You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

BÀI TIỂU LUẬN


CHUYÊN ĐỀ:

So sánh quyền con người và quyền công dân

Giảng viên : Lê Na

Sinh viên: Đinh Trần Như Ngọc

Lớp: LKC02

MSSV: 31221020122

Email: ngocdinh.31221020122@st.ueh.edu.vn

TP.HCM, ngày 1 tháng 1 năm 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2

I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT.........................................................................................2

1. Quyền con người (Human rights)..........................................................................2

a. Khái niệm...........................................................................................................2

b. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của quyền con người.......................................2

c. Các thế hệ quyền con người (generations of human rights)..............................3

d. Các đặc trưng cơ bản của quyền con người.......................................................3

2. Quyền công dân (Civil rights)................................................................................4

a. Khái niệm...........................................................................................................4

b. Phân loại.............................................................................................................4

c. Đặc điểm............................................................................................................5

II. NỘI DUNG BÀN LUẬN...........................................................................................5

1. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân........................................5

2. So sánh quyền con người và quyền công dân........................................................5

a. Giống nhau.........................................................................................................5

b. Khác nhau...........................................................................................................6

KẾT LUẬN.....................................................................................................................7

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................8

1
MỞ ĐẦU
Qua những buổi học bộ môn Luật Hiến pháp, em đã được tiếp cận hai khái
niệm đó là quyền con người và quyền công dân. Bảo vệ các quyền công dân là một
điều quan trọng của những giá trị dân chủ; và bất kể hậu quả của chế độ độc tài và
phân biệt sắc tộc tiếp diễn của các quốc gia, quyền và lợi ích cá nhân của con
người có thể xem là bất khả xâm phạm. Ngoài ra, tất cả mọi người nhận thức được
rằng việc can thiệp đối với những quyền cơ bản của cá nhân khác là một hành động
bất hợp pháp. Vậy sự giống nhau và khác nhau giữa quyền con người và quyền
công dân là gì Hãy cùng tìm hiểu qua bài tiểu luận về chủ đề: “So sánh quyền con
người và quyền công dân”.

I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT


1. Quyền con người (Human rights)
2. Khái niệm
- Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người (Office of High
Commissioner for Human Rights – OHCHR): “quyền con người là những
bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ
mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép
(entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.”
- Quyền con người là quyền tự do cơ bản của mỗi cá nhân đáp ứng những nhu
cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người. Các quyền này được ghi nhận,
bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận quốc tế.

3. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của quyền con người


- 2 trường phái đưa ra 2 quan điểm đối lập nhau:

2
 Thuyết quyền tự nhiên (natural rights): QCN là bẩm sinh, không phụ
thuộc vào Nhà nước.
 Thuyết quyền pháp lý (legal rights): QCN phải do Nhà nước xác định
và pháp điển hoá.
- Lịch sử phát triển: Quyền con người được đề cập trong học thuyết chính trị
pháp lý và trong các bộ luật theo suốt chiều dài phát triển của loài người.
 1789 TCN, Bộ luật Hammurabi ra đời và được xác nhận là văn bản
pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại nói về quyền con người

 2006: Cải tổ bộ máy quyền con người của Liên hợp quốc, thay thế Uỷ
ban quyền con người bằng Hội đồng quyền con người. Điều đó thể
hiện sự đấu tranh vì quyền con người đã phát triển toàn cầu hóa với
một nền tảng pháp luật vững chắc.

4. Các thế hệ quyền con người (generations of human rights)


- Thế hệ quyền con người I: Các quyền dân sự, chính trị
- Thế hệ quyền con người II: Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
- Thế hệ quyền con người III: Nhóm quyền tập thể - phát triển

5. Các đặc trưng cơ bản của quyền con người


- Tính phổ biến (Universal): thể hiện quyền con người là các quyền cơ bản
nhất cần có, được công nhận, không phân biệt quốc tịch, giới tính, màu da và
tầng lớp xã hội.
- Tính không thể tách rời (Inalienable): Các quyền con người theo định nghĩa
là những quyền cơ bản và tối thượng như quyền tự do, quyền sống và mưu
cầu hạnh phúc. Các quyền này gắn chặt với bản thân mỗi một con người và
không thể trao cho bất cứ người nào khác.

3
- Tính không thể phân chia (Indivisible): Các quyền con người gắn bó mật
thiết với nhau, bổ trợ cho nhau, việc chia cắt, tước bỏ hoặc giới hạn bất cứ
quyền nào sẽ ảnh hưởng xấu lên giá trị nhân phẩm và quá trình tiến hoá của
con người.
- Tính phụ thuộc lẫn nhau (Interrelated): Quyền dân sự, chính trị hay các
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc
lẫn nhau.

6. Quyền công dân (Civil rights)


a. Khái niệm
- Công dân: thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ một con người thuộc về một nhà
nước nhất định mà người đó mang quốc tịch, biểu hiện mối liên hệ pháp lý
đặc biệt giữa người đó với nhà nước.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: những quyền và nghĩa vụ được quy
định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định địa vị pháp
lý cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước.
- Quyền của công dân: khả năng của công dân được thực hiện những hành vi
nhất định mà pháp luật không cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa chọn của
mình.

b. Phân loại
- Các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị
- Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân

4
c. Đặc điểm
- Về nguồn gốc: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trên
cơ sở tôn trọng quyền con người đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia
thừa nhận.
- Về hình thức pháp lý: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy
định trong Hiến pháp.
- Về hệ quả: là cơ sở để quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác.
- Về ý nghĩa: phản ánh chất lượng sống của các cá nhân, cộng đồng và thể
hiện tính chất nhân đạo và tiến bộ của nhà nước.

II. NỘI DUNG BÀN LUẬN


1. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
- Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có có mối quan hệ hữu
cơ, gắn bó mật thiết với nhau song không đồng nhất.
- Quyền công dân là quyền con người được nhà nước pháp điển hóa.
- Chủ thể quyền: Quyền con người có nội hàm rộng hơn quyền công dân.
 Quyền con người: con người tự nhiên.
 Quyền công dân: công dân của một quốc gia.
- Nội dung quyền:
 Quyền công dân được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền con người.
 Quyền con người chỉ có thể được bảo đảm bằng những qui định về
quyền công dân trong pháp luật.

2. So sánh quyền con người và quyền công dân


a. Giống nhau
- Bao gồm quyền được sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, bảo vệ chống lại
sự phân biệt đối xử, bất công và bất bình đẳng.

5
- Là những quyền cơ bản và quan trọng được quy định trong Hiến pháp
- Là những quyền lợi mà mọi công dân được hưởng từ khi sinh ra đến khi qua
đời.(trừ những người không có quốc tịch)

b. Khác nhau
- Về khái niệm:
 Quyền con người: tập hợp những quyền cơ bản mà mọi người đều có
nhờ tư cách là con người và có từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi,
không bị tước bỏ bởi bất cứ chủ thể nào.
 Quyền công dân: các quyền hợp pháp bảo vệ mọi người khỏi bị phân
biệt đối xử dựa trên các đặc điểm nhất định, chẳng hạn như chủng tộc,
giới tính, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, tình trạng khuyết tật và tuổi
tác khi được công nhận là một thành viên hợp pháp của một quốc gia
có chủ quyền (Quốc tịch).
- Văn bản ghi nhận:
 Quyền con người: các văn bản quy phạm pháp luật Quốc tế và của
từng quốc gia, các Hiến pháp của quốc gia
 Quyền công dân: Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật của từng
quốc gia đối với công dân của họ.
- Bản chất và đặc điểm:
 Quyền con người: tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát, áp
dụng trong phạm vi quốc tế, được bảo đảm và thực hiện giống nhau,
không thay đổi theo thời gian.
 Quyền công dân: được nhà nước xác định bằng các qui định pháp luật,
chỉ áp dụng trong lãnh thổ đất nước, mỗi khu vực có qui định riêng và
có thể thay đổi theo thời gian.
- Chủ thể hưởng quyền:

6
 Quyền con người: tất cả con người từ lúc sinh ra tới lúc qua đời. Được
áp dụng bình đẳng giữa mỗi cá nhân thuộc mọi quốc gia, khu vực trên
trái đất.
 Quyền công dân: công dân của mỗi quốc gia. Chỉ áp dụng đối với
công dân có quốc tịch tương ứng với quốc gia.
- Cơ chế bảo vệ quyền:
 Quyền con người: được đảm bảo ở phạm vi toàn cầu và trong từng
quốc gia.
 Quyền công dân: được bảo vệ nhờ quyền lực của quốc gia.

KẾT LUẬN
Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm đối lập nhau, nhưng có
sự quan hệ vô cùng mật thiết, tương tác, bổ trợ cho nhau. Quan điểm bảo vệ quyền
con người được đón nhận thông qua lăng kính của quyền công dân và ngược lại.
Thực tế cho rằng sự gắn kết giữa quyền con người và quyền công dân càng trở lên
khăng khít hơn. Sự liên quan mật thiết nói trên làm cho những nỗ lực thực hiện và
bảo đảm quyền con người, quyền công dân trở nên khó tách rời, nhất là khi những
nỗ lực này gắn kết chặt với các chủ thể hoàn toàn khác biệt nhau.

Kế thừa những tinh hoa văn hoá nhân loại, các quyền con người luôn được
coi trọng, bảo đảm và thực thi nhằm tạo dựng một xã hội hạnh phúc, công bằng
văn minh, vì lợi ích chính đáng và phẩm giá con người. Điều này được thể hiện rõ
thông qua các Hiến pháp của Việt Nam và của các quốc gia khác, cùng với những
bộ luật quốc tế về quyền con người.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Branka Vuleta, 2022, Human Rights vs. Civil Rights: The Main Differences
(legaljobs.io)
2. Hệ thống văn bản luật Hiến pháp Việt Nam; NXB Hồng Đức, năm
2013/2017
3. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2022),Giáo trình Luật Hiến pháp Việt
Nam
4. Lê Kiều Hoa, 2022, So sánh điểm giống và khác nhau giữa quyền con người
và quyền công dân ? (luatminhkhue.vn)
5. Phạm Thị Ngọc Ánh, 2022, Phân biệt, so sánh giữa quyền con người và
quyền công dân (luatduonggia.vn)

You might also like