You are on page 1of 18

2. Sự khác biệt giữa hệ thống Tòa án ở Anh và Mỹ.

Nhìn một cách khái quát nhất, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống
Toà án Anh và Mỹ, bởi ở Mỹ tồn tại song song hệ thống toà án Liên bang và hệ thống Toà án
bang, còn ở Anh chỉ có một hệ thống Toà án tồn tại, thụ lý các vụ việc pháp lý phát sinh trên
lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Hệ thống toà án Anh theo cấu trúc gồm có
Thượng nghị viện, Toà phúc thẩm, Toà án cấp cao, Toà địa phương. Thực tế hiện nay cho
thấy, Thượng nghị viện tự giới hạn mình ở chỗ, nó chỉ ra quyết định giứ nguyên hoặc huỷ bỏ
bản án đã có hiệu lực trước đó của toà án cấp dưới, mà ít khi tự mình đưa ra một bản quyết
định độc lập. Điều này khác với cách thức làm việc của hệ thống toà án ở Mỹ. Như đã nói, ở
Mỹ tồn tại hệ thống tư pháp liên bang gồm có Toà án tối cao, Toà án phúc thẩm và Toà án
Hạt; hệ thống tư pháp bang gồm có Toà chung thẩm, Toà phúc thẩm và Toà sơ thẩm. Phán
quyết của Toà án cấp dưới có thể bị huỷ bỏ bởi toà án cấp trên, phán quyết của toà án cấp
cao nhất có giá trị quyết định cuối cùng.

Cấp toà án cơ sở

Ở Anh, cấp thấp nhất trong hệ thống toà án là Toà địa phương, với thẩm quyền xét xử giới
hạn trong lĩnh vực dân sự, và thẩm quyền của toà án bao trùm một khu vực hành chính nhất
định

Ở hệ thống tư pháp bang, cũng giống như ở Anh, Toà sơ thẩm (chia thành toà sơ thẩm với
thẩm quyền hạn chế và Toà sơ thẩm với thẩm quyền chung). Thường, Toà sơ thẩm với thẩm
quyền hạn chế giới hạn xét xử những vụ việc ít nghiêm trọng, hình phạt tiền không quá
1000USD và hình phạt tù không quá 1 năm. Toà sơ thẩm với thẩm quyền chung hoạt động
như cấp phúc thẩm, phúc thẩm lại các vụ việc từ cấp dưới. Toà sơ thẩm cũng hoạt động theo
đơn vị hành chính.

Cấp toà án phúc thẩm

Ở Anh, Toà phúc thẩm là một bộ phận của Toà án tối cao với hai toà chuyên trách (Toà Dân
sự và Toà Hình sự), có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết những kháng cáo, kháng nghị từ
những vụ án đã được xét xử ở Toà cấp cao, Toà địa phương.

Ở Mỹ, Toà phúc thẩm tồn tại ở cả hệ thống tư pháp liên bang và hệ thống tư pháp bang.
Trước hết, ở hệ thống tư pháp liên bang, Toà phúc thẩm có chức năng xem xét lại các vụ
việc, thường là bắt đầu từ các Toà án Hạt; bên cạnh đó các toà cũng có quyền xem xét lại
quyết định của một số cơ quan hành chính. Việc xem xét lại vụ án nhằm giám sát tính hợp
pháp trong hoạt động xét xử của toà án cấp dưới; tìm ra những lỗi vi phạm trong quá trình tố
tụng; đồng thời thực hiện mục đích phân loại các vụ việc cần có sự can thiệp của Toà án tối
cao. Còn ở hệ thống tư pháp bang, Toà án Phúc thẩm trung gian có nhiệm vụ giảm bớt khối
lượng công việc của Toà chung thẩm của bang. Toà án Phúc thẩm bang chịu trách nhiệm trên
phạm vi toàn bang.

Như vây cả về mặt lí luận và thực tiễn, có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức và hoạt động của cấp
phúc thẩm tại Mỹ đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống tư pháp, đem lại hiệu quả cao cho
công tác xét xử của ngành toà án, bởi khối lượng và chất lượng công việc mà Toà phúc thẩm
thực hiện thực sự rất đồ sộ, vừa bao quát hoạt động của toà án cấp dưới, vừa trợ giúp cho
Toà án tối cao trong công tác hệ thống hoá các vụ việc quan trọng.

Toà án tối cao

Ở Anh: Toà tối cao ở Anh là sự hợp nhất của Toà phúc thẩm, Toà cấp cao và Toà hình sự
trung ương. Trước đây, khác với ở Mỹ, toà án tối cao ở Anh không phải là cấp cao nhất trong
hệ thống tư pháp. Tuy nhiên khi những điều khoản trong Luật cải tổ Hiến Pháp có hiệu lực vào
tháng 10 năm 2009 thì Toà án tối cao sẽ được cơ cấu lại, và phạm vi thẩm quyền của nó sẽ
mang đúng nghĩa là cấp xét xử cao nhất, các phán quyết sẽ mang tính chất quyết định cuối
cùng trong hệ thống pháp luật Anh.

Ở Mỹ, Toà án tối cao liên bang là cấp xét xử cao nhất, và thực sự có quyền lực tối cao trong
hệ thống tư pháp liên bang. Cấp toà án này ngoài tư cách là cơ quan xét xử cuối cùng, còn
được biết đến với tư cách là nhà lập sách (lập các chính sách), và xem xét tính hợp hiến của
các văn bản quy phạm pháp luật, các hành vi của chính phủ.

Như vậy tính tối cao của Toà án tối cao ở Anh nghiêng về hình thức nhiều hơn. Khi cơ cấu
của Toà án được tổ chức lại, có thể phạm vi quyền lực và thẩm quyền xét xử của Toà tối cao
của Anh sẽ tương đương với Toà án tối cao liên bang của Mỹ. Khối lượng công việc của Toà
án tối cao tại Mỹ có thể không nhiều bằng tại Anh, bởi trước khi vụ việc được đưa lên cấp tối
cao, phải qua nhiều cấp phúc thẩm tại từng bang riêng biệt, phúc thẩm tại cấp liên bang, rồi
mới tới cấp tối cao. Chính sự phân chia này làm tăng hiệu quả trong hoạt động xét xử của
ngành tư pháp Hoa Kì.
3. Hãy nêu các cách phân loại các họ pháp luật trên thế giới.

Các nhà luật học so sánh thường dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại các họ pháp
luật trên thế giới và từ đó nghiên cứu chúng hay trình bày chúng theo các tiêu chí đó. Do vậy
trước khi đi vào phần trình bày các họ pháp luật lớn trên thế giới, họ thường phân tích các tiêu
chí của mình.

Các luật gia XHCN thường căn cứ vào chế độ chính trị, phân loại các hệ thống pháp luật
thành Hệ thống Pháp luật XHCN và một hệ thống đối lập với nó là Hệ thống Pháp luật Tư sản.
Quan niệm này xuất hiện thường xuyên trên sách báo, cũng như các diễn đàn ở các nước
theo con đường XHCN nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Trong lĩnh vực luật so
sánh, Eoersi, là một đại biểu, dựa vào học thuyết Marx về quan hệ sản xuất và sở hữu tư liệu
sản xuất, cũng như việc sắp xếp quyền lực trong xã hội, phân loại các hệ thống pháp luật
thành “kiểu pháp luật XHCN” và “kiểu pháp luật tư bản chủ nghĩa” mà ở kiểu pháp luật thứ hai
này, Hệ thống Pháp luật châu Âu lại được phân loại thành bốn nhóm khác nhau dựa vào thời
gian, cách thức và mức độ mà giai cấp tư sản thành công trong việc thiết lập quan hệ sản xuất
tư bản trong lòng chế độ phong kiến. Các nhóm đó bao gồm: (1) Anh và các nước Phương
Bắc; (2) Pháp; (3) các nước nói tiếng Đức ở Trung Âu, Hungary và một phần Đông Âu; (4) các
nước ở Đông- Nam châu Âu.

Dựa vào căn bản của pháp luật, hay nói cách khác, dựa vào những yếu tố căn bản ảnh
hưởng tới pháp luật như: tôn giáo, luân lý và công lý, có quan niệm phân loại các hệ thống
pháp luật trên thế giới thành ba loại: Hệ thống Pháp luật Hồi giáo và Ấn Độ (bị ảnh hưởng của
tôn giáo); Hệ thống Pháp luật Trung Hoa (bị ảnh hưởng của luân lý); và Hệ thống Pháp luật
Pháp-La tinh, Hệ thống Pháp luật Anh–Mỹ, cũng như Hệ thống Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (bị
ảnh hưởng của công lý) [10, tr. 94].

Giống với quan điểm của Lévy – Ullmann, nhiều luật gia ở Việt Nam cho rằng việc phân loại
các hệ thống pháp luật trên thế giới thường căn cứ vào vai trò của các nguồn của pháp luật.
Xem xét đến sự khác nhau về nguồn của pháp luật, Lévy-Ullmann phân biệt ba họ pháp luật
khác nhau: Họ Pháp luật Lục địa, Họ Pháp luật của các nước nói tiếng Anh và Họ Pháp luật
Hồi giáo.

Có quan điểm phân loại các hệ thống pháp luật dựa vào chủng tộc hoặc dựa vào sự ảnh
hưởng của ius gentium, Luật La Mã, Luật Giáo hội hay các tư tưởng dân chủ. Song các quan
niệm về cách phân loại như vậy hiện nay ít được nhắc đến. Có ba quan niệm hiện đại thường
được tranh luận nhiều trong lĩnh vực luật so sánh:

Thứ nhất, quan niệm phân loại căn cứ vào nội dung mà tại đây có sự chú ý thích đáng tới
nguồn gốc, xuất xứ và các yếu tố chung của pháp luật. Đại biểu cho quan niệm này là
Arminjon, Nolde, Wolff chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bảy họ khác nhau như:
Pháp, Đức, Bắc Âu, Anh, Nga, Đạo Hồi và Đạo Hindu.

Thứ hai, quan điểm của René David và John E.C. Brierley căn cứ vào tiêu chí kỹ thuật (như
thuật ngữ, nguồn và phương pháp của pháp luật) và tiêu chí chính trị, xã hội (bổ sung cho tiêu
chí thứ nhất, là điều kiện đủ với sự xem xét tới các nguyên tắc triết học, chính trị, kinh tế và
mục tiêu xây dựng kiểu loại xã hội), sắp xếp các hệ thống pháp luật trên thế giới thành Họ
Pháp luật La Mã – Đức, Pháp luật XHCN, Common Law, Pháp luật Đạo Hồi, Pháp luật Ấn Độ,
Pháp luật Viễn Đông, Pháp luật châu Phi và Madagascar.

Thứ ba, quan điểm của Konrad Zweigert và Hein Koetz cho rằng phải dựa vào phong cách
pháp lý để phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới, bao gồm các yếu tố: (1) Lịch sử phát
sinh và phát triển của hệ thống pháp luật; (2) Cách thức tư duy pháp lý đặc trưng và nổi bật;
(3) Các chế định đặc biệt; (4) Các loại nguồn mà hệ thống pháp luật chấp nhận và cách thức
sử dụng chúng; và (5) Ý thức hệ của hệ thống pháp luật. Vì thế các ông đã phân loại các hệ
thống pháp luật trên thế giới thành các họ như: Họ Pháp luật La Mã, Họ Pháp luật Đức; Họ
Pháp luật Anh–Mỹ; Họ Pháp luật Bắc Âu; Họ Pháp luật XHCN; Họ Pháp luật Viễn Đông; Họ
Pháp luật Đạo Hồi; Họ Pháp luật Hindu.

Vậy bất kỳ tác giả nào khi trình bày các họ pháp luật trên thế giới đều phải tuân thủ những tiêu
chí tối thiểu như: lịch sử, cấu trúc hệ thống và nguồn. Thứ tự trình bày như nhau giữa các hệ
thống pháp luật mới làm nổi bật được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Tác giả
cho rằng yếu tố phân loại của Konrad Zeigert và Hein Koetz rất hợp lý, cụ thể, dễ tiếp cận,
nhưng có lẽ việc sắp xếp các họ pháp luật của René David và John E.C. Brierley thường
được nhắc tới. Tuy được sắp xếp không giống nhau và tiêu chí phân loại khác nhau, nhưng
trong những tác phẩm nổi tiếng của mình các ông đều đề cập đầy đủ tới các yếu tố quan trọng
của hệ thống pháp luật. Sách của hai giáo sư người Đức nói trên còn có một phần quan trọng
đề cập đến những chế định lớn của luật tư, nên càng làm nổi bật những đặc điểm của các họ
pháp luật.
4. Nêu nét đặc thù trong tài phán hành chính của nước Pháp.
Có thể nói, Cộng hoà Pháp là nước có một lịch sử khá lâu đời trong việc tổ chức cơ quan tài
phán hành chính, từ gần 200 năm nay. Xuất phát từ quan điểm độc đáo về sự phân chia
quyền lực, dưới chế độ cũ, các Đại pháp viện, một loại cơ quan toà án cao cấp có tính thẩm
quyền xét xử các vụ án, kể các việc xem xét tính hợp pháp của các hành vi của cơ quan quản
lý. Các Thẩm phán của Đại pháp viện can thiệp sâu vào hoạt động quản lý. Cơ quan quản lý
nhiều khi bị tê liệt và hạn chế vì sự can thiệp này, đặc biệt là đối với những dự kiến cải cách.
Những người cách mạng phản đối cơ chế này vì họ coi như vậy là vi phạm nguyên tắc phân
chia quyền lực tư pháp đã vượt ra khỏi phạm vi của mình và lấn sang quyền hành pháp. Quan
điểm này được các nhà lập pháp ủng hộ, Đạo luật 16.24 tháng 8/1790, Điều 13 ghi rõ: “Chức
năng xét xử là riêng biệt và tồn tại tách rời với chức năng quản lý hành chính. Các Toà án
không thể làm rối loạn bất cứ hoạt động nào của cơ quan quản lý vì lý do công vụ của họ”.
Sắc lệnh ngày 16 tháng Hoa quả năm thứ tám nhấn mạnh: “Cấm các Toà án phán xử các văn
bản hành chính trong bất cứ lĩnh vực nào”. Từ đó, các Đại pháp viện không có thẩm quyền xét
xử các hành vi hành chính mà việc này thuộc về các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, việc trao
quyền xét xử các tranh chấp hành chính cho chính bản thân cơ quan hành chính lại dẫn đến
một hậu quả đương nhiên là làm lẫn lộn chức năng hành chính và chức năng tài phán do có
hai điểm hạn chế rõ ràng:

Điểm thứ nhất, các nhà hành chính nhiều khi không phải là các luật gia, vì thế phán quyết của
họ không phải lúc nào cũng chính xác về phương diện pháp lý.

Điểm thứ nhất, quan trọng hơn là cơ quan hành chính vừa là người bị kiện lại vừa là người xử
kiện, vừa là thẩm phán vừa là đương sự, họ là người có quyền phán xét hành vi của chính
mình hoặc cấp dưới. Như vậy, rõ ràng không thể bảo đảm tính công bằng và vô tư trong quá
trình giải quyết vụ kiện.

Thể thức giải quyết này, mà người ta thường gọi là “Bộ trưởng – Quan toà” bị phê phán rất
nhiều. Để khắc phục tình trạng bất hợp lý đó, người ta đưa ra một nguyên tắc quan trọng của
nền hành chính Pháp, đó là nguyên tắc phân chia hành chính quản lý và hành chính tài phán
với lý lẽ: nền hành chính quốc gia là thống nhất gồm hai hoạt động:

– Hành chính quản lý (hay hành chỉnh điều hành) là toàn bộ hoạt động thường ngày của cơ
quan hành chính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Hành chính tài phán là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các hành vi hành chính (tức là
hành chính điều hành) thông qua việc giải quyết các khiếu kiện của người dân khi họ phản đối
quyết định của cơ quan hành chính vì cho rằng quyết định đó trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc
cản trở việc thực hiện các quyền và lợi ích của họ đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm
thực hiện.

Hai mặt hành chính này, nhìn bề ngoài có vẻ như mâu thuẫn nhưng thực ra đều có mục đích
chung là làm cho bộ máy công quyền ngày càng hoàn thiện hơn. Chính từ quan điểm đó mà
Hội đồng Nhà nước đã thiết lập, đạo luật quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này cũng
thể hiện quan điểm trên khi giao cho Hội đồng Nhà nước có chức năng kép:

– Tham gia soạn thảo hoặc cho ý kiến đối với dự án pháp luật.
– Giải quyết “khó khăn” trong hoạt động của bộ máy hành chính. Chức năng thứ hai này chính
là việc giải quyết khiếu nại của công dân đối với các hành vi hành chính.

Tuy nhiên, Hội đồng Nhà nước Pháp khi ra đời chưa phải đã là cơ quan tài phán hành chính
thực thụ. Nó có trách nhiệm nhận các đơn khiếu nại của công dân, tiến hành xem xét, thẩm
cứu và đề nghị giải pháp cho vụ kiện để nhà vua hoặc những người đứng đầu cơ quan hành
chính quyết định. Thời kỳ này, người ta gọi là Hội đồng Nhà nước có thẩm quyền xét xử hạn
chế, kéo dài hàng thế kỷ. Thực chất, đây là phương sách tổ chức cơ quan tài phán hành
chính, tức là cơ quan hành chính chuyên giải quyết khiếu kiện hành chính. Cho đến đạo luật
24/5/1872 Hội đồng mới có quyền tự mình đưa ra phán quyết đối với các tranh chấp hành
chính, ra các bản án “nhân danh nhân dân Pháp”. Các toà án hành chính ở cấp cơ sở cũng có
quá trình hình thành tương tự như vậy.

Có một vấn đề khác nữa, quan hệ chặt chẽ với sự ra đời cơ quan tài phán hành chính Pháp,
đó là học thuyết về sự phân chia hệ thống pháp luật ra hai ngành chủ yếu là luật công và luật
tư, theo đó:

– Luật tư là tổng hợp các chế định điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau
trong các giao lưu dân sự: hoạt động mua bán, thuê mướn, thừa kế, tặng cho, các hoạt động
sản xuất, kinh doanh… Điển hình của hệ thống này là Luật dân sự, Luật gia đình, Luật thương
mại… Đặc trưng của luật tư là mối quan hệ hoàn toàn bình đẳng và trên cơ sở thoả thuận tự
nguyện ý chí của các chủ thể.

– Luật công là tổng hợp các chế định điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với công dân,
giữa cơ quan công quyền với các cá nhân, giữa các công quyền với nhau trong quá trình tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Điển hình của hệ thống luật công là Hiến pháp, các
luật tổ chức, luật hành chính, luật thuế, luật công pháp quốc tế… Luật công, ngoài việc bảo vệ
lợi ích của các cá nhân, còn nhằm bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, lợi ích quốc gia nên
trong một số quan hệ (đặc biệt là quan hệ pháp luật hành chính) còn có sự bất bình đẳng giữa
các chủ thể.

Từ sự phân chia như vậy giữa các ngành luật dẫn đến sự hình thành và phân định phạm vi
thẩm quyền xét xử giữa hai ngành tài phán: khi các tranh chấp nảy sinh trong quan hệ xuất
phát từ việc áp dụng chế định của luật sư thì Toà án tư pháp có thẩm quyền giải quyết .
Ngược lại, các vụ kiện liên quan đến luật công sẽ do Toà án hành chính giải quyết.

Tóm lại, nhìn vào lịch sử hình thành, cơ quan tài phán hành chính Pháp đã trải qua một thời
kỳ khá dài từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Người Pháp quan niệm sự có mặt các Toà
án hành chính là một yếu tố quan trọng của một Nhà nước pháp quyền với hai sứ mạng: bảo
vệ quyền của công dân; mặt khác bảo vệ tính pháp quyền trong hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước. Quan niệm này dẫn đến việc quy định về thẩm quyền của các Toà án hành
chính Pháp có nét đặc biệt sẽ nói ở phần sau.
5. Phân tích cấu trúc nguồn luật của truyền thống pháp luật Civil
Law và Common Law.

Ta có thể hiểu như sau: Cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law là tập
hợp các nguồn luật cũng như thứ bậc của nguồn luật trong hệ thống pháp luật các quốc
gia. Theo cách hiểu này, cấu trúc nguồn luật trong hai dòng họ Civil Law và Common Law đều
bao gồm các nguồn luật cơ bản sau đây, cụ thể là: pháp luật thành văn (statue law), án lệ
(case law, judge – made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal
doctrine), các nguyên tắc pháp luật (legal principle).

Trong đó:

– Thứ nhất: Pháp luật thành văn được xem là một nguồn cơ bản và quan trọng nhất trong hệ
thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law; nhưng pháp luật thành văn lại không được
coi là nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law. Khi
nhắc tới pháp luật thành văn với tư cách là nguồn của pháp luật (sourceof law) người ta
thường nghĩ tới các văn bản pháp luật sau đây, cụ thể như là: Hiến pháp – đạo luật cơ bản
của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất và được thông qua với thủ tục chặt chẽ, nghiêm
ngặt; thứ hai là các công ước quốc tê, các đạo luật, luật, văn bản dưới luật…

– Án lệ (case law, judge – made law) – đây là một nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật
của các nước thuộc dòng họ Common Law. Tuy nhiên, ngày nay, trong xu hướng hội tụ, án lệ
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. Có nhiều
cách hiểu khác nhau về án lệ nhưng cách hiểu phổ biến hơn cả thì án lệ được hiểu là phán
quyết của Toà án đã tuyên trước đó nhưng có giá trị ràng buộc. Tư tưởng cơ bản của việc áp
dụng án lệ là nếu một vụ án được xét xử một cách khách quan đưa lại công bằng, công lý cho
xã hội thì nó có thể được coi là những bản án mẫu mực để áp dụng cho các vụ việc tương tự
về sau… Cho tới nay, nguyên tắc “stare decisis” (án lệ phải được tôn trọng) vẫn là xương
sống của pháp luật nước Anh.

– Tập quán pháp luật đều được hệ thống pháp luật của hai dòng họ Civil Law và Common
Law thừa nhận là một nguồn luật nhưng nó không phải nguồn cơ bản. Để được thừa nhận là
một nguồn của pháp luật thì các tập quán pháp luật phải đảm bảo các tiêu chí cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính cổ xưa.

+ Thứ hai: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính trường tồn,

+ Thứ ba: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính có lí,

+ Thứ tư: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính chắc chắc không thể thay đổi.

+ Thứ năm: tập quán pháp luật phải đảm bảo tính phù hợp.

+ Đặc biệt tập quán đó phải tồn tại một cách công khai và không bị cộng đồng địa phương phủ
nhận.

Ngoài ra các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law và Common Law đều thừa
nhận các học thuyết pháp lí (các tác phẩm uy tín), các nguyên tắc pháp luật là các nguyên tắc
có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các
nước – công cụ giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng nhất khi giải quyết các vụ án
trong thực tiễn. VD: không ai bị trừng phạt vì suy nghĩ của mình (No one suffers punishment
for his thoughts). Các học thuyết pháp lý hay các nguyên tắc pháp luật tuy không phải là
nguồn cơ bản của pháp luật nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ
thống pháp luật mỗi nước.

Như vậy, ta nhận thấy một điểm tương đồng về cấu trúc pháp luật của hai dòng họ Civil Law
và Common Law đó chính là sự đa dạng của các nguồn luật.
6. Tòa án tư pháp, tòa án hành chính, tòa án Hiến pháp ở Pháp?
7. Toà án tư pháp

* Sơ đồ toà án tư pháp ở Pháp (Sơ đồ I)

Ghi chú:

 Cour de Cassation – Toà phá án (Toà án tư pháp tối cao);


 Cour d’Appel – Toà phúc thẩm;
 Tribunal de Grande Instance – Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền rộng;
 Tribunal d’Instance – Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền hẹp;
 Cour d’Assises – Toà đại hình;
 Tribunal correctionnel – Toà tiểu hình;
 Tribunal de police – Toà vi cảnh (xét xử các vụ hình sự nhỏ);
 Tribunal de Commerce – Toà thương mại;
 Tribunal paritaire des baux ruraux – Toà án giải quyết các tranh chấp họp đồng
nông nghiệp;

1.1 Toà dân sơ thẩm thông thường

Toà dân sự thông thường gồm có các cấp xét xử:

– Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp – Tribunal d,Instance toà này thay thế cho các toà hoà giải
(Tribunal de paix) tồn tại trước năm 1958. Các toà này có thẩm quyền xét xử các vụ dân sự
nhỏ, có giá trị tranh chấp đến 10.000 euros, sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án có giá trị
từ 3.000 euros trở xuống.

– Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng (Tribunal de Grande Instance) là cấp xét xử cơ bản của hệ
thống toà án Pháp. Mỗi tỉnh có từ 1 đến 3 toà. Toàn bộ nước Pháp có 158 toà. Toà án này xét
xử theo nguyên tắc tập thể, mỗi phiên toà đều có 3 thẩm phán chuyên nghiệp. Quyết định của
toà án này có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên toà phúc thẩm.

– Toà phúc thẩm (Cour d’Appel) được thành lập ở các thành phố lớn và các khu vực lãnh thổ.
Toàn thể nước Pháp có 35 Toà phúc thẩm (chưa kể lãnh thổ hải ngoại). Toà án này có nhiệm
Vụ xét xử phúc thẩm các vụ án do các toà án cấp dưới xét xử bị kháng nghị, kháng cáo, và
xét xử sơ thẩm các bản án phức tạp. Các vụ án xét xử phúc thẩm gồm có 5 thẩm phán, các
vụ án xét xử sơ thẩm gồm 3 thẩm phán và 9 hội thẩm (lấy theo danh sách cử tri có lý lịch tư
pháp trong sạch). Quyết định của Toà phúc thẩm có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên Toà phá
án.

1.2 Toà dân sự đặc biệt

Bên cạnh các toà dân sự thông thường còn có các toà án khác như toà thương mại (Tribunal
de Commerce), toà lao động (Conseil prud’hommes), toà xét xử hợp đồng nông nghiệp
(Tribunal pạritaire des baux ruraux).

1.3 Toà hình sự thông thường

Toà hình sự thông thường ở Pháp được tổ chức phù hợp với việc phân loại tội phạm trong Bộ
luật hình sự Pháp. Bộ luật hình sự hiện hành của Pháp phân chia tội phạm làm ba loại:
Contravention (tội vi cảnh như lái xe quá tốc độ chưa gây tai nạn, lái xe không có giấy phép,
lái xe sử dụng rượu, bia, trộm cắp nhỏ bị bắt quả tang…); delit (tội phạm thường); crime (tội
giết người). Mỗi loại tội phạm được xét xử ở một loại toà án khác nhau.

– Toà vi cảnh (Tribunal de police) xét xử các tội vi cảnh,có thể áp dụng các hình phạt tù từ 1
ngày đến 2 tháng, phạt tiền từ 3.000 euros trở xuống;

– Toà tiểu hình (Tribunal correctinnel) xét xử thường tội (delit) và có thể áp dụng hình phạt tù
trên hai tháng hoặc phạt tiền trên 3.000 euros;

– Toà tiểu hình phúc thẩm (Tribunal correctionnel d’appel) xét xử phúc thẩm các bản án bị
kháng nghị, kháng cáo của hai loại toà án nói trên.

Phiên toà phúc thẩm tiểu hình được xét xử bằng ba thẩm phán chuyên nghiệp.

– Toà đại hình (Cour d’Assises) xét xử các tội đại hình (tội giết người).

Toà đại hình không phải là toà án hoạt động thường trực mà 3 tháng/kỳ. Trong các phiên toà
đại hình ngoài 3 Thẩm phán,l Công tố viên còn có 9 Hội thẩm (Jure). Các Hội thẩm tham gia
xét xử vụ án được lựa chọn một cách ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm trong số 50
Hội thẩm nhân dân được toà án gọi đến. Danh sách các Hội thẩm nhân dân được Toà đại
hình lựa chọn hàng năm từ danh sách cử tri có lý lịch tư pháp trong sạch. Các thẩm phán và
hội thẩm bình đẳng khi xử án. Trong một phiên toà đại hình, thẩm phán và hội thẩm phải bỏ
hai loại phiếu kín để giải quyết vụ việc. Phiếu thứ nhất trả lời câu hỏi có tội hay không có tội?
Bị cáo chỉ bị coi là có tội khi có ít nhất 2/3 tổng số thẩm phán và hội thẩm khẳng định là có tội.
Hình phạt cụ thể sẽ được quyết định sau khi công bố kết quả lần bỏ phiếu thứ nhất. Lần bỏ
phiếu thứ hai để quyết định hình phạt cụ thể chỉ xẩy ra khi kết quả lần một được công bố là có
tội. Trước khi lần bỏ phiếu thứ hai sẽ thực hiện, trong phòng nghị án các thẩm phán có nghĩa
vụ giải thích quy định điều luật liên quan đến tội phạm tương ứng mà bị cáo phạm phải. Mức
độ hình phạt (thời gian tù có thời hạn hoặc tù chung thân) được quyết định theo đa số.
1.4 Toà án hình sự đặc biệt:

Toà án hình sự đặc biệt gồm có:

– Toà án dành cho các vị thành niên (Tribunal des Enfants);

– Toà án quân sự;

– Toà án an ninh quốc gia.

Trong các toà hình sự của Pháp đều có thẩm phán điều tra (Jugde d’Instruction), thẩm phán
xét xử (Jugde) và thẩm phán áp dụng hình phạt (Jugde d’Application de peine).

1.5 Toà phá án (Cour de Cassation)

Toà phá án là Toà án tư pháp tối cao của nước cộng hoà Pháp. Toà án này được gọi là Toà
phá án vì nó thường huỷ bỏ các bản án của toà án cấp dưới nhưng không thay thế các bản án
đó bằng các bản án của mình mà gửi vụ án xuống một toà án khác cùng cấp toà án đã xét xử
vụ việc, xét xử lại. Toà phá án chỉ xem xét “questions of law” chứ không xem xét “questions of
fact” điều đó có nghĩa là Toà phá án chỉ xem xét toà án cấp dưới khi xét xử có tuân thủ đúng
các quy tắc của pháp luật vật chất và tố tụng hay không, áp dụng pháp luật đúng hay sai còn
việc xét xử lại Toà án sẽ không tự mình xem xét. Như vậy, nếu một bản án có sai sót về mặt
thủ tục tố tụng hay áp dụng pháp luật nội dung không đúng thì Toà phá án sẽ huỷ án và
chuyển hổ sơ vụ án cho một Toà án phúc thẩm khác xét xử lại.

Toà phá án có 6 toà (Chambre) chuyên trách bao gồm 3 tòa dân sự, 1 tòa thương mại, tài
chính, 1 toà hình sự, 1 toà về các vấn đề xã hội. Về nhân sự Toà phá án có 1 chánh án, 6
chánh toà, 84 thẩm phán, 37 cố vấn (conseiller referendaire), 1 viện trưởng công tố, 1 viện
phó công tố, 19 công tố viên cao cấp, 2 công tố viên uỷ quyền. Tổng số thẩm phán và công tố
viên của Toà phá án là 149.

2. Toà án hành chính

2.1 Toà án hành chính thẩm quyền chung

*Toà hành chính sơ thẩm (Tribunal Administratif)

Toà án hành chính sơ thẩm là toà án có thẩm quyền chung trong lĩnh vực hành chính, xét xử
sơ thẩm mọi vụ việc hành chính, trừ một số trường hợp ngoại lệ vụ việc được giao cho toà án
khác theo quy định của pháp luật. Các toà án hành chính sơ thẩm được thành lập từ năm
1953(1) thay thế cho các “Hội đồng tỉnh trưởng” vốn là một dạng toà án được thành lập vào
năm 1800 trong mỗi tỉnh với năng lực rất hạn chế. Thẩm quyền của Toà án hành chính được
xác định theo nguyên tắc lãnh thổ nghĩa là Toà hành chính có thẩm quyền xét xử là toà án nơi
có trụ sở của cơ quan hành chính đã ban hành quyết định hành chính bị khiếu kiện, hoặc hợp
đồng hành chính có tranh chấp. Hiện nay trên toàn bộ lãnh thổ Pháp có 37 Toà hành chính sơ
thẩm
* Toà hành chính phúc thẩm (Tribunal Administratif d Appel).

Toà hành chính phúc thẩm được thành lập ở các thành phố lớn như Paris, Bordaux, Marseil,
Lyon và một số thành phố là trung tâm của một số khu vực lãnh thổ như Nancy, Nantes,
Douai, Versailles.Theo nguyên tắc trên, Pháp có 8 toà hành chính phúc thẩm.

* Tham chính viện (Conseil d’Etat)

Tham chính viện là toà án hành chính tối cao của Pháp, ngoài ra Tham chính viện còn là cơ
quan tham mưu cho Chính phủ Pháp.

Tham chính viện có khoảng 300 thành viên nhưng chỉ 2/3 trong số đó là hoạt động thường
xuyên tại tham chính viện, số còn lại thường nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy
hành chính nhà nước ở trung ương. Đa số các thành viên của tham chính viện được lựa chọn
từ những người đã tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia. Thành viên tham chính viện chia
làm ba loại: thẩm phán tập sự, thẩm phán tham vấn và thẩm phán cao cấp. Tham chính viện
được chia thành 6 ban, 5 ban có chức năng hành chính (nội vụ, tài chính, công chính, xã hội,
nghiên cứu) và 1 ban có chức năng tài phán. Ban tài phán chia làm 10 tiểu ban. Tuỳ theo tầm
quan trọng và tính chất của vụ việc cần giải quyết, hội đổng xét xử của Tham chính viện có 4
dạng sau đây:

– Đối với vụ việc đơn giản Hội đồng xét xử chỉ có 3 thẩm phán;

– Đối với những vụ việc tương đối phức tạp và khó giải quyết Hội đồng xét xử được thành lập
từ nhiều tiểu ban, gồm 9 thành viên, trong đó tiểu ban đã thụ lý vụ việc và tiến hành thẩm cứu
sẽ phối hợp với một tiểu ban khác để xét xử.

– Đối với những vụ việc phức tạp và khó giải quyết về mặt pháp luật hoặc có ý nghĩa quan
trọng Hội đồng xét xử sẽ có 17 thành viên bao gồm Chủ tịch Ban tài phán, 3 Phó chủ tịch Ban
tài phán, 10 Chủ tịch tiểu ban, báo cáo viên và 2 thẩm phán cao cấp.

– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp và nhạy cảm về chính trị thì phải do Hội đồng thẩm phán
Tham chính viện xét xử. Đây là Hội đồng cao nhất, gồm Chủ tịch của tất cả các Ban hành
chính và Ban tài phán, 3 Phó chủ tịch Ban tài phán, Chủ tịch tiểu ban thẩm cứu và báo cáo
viên, dưới sự chủ toạ của Phó chủ tịch Tham chính viện (tất cả có 12 thành viên).

Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tham chính viện chủ yếu bao gồm:

– Khiếu kiện đối với Nghị định và Pháp lệnh của Chính phủ;

– Khiếu kiện đối với các quyết định là văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ trưởng cũng
như quyết định là văn bản áp dụng pháp luật;

– Khiếu kiện đối với những văn bản hành chính có phạm vi áp dụng vượt ra ngoài quản hạt
của một toà án hành chính sơ thẩm;
– Khiếu kiện đối với những quyết định hành chính của cơ quan đại diện của Pháp ở nước
ngoài;

– Khiếu kiện đối với những quyết định của bộ trưởng trong lĩnh vực kiểm soát tập trung kinh
tế;

– Khiếu kiện về sự xâm hại của các quyết định xử phạt của cơ quan hành chính độc lập ban
hành;

– Khiếu kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản hành chính;

– Tranh chấp liên quan đến tình trạng cá nhân của công chức được bổ nhiệm theo quyết định
của Tổng thống;

– Khiếu kiện về bầu cử đại biểu Hội đổng vùng, đại biểu Hội đồng đảo Corse và thành viên
Nghị viện châu Âu.

Tham chính viện là cơ quan duy nhất có quyền giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm đối với
các quyết định xét xử chung thẩm của mọi toà án hành chính. Khác với Toà phá án trong toà
án tư pháp Tham chính viện sau khi huỷ án hành chính có thể trực tiếp xét xử lại về mặt nội
dung vụ việc nếu thấy “ có lợi cho công tác quản lý xét xử”. Ngoài ra Tham chính viện có thẩm
quyền đưa ra ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ việc theo yêu cầu của các toà án hành chính sơ
thẩm hoặc toà án hành chính phúc thẩm.

2.2 Các toà án hành chính thẩm quyền chuyên biệt

Nước công hoà Pháp có các toà án hành chính chuyên biệt sau đây:

– Toà kiểm toán (Tribunal de Compte) thành lập năm 1807;

– Toà kỷ luật, ngân sách và tài chính thành lập năm 1948;

– Ưỷ ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội thành lập năm 1990;

– Uỷ ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tỵ nạn thành lập năm 1988.

Sở dĩ các toà án hành chính này gọi là các toà án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt là vì
mồi toà án thuộc loại này chỉ có một phạm vi thẩm quyền nhất định, mang tính chất đặc thù
của vụ việc. Một số thiết chế nói trên được tổ chức theo hai cấp xét xử. Ví dụ, Toà kiểm toán
trung ương có quyền xử phúc thẩm quyết định của các Toà kiểm toán vùng. Tất cả các thiết
chế này đều chịu sự kiểm tra của Tham chính viện thông qua cơ chế kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, chính vì vậy mà các toà án này được xếp vào ngạch hành
chính.

Các quy tắc tố tụng áp dụng cho các toă án hành chính thẩm quyền chung cũng được áp
dụng cho toà án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt trừ trường hợp văn bản thành lập
Thông luật Luật Công bằng

Thông luật Anh ra đời vào thế kỉ XIII và phải đến thế kỉ XV thì mới Sự ra đời của Luật Công bằng bắt đầu
Thời hoàn thiện khi hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản: có hệ thống tòa án vua thành lập ra tòa án công bằng đượ
điểm tập trung; có đội ngũ Thẩm phán, luật sư giàu kinh nghiệm; các phán xuất thân từ linh mục. Và đến thế
phán quyết được công bố và xuất bản chính thức được bổ sung vào hệ thốn

Nguyên Trước năm 1066, nước Anh bị phân quyền các cứ, pháp luật mỗi Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của L
nhân nơi mỗi khác và được điều chỉnh bởi tập quán mỗi địa phương. từ những hạn chế của Thông luật.
Đến khi Wiliam lên ngôi, ông đã thực thi quyền lực của quan
chánh án tối cao, chỉ giải quyết những vấn đề làm Hoàng gia lo Thứ nhất, về lĩnh vực dân sự: khi nguy
ngại ở Westminster và những tranh chấp hết sức đặc biệt; còn nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ
những vấn đề ở địa phương vẫn tiếp tục do các tòa án đề cho sự tồn tại và phát triển của Thô
quận/huyện và tòa án bách hộ khu giải quyết. Tuy nhiên, khi thực chính nguyên tắc này cũng tạo ra sự c
hiện cuộc cải cách của mình, Wiliam đệ nhất đã gặp những khó ra phán quyết của các thẩm phán bởi
khăn về tài chính, để khắc phục tình trạng đó Chính phủ Hoàng chỉnh các quan hệ mới nên thẩm phán
gia trung ương can thiệp vào các quan hệ dân sự và hình sự có lệ cũ để giải quyết vụ việc. Một hạn ch
liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế nhằm tạo ra nguồn thu mới cho Thông luật trong lĩnh vực này chủ yếu
Hoàng gia. Bằng cách đó, tư pháp Hoàng gia đã phát triển trong mạnh để ngăn chặn các bên phá vỡ g
giai đoạn từ thế kỉ XII tới thế kỉ XIII từ thẩm quyền đặc biệt để giải dẫn đến sự bất bình lớn trong giới tư s
quyết những vụ việc tài chính quốc gia trở thành thẩm quyền người dân nói chung.
chung, giải quyết phạm vi rộng rãi các vụ việc, từ đó xuất hiện quá
trình xét xử lưu động của Tòa án Hoàng gia. Bên cạnh quá trình
xét xử lưu động  là quá trình thảo luận tại Luân Đôn của các Thẩm Thứ hai, chế tài trong lĩnh vực hình sự
phán Hoàng gia xung quanh các ghi chép qua từng vụ việc ở từng các hình phạt đau đớn vẫn được áp d
địa phương, từ quá trình thảo luận này, các Thẩm phán rút ra kết tập quán pháp trước đó.
luận luật và tập quán của địa phương nào là tối ưu nhất khi áp
dụng trên thực tiễn. Do ảnh hưởng từ những kết luận này, dần Thứ ba, thủ tục tố tụng ngày càng trở
dần các quy định chung được các thẩm phán áp dụng trên khắp tại của hệ thống trát. Thực tiễn áp dụn
đất nước dựa trên thói quen tham khảo (bởi tiền lệ pháp chưa ra động xét xử của tòa án Hoàng gia đã
đời nên chưa có tính bắt buộc áp dụng), và từ đó hình thành nên các tòa án này bị giới hạn nghêm trọn
luật chung trong hệ thống pháp luật nước Anh. có trát thích hợp thì tòa án không thể t
(4)
 Do sự cứng nhắc của Thông luật và
  tố tụng được sử dụng tại tòa án Hoàn
nguyên rất nhiều trường hợp bị bác đơ
do kĩ thuật.
 
Từ những thực tế trên đã nảy sinh nhu
  pháp để khắc phục khi người dân khô
hay họ không thỏa mãn với các giải ph

Khi đó người dân sẽ tìm cách thỉnh cầ


công bằng, thỉnh cầu của nguyên đơn
Đổng lý văn phòng trước khi dâng lên
vua giao toàn quyền giải quyết cho Đổ
Văn phòng đại pháp đã phát triển thàn
quá trình sử dụng công lí để giải quyế
gian, các phán quyết của Đại pháp qu
hợp những quy phạm pháp luật đặc b
của Luật công bằng.

Trước khi Thông luật ra đời, tập quán pháp là nguồn luật chiếm
ưu thế tuyệt đối, mỗi địa phương khác nhau có tập quán khác
nhau nên giải quyết các vụ việc các vụ việc tương tự nhau ở mỗi
nơi mỗi khác. Thẩm quyền xét xử vào tay các lãnh chúa phong Thông luật ra đời và phát triển ngày cà
kiến còn Tòa án Hoàng gia chỉ xét xử một số vụ việc đặc biệt liên thổ nước Anh, tuy nhiên cùng với sự p
Mục
quan đến sự tồn vong của vương quốc,  liên quan đến Hoàng gia cũng bộc lộ những khuyết điểm và sự
đích
và thuế. Vì thế, Luật chung ra đời là nhằm mục đích thống nhất thế Luật Công bằng ra đời nhằm khắc
các tập quán pháp, kế thừa và lựa chọn tập quán pháp để tạo ra của Thông luật, đem đến sự công bằn
các quy tắc xử xự chung trên toàn lãnh thổ. Qua đó cũng nhằm
tăng cường quyền lục của nhà vua, giảm bớt quyền lực của lãnh
chúa phong kiến.

toà án hành chính chuyên biệt có quy định khác. Nguyên tắc tranh tụng với sự đòi hỏi các bên
phải được thông báo về các tài liệu, lý lẽ và yêu cầu của bên kia được áp dụng cho tất cả các
toà án chuyên biệt cũng như các toà án có thẩm quyền chung.

3. Toà án Hiến pháp

Ở Pháp toà án Hiến pháp được gọi là Hội đồng bảo hiến (Conseil Constitutionnel). Hộí đồng
bảo hiến được thành lập theo Hiến pháp 1958. Hội đổng bảo hiến bao gồm 9 thành viên do
Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3
với nhiệm kỳ 9 năm và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kỳ.

Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu Tổng pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội
đổng bảo hiến.

Chức năng của Hội đổng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật tuy nhiên Hội đồng chỉ
xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ
tịch Hạ viện, 60 Thượng nghị sĩ hoặc 60 Hạ nghị sĩ.
7. Hãy cho biết những điểm khác biệt cơ bản giữa thông luật và
luật công bằng.

Thông luật và Luật Công bằng đều nằm trong hệ thống pháp luật nước Anh. Thông luật ra đời
trước và Luật Công bằng ra đời sau nhằm khắc phục những khuyết điểm của Thông luật và từ
đó tồn tại song song với Thông luật.

8. Trính bày đối tượng nghiên cứu của luật so sánh?


Khác với các lĩnh vực khoa học pháp lí khác như luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính
hay luật hiển pháp tập trung nghiên cứu lĩnh vực pháp luật nhất định cùa hệ thống pháp lụật,
luật so sánh không nghiên cứu so sảnh các ngành luật, các chế định pháp luật hay các quy
phạm pháp luật khác nhau trong cùng hệ thong pháp luật. Cho dù còn tranh luận về bản chất
cùa luật so sánh nhưng các luật gia đều thừa nhận “việc so sánh các hệ thống pháp luật khác
nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng là nội dung cơ bản của các
công trình nghiên cứu luật so sánh. Từ đó có thể nhận định rằng các hẹ thống pháp luật là đối
tượng của luật so sánh. Tuy nhiên, vân đe đối tượng của luật so sánh trở nên phức tạp xuất
phát từ nội hàm của khái niệm hệ thống pháp luật.
    “Hệ thống pháp luật” (legal System) là khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau tuỳ thuộc vào
ngữ cảnh sử dụng thuật ngữ đó. Có hai ngữ cảnh thưởng được các học giả sử dụng khi nói
dên hẹ thống pháp luật. Thứ nhất, thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng khi nói đến
pháp luật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nàọ đó.
     Chẳng hạn, thuật ngữ hệ thống pháp luật được sử dụng de nói đến hệ thống pháp luật của
Mỹ với hàm ý là quốc gia nhưng cũng có thể ám chỉ hệ thống pháp luật của từng bang trong
nhà nước liên bang Mỹ. Hoặc khi nói đến pháp luật của Trung Quốc hiện nay, thuật ngữ hệ
thống pháp luật có thể được sử dụng để nói đến toàn bộ pháp luật của Trung Quốc nhưng
cũng có thể được sử dụng để nói đến hệ thống pháp luật của Hồng Kông với tư cách là một
bộ phận của hệ thống pháp luật Trung Quốc.
9. Hãy cho biết đặc điểm của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời lần đầu tiên tại nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng
Mười năm 1917. Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 (năm 1945), pháp luật xã hội chủ nghĩa phát
triển mạnh mẽ cùng với sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Từ sau khi Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, pháp luật xã hội chủ nghĩa tiếp tục tổn tại ở Trung
Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba và tuỳ theo tình hình cụ thể
của mỗi nước, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có nhiều thay đổi cơ bản theo hướng
đổi mới, cải cách.

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau:

1) Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng
đồng dân tộc nói chung;

2) Có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của đảng cộng sản, là sự
thể chế hoá đường lối lãnh đạo của đẳng cầm quyền;

3) Thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản với tính cách những
tỉnh hoa của văn minh loài `. người, như việc thiết lập các nguyên tắc hiến định: §ãễ chủ
quyền nhà nước thuộc về nhân dân, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, cơ quan lập
pháp do dân cử, các quyền công dân và quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ;

4) Không chia thành công pháp và tư pháp;

5) Có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật; pháp luật tập quán được sử dụng
trong một chừng mực hạn chế, còn án lệ tuy không được thừa nhận như một hình thức pháp
luật, nhưng vẫn được tôn trọng, phát huy với tính cách là một kinh nghiệm thực tế có thể tham
khảo.
10. Hãy cho biết nội dung của luật Hồi giáo.
1. Luật Hồi giáo là gì?
Thuật ngữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “tuân phục”-đó cũng là tư tưởng trung tâm của các tín
đồ tôn giáo. Đạo Hồi chính là lời răn dạy của thánh Allah mà Mohammed đã tìm ra và truyền
lại cho người đời, điều đó đã được khái quát thông qua lời cầu nguyện: “không có chúa trời
nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”.

Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo Hồi (Sharial). Nó không phải là một bộ phận
độc lập mà mà được xem là một phần của đạo Hồi, có những quy định như cấm trộm cắp, nói
dối, giết người, ngoại tình và uống rượu. Sharial cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức
khoan dung và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng. Như vậy có thể hiểu luật Hồi
giáo chính là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo và các quy
định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không có quyền lực nào có
thể thay thế luật Hồi giáo.

Thuật ngữ Hồi giáo (Islam) có nghĩa là “tuân phục”-đó cũng là tư tưởng trung tâm của các tín
đồ tôn giáo. Đạo Hồi chính là lời răn dạy của thánh Allah mà Mohammed đã tìm ra và truyền
lại cho người đời, điều đó đã được khái quát thông qua lời cầu nguyện: “không có chúa trời
nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”.

Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo Hồi (Sharial). Nó không phải là một bộ phận
độc lập mà mà được xem là một phần của đạo Hồi, có những quy định như cấm trộm cắp, nói
dối, giết người, ngoại tình và uống rượu. Sharial cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức
khoan dung và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng. Như vậy có thể hiểu luật Hồi
giáo chính là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo và các quy
định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không có quyền lực nào có
thể thay thế luật Hồi giáo.
2. Đặc điểm của Luật Hồi giáo
Về nguyên tắc luật Hồi giáo không thay đổi, ổn định mà chỉ có các quan hệ xã hội thay đổi nên
nó phải được áp dụng mềm dẻo. Và khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và
các quy định của tôn giáo.

Luật Hồi giáo có quan niệm về hành vi không giống các hệ thống pháp luật khác. Theo đó luật
Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại sau: hành vi buộc phải làm (obligatoire); hành
vi nên làm (recommandes); hành vi làm cũng được không làm cũng được (indiffrerentes);
hành vi bị khiển trách (blamables); hành vi cấm (interdites). Đây là nguyên tắc đánh giá hành
vi của con người vể cả phương diện pháp luật và đạo đức.

Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống
như hôn nhân-gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong các lĩnh vực pháp luật khác như hợp
đồng sở hữu thì sự ảnh hưởng có phần ít hơn.
3. Hệ thống pháp luật Hồi giáo
Hệ thống pháp luật hồi giáo là hệ thống pháp luật gắn liền với đạo Hồi, có nguồn chính là kinh
Coran – kinh thánh của người theo Hồi giáo.
Hệ thống pháp luật Hồi giáo chia hành vi con người thành 5 loại: hành vi buộc phải làm; hành
vị nên làm; hành vi làm cũng được, không làm cũng được (không đáng kể, không cần lưu ý);
hành vị đáng bị chê trách; hành vi bị cấm.

Những quy định của pháp luật Hồi giáo pha trộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và quy
phạm pháp luật. Nó vừa là cơ sở để xã hội đánh giá hành vi nào là thiện hay ác, vừa là cơ sở
pháp lí để Thẩm phán xem xét hành vi hợp pháp hay không hợp pháp.

Do gắn liền với đạo Hồi và có nguồn chính là kinh Coran nên pháp luật Hồi giáo có nhiều nét
đặc thù so với các hệ thống pháp luật khác. Chẳng hạn, theo quan niệm của luật Hồi giáo thì
tội phạm nặng nhất là tội chống lại chúa, bao gồm 7 loại tội phạm là ngoại tình, vu cáo, uống
rượu (tại nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh
thánh. Các tội ngoại tình, vu cáo, uống rượu thì phạt bằng roi; tội trộm thì hình phạt là chặt tay;
tội cướp đường bị phạt đóng đính vào thánh giá hoặc cắt cả hai tay và chân; tội phản đạo và
vi phạm kinh thánh thì bị chặt đầu. Các tội phạm giết người (cố ý và vô ý), cưỡng dâm, gây
thương tích (cố ý và vô ý) được gọi là tội Quesas – tội chống lại cá nhân chứ không phải
chống lại chúa nên được coi là ít nghiêm trọng hơn. Tội trộm là tội chống lại chúa nên có hình
phạt nặng là chặt tay và không được chuộc bằng tiền, trong khi đó, tội giết người không phải
là tội chống lại chúa nên có thể chuộc bằng tiền. Giết một người đàn ông có thể chuộc tội
bằng 100 con lạc đà, giết một người phụ nữ có thể chuộc tội bằng 50 con lạc đà. Trong luật tố
tụng (hình sự cũng như dân sự) lời thề trước thánh Ala được coi là bằng chứng trung thực.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong khi các hệ thống pháp luật khác thiết lập quan hệ
hôn nhân một vợ, một chồng thì pháp luật Hồi giáo lại cho phép người đàn ông có bốn vợ.
Nhiều chế định pháp luật còn mang nặng tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật
này cũng đang trên đà cải biến theo xu hướng tiến bộ và hiện đại để phù hợp với ý thức pháp
luật, chuẩn mực pháp luật chung của nhân loại.

Hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa châu Âu và một số nước
ngoài châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới.

Đây là hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã và khoa học pháp lí La Mã,
trong đó pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp (Xt. Công pháp; Tư pháp).

Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu là hệ thống pháp luật thành văn hoàn thiện nhất, có trình
độ pháp điển hoá cao trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Khác với hệ thống pháp luật
Anglo – Saxon, hệ thống pháp luật này không coi trọng

pháp luật án lệ, không coi nó là hình thức thông dụng và chỉ sử dụng một cách hạn chế. Đối
với tập quán pháp cũng có thái độ tương tự.

Hệ thống pháp luật lục địa châu Âu tồn tại ở các nước lục địa châu Âu như Pháp, Italia, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Luxembua, Hà Lan, Thụy Sĩ, nhiều nước châu Phi, châu
Mĩ Latinh và các nước phương Đông, kể cả Nhật Bản.
11. Phân tích hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) và
Anh Mỹ (Common Law)
1. Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law)
Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa bao gồm pháp luật của phần lớn các nước châu Âu lục địa
mà điển hình là của các nước Pháp, Đức, Italia và một số nước châu Mỹ Latinh. Hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa có một số đặc trưng nổi bật sau đây:

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại. Điều này có nguyên nhân là vì
luật La Mã mà đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở châu Âu lục địa trong
thời kì cổ đại và trung đại. Pháp luật La Mã đã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc
gia khác ở châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.

+ Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hoá (pháp điển hoá) cao
với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Ngoài ra các tư
tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở châu Âu lục địa
cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật. Ấn lệ được áp dụng rất hạn chế ở các nước
châu Âu lục địa và không có tính ràng buộc chính thức. Án lệ thường có vai trò quan trọng
trong việc thống nhất giải thích các quy định pháp luật thành văn.

+ Pháp luật được phân định thành công pháp và tư pháp, mặc dù việc phân định này không
tuyệt đối. Tuy nhiên, hiện nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp ở các nước nói trên không
còn đậm nét như trước đây.

+ Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các thẩm phán chỉ
tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo
ra các chế định, các quy phạm pháp luật.
2. Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common Law)
Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ bao gồm pháp luật của các nước Anh, Mỹ, các nước chịu ảnh
hưởng của Anh như Canada, úc… Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ có một số đặc trưng nổi bật
sau đây:

+ Hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân sự của nước Anh là pháp luật coi trọng
tiền lệ. Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã bởi tính phức
tạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng truyền thống của pháp luật Anh đã cản trở việc tiếp nhận
luật La Mã vào lãnh thổ nước Anh.

+ Nguồn pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ là án lệ, phần lớn các chế định
và quy phạm pháp luật được hình thành không phải bằng việc ban hành văn bản pháp quy mà
bằng án lệ. Các phán quyết tại các toà án cấp cao thường được coi là án lệ và có giá trị bắt
buộc đối với các toà án địa phưcmg. Hiện nay mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật ở các
nước này cũng được ban hành khá nhiều, nhưng các thẩm phán vẫn dựa vào cả án lệ, văn
bản quy phạm pháp luật và những căn cứ thực tế để xét xử.

+ Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật và luật công bình.
Nếu tiền lệ pháp luật các vụ việc được xem xét giải quyết trên cơ sở các án lệ thì luật công
bình lại xem xét và giải quyết các vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, công lí.
Những nguyên tắc công bằng, công lí thường khá trừu tượng và khó định lượng vì vậy chủ
yếu phụ thuộc vào niềm tin nội tâm, vào lương tâm và đạo đức của các thẩm phán. Hệ thống
pháp luật Anh – Mỹ không chia pháp luật thành công pháp và tư pháp như pháp luật châu Âu
lục địa.

+ Ở hệ thống pháp luật Anh – Mỹ nguyên tắc tranh tụng được áp dụng rộng rãi trong quá trình
tố tụng. Trong quá trình tố tụng các bên (bên nguyên đơn và bên bị đơn; bên công tố và bên
bào chữa…) luôn có sự tranh tụng, đấu trí và chứng cứ với nhau, còn thẩm phán chỉ có vai trò
như người trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phán quyết. Do việc sử dụng rộng
rãi án lệ nên trong những trường hợp nhất định các thẩm phán của toà án tối cao vừa là
người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.

You might also like