You are on page 1of 2

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa công chức và công dân.

Nêu được ví
dụ minh họa cho các hình thức khen thưởng và kỉ luật viên chức.

1.
Về những điểm giống nhau của hai đối tượng:
- Công chức và công dân đều là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có Quốc tịch Việt
Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
- Công chức và công dân đều phải thực hiện mọi nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi của công dân được
quy định tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công
dân (theo điều 51, Hiến pháp nước CHXHCNVN);
- Đều được bỡnh đẳng trước pháp luật.
- Có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào.
- Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Có quyền tham gia các hoạt động chính trị xã hội theo quy định của pháp luật, được quyền nghiên cứu
khoa học, sáng tác;
- Trung thành với Tổ quốc, tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, H§ND theo quy định của pháp luật.
- Có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

Về những điểm khác nhau:


- Công chức ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ của người công dân, còn phải thực hiện những nghĩa
vụ của người cán bộ, công chức được quy định từ điều 6 đến điều 8 của Pháp lệnh cán bộ công chức
năm 2003;
- Công chức ngoài việc được hưởng quyền lợi của người công dân quy định trong Hiến pháp, còn được
hưởng quyền lợi của người CBCC được quy định từ điều 9 đến điều 14 của Pháp lệnh cán bộ công chức
năm 2003;
- Công chức ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ của công dân và người CBCC còn phải tuân theo quy
định về những việc CBCC không được làm (từ điều 15 đến điều 20, chương III, pháp lệnh công chức).

Trên đây là một số điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa công chức và công dân.

2.
Hình thức khen thưởng đối với viên chức:
1. Huân, Huy chương gồm:
- Huân chương Sao vàng;
- Huân chương Hồ Chí Minh;
- Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
- Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
- Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
- Huân chương Dũng cảm;
- Huân chương Hữu nghị;
- Huy chương Hữu nghị.
2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:
- Anh hùng Lao động;
- Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
3. Bằng khen, Giấy khen.

Hình thức kỷ luật:


 Hình thức khiển trách
- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử
trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
- Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động;
quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở
bằng văn bản;
- Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn,
phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp
giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
- Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ
được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;
- Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an
toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế
toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;
 Hình thức cảnh cáo
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm tại mục (1);
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp
luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
+ Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý
do chính đáng.
 Hình thức cách chức
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo mục (2) mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại mục (1);
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.
 Hình thức buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức
không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại
mục (1);
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển
dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có
thẩm quyền.

You might also like