You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT
-----------------

TIỂU LUẬN LUẬT HỌC SO SÁNH

MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIẾN CỦA PHÁP


VÀ MỸ DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

Nhóm: 05 – Thành viên trong nhóm:

05 - Phạm Ngọc Quỳnh Anh - MSV:1916610005

45 - Nguyễn Thị Thu Hương - MSV:1916610034

70 - Nguyễn Thị Oanh - MSV:1916610065

74 - Nguyễn Hà Phương - MSV:1814410175

Lớp tín chỉ:PLU202(1.1/2021).1

Giảng viên hướng dẫn:Ths. Đặng Thị Minh Ngọc

Hà Nội –T10/2020
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH BẢO HIẾN CỦA PHÁP


VÀ MỸ………………………………………………………………………………………….2

1.1 Khái quát chung về cơ quan bảo hiến…………………………………………………2


1.2 Hội đồng bảo hiến Pháp………………………………………………………………..2
1.2.1 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 2
1.2.2 Đặc điểm ................................................................................................................. 2
1.2.3 Nhiệm vụ ................................................................................................................. 3
1.3 Tòa án tối cao và tòa án các cấp ở Mỹ………………………………………………...4
1.3.1 Lịch sử hình thành .................................................................................................. 4
1.3.2 Đặc điểm ................................................................................................................. 4
1.3.3 Nhiệm vụ ................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH BẢO HIẾN CỦA PHÁP VÀ MỸ DƯỚI GÓC NHÌN SO
SÁNH ………………………………………………………………………………..6

2.1 Điểm tương đồng………………………………………………………………………..6


2.2 Điểm khác biệt…………………………………………………………………………..6
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIẾN PHÁP VÀ
MỸ ………………………………………………………………………………..9

3.1 Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt………………………………………..9


3.1.1 Nguyên nhân giống nhau ........................................................................................ 9
3.1.2 Nguyên nhân khác nhau ......................................................................................... 9
3.2 Đánh giá về ưu nhược điểm của 2 mô hình………………………………………….10
3.2.1 Về hội đồng bảo hiến Pháp .................................................................................. 10
3.2.2 Về tòa án tối cao và tòa án các cấp ở Mỹ ............................................................ 11
3.3 Đánh giá chung………………………………………………………………………...12
LỜI KẾT THÚC ...................................................................................................................... 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 14

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM....................................................................... 15

Nhóm 5
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

LỜI MỞ ĐẦU

Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp
luật mỗi quốc gia. Các ngành luật được tạo ra sau đều phải xây dựng dựa trên cơ sở những
nguyên tắc mà hiến pháp ghi nhận. Một đạo luật vi phạm các nguyên tắc của hiến pháp có
thể sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân cũng như quyền lực của Nhà nước.

Vì có tầm quan trọng to lớn như vậy nên hiến pháp cần phải được tôn trọng, thực
hiện và bảo vệ. Như vậy, việc thực hiện cơ chế bảo vệ hiến pháp là một yêu cầu thiết yếu
đối với mỗi quốc gia để đảm bảo đạo luật gốc của quốc gia không chỉ là những lời sáo
rỗng, những dòng chữ vô nghĩa trên văn bản giấy tờ. Đó là lí do mà cơ quan bảo hiến ra
đời, nhằm đảm bảo tính tối cao của hiến pháp.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và phong tục mỗi quốc gia lại khác
nhau nên không có một mô hình bảo hiến nào là tối ưu, có thể áp dụng cho tất cả các quốc
gia. Vì vậy, mỗi quốc gia cần có những thay đổi, điều chỉnh hợp lí với chính quốc gia mình
để cơ quan bảo hiến có thể hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự tuân thủ hiến pháp, loại bỏ
các đạo luật vi hiến.

Khi nhắc đến mô hình bảo hiến ta không thể không nhắc tới hai dòng họ pháp luật
lớn đó là Civil law và Common law với các nước tiêu biểu đại diện chính là Pháp và Mỹ.
Tuy nằm ở hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ
cũng có những nét tương đồng và cả sự khác biệt tiêu biểu cho chính hệ thống pháp luật
của mình. Nguyên nhân cho sự khác biệt ấy là gì và những ưu nhược điểm ấy ra sao chính
là lý do nhóm 5 chúng em lựa chọn đề tài “ Mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ dưới góc
nhìn so sánh”
Bài tiểu luận của chúng em bao gồm 3 phần như sau:

Chương 1: Một số lý luận chung về mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ

Chương 2: Cơ quan bảo hiến của Pháp và Mỹ dưới góc nhìn so sánh

Chương 3: Đánh giá chung về mô hình cơ quan bảo hiến của Pháp và Mỹ

Trang 1
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH BẢO HIẾN CỦA


PHÁP VÀ MỸ

1.1 Khái quát chung về cơ quan bảo hiến


Cơ quan bảo hiến là cơ quan có thẩm quyền được nhà nước lập ra nhằm đảm bảo sự
tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của
các cơ quan quyền lực nhà nước.Tùy theo tình hình thực tế về kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội ở mỗi quốc gia mà cơ quan bảo hiến lại có một tên gọi riêng, mô hình tổ chức riêng.
Nhưng nhiệm vụ chung vẫn là bảo vệ các nguyên tắc của hiến pháp.
Có bốn mô hình cơ bản sau đây:
- Toà án Tối cao và toà án các cấp: có chức năng bảo vệ Hiến pháp - Mô hình Hoa
Kỳ (Hoa Kỳ, Argentina, Mexico, Hy Lạp, Úc, ấn Độ, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Đan Mạch…).
Hiện nay có 68 nước theo mô hình này.
- Tòa án chuyên trách bảo vệ Hiến pháp (Constitutional court): Áo, Đức, Nga, Italia,
Thái Lan…. Tuy nhiên trong các nước lục địa châu Âu có Bồ Đào Nha, Switzerland là hai
nước kết hợp cả mô hình của Hoa Kỳ và TAHP.
- Hội đồng Hiến pháp (Constitutional Counsil) để bảo vệ Hiến pháp. Có 12 nước theo
mô hình này như: Pháp, Angieri, Kazastan, Campuchia…..
- Cơ quan lập hiến đồng thời là CQBH. Có 19 nước hiện đang sử dụng mô hình
này như: Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba…
1.2 Hội đồng bảo hiến Pháp
1.2.1 Lịch sử hình thành
Hiến pháp ngày 04/10/1958 đánh dấu sự ra đời của nền Cộng hòa thứ V – chính thể
hiện hành của nước Pháp. Hiến pháp thiết lập chế độ Cộng hòa lưỡng tính dựa trên chế độ
Nghị viện hợp lý và đề cao vai trò của Tổng thống. Lần đầu tiên, Hiến pháp quy định việc
thành lập một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp – Hội đồng Hiến pháp. Như vậy, cơ
sở hình thành cơ chế bảo hiến của Pháp là do Hiến pháp quy định,trao cho. Hội đồng bảo
hiến Pháp được hình thành xuất phát từ những toan tính chính trị của Tổng thống Charles
De Gaulle nhằm tăng cường quyền lực trong tay Tổng thống và làm suy yếu Nghị viện.
1.2.2 Đặc điểm
Ở Pháp, cơ chế bảo hiến được thực hiện theo hình thức tập trung, tức là chỉ duy nhất
Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền thực hiện bảo hiến. Hội đồng này gồm có 9 thành viên
do Tổng thống bổ nhiệm 3 người, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 3 người và Chủ tịch Hạ

Trang 2
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

viện cũng bổ nhiệm 3 người. Ngoài ra, các cựu Tổng thống Pháp (nếu không từ chối) đều
là thành viên của Hội đồng bảo hiến. Sự tham gia của cả hai nhánh quyền lực hành pháp và
lập pháp giúp cho Hội đồng bảo hiến tránh được khả năng bị một nhánh quyền lực chi
phối, nhờ vậy đảm bảo tính minh bạch, độc lập của Hội đồng bảo hiến trong hoạt động
giám sát các vấn đề hiến định của mình.
Nhiệm kỳ của các thành viên trong hội đồng bảo hiến bị giới hạn. Theo Điều 4 Luật
Tổ chức Hội đồng bảo hiến quy định, tư cách của thành viên có thể không còn do hết
nhiệm kì, không còn khả năng công tác hay qua đời, thành viên không bị giới hạn ở độ
tuổi, trình độ chuyên môn. Nhiệm kì của các thành viên là 9 năm, không được tái nhiệm.
Cứ 3 năm 1 lần được thay đổi 1/3. Khi một thành viên bị chết, hay không còn khả năng
công tác thì bổ sung thêm thành viên mới, thực hiện những nhiệm vụ còn lại. Nếu nhiệm
vụ còn lại ít hơn 3 năm thì công tác đủ 9 năm là hết nhiệm kỳ.
1.2.3 Nhiệm vụ
Hai nhóm nhiệm vụ : kiểm soát phòng ngừa đối với việc bảo đảm tính hợp hiến của
các đạo luật chưa được ban hành và kiểm soát phòng ngừa đối với việc phân chia các
quyền xây dựng quy phạm giữa luật của Quốc hội và các quy định của cơ quan hành pháp.

Hội đồng này làm việc chủ yếu theo cơ chế phòng ngừa, kiểm soát, tức là việc giám
sát tính hợp hiến sẽ được diễn ra trước khi đạo luật được công bố và thi hành. Việc tuyên
bố một đạo luật là vi hiến cũng không dựa trên việc nó xâm phạm cụ thể đến quyền lợi của
chủ thể nào trong xã hội mà dựa trên hiến pháp và các nguyên tắc có giá trị như hiến pháp.
Ngoài ra, hội đồng này còn thực hiện cả chức năng giám sát trong các cuộc bầu cử Tổng
thống Pháp, đảm bảo tính công bằng cho cuộc bầu cử này.
Khi có đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện hoặc 60
nghị sĩ thuộc Thượng viện hay Hạ viện, Hội đồng bảo hiến sẽ tiến hành hoạt động xác định
tính hợp hiến của một đạo luật. Tuy nhiên, đối với đạo luật được ban hành thông qua con
đường trưng cầu dân ý, Hội đồng sẽ không xem xét tính hợp hiến. Hội đồng sẽ làm việc
theo tập thể và quyết định theo đa số. Cuộc họp phải có ít nhất bảy trên chín thành viên của
Hội đồng bảo hiến tham dự thì mới được tiến hành. Đạo luật sẽ vi hiến trong trường hợp có
quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành phán quyết cho rằng đạo luật đó
vi hiến. Trong trường hợp biểu quyết ngang phiếu, thì quyền quyết định sẽ thuộc về Chủ
tịch Hội đồng bảo hiến.Hội đồng Hiến pháp phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một
tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có
thể rút gọn còn 8 ngày (Điều 61 Hiến pháp 1958 Cộng hòa Pháp)
Trang 3
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

1.3 Tòa án tối cao và tòa án các cấp ở Mỹ


1.3.1 Lịch sử hình thành
Chức năng bảo hiến của Tòa án Hoa Kỳ đã xuất hiện vào năm 1803, cách đây hơn hai
trăm năm. Đây là mô hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional control). Mô
hình bảo hiến phi tập trung được xây dựng trên cơ sở học thuyết phân chia và kiềm chế đối
trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hệ thống các cơ quan toà án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm
pháp luật của các công dân mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ
quan lập pháp và hành pháp.Theo đó, khi Tổng thống ban hành một sắc lệnh, Chính phủ
ban hành một nghị định, Nghị viện ban hành một văn bản luật trái với nội dung hay tinh
thần của Hiến pháp thì phải có một cơ quan nào đó làm vô hiệu hoá các văn bản này. Cơ
quan làm được chức năng này phải là một cơ quan độc lập với lập pháp và hành pháp.
Theo tư duy logic có thể thấy ngay rằng chỉ có Toà án mới có thể gánh vác được công việc
này. Là một quốc gia xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực,
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trao cho các Toà án quyền phán quyết về tính hợp hiến của các
văn bản luật và văn bản dưới luật. Mặc dù trong Hiến pháp Hoa Kỳ không có quy định trao
cho Toà án quyền giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật và dưới luật, tuy nhiên quyền
giám sát Hiến pháp của TATC Hoa Kì là một trong những nét đặc sắc của nền chính trị
Hoa Kỳ. Quyền bảo hiến của Toà án Hoa Kỳ không những thể hiện bởi việc xem xét, tuyên
bố bất kỳ một đạo luật do Quốc hội làm ra là vi hiến mà còn thể hiện ở việc có quyền xem
xét và tuyên bố bất kỳ một quyết định nào đó của Tổng thống và Chính phủ là vi hiến.
1.3.2 Đặc điểm
Tất cả các Toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Ở Hoa Kỳ,
tất cả các cơ quan toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi trong
một vụ việc họ phải áp dụng đạo luật đó. Toà án có quyền không áp dụng đạo luật đó khi
có cơ sở chắc chắn rằng nó không phù hợp với Hiến pháp.
Quyền bảo hiến gắn với việc giải quyết một vụ việc cụ thể (Concrete judicial
review). Quyền giám sát tư pháp về tính hợp hiến của một đạo luật dù được thực hiện ở
TATC hoặc Toà án cấp thấp đều phải được thực hiện trong điều kiện của một vụ kiện tụng
cụ thể khi mà vấn đề hợp hiến của đạo luật có liên quan trong việc giải quyết vụ việc đó.
Quyền bảo hiến chỉ được xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó nếu không có những quy định
này thì phạm vi quyền giám sát sẽ rất rộng và mang tính trừu tượng thì sẽ kém hiệu quả.
Trang 4
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

Toà án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự bất hợp hiến của đạo luật đó
được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được. Toà án sẽ không xem xét tính hợp
hiến của một đạo luật nếu Toà án có cách khác làm thoả mãn yêu cầu của đương sự.

Toà án không xem xét vấn đề hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó liên quan
đến một số vấn đề chính trị như tổ chức công quyền và vấn đề ngoại giao…. Các Toà án ở
Hoa Kỳ kể cả TATC sẽ không xem xét tính hợp hiến của một đạo luật, nếu đạo luật đó liên
quan đến các vấn đề chính trị như công việc đối nội, đối ngoại của Chính phủ, hình thức tổ
chức quyền lực của các tiểu bang, mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực của Nhà nước
liên bang và các tiểu bang. Tuy nhiên, TATC của liên bang lại có quyền xem xét một vấn
đề nào đó có phải là vấn đề chính trị hay không, một hành vi chính trị nào đó có lạm quyền
hay không.

Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng.
Theo nguyên tắc án lệ, khi TATC tuyên bố một đạo luật là vi hiến thì phán quyết này của
TATC sẽ có giá trị áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này của các Toà án cấp dưới.
Do đó trên thực tế, có thể coi đạo luật đó không còn giá trị áp dụng nữa.

1.3.3 Nhiệm vụ
Mô hình bảo hiến của Hoa Kỳ là một mô hình giám sát chính quyền bằng tư pháp
(Judicial review) có hiệu quả cao, bởi sự giám sát này thường bắt đầu bằng việc giải quyết
một vụ việc cụ thể tại Toà án nên được gọi là Concrete judicial review (giám sát tư pháp cụ
thể) . Dần dần mô hình này đã xuất hiện ở nhiều nước khác như: Canada, Mexico,
Argentina, Úc, Hylạp, Nhật, Thụy Điển…. Mô hình giám sát cụ thể của Hoa Kỳ rất có hiệu
quả bởi nó tạo ra các án lệ buộc các Toà án cấp dưới phải thực hiện khi gặp trường hợp
tương tự.Nhà nước áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng giữa các
nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp như Hoa Kỳ thì việc quán triệt nguyên tắc
này chính là thực hiện cơ chế chung để bảo vệ Hiến pháp.

Khi một dự luật có nguy cơ vi hiến thì Tổng thống có thể phủ quyết dự luật đó; khi
Tổng thống thực thi một chính sách phiêu lưu hoặc lạm dụng quyền lực thì Quốc hội có thể
kiềm chế Tổng thống bằng việc không thông qua ngân sách để Tổng thống không có
phương tiện thực thi chính sách đó hoặc xét xử Tổng thống theo thủ tục. Trung thành với
quan điểm đảm bảo sự độc lập của ngành tư pháp đối với lập pháp và hành pháp là điều
kiện tiên quyết để xây dựng cơ chế tư pháp giám sát chính quyền.

Trang 5
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH BẢO HIẾN CỦA PHÁP VÀ MỸ DƯỚI GÓC NHÌN


SO SÁNH
2.1 Điểm tương đồng
- Trước tiên, tất cả các cuộc xem xét tư pháp của Pháp và Mỹ đều với mục đích:
+ Kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật về quyền
con người và quyền công dân.
+ Phản hồi và giải quyết các vấn đề phát sinh về thẩm quyền giữa các bộ phận cơ quan và
cá nhân có thẩm quyền.
- Thứ hai, các tổ chức hiến pháp ở hai quốc gia này dựa trên sự phù hợp của tình hình
chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa của mỗi nước.
2.2 Điểm khác biệt
Pháp Mỹ
Tên gọi Hội đồng bảo hiến Tòa án tối cao và tòa án các
cấp
Mô hình Bảo hiến tập trung Bảo hiến phi tập trung
Thẩm quyền chỉ thuộc về Hội Trao thẩm quyền trong giám
đồng Hiến pháp - Việc tham sát việc bảo hiến cho hệ thống
gia của cả hai nhánh hành các cơ quan Tòa án (các bang
pháp và lập pháp vào cơ quan và liên bang), trong đó Tối
bảo hiến chuyên trách này có cao pháp viện là cơ quan thẩm
thể tránh được khả năng phải định tối cao tính hợp hiến của
phục tùng một nhánh, điều các đạo luật cụ thể.
này đảm bảo được sự độc lập
của Hội đồng Hiến pháp
trong hoạt động giám sát các
vấn đề hiến định của mình.
Lịch sử hình thành Xuất phát từ toan tính chính
trị muốn tăng cường quyền Từ án lệ (Từ sau năm 1803
lực của tổng thống và làm sau vụ án John Marbury
suy yếu nghị viện, do đó một chống Madison).
cơ quan chuyên trách bảo vệ
hiến pháp đó là Hội Đồng
Hiến Pháp được thành lập và
quy định trong Hiến pháp.
Như vậy, cơ sở hình thành
bảo hiến cuả Pháp là do hiến
pháp quy định và trao cho.
Chủ thể tiến hành bảo Hội đồng bảo hiến gồm có Thẩm quyền trong giám sát
hiến thành viên đương nhiên (các việc bảo hiến trao cho hệ
Trang 6
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

cựu tổng thống) và 9 thành thống các cơ quan Tòa án, kể


viên khác (do Tổng thống, cả Tòa án của các bang và liên
Chủ tịch Thượng viện, Chủ bang. Nhưng phán quyết của
tịch Hạ viện bổ nhiệm). Tòa án cấp trên có hiệu lực
Vì vậy quyết định của Hội bắt buộc đối với các tòa án
đồng bảo hiến là mang tính cấp dưới, phán quyết của Tòa
ràng buộc. án tối cao có giá trị bắt buộc
đối với cả hệ thống tư pháp.
Về tính chất giám sát Trừu tượng Cụ thể
Quyền bảo hiến gắn liền với Quyền bảo hiến gắn liền với
hoạt động giám sát trước khi việc giải quyết các vụ việc cụ
công bố một đạo luật. Không thể. Trên cơ sở Hiến pháp và
cần tới một vụ kiện cụ thể, các đạo luật được áp dụng giải
việc giám sát tuân thủ Hiến quyết một vụ việc. Tòa án sẽ
pháp diễn ra khi đạo luật xem xét áp dụng đạo luật đó
chưa được áp dụng trên thực hoặc từ chối áp dụng khi đạo
tế, việc tuyên bố một đạo luật luật có dấu hiệu vi hiến. Chỉ
là vi hiến cũng không dựa có tòa án mới được xem xét
trên việc nó xâm phạm cụ thể tính bảo hiến trong trường
đến quyền lợi của chủ thể nào hợp có sự liên quan trực tiếp
trong xã hội mà dựa trên hiến các quyền và lợi ích hợp pháp
pháp và các nguyên tắc có giá của người đề nghị.
trị như hiến pháp, một đạo
luật được xem xét tính hợp
hiến bởi Hội đồng bảo hiến.
Cơ chế giám sát Trước Sau
Khi một đạo luật đã được Sau khi một đạo luật được ban
Nghị viện thông qua, đang hành bởi Nghị viện thì đạo
trong thời gian công bố và luật đó có hiệu lực. Tòa án tư
các Điều ước quốc tế đang pháp không có thẩm quyền
chờ phê chuẩn thì việc giám tuyên bố hủy hay vô hiệu một
sát tính hợp hiến được thực đạo luật đó dù nó có vi hiến.
hiện bắt buộc đối với những Đặc biệt, Tòa án chỉ được
đạo luật về tính chất và nội xem xét tính hợp hiến khi đạo
dung hoạt động của Nghị luật đó đã chính thức có hiệu
viện do Nghị viện ban hành lực pháp luật.
trước khi có hiệu lực pháp
luật
Chức năng Hai nhóm nhiệm vụ chính: Xem xét tính hợp hiến của các
Cơ chế kiểm soát phòng ngừa đạo luật. Tuy nhiên, Tòa án
đối với việc bảo đảm tính hợp xem xét tính hợp Hiến của
hiến của các đạo luật chưa một đạo luật khi quy định của

Trang 7
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

được ban hành và Kiểm soát đạo luật đó được áp dụng để


phòng ngừa đối với việc phân giải quyết các vụ việc cụ thể
chia các quyền xây dựng quy tại Tòa án (Khi một đạo luật
phạm giữa luật của Quốc hội bị tuyên bố là vi Hiến thì đạo
và các quy định của cơ quan luật đó không còn giá trị áp
hành pháp. dụng. Tuy nhiên, Tòa án tư
pháp không có thẩm quyền
hủy bỏ hay tuyên bố đạo luật
đó vô hiệu, Tòa án chỉ không
áp dụng đạo luật đó trên thực
tế).
Thẩm quyền Tòa án hiến pháp (Hội đồng Tất cả các Tòa án (Có thẩm
bảo hiến). quyền chung trong lĩnh vực
hiến pháp. Phạm vi đó phụ
thuộc vào tính chất của vụ
việc được xem xét và trong
nhiều trường hợp – vào sự suy
xét của toà).
Nhiệm kì của cá nhân Bị giới hạn (Điều 4 Luật Tổ Trọn đời
được trao quyền bảo chức Hội đồng bảo hiến) “Miễn là đạo đức tốt”
hiến Nhiệm kì của các thành viên
là 9 năm, không được tái
nhiệm.Cứ 3 năm 1 lần được
thay đổi 1/3. Khi một thành
viên bị chết, hay không còn
khả năng công tác thì bổ sung
thêm thành viên mới, thực
hiện những nhiệm vụ còn lại.
Nếu nhiệm vụ còn lại ít hơn 3
năm thì công tác đủ 9 năm là
hết nhiệm kỳ.
Hệ quả pháp lý khi một Theo Hiến pháp 2008 thì một Đối với các hành vi bị Tòa án
đạo luật bị tuyên là vi đạo luật bị tuyên bố vi hiến Hoa Kỳ tuyên bố là vi hiến,
hiến theo cơ sở được quy định tại Tòa án không có thẩm quyền
Điều 61-1 thì sẽ bị bãi bỏ sửa đổi, bổ sung. Khi Tòa án
giống với các văn bản được tối cao tuyên bố hành vi lập
quyết định từ Hội đồng hiến pháp, hành pháp là vi hiến thì
pháp hoặc một thời điểm Tòa án cấp dưới sẽ từ chối áp
được quy định trong phán dụng hành vi vi hiến đó, từ đó
quyết đó. hành vi vi hiến không bị bãi
bỏ nhưng cũng không còn
phát sinh hiệu lực trên thực tế.

Trang 8
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIẾN


PHÁP VÀ MỸ

3.1 Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt


3.1.1 Nguyên nhân giống nhau
Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc gia, là kim chỉ nam cho tất cả các đạo luật khác
ban hành trên tất cả các lĩnh vực. Vì tầm quan trọng đặc biệt, Hiến pháp đòi hỏi phải được
mọi chủ thể trong xã hội tôn trọng, thực hiện và bảo vệ. Do đó, đã có Hiến pháp thì nhất
định phải có cơ chế bảo hiến nếu không muốn đạo luật gốc của một quốc gia trở thành
những lời tuyên ngôn sáo rỗng, hình thức. Điều kiện tối quan trọng trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền là thực hiện và đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, cũng chính là xây
dựng cơ chế bảo hiến chuyên nghiệp và hiệu quả. => Đó chính là lý do tại sao Pháp, Mỹ và
hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thành lập một cơ quan bảo hiến. Cụ thể Pháp
xây dựng hội đồng hiến pháp và Mỹ trao quyền bảo hiến cho cơ quan tòa án.
3.1.2 Nguyên nhân khác nhau
- Ở Pháp, Pháp có chế độ nhất thể hóa, đa nguyên chính trị nên chỉ có một hội đồng
lập hiến. Bên cạnh đó, hành pháp và tư pháp liên quan đến nhau. Đó là lý do tại sao mô
hình Hội đồng hiến pháp vừa mang tính chất hành chính, vừa mang tính chất tư pháp vì cơ
cấu thành viên có cả 9 thành viên nhiệm kỳ 9 năm và các nguyên Chủ tịch không xác định
thời hạn và thẩm quyền bổ nhiệm thuộc về Tổng thống, Quốc hội và Thượng viện.
- Hoa Kỳ, đây là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, nền văn hóa đa dạng và lãnh
thổ rộng lớn. Bên cạnh đó, bộ máy nhà nước Mỹ được xây dựng trên nguyên tắc “đảm bảo
sự kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp” Nguyên
tắc phân chia quyền lực này chi phối cơ cấu bảo hiến và hoạt động của cơ chế bảo hiến của
Hiến pháp Hoa Kỳ. Theo đó, các tòa án có khả năng kiểm soát và hạn chế quyền lực của
các cơ quan hành pháp và lập pháp. Như vậy, thẩm quyền bảo hiến thuộc về tất cả các hệ
thống tòa án của Hoa Kỳ, đứng đầu là Tòa án Tối cao Liên bang.
- Bên cạnh đó, Pháp với cấu trúc là nhà nước đơn nhất còn Mỹ là nhà nước liên bang
nên tính hợp hiến của các văn bản luật ở Pháp chỉ có Hội đồng bảo hiến còn ở Mỹ còn phải
xem xét ở cả Hiến pháp của các bang và liên bang. Pháp và Mỹ đại diện cho hai dòng họ
pháp luật Civil law và Common law với cách thức,cơ chế, hoạt động, lịch sử hình thành
khác nhau, nguồn pháp luật một bên là pháp luật thành văn một bên là án lệ là chính nên
cách hoạt động ,sử dụng pháp luật để áp dụng cho bảo hiến là khác nhau.

Trang 9
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

3.2 Đánh giá về ưu nhược điểm của 2 mô hình


3.2.1 Về hội đồng bảo hiến Pháp
- Ưu điểm:
 Hội đồng bảo hiến Pháp cho phép giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm
pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành nên hạn chế đáng kể số
văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
 Ngăn chặn được tình trạng lạm quyền khi thực hiện nhiệm vụ bởi thành viên của
Hội đồng bảo hiến không thể đảm nhận bất kì chức vụ gì của một cơ quan công cộng hoặc
tham gia vào lĩnh vực mà có thể dễ ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng bảo hiến.
 Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên trách về bảo hiến nên hoạt động của cơ
quan này luôn được xuyên suốt và không gặp trở ngại từ các cơ quan khác, do đó, sẽ không
xuất hiện tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động bảo hiến như ở Mỹ. Ngoài ra,
khi cần tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề bảo hiến, chỉ cần liên hệ với Hội đồng
Hiến pháp.
 Thẩm quyền được tập trung toàn bộ vào một cơ quan và cơ quan này sẽ phải chịu
trách nhiệm về vấn đề bảo hiến, điều này đảm bảo sự độc lập trong hoạt động của Hội đồng
Hiến pháp. Việc Pháp quy định nhiệm kì của Hội đồng bảo hiến tạo nên sự khách quan,
tính công bằng, không tạo sự ỷ lại.
- Nhược điểm:
 Mô hình ở Hội đồng bảo hiến có thể can thiệp quá sâu vào quy trình lập pháp của
Nghị viện, do thành viên của thiết chế này có quyền bãi bỏ luật của Nghị viện nếu nó vi
hiến (Điều 63- Hiến pháp cộng hòa Pháp).
 Thiết chế này chỉ xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng,
Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ mà không
giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, của công dân. Quy định này khiến quyền lợi của
công dân chưa được thực hiện triệt để.
 Cách đánh giá một đạo luật có hợp hiến hay không chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết, câu
chữ, thiếu thực tế. Đạo luật bị hủy bỏ có thể vi hiến về mặt câu chữ nhưng khi áp dụng trên
thực tế thì hoàn toàn hợp hiến và vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích hơp pháp.
 Cơ chế giám sát trước thực hiện một cách hình thức, khi chưa có thực tiễn để nhận
biết rõ đạo luật đó trên thực tế có vi hiến hay không để sửa đổi hay xóa bỏ.
 Việc quy định phạm vi thẩm quyền bảo hiến một cách cụ thể sẽ kiềm hãm sự linh
hoạt trong phạm vi thẩm quyền .
Trang 10
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

3.2.2 Về tòa án tối cao và tòa án các cấp ở Mỹ

- Ưu điểm:
 Cơ chế bảo hiến theo mô hình phi tập trung cho phép tất cả các Tòa án đều có thể
tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi xem xét chúng trong một vụ việc cụ thể nên khả năng
phát hiện và tiếp cận sẽ dễ dàng. Thêm vào đó, do sự độc lập của nhánh tư pháp và của các
Tòa thuộc hệ thống Tòa án Liên bang và Tòa thuộc hệ thống Tòa án các tiểu bang nên sự
ảnh hưởng trong hoạt động của mỗi cơ quan hầu như rất hạn chế.
 Khi mà những đạo luật bị xem xét trong một trường hợp cụ thể, thể hiện được tăng
cường cơ chế kìm chế, đối trọng, nâng cao vai trò kiểm sát của tòa án đối với lập pháp.
 Việc được bổ nhiệm trọn đời có thể giúp cho các thẩm phán có thể thực hiện được
những phương hướng, quan điểm thống nhất trong một thời gian dài, không bị lệ thuộc vào
những tổng thống về sau khi muốn bổ nhiệm ra thẩm phán, tạo nên khả năng kìm chế, đối
trọng đúng nghĩa của nó.
- Nhược điểm:
 Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp nên thủ tục dài dòng; phán quyết của Tòa án
về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo
luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ
có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới (nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì
có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp). Nghĩa là Tòa án không có thẩm quyền hủy
bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực mặc dù
trên thực tế sẽ không được tòa án áp dụng.
 Nhược điểm: việc giám sát cụ thể lại dựa trên kiện tụng – tiền đề xem xét của Tòa
án về tính hợp hiến thì khả năng bao quát, cái nhìn toàn diện cho một đạo luật có hợp hiến
hay không luôn bị thu hẹp và phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá, nhìn nhận chủ quan của
các Thẩm phán.
 Tuy nhiên, việc trao thẩm quyền bảo hiến dựa trên thẩm quyền giải quyết một vụ
việc cụ thể sẽ tạo ra quyền hạn quá lớn cho cơ quan tư pháp, phá vỡ cơ chế kiềm chế đối
trọng giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan tư pháp hoàn toàn có thể sử
dụng quyền năng này như một chiêu trò chính trị nhằm chống lại hoạt động của cơ quan
lập pháp. Việc bổ nhiệm trọn đời ảnh hưởng nhiều đến quan điểm chính trị, đáng phái của
những đời tổng thống trước hay đảng phái trước, cản trở hay kìm kẹp đến những tổng
thống và đảng phái sau này, gây ảnh hưởng đến tính khách quan của cơ chế bảo hiến.

Trang 11
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

3.3 Đánh giá chung


Cơ quan bảo hiến của Pháp và Mỹ đều có những đặc thù riêng biệt khác biệt với
những cơ quan nhà nước thông thường. Hoạt động bảo hiến dù có ở dưới những hình thức
nào ( Hội đồng hiến pháp, Tòa án hiến pháp, cơ quan lập hiến,…) cũng đều thực hiện một
nhiệm vụ chung là bảo vệ hiến pháp, đảm bảo ổn định, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công
dân và lợi ích cho nhà nước.

 Liên quan về Việt Nam:

Phù hợp với nền cộng hòa xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mô hình bảo vệ hiến pháp ở
Việt Nam khác với cả mô hình của Pháp và Mỹ. Việt Nam không công nhận đa nguyên
chính trị; nhà nước pháp quyền không phát triển như các nước trên. Vì vậy, ở Việt Nam,
Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của công dân đồng thời là tổ chức bảo vệ hiến pháp.
Trên thế giới đã có nhiều nước làm theo mô hình này như Trung Quốc, Cuba, …

Quốc hội sẽ là cơ quan chuyên trách thực hiện cả lập hiến và kiểm hiến. Quyền hạn
của Quốc hội là cao nhất, thực hiện việc bảo vệ hiến pháp, kiểm tra và trao quyền. Thông
thường quốc hội sẽ là cơ quan cuối cùng xem xét tính hợp hiến của vấn đề.

Mô hình bảo hiến mà Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân trước đây cũng được
áp dụng ở Liên Xô cũ hay các nước Đông Âu,… Mỗi một loại mô hình đều sẽ có những
ưu, nhược điểm riêng nhưng mà theo quan điểm chính trị của nước ta ưu điểm phù hợp với
hoàn cảnh xã hội, chế độ chính trị Việt Nam.

Trang 12
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

LỜI KẾT THÚC

Pháp và Mỹ là hai đại diện tiêu biểu có hai dòng họ pháp luật trên thế giới song ở cả
hai nước đều có những cách riêng để bảo vệ hiến pháp cho riêng mình. Bên cạnh những
điểm khác biệt cũng có những điểm tương đồng riêng bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Quá trình tìm hiểu về cách thức hoạt động của mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ
dưới góc nhìn so sánh giúp chúng em hiểu biết rõ hơn về hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt
động, nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt và lý giải được một số lý do vì
sao lại như vậy. Bên cạnh đó, chúng em còn đựơc học tập thêm cách tự lập tìm tòi, khám
phá nhiều kiến thức mới, cung cấp cho bản thân những kiến thức nền tảng cho môn học và
là cơ sở nền tảng để học hỏi thêm những môn luật sau này.

Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời lượng nên có rất nhiều phần
chưa được tìm hiểu và lý giải kĩ nên chúng em mong rằng sẽ có thêm những công trình
nghiên cứu mới trong tương lai.

Trang 13
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề thi luật - Cơ chế bảo hiến của Hoa Kì và Pháp (2017) https://dethiluat.com/so-sanh-
co-che-bao-hien-cua-hoa-ky-va-phap/#So-sanh-co-che-bao-hien-cua-Hoa-Ky-va-Phap

2. Giáo trình luật so sánh - Trường đại học luật Hà Nội (2018) - tr133;169-185;260;289-
293,297-303

3. Lập pháp - Các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới và lựa chọn mô hình hợp pháp
với Việt Nam (1/10/2013) - Thái Vĩnh Thắng PGS,TS. Đại học Luật Hà Nội.
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207455

4. Thư viện pháp luật Việt Nam - So sánh mô hình bảo hiến Pháp, Hoa Kì, Việt Nam
(26/6/2018). https://danluat.thuvienphapluat.vn/so-sanh-mo-hinh-bao-hien-phap-hoa-ky-
va-viet-nam-166348.aspx

5. Tuyển tập Hiến pháp một số quốc gia - NXB Hồng Đức (2012)- tr208;277

6. Inquiries - Preserving the Role of the French Constitutional Council as a Check on


Executive Power http://www.inquiriesjournal.com/articles/596/preserving-the-role-of-the-
french-constitutional-council-as-a-check-on-executive-power

Trang 14
Trường Đại học Ngoại Thương Tiểu luận Luật so sánh

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1. Danh sách thành viên trong nhóm


Mức độ hoàn
STT Họ và tên Mã sinh viên Mức độ đóng góp
thành công việc
05 Phạm Ngọc Quỳnh Anh 1916610005 25% 100%
45 Nguyễn Thị Thu Hương 1916610034 25% 100%
70 Nguyễn Thị Oanh 1916610065 25% 100%
74 Nguyễn Hà Phương 1914410175 25% 100%
( Trưởng nhóm)
2. Phân công nhiệm vụ:Đề tài: Mô hình cơ quan bảo hiến Pháp và Mỹ dưới góc nhìn so sánh
Mở đầu Quỳnh Anh
Chương 1 1.1 Khái quát chung về cơ quan bảo hiến Quỳnh Anh
1.2 Hội đồng bảo hiến Pháp Quỳnh Anh
1.3 Tòa án tối cao và tòa án các cấp ở Mỹ Thu Hương
Chương 2 2.1 Điểm tương đồng Oanh
2.2 Điểm khác biệt Oanh
Chương 3 3.1 Nguyên nhân có sự tương đồng và khác biệt Thu Hương
3.2 Đánh giá về ưu nhược điểm của 2 mô hình Hà Phương
3.3 Một số bài học kinh nhiệm Hà Phương
Kết thúc và chỉnh sửa, tổng hợp,trình bày Hà Phương
3. Đánh giá chéo thành viên trong nhóm
Quỳnh Anh Thu Hương Oanh Hà Phương
Quỳnh Anh 10 10 10
Thu Hương 10 10 10
Oanh 10 10 10
Hà Phương 10 10 10
Tổng 10 10 10 10
4. Đánh giá về kết quả làm việc nhóm
Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên luôn nỗ lực, hợp tác, hoàn thành công
việc đúng thời hạn, cùng nhau tìm kiếm, chọn lọc, học hỏi. Tuy nhiên, bởi vì chúng em còn
thiếu kinh nhiệm và trình độ kiến thức nên có thể sẽ còn những phần đánh giá chưa thật sự sâu
sắc. Chúng em mong rằng nhờ sự chỉ dạy và góp ý của cô bài làm của chúng em sẽ đươc hoàn
thiện, củng cố hơn và học thêm được nhiều kiến thức mới.

Trang 15

You might also like