You are on page 1of 1

Dàn ý thuyết trình GDCD bài 3: CỒNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT.

1. Khái niệm về bình đẳng trước pháp luật: có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các
dân tộc tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử
trong việc hưởng quyền lực, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy
định của pháp luật.
2. Các hình thức bình đẳng công dân trước pháp luật:
a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
- Khái niệm: có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà
nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời
nghĩa vụ của công dân.
- Ý nghĩa:
+ Mọi công dân được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
+ Không bị phân biệt đối xử do các yếu tố như dân tộc, giới tính, giàu-nghèo,
thành phần và địa vị xã hội.
 Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và
hòan cảnh của mỗi người.
*Ví dụ: lao động công ích, bảo vệ Tổ quốc, bầu cử, ứng cử,...
- Cơ sở pháp lý: Hiến pháp và Pháp luật.
- Vai trò của Nhà nước trong bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
+ Tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Xử lý nghiêm minh với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân.

b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý:


- Khái niệm: là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
hành vi vi phạm của mình và phải bị xét xử theo quy định của pháp luật.
 Bảo vệ các mối quan hệ xã hội do Pháp luật bảo hộ, điều chỉnh và sửa đổi
để đem lại sự ổn định và phát triển cho xã hội.
- Áp dụng trách nhiệm pháp lý như thế nhằm trừng phạt và răn đe các đối tượng vi
phạm pháp luật, xây dựng nên một đất nước công bình, hạn chế được các hành vi
vi phạm pháp luật.
c. Trách nhiệm của Nhà nước tỏng việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật:
- Được quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước tạo điều kiện về mặt vật chất lẫn tinh thần để đảm bảo công dân sử dụng
được quyền và nghĩa vụ.
- Nhà nước xử lý nghiêm minh cách hành vi vi phạm đến lợi ích của công dân, của
xã hội.
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho phù hợp
với từng thời kỳ nhất định, làm CSPL cho việc xử lý các hành vi xâm hại quyền
và lợi ích của công dân, của Nhà nước, của xã hội.

You might also like