You are on page 1of 8

PHẦN II: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Chủ đề 7
:
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Bài 1: QUYỀN BÌNH ĐẲNG


CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật
a. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật Thế nào là
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA quyền bình
CD TRƯỚC PHÁP LUẬT đẳng của công
dân trước pháp
luật?
Mọi công dân không phân biệt
giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn
giáo, thành phần, địa vị xã hội, khác
nhau đều không bị phân biệt đối xử
trong việc hưởng quyền, thực hiện
nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí
theo quy định của pháp luật.
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật
b. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện


nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp
luật.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật
b. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Mọi công dân không phân


biệt giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần,
địa vị xã hội, độ tuổi,...nếu có
đủ các điều kiện theo quy
định của Hiên pháp, pháp
luật thì đều được hưởng các
quyền và phải thực hiện các
nghĩa vụ phá p l í mà Hi ến
pháp, pháp luật quy định.
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật
b. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Tuy nhiên, trong cùng một


điều kiện, hoàn cảnh như
nhau, công dân được hưởng
quyền và nghĩa vụ như nhau,
nhưng mức độ sử dụng các
quyền và nghĩa vụ đó đến
đâu lại tùy thuộc vào điều
kiện, khả năng và hoàn cảnh
của mỗi người.
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật
b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp
luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự,
hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo
quy định của pháp luật.
-Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như
nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
- Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật, theo quy
định của pháp luật.
2. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời
sống con người và xã hội

- Giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con
người.
- Đảm bảo công bằng dân chủ.
- Định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp
dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã
hội.
3. Thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân
* Công dân cần:
- Học tập, tìm hiểu để nắm được các quy định về quyền bình đẳng của
bản thân mình.
- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền vân động mọi người cùng thực hiện.
* Những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật
- Kỳ thị, phân biệt đối xử, thiếu tôn trọng người khác vì lí do giới tính, dân
tộc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, địa vị xã hội…
- Ưu tiên quyền lợi cho người thân quen, đưa hối lộ…
- Thiếu công bằng trong phân chia nghĩa vụ, xử phạt, áp dụng trách
nhiệm pháp lý.
- Không thực hiện đúng các chính sách ưu đãi cho các đối tượng yếu
thế trong XH.

You might also like