You are on page 1of 6

Chương 1 Ngành Luật Hành chính Việt Nam

I. Khái niệm QLNN

-QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ hoạt động của BMNN gồm LP,HP,TP nhằm thực hiện các chức
năng,nhiệm vụ của nhà nước.

-QLNN theo nghĩa hẹp(còn gọi là quản lý hành chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước hay
hoạt động hành pháp)là các hoạt động nhằm tổ chức thực hiện pháp luật và chỉ đạo,điều hành việc
thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của lĩnh vực sống xã hội.

+Là hoạt động vừa mang tính chấp hành,vừa mang tính điều hành

+Là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo cao

+Thể hiện ở chỗ:

 Chủ thể quản lý hành chính được đưa ra các quy định đặc thù áp dụng cho các đối tượng đặc
thù.Vd:Luật ko nên quá chi tiết,cụ thể,chỉ nên đưa dạng khung vì chi tiết quá ở dưới khó sáng
tạo, làm theo cách riêng.Vd: dịch bệnh ở từng địa phương có cách khác nhau.
 Chủ thể QL có quyền lựa chọn 1trong nhiều giải pháp được PL quy định sao cho áp dụng phù
hợp với đối tượng ( hẹp hơn ý ởt rên)
 Chính phủ được ban hành nghị định không nhằm quy định chi tiết bất kì văn bản luật hay pháp
lệnh nào mà nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đã phát sinh nhưng chưa được luật hay pháp
lệnh điều chỉnh. Nghị định 1:Nghị định quy định chi tiết,cụ thể luật (vb con ra đời từ luật). Cái
này ra đời để giải thích rõ luật hơn. Nghị định loại 2: Nghị định tiên phát(sinh ra khi chưa có
luật,pháp lệnh về vấn đề đó.Với quyền này CP được xem là cơ quan lập pháp ủy quyền.Trong
hoàn cảnh này nghị định tiên phát được xem như là 1 vb luật về giá trị điều chỉnh.Nghị định này
chỉ áp dụng 1 thời gian vì lúc này chưa ban hành được luật.Khi ổn định thì pháp điển hóa nghị
định lên thành luật

+Là hoạt động được đảm bảo về mặt nhân lực và cơ sở vật chất

• Để quản lý điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội,chủ thể QL phải được trang bị về mặt con người
và cơ sở vật chất,được chủ động sử dụng nguồn lực trong những trường hợp cần thiết

• QL hành chính là hoạt động tổ chức trực tiếp có tính chuyên môn về ngành,lĩnh vực cho nên không
thể thiếu lực lượng nhân sự có chuyên môn cao và trang thiết bị cơ sở vật chất

VD:để phòng chống dịch thì UBND cần nhân lực(bác sĩ,tnv)

 Những đặc trưng của hoạt động HC NN làm nên sự khác biệt đặc sắc của quản lý HC NN so với
các hoạt động QLNN khác.Chẳng hạn Quốc hội và hệ thống tư pháp không có đặc trưng chấp
hành điều hành,chủ động,sáng tạo cao hay được đảm bảo về nhân lực và cơ sở vật chất(QH là
cơ quan hoạt động theo kì họp, Tòa án là cơ quan xét xử độc lập và tuân theo PL)
II. Bản chất, cơ cấu, tiền đề của QLNN
I. Bản chất

Bản chất của QLNN thể hiện tập trung ở tính chất chấp hành và điều hành trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước,chủ yếu là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
II. Cơ cấu QLNN

-Chủ thể quản lý

-Đối tượng quản lý

- Mục tiêu quản lý

III. Tiền đề QLNN là mối quan hệ quyền lực- phục tùng giữa chủ thể QL

và đối tượng QL.

III. Đặc điểm của QLNN

-Thứ nhất, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành-điều hành,được tiến hành để thực hiện
các chức năng đối nội,đối ngoại của nhà nước.

-Thứ hai,quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện là chủ yếu.

-Thứ ba,quản lý nhà nước là hoạt động có tính thường xuyên,liên tục, chủ động,sáng tạo và linh hoạt
nhất định.

-Thứ tư,quản lý nhà nước được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp quản lý đa dạng và bằng
các thủ tục hành chính.

IV. QLNN và LHC

-QLNN là lĩnh vực do LHC điều chỉnh, nói cách khác QLNN là nội dung của LHC vì LHC quy định về:

+Nguyên tắc QLNN

+Các hình thức và phương pháp quản lý nhà nước

+Quy chế pháp lý của các chủ thể LHC gồm cơ quan HCNN,cá nhân,tổ chức,cán bộ,công chức,viên
chức,các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế

+Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc ban hành quyết định quản lý

+Thủ tục hành chính

+Cưỡng chế hành chính

+Kiểm tra,thanh tra trong QLNN

+Nội dung quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể về kinh tế xã hội an ninh-quốc phòng,đối nội,đối
ngoại.

V. Đối tượng điều chỉnh của LHC Việt Nam

-Nhóm 1: Những quan hệ phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện
chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của mình.Nhóm đối tượng cơ bản và quan trọng nhất của LHC vì QHXH
thuộc nhóm1là QHXH trụ cột tạo nên ngành LHC

-Nhóm 2: Những quan hệ phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước,các tổ
chức chính trị,xã hội.
-Nhóm 3: Những quan hệ phát sinh khi Kiểm toán nhà nước,HĐND, TAND,VKSND thực hiên một số hoạt
động QLNN nhất định.

-Nhóm 4 :Những quan hệ phát sinh khi các tổ chức,cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện một số
hoạt động QLNN nhất định.

VI. Phương pháp điều chỉnh của LHC


1. Phương pháp mệnh lệnh- phục tùng

-Chủ thể quản lý có quyền ban hành quyết định mang tính đơn phương có hiệu lực bắt buộc

-Đối tượng quản lý có quyền đưa ra yêu cầu,kiến nghị,còn chủ thể quản lý là người xem xét,quyết định.
Các bên đều có nhiệm vụ,quyền hạn nhất định nhưng việc phối hợp thực hiện phải theo thứ bậc hành
chính,phân công, phân cấp,phân quyền.

2. Phương pháp thỏa thuận

-Phát sinh khi cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức,cá nhân ký kết hợp đồng hành chính(Việt
Nam chưa có khái niệm này nhưng thực tế có Hợp đồng làm việc giữa đơn vị sự nghiệp công lập với viên
chức là một loại HĐHC)

VII. Định nghĩa LHC

-LHC là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam,gồm hệ thống các quy phạm pháp luật được
Nhà nước ban hành để điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu đối với các quan hệ xã hội
phát sinh trong QLNN.

VIII. VAI TRÒ CỦA LHC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC

-Quy phạm pháp luật hành chính(nhất là quy phạm thủ tục)đóng vai trò là điều kiện bảo đảm thực hiện
nhiều quy phạm thuộc các ngành luật khác.

Ví dụ

•Quy định của Luật Hiến pháp được LHC cụ thể hóa. Nhiều quyền và nghĩa vụ trong quan hệ LDS hình
thành từ quy định của LHC.

•LHC quy định thủ tục đăng ký doanh nghiệp,cấp giấy phép kinh doanh ...,cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất,v.v ...

CHƯƠNG 3: NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, QUY PHẠM PHÁP LUẬT
HÀNH CHÍNH, QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Nguồn của Luật Hành chính
1. Khái niệm nguồn của LHC VN

-Nguồn của pháp luật là nơi tìm thấy quy tắc chung về hành vi (hay quy tắc xử sự chung) của chủ thể
pháp luật.
-Nguồn của LHC VN chỉ gồm các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hành chính tức các quy tắc xử sự
chung điều chỉnh quan hệ QLNN. Nguồn LHC có thể là toàn bộ văn bản(Luật CB,CC 2008,Luật viên chức
2010,Luật XLVPHC 2012,...)hoặc một phần của văn bản (ví dụ:một số điều trong Luật Thương mại 2005)

2. Đặc điểm

-Chứa đựng QPPL điều chỉnh quan hệ QLNN (tức QPPLHC);

-Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

-Số lượng nhiều và do nhiều chủ thể ban hành, vì quan hệ QLNN rất đa dạng (Luật,PL,NĐ,QĐ của TTg
CP,Thông tư(Bộ trưởng),Nghị quyết(HĐND), Quyết định(UBND), khác với nguồn của Luật HS, Luật DS,
Luật LĐ ... là một bộ luật.

*Nguồn của Luật hành chính Việt Nam là:

-Án lệ (LHCVN không có nguồn là án lệ, án lệ sẽ chỉ có trong pháp luật TTHS,TTDS, TTHC(Nghị quyết 49-
NQ/TW ngày 02/6/205 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chủ trương:"... phát triển án
lệ ..”;10 năm sau,HĐTP TATC ban hành Nghị quyết Số:03/2015/NQ-HĐTP quy định về quy trình lựa
chọn,công bố và áp dụng án lệ)

-Tập quán pháp: không có

-Văn bản quy phạm pháp luật: là nguồn duy nhất cho đến nay.

- Các loại nguồn: 3 nhóm

+Văn bản QPPL do CQNN ban hành: vb do Quốc hội ban hành

+Văn bản QPPL do cá nhân ban hành: lưu ý quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao để điều chỉnh
quan hệ quản lý, còn xét xử ko phải.

+Văn bản QPPL liên tịch

*Văn bản QPPL không phải chỉ do mỗi CQNN ban hành mà còn có nhiều cơ quan khác

*Luật xử lí vi phạm hành chính chỉ quy định chung. Còn nghị định mới là văn bản quy định cụ thể
trong từng lĩnh vực cụ thể

II. Quy phạm pháp luật HC


1. Khái niệm

QPPLHC là quy tắc xử sự chung, được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong QLNN và được NN bảo đảm thực hiện.

2. Đặc điểm
a. Đặc điểm chung

-Là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành thể hiện ý chí của nhà nước

-Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền của nhà nước ( cơ quan nhà nước không ban hành từng
điều cụ thể mà ban hành vb có chứa các quy phạm)
-Được ban hành thủ tục luật định ( toàn bộ thủ tục, trình tự ban hành vb từ Luật, nghị quyết, thông tư..
được quy định trong Luật vb quy phạm pháp luật chứ ko phải ban hành trong nghị định thông tư
( hướng dẫn) mà gọi nó là pháp luật quy định )

-Được NN đảm bảo thực hiện

b) Đặc điểm riêng

-Quy phạm pháp luật HC chỉ điều chỉnh các quan hệ QLNN ( đặc điểm nổi bật phân biệt quy phạm pháp
luật HC với quy phạm pháp luật của các ngành luật khác)

*Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính

-Giả định: nêu lên phạm vi tác động của QPPL bao gồm hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc
sống và chủ thể nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của QPPL đó? Giả định
trả lời cho câu hỏi: Ai, chủ thể nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?

-Quy định: nêu ra cách xử sự mà chủ thể khi ở vào hoàn cảnh đk đã được nêu trong phần giả định được
phép hoặc buộc phải thuộc phải thực hiện. Quy định trả lời cho câu hỏi được làm gì, không được làm gì,
làm như thế nào?

-Chế tài: nêu lên những biện pháp tác động mà NN dự kiện sẽ áp dụng đối với những chủ thể không thực
hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ mệnh lệnh của NN đã nêu ở trê. Chế tài trả lời cho câu
hỏi: phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi nào

- Ko phải quy định nào của QPPL HC cũng có đầy đủ 3 bộ phận này

-Quy phạm pháp luật HC rất đa dạng do nhiều chủ thể ban hành, có số lượng lớn

*Phân loại QPPLHC

- Căn cứ vào hiệu lực thi hành

+ QPPLHC có hiệu lực ở trung ương: do cơ quan NN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan NN ở
trung ương ban hành

+QPPLHC có hiệu lực ở địa phương: do địa phương hay trung ương ban hành điều chỉnh vấn đề ở địa
phương

-Căn cứ vào chủ thể ban hành

+QPPLHC do cơ quan quyền lực NN ban hành

+QPPLHC do cơ quan hành chính NN hay người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính NN ban hành

+QPPLHC do Chủ tịch nước ban hành

+QPPLHC do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+QPPLHC chưa đựng trong các VBQPPL khác, VBQPPL liên tịch

Chương 17: KHÁI QUÁT VỀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

I. Khái niệm, đặc điểm cưỡng chế hành chính


1. Khái niệm

Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do LHC quy định, có nội dung hạn chế quyền của các cá
nhấn, tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích phòng ngừa,
ngăn chặn hoặc xử lý những hành vi trái pháp luật bảo đảm trật tự và kỷ luật trong QLNN.”

2. Đặc điểm

-Do các QPPL hành chính quy định

-Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp
dụng

-Có thể áp dụng ngay cả khi không có vi phạm xảy ra ( ngăn chặn, phòng ngừa hậu quả có thể xảy ra
trong tương lai)

-Được áp dụng chủ yếu theo thủ tục hành chính

II. Phân loại các biện pháp cưỡng chế hành chính

Căn cứ vào mục đích áp dụng, chia thành 4 nhóm

1. Các biện pháp trách nhiệm hành chính


2. Các biện pháp xử lý hành chính đặc biệt
3. Các biện pháp ngăn chặn hành chính
4. Các biện pháp phòng ngừa hành chính

You might also like