You are on page 1of 73

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHÁP LUẬT
ĐẠI CƯƠNG
ThS. Nguyễn Viết Sơn
Chương 6
MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN
TRONG HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 Luật Hiến pháp
2 Luật Hành chính
3 Luật Hình sự
4 Luật Tố tụng hình sự
5 Luật Dân sự
6 Luật Lao động
7 Luật Tố tụng dân sự
I. Luật Hiến pháp
1. Khái niệm
- Là một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
cơ bản nhất về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân.
=> Xác lập nền tảng cho tất cả ngành luật khác của hệ thống luật
quốc gia.
I. Luật Hiến pháp
2. Vai trò
- Hiến pháp xác định các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, kinh tế,
quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Hiến pháp xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước.
- Hiến pháp xác định những nguyên tắc cơ bản của quyền con người,
quyền công dân
- Hiến pháp xác nhận việc nhân trao quyền lực cho các cơ quan nhà nước
- Hiến pháp là cơ sở giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước.
- Hiến pháp là cơ sở để ban hành các luật chuyên ngành khác.
I. Luật Hiến pháp
3. Vị trí

Luật lao động Luật dân sự

Luật Luật hình sự


Luật hôn nhân gia đình
Hiến pháp

Luật môi trường Luật thương mại


I. Luật Hiến pháp
4. Đối tượng điều chỉnh

Chế độ chính trị, chế độ


Cơ bản nhất kinh tế, chế độ an ninh -
Đối tượng quốc phòng, chính sách
điều chỉnh: ngoại giao, quyền và
Là những nghĩa vụ cơ bản của công
QHXH Quan trọng dân và những nguyên tắc
nhất tổ chức, hoạt động của bộ
máy NN.
I. Luật Hiến pháp
5. Phương pháp điều chỉnh
Quy phạm luật HP cho phép
Phương pháp
chủ thể luật HP thực hiện
cho phép những hành vi nhất định.

Phương pháp Quy phạm luật HP buộc chủ


Phương pháp
bắt buộc, thể luật HP thực hiện những
điều chỉnh hành vi nhất định nào đó.
quyền uy

Phương pháp Quy phạm luật HP cấm chủ


thể luật HP thực hiện những
cấm
hành vi nhất định nào đó.
I. Luật Hiến pháp
6. Khái quát lịch sử lập hiến Việt Nam

Hiến pháp 1946

Lịch sử
Hiến pháp 1959
lập hiến
Hiến pháp 1980 Việt Nam
đã có 5 bản
Hiến pháp 1992 Hiến pháp

Hiến pháp 2013


I. Luật Hiến pháp
7. Một số chế định cơ bản
Chế độ chính trị
(Chủ quyền quốc gia, chủ quyền nhân dân, hệ thống chính trị,
chính sách dân tộc, chính sách đối ngoại, các biểu tưỡng của quốc
gia…)

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân


(nguyên tắc; nhóm quyền cơ bản về dân sự; nhóm quyền cơ
bản về kinh tế, văn hóa, xã hội; nhóm nghĩa vụ cơ bản cá
nhân; địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam…)

Bộ máy nhà nước (Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân…)
I. Luật Hiến pháp
8. Nguồn của Luật Hiến pháp
- Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khái niệm nguồn của ngành
luật hay nguồn luật dùng để chỉ những hình thức chứa đựng quy phạm pháp
luật của một ngành luật.

- Nguồn của Luật Hiến pháp:


+ Hiến pháp.
+ Các VBQPPL về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước: Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Luật Tổ chức
Chính phủ 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương 2015…
+ Các VBQPPL về quyền con người, quyền công dân:
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Bộ luật lao động 2012,
Bộ luật Dân sự 2015, Luật Trẻ em 2016…
II. Luật Hành chính
1. Khái niệm

- Là một ngành luật độc lập.


- Gồm các QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh trong
quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội
II. Luật Hành chính
2. Đối tượng điều chỉnh Những quan hệ chấp hành và
điều hành phát sinh trong hoạt
Nhóm 1 động QLNN của các cơ quan
Đối tượng điều hành chính nhà nước
chỉnh:
Những quan hệ chấp hành và
Là những quan
điều hành phát sinh trong hoạt
hệ xã hội phát Nhóm 2 động nội bộ phục vụ cho hoạt
sinh trong hoạt động của các CQNN
động quản lý
Những quan hệ hành chính
nhà nước phát sinh trong hoạt động của
Nhóm 3 các cơ quan Kiểm toán NN,
HĐND, TAND, VKSND hoặc
tổ chức, cá nhân được NN
trao quyền
II. Luật Hành chính - Xác nhận sự bất bình đẳng
3. Phương pháp điều chỉnh giữa các bên tham gia quan hệ
hoạt động hành chính NN.
Phương pháp - Một bên nhân danh quyền
quyền uy, lực NN, còn một bên phải
phục tùng phục tùng quyền lực đó.
Phương pháp => Phương pháp cơ bản, chủ
điều chỉnh đạo

Phương pháp - Các bên tham gia quan hệ


thỏa thuận, hoạt động hành chính NN có
bình đẳng sự bình đẳng về ý chí
=> Phương pháp bổ trợ
II. Luật Hành chính
4. Một số chế định cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức


(Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức…)

Xử phạt vi phạm hành chính


(Luật Xử lý vi phạm hành chính…)
II. Luật Hành chính
4. Một số chế định cơ bản
4.1. Cán bộ, Công chức, Viên chức
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, ở
cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-
XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp,
công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
II. Luật Hành chính
4. Một số chế định cơ bản
4.2. Xử phạt vi phạm hành chính
- Vi phạm hành chính là hành vì do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm phạm đến các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không
phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành
chính.
- Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn
cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức,
cá nhân VPHC.
=> Đối tượng, hình thức, thẩm quyền, thủ tục… xử lý VPHC được quy
định tại Luật Xử lý VPHC năm 2012
III. Luật Hình sự
1. Khái niệm

- Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của nước CHXHCN Việt Nam.
- Bao gồm hệ thống những QPPL do Nhà nước ban hành, xác
định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng
thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
III. Luật Hình sự
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

Quan hệ pháp luật hình sự


(Là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
Đối tượng
nước và chủ thể thực hiện tội phạm khi chủ thể
điều chỉnh
này thực hiện một hành vi mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm)

Phương pháp quyền uy


(Nhà nước buộc chủ thể phạm tội phải chịu
Phương pháp trách nhiệm hình sự. Các chủ thể bị cưỡng chế
điều chỉnh chịu trách nhiệm hình sự mà không thể đơn
phương thoái thác trách nhiệm hay ủy thác
trách nhiệm cho người khác)
III. Luật Hình sự
3. Các nguyên tắc đặc trưng
- Nguyên tắc pháp chế XHCN: Các chủ thể tham gia vào QHPL
hình sự đều phải tuân thủ một cách bắt buộc và triệt để PL, chỉ tuân
theo PL.
- Nguyên tắc hành vi: Một người chỉ có thể chịu trách nhiệm hình
sự vì những hành vi mà họ đã thực hiện trên thực tế.
- Nguyên tắc có lỗi: Mọi hành vi nguy hiểm được thực hiện chỉ
làm phát sinh trách nhiệm hình sự khi chủ thể thực hiện hành vi có
lỗi.
- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt: Chủ
thể chỉ chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt do chính hành vi và
lỗi của chính chủ thể đó thực hiện.
III. Luật Hình sự
4. Một số chế định cơ bản

Tội phạm
(là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm đến các QHXH mà Luật
Hình sự bảo vệ)
Hình phạt
- Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
- Chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng
- Do luật hình sự quy định (cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung
thân, từ hình…)
III. Luật Hình sự
4. Một số chế định cơ bản
* Tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội: Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện qua: mức
độ thiệt hại mà hành vi đó gây ra; công cụ, thủ đoạn, phương tiện thực hiện hành vi; Đối
tượng mà hành vi hướng tới (trẻ nhỏ, cụ già, phụ nữ…); Nhân thân người thực hiện (họ có
những mối quan hệ tốt hay xấu, bản thân đã từng phạm tội? trình độ học vấn…)
Các - Tính có lỗi: Một hành vi chỉ được coi là tội phạm nếu có lỗi. Lỗi là thái độ chủ quan của
dấu con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý (1 trong
hiệu 4 loại lỗi)
của - Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu
tội được quy định trong BLHS. Có những hành vi dù gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội
phạm nhưng cũng không được coi là tội phạm vì không được quy định trong BLHS (Đây là dấu
hiệu bắt buộc)
- Tính phải chịu hình phạt: Một hành vi trái pháp luật hình sự, vì hành vi đó gây nguy
hiểm cho xã hội nên người thực hiện hành vu ấy buộc phải chịu biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất từ phía Nhà nước đó là hình phạt
III. Luật Hình sự
4. Một số chế định cơ bản
* Tội phạm
- Tội phạm ít nghiêm trọng: Gây nguy hại không lớn cho xã hội và
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù
- Tội phạm nghiêm trọng: Gây nguy hại lớn cho xã hội và mức cao nhất
Phân của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù
loại
tội - Tội phạm rất nghiêm trọng: Gây nguy hại rất lớn cho xã hội và mức
phạm cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình
III. Luật Hình sự
5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

❖ Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người vì bảo vệ quyền


hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của
Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

- Điều kiện 1: Có hành vi tấn công đang


thực tế đe doạ đến lợi ích hợp pháp.
- Điều kiện 2: Hành vi chống trả phải gây ra
thiệt hại cho người có hành vi tấn công.
- Điều kiện 3: Hành vi phòng vệ phải là
hành vi chống trả lại một cách cần thiết.
III. Luật Hình sự
5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

❖ Tình thế cấp thiết: là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt
hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào
khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

- Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế


đe dọa lợi ích hợp pháp.
- Điều kiện 2: Việc gây ra thiệt hại là cách
duy nhất để ngăn chặn thiệt hại khác.
- Điều kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn chặn.
III. Luật Hình sự
6. Nguồn của Luật Hình sự

- Nguồn của Luật Hình sự là các văn bản


QPPL quy định về tội phạm và hình phạt

- Nguồn Luật Hình sự VN:


+ Bộ luật Hình sự (đây là VBPL thể hiện
tương đối đầy đủ và toàn diện các chế định
của Luật Hình sự)
+ Các VBQPPL liên quan (nghị định, thông tư
của cơ quan hành pháp liên quan đến Bộ luật
Hình sự, nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán…)
IV. Luật Tố tụng hình sự
1. Khái niệm

- Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của nước CHXHCN Việt Nam.
- Bao gồm tổng hợp những QPPL điều chỉnh các QHXH phát
sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số
hoạt động thi hành án hình sự.
IV. Luật Tố tụng hình sự
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự


Đối tượng (Là các quan hệ xã hội phát sinh khi các chủ
điều chỉnh thể tố tụng hình sự tham gia vào quy trình giải
quyết vụ án hình sự)
- Phương pháp quyền uy
(Chủ thể tham gia tố tụng bị bắt buộc tuân thủ
một quy trình tố tụng hình sự)
Phương pháp
- Phương pháp chế ước
điều chỉnh
(Các chủ thể là cơ quan NN tham gia tố tụng
có sự kiểm soát, chế ước lẫn nhau)
- Phương pháp phối hợp
IV. Luật Tố tụng hình sự
3. Một số chế định cơ bản

Thủ tục giải quyết vụ án hình sự


(Khởi tố vụ án; Điều tra vụ án; Truy tố; Xét xử sơ
thẩm; Xét xử phúc thẩm…; Thi hành án hình sự)

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,


người có thẩm quyền tiến hành tốt tụng

Người tham gia tố tụng


IV. Luật Tố tụng hình sự
4. Nguồn của Luật Tố tụng hình sự

- Nguồn của Luật Tố tụng hình sự là các


văn bản QPPL quy định về tố tụng hình sự

- Nguồn Luật Tố tụng hình sự VN:


+ Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (đây là VBPL
bao gồm những QPPL, được pháp điển hóa,
mang tính bao quát cao, điều chỉnh từng lĩnh
vực riêng biệt của hoạt động TTHS) => nguồn
cơ bản và chủ yếu.
+ Các VBQPPL dưới luật.
V. Luật Dân sự
1. Khái niệm

- Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
của nước CHXHCN Việt Nam.
- Bao gồm những quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền,
nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ nhân
thân và tài sản hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do
ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm .
V. Luật Dân sự
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
- Quan hệ nhân thân: là những quan hệ phát
Đối tượng sinh từ quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân.
điều chỉnh - Quan hệ tài sản: là những quan hệ xã hội gắn
liền và thông qua một tài sản.
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận
- Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở
Phương pháp sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức.
điều chỉnh - Việc xác lập và giải quyết những quan hệ tài
sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý chí và vì
lợi ích của chính các chủ thể là cá nhân, tổ
chức tham gia vào các quan hệ đó.
V. Luật Dân sự
3. Một số chế định cơ bản
Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
(Lưu ý: Tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi
được thành lập theo quy định của PL; có cơ cấu tổ
chức; có tài sản độc lập với các cá nhân, pháp nhân
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập)
Giao dịch dân sự
(Hợp đồng dân sự hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự)

Thừa kế
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.1. Thừa kế và quyền thừa kế:
- Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người
chết cho những người còn sống.
- Quyền thừa kế là quyền của chủ thể được để
lại tài sản của mình cho người khác sau khi
chết, quyền được hưởng di sản thừa kế của
người chết.
=>Lưu ý: Quyền được hưởng di sản thừa kế
của người kết còn đi kèm nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi
khối di sản thừa kế.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.2. Các nguyên tắc của Luật thừa kế:
- Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của cá
nhân.
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa
kế.
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của người
có di sản và người hưởng di sản.
- Củng cố và giữ vững tình cảm yêu
thương, đoàn kết trong gia đình.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.3. Người để lại thừa kế
- Người để lại thừa kế chỉ có thể là cá
nhân có tài sản.
- Đối với cơ quan, tổ chức bị giải thể, phá
sản thì tài sản được giải quyết theo quy
định pháp luật.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.4. Người thừa kế
- Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc không là cá nhân.
- Nếu người thừa kế không là cá nhân thì phải còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế.
- Nếu người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải còn sống vào
thời điểm mở thừa kế, hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm
mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Người thừa kế là cá nhân: Theo di chúc và theo pháp luật.
- Người thừa kế là cơ quan, tổ chức (pháp nhân): Chỉ theo di chúc.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.4. Người thừa kế
=> Vấn đề từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế:
- Mọi người có quyền từ chối nhận di sản thừa kế của người chết trừ
trường hợp sự từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa
vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối phải được lập thành văn bản và gửi thông báo cho
những người thừa kế khác biết trước khi phân chia di sản.
Ví dụ: A nợ B 100 triệu. Ngày 30/9/2020, A được hưởng 1 phần di
sản thừa kế là 100 triệu từ người thân chết.
=>A từ chối nhận di sản thừa kế là không được vì trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ với B.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.5. Di sản thừa kế
- Di sản là tài sản của người chết để lại.
- Cách xác định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và
phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người
khác.
- Nguyên tắc: Những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản
trước khi chia di sản thừa kế.
Ví dụ: A và B là vợ chồng đã gần 20 năm, tạo lập được khối tài sản
chung là 100 triệu đồng. Nhưng A lại chung sống như vợ chồng với
C được 2 năm và tạo lập được tài sản chung với C là 100 triệu
đồng. Sau đó, A chết. Xác định di sản thừa kế mà A để lại?
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.6. Người không được hưởng di sản (Điều 621 BLDS 2015):
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe
hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di
sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa
kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người
thừa kế đó có quyền hưởng;
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.6. Người không được hưởng di sản (Điều 621 BLDS 2015):
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy
di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản
trái với ý chí của người để lại di sản.

=>Ngoại lệ: Nếu người để lại di sản đã biết được những hành vi đó
nhưng vẫn cho hưởng thì họ được hưởng di sản thừa kế.
=>Phân biệt: Người không có quyền hưởng di sản thừa kế và
người bị truất quyền thừa kế.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.7. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế
- Thời điểm mở thừa kế: Thời điểm người có tài sản chết.
- Địa điểm mở thừa kế: Là nơi cư trú cuối cùng của người chết; nếu
không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế
là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.8. Thừa kế theo pháp luật
➢ Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp
- Có phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Di chúc bị mất, hư hỏng đến mức không thể biết được ý chí của
người để lại di sản
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo
di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.8. Thừa kế theo pháp luật
➢ Nguyên tắc:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối hưởng
thừa kế.
- Trường hợp nếu không có ai trong ba hàng thừa kế thì di sản
thuộc về nhà nước.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.8. Thừa kế theo pháp luật
➢ Hàng thừa kế:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối hưởng
thừa kế.
- Trường hợp nếu không có ai trong ba hàng thừa kế thì di sản
thuộc về nhà nước.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.8. Thừa kế theo pháp luật
➢ Hàng thừa kế:
Hàng thừa kế thứ nhất:
- Đối với con: không phân biệt
con ngoài giá thú hay trong giá
thú.
- Con dâu với cha/mẹ chồng; con
rể với cha/mẹ vợ: không được
hưởng thừa kế.
- Con riêng với bố dượng/ mẹ kế
có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con thì
được thừa kế di sản của nhau, và
còn được thừa kế theo quy định về
hang thừa kế, thừa kế thế vị.
Hàng thừa kế thứ nhất:
- Thực tiễn: có trường hợp nhầm
lẫn giữa yêu cầu chia tài sản chung
với chia thừa kế.
- Ví dụ: A, B, C, M chung sống
trong 1 nhà và cùng tạo lập được 1
khối tài sản chung. Sau một thời
gian A và B là bố mẹ chết. Sau đó,
M là con của AB ly hôn với C là
con dâu (không có con chung). C
viết đơn ra Toà yêu cầu chia tài
sản thì Toà án bác với lý do con
dâu không có quyền yêu cầu chia
tài sản.
Hàng thừa kế thứ nhất:
- Trường hợp vợ chồng đã chia tài
sản khi hôn nhân còn tồn tại mà
sau đó 1 người chết thì người sống
vẫn được thừa kế di sản.
- Vợ chồng chưa được tòa án cho
ly hôn bằng bản án hay quyết định
có hiệu lực: người còn sống vẫn
được thừa kế di sản.
- Kết hôn với người khác sau khi
vợ/ chồng chết: vẫn được thừa kế
di sản.
Hàng thừa kế thứ hai:
Lưu ý trường hợp anh/chị/em ruột:
Ví dụ: A và B là vợ chồng và có 2
con chung là C và D. Tuy nhiên, A
có con riêng là M; B có con riêng
là N.
Trong trường hợp này, xác định
anh/chị/em ruột như sau:
- M và C, D: ruột
- N và C, D: ruột
- M và N: không phải ruột =>
không được hưởng thừa kế của
nhau ở hàng thừa kế thứ hai.
Hàng thừa kế thứ hai:
Lưu ý trường hợp anh/chị/em ruột:
Ví dụ: A và B là vợ chồng và có 2
con chung là C và D. Tuy nhiên, A
có con riêng là M; B có con riêng
là N.
Trong trường hợp này, xác định
anh/chị/em ruột như sau:
- M và C, D: ruột
- N và C, D: ruột
- M và N: không phải ruột =>
không được hưởng thừa kế của
nhau ở hàng thừa kế thứ hai.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.8. Thừa kế theo pháp luật
➢ Thừa kế thế vị:
- Thế vị được hiểu là thay thế vị trí để hưởng thừa kế.
- Điều kiện phát sinh: tối thiểu phải có 03 thế hệ; và mối quan hệ
trực hệ (theo nhánh dọc, chứ không phải là bàng hệ).
- Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu của
người để lại di sản được hưởng phần di sản mà lẽ ra cha hoặc mẹ
cháu được hưởng nếu như còn sống; tương tự nếu cháu cũng chết
trước thì chắt được hưởng.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.8. Thừa kế theo pháp luật
➢ Thừa kế thế vị:
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế
4.9. Thừa kế theo di chúc
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết.
- Thừa kế theo di chúc là thừa kế
theo nội dung của di chúc hợp pháp
được lập từ khi người để lại di sản
còn sống.
- Về nguyên tắc: Nếu di chúc hợp
pháp thì nội dung của di chúc phải
được thi hành theo đúng nguyện
vọng của người để lại di sản.
V. Luật Dân sự
4. Chế định thừa kế

➢ Thừa kế không phụ thuộc vào


nội dung của di chúc:
- Trong trường hợp nếu cha, mẹ, vợ,
chồng, con chưa thành niên; con đã
thành niên mà không có khả năng
lao động nếu không có tên trong di
chúc thì vẫn được hưởng một phần
di sản tối thiểu bằng 2/3 một suất
thừa kế.
(quy định tại Điều 644 BLDS 2015).
VI. Luật Lao động
1. Khái niệm

- Luật Lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của nước CHXHCN Việt Nam.
- Bao gồm tổng hợp những QPPL điều chỉnh các quan hệ lao
động giữa người sử dụng lao động với người lao động và các
quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát
sinh trong quá trình sử dụng lao động.
VI. Luật Lao động
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

- Các quan hệ lao động giữa người sử dụng


Đối tượng lao động với người lao động
điều chỉnh - Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến
quan hệ lao động

- Phương pháp thỏa thuận (xác lập quan hệ


lao động)
Phương pháp - Phương pháp mệnh lệnh (xác định nghĩa
điều chỉnh vụ của người lao động với người sử dụng lao
động)
- Phương pháp tác động thông qua hoạt
động công đoàn
VI. Luật Lao động
3. Một số chế định cơ bản

Hợp đồng lao động (là sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động)
Thỏa ước lao động tập thể (là những quy định nội bộ của
doanh nghiệp gồm những thỏa thuận giữa tập thể người lao động
và người sử dụng lao dộng về những vấn đề có liên quan đến quan
hệ lao động)

Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất


- Kỷ luật lao động là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất,
kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động
- Các hình thức xử lý kỷ luật; Trách nhiệm vật chất.
VII. Luật Tố tụng dân sự
1. Khái niệm

- Luật Tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống
pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.
- Bao gồm những hệ thống các QPPL điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo về
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích
của Nhà nước.
VII. Luật Tố tụng dân sự
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (là những
quan hệ phát sinh giữa Toà án, Viện kiểm sát, đương
Đối tượng sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền
điều chỉnh và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người phiên dịch, người giám định và những người
liên quan khác phát sinh trong tố tụng dân sự)

- Phương pháp định đoạt (các đương sự có quyền


quyết định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
Phương pháp mình khi lợi ích bị xâm phạm thông qua việc tự quyết
định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc)
điều chỉnh
- Phương pháp mệnh lệnh quyền uy (địa vị pháp
lý của Tòa án; Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án =>
khác với các chủ thể khác phải phục tùng)
VII. Luật Tố tụng dân sự
3. Một số chế định cơ bản

Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự (khởi


kiện và thụ lý vụ án dân sự, xét xử sơ thẩm)

Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (chủ


thể kháng cáo, kháng nghị, xét xử phúc thẩm)

Thủ tục xét lại vụ án đã có hiệu lực pháp luật


(giám đốc thẩm, tái thẩm, thụ tục đặc biệt)
BÀI TẬP 1:
Ông A và bà B kết hôn sinh được 3 người con C, D, E. C đã kết hôn và
có hai con là C1 và C2, D đã kết hôn và có hai con là D1 và D2, E đã kết
hôn và có hai con là E1 và E2. C1 có con là K.
Ngày 03/03/2022, ông A và anh D về quê ăn giỗ, do bị tai nạn lao giao
thông, ông A và anh D cùng bị chết trong vụ tai nạn đó. Biết rằng, tài
sản của ông A gồm một sổ tiết kiệm của riêng ông trị giá 450 triệu đồng,
ông A và bà B có chung ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng và 1 sổ tiết kiệm trị
giá 300 triệu đồng. Tiền lo mai táng cho Ông A hết 50 triệu, sau khi ông
A chết có người mang giấy tờ hợp pháp đến chứng minh ông A còn nợ
mình 50 triệu. Ông A chết không để lại di chúc.
Anh (Chị) hãy chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp nói trên?
CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

1 Bước 1: Xác định hàng thừa kế di sản của ông A

- Hàng thừa kế thứ nhất:


Bà B, C, D, E (Vợ; Các con; Bố, Mẹ của người chết (nếu có) của
người chết).
- Hàng thừa kế thứ hai:
C1, C2, D1, D2, E1, E2 (Các cháu ruột; Anh chị em ruột; ông bà
Nội, ngoại (nếu có) của người chết).
- Hàng thừa kế thứ ba:
K (các chắt ruột của người chết; Cụ nội, cụ ngoại; Bác, cô, dì, cậu
ruột (nếu có) của người chết).
CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

2 Bước 2: Xác định Di sản thừa kế

Di sản thừa kế = Tài sản riêng + ½ Tài sản chung vợ chồng + 1


phần tài sản chung với người khác (nếu có) - Nghĩa vụ ma chay,
trả nợ…

=> Trong tình huống trên:


Di sản thừa kế của ông A:
= 450 triệu + ((300 triệu đồng + 1 tỷ đồng) /2) – 50 triệu – 50 triệu
= 1 tỷ đồng
CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

3 Bước 3: Xác định một suất thừa kế theo pháp luật

1 suất thừa kế theo pháp luật = Di sản thừa kế / tổng số người hàng
thừa kế thứ nhất (không phân biệt người đã chết hay còn sống)

=> Trong tình huống trên:


1 suất thừa kế theo pháp luật của Ông A:
= 1 tỷ / 4 người = 250 triệu
CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

4 Bước 4: Chia di sản thừa kế

- Căn cứ chia:
+ Chia thừa kế theo di chúc?
+ Hay thừa kế theo pháp luật?
- Xác định những người được hưởng ít nhất = 2/3 suất thừa kế theo
pháp luật (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc)
=> Chia thừa kế cho người được hưởng ít nhất = 2/3 suất thừa kế;
di sản còn lại chia thừa kế theo di chúc.
- Xác định thừa kế thế vị (nếu có).
CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

4 Bước 4: Chia di sản thừa kế

=>Trong trường hợp trên:


- Vì Ông A chết không để lại di chúc nên tài sản của ông A được
chia theo pháp luật (chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất):
Theo đó, bà B = C = D = E = 1 tỷ / 4 = 250 triệu

- Vì Anh D chết cùng thời điểm với ông A nên phần tài sản của
anh D được chia đều cho 2 con là D1 và D2 theo thừa kế thế vị:
Theo đó, D1 = D2 = 250 triệu / 2 = 125 triệu
CÁCH LÀM BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

5 Bước 5: Kết luận

- Bà B, C, E được nhận mỗi người 250 triệu.


- D1, D1 được nhận mỗi người 125 triệu.
- D, C1, C2, E1, E2 không được nhận tài sản.
BÀI TẬP 2:
Ông A và bà B kết hôn sinh được 3 người con C, D, E. C đã kết hôn và
có hai con là C1 và C2; D đã kết hôn và có hai con là D1 và D2; E đang
học lớp 12; C1 có con là K.
Ngày 03/03/2012, ông A và anh D về quê ăn giỗ, do bị tai nạn lao giao
thông, ông A và anh D cùng bị chết trong vụ tai nạn đó. Trước khi chết
ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C và D.
Biết rằng, tài sản của ông A gồm một sổ tiết kiệm của riêng ông trị giá
450 triệu đồng, ông A và bà B có chung ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng và 1
sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu đồng. Tiền lo mai táng cho Ông A hết 50
triệu, sau khi ông A chết, có người mang giấy tờ hợp pháp đến chứng
minh Ông A còn nợ mình 50 triệu.
Hỏi: Di sản của ông A sẽ được chia cho ai và cụ thể họ được nhận bao
nhiêu tiền?
BÀI TẬP 3:
Năm 1989, ông A và bà B kết hôn với nhau. Họ có hai người con là C
(sinh 1994) và D (sinh 2007). Tài sản của chung của A và B gồm có:
Một căn nhà mang tên 2 vợ chồng (có giá 1,2 tỉ đồng) và một mảnh đất
do bố ông A cho ông A năm 1987 (mảnh đất này do ông A đứng tên có
giá trị là 900 triệu đồng), một sổ tiết kiệm mang tên ông A được mở năm
2020, trong tài khoản có 300 triệu đồng.
a. Năm 2022, ông A bị tòa án tuyên bố đã chết và không để lại di chúc.
Hãy chia di sản của ông A.
b. Giả sử trước đó ông A để lại di chúc cho ¾ tài sản của mình cho cháu
nội là K (con của C) và ¼ tài sản cho Chùa TS làm từ thiện. D cho rằng
mình là con dù không có tên vẫn được hưởng thừa kế. Bố mẹ K thì bảo
ông A cho ai thì người đó hưởng. Hãy giải quyết tranh chấp trên.
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Nêu các quyền con người và quyền công dân được công nhận tại
Việt Nam hiện nay.
2. Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức.
3. Thế nào là vi phạm hành chính? Phân tích nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính.
4. Tại sao nói vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm nhất cho
xã hội?
5. Phân biệt hình thức phạt tiền trong xử phạt VPHC và phạt tiền trong
xử lý hình sự.
6. Hợp đồng lao động là gì? Có gì khác biệt so với các loại hợp đồng
khác?
7. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc.
THANK YOU
courses.uit.edu.vn
sonnv@uit.edu.vn
“Hãy để công lý được
thực hiện cho dù bầu trời
có sụp đổ”
John Adam (Mỹ)

You might also like