inc. Singapore ủy quyền cho Hội đồng hòa giải Singapore Trung
tâm Trọng tài Singapore để giải quyết. Các quốc gia bao gồm: Acmenia (.AM),
Bahamas (.BS), Belize (.BZ), Congo (.CD), Cyprus (.CY), Laos (.LA), Moldova
(.MD), Namibia (.NA), Panama (.PA), Romania (.RO), Venezuela (.VE)..v.v… chấp
thuận giải quyết tranh chấp tên miền theo một chính sách có tính hiệu quả cao và mang
tính chất quốc tế - UDRP. Bằng việc thông qua UDRP và Điều lệ giải quyết tranh chấp
tên miền và uỷ quyền cho Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO, các tranh chấp
tên miền phát sinh tại các quốc gia trên sẽ được giải quyết tại Trung tâm Hoà giải và
Trọng tài của WIPO.

Một số quốc gia khác như Colombia, Áo, Latvia, Argentina, Albania… chưa có chính
sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng biệt thì áp dụng nguyên tắc đăng ký tên miền
“Ai đăng ký trước, được xét cấp phát trước”. Khi có tranh chấp tên miền, các bên phải
đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc thông qua một thỏa thuận đưa tranh chấp
này ra giải quyết tại trọng tài. Tuy nhiên, toà án và trọng tài đều không có quy định
riêng áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tên miền, luật áp dụng giải

13
quyết các tranh chấp là các quy định áp dụng cho nhãn hiệu (Áo), quy định trong các
Hiệp ước, hoặc trong các bộ luật dân sự hoặc bộ luật hình sự (Colombia) ..v.v… Bên
cạnh đó, việc không có một chính sách giải quyết tên miền cũng như một cơ chế giải
quyết tranh chấp riêng biệt là một điều bất lợi rất lớn đối với các chủ sở hữu tên miền
hợp pháp, gây tốn kém và kéo dài việc giải quyết tranh chấp. Hệ quả của tình trạng
này tất yếu dẫn đến việc các tranh chấp sẽ không được giải quyết một cách hiệu quả,
không đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên miền. Khoản 2
Điều L.45-2 Bộ luật Bưu chính và viễn thông Pháp quy định “đăng ký hay đăng ký lại
tên miền có thể bị từ chối hay tên miền bị bỏ khi tên miền có thể xâm phạm đến các
quyền sở hữu trí tuệ.”. Ở đây, đối tượng được bảo vệ trước tên miền là “các quyền
SHTT” nói chung, khái niệm này sẽ rộng hơn vì bao quát toàn bộ đối tượng quyền
SHTT.

14

You might also like