You are on page 1of 17

BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QLNN

1. Bản chất QLNN


Bản chất của QLNN thể hiện tập trung ở tính chất chấp hành và điều hành trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước (chủ yếu là hoạt động của các CQHCNN)

Các khái niệm quản lý nhà nước, hành chính nhà nước, chấp hành- điều
hành là đồng nghĩa.

Nhận định sai.

Hành chính NN, chấp hành- điều hành NN là đồng nghĩa vì tính chấp hành-điều hành là
bản chất của hoạt động HCNN, là nghĩa hẹp của hoạt động QLNN.

QLNN có thể hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động của NN nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của NN, bao trùm cả lập tư hành pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ thuộc
lĩnh vực hành pháp.

Ba khái niệm này không thể đồng nghĩa, thay thế cho nhau.

2. Đặc điểm QLNN


Thứ nhất, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành - điều hành, được tiến
hành để thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.

Thứ hai, quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện là chủ yếu

“Chủ yếu” có nghĩa không phải là duy nhất, vậy còn cơ quan nào thực hiện hành chính
Nhà nước: còn có những Cơ quan Nhà nước khác, những tổ chức, cá nhân được trao
quyền tham gia quản lý Nhà nước nhưng không thường xuyên, vì đó không phải là chức
năng mà chỉ được trao quyền.

Thứ ba, quản lý nhà nước là hoạt động có tính thường xuyên, liên tục, chủ động, sáng tạo
và linh hoạt nhất định.

Tại sao cần tính chủ động sáng tạo?


 Thứ nhất, xuất phát từ bản chất QLHC mang tính chấp hành, điều hành nhà nước:
chấp hành là phục tùng tuân thủ, điều hành là đối diện với các tình huống cụ thể và
tổ chức chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của đối tượng quản lý => vì vậy, đối diện
với các tình huống xảy ra trong cuộc sống mà pháp luật chỉ có tính khái quát, quy
định chung, không thể bao trọn hết mọi khía cạnh, nên phải có sự ứng phó phù
hợp, linh hoạt với tình hình => từ bản chất đã in hằn sự chủ động, sáng tạo

 Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu của khách thể quản lý: khách thể quản lý là người
tiếp nhận sự tiếp động có chủ đích của người nào đó nhằm hướng đến cái gì đó

VD: CSGT phạt vượt đèn đỏ (KTQL là trật tự qlnn – cái nn bảo vệ và hướng tới)

BIỂU HIỆN

 Chủ thể quản lý có thể đưa ra những quy định riêng áp dụng cho các đối
tượng đặc thù. VD: F0 trước đây bắt buộc đi trại cách ly, những hiện giờ dân đã
được tiêm phòng, xã hội quá nhiều F0 thì sẽ có những biện pháp khác như F0 nhẹ
thì cách ly ở nhà, nặng thì đi điều trị ở bệnh viện

 CTQL có thể lựa chọn một trong nhiều giải pháp để áp dụng cho những
trường hợp cụ thể (khi 1 tình huống cụ thể xảy ra, có thể có nhiều giải quyết khác
nhau, có nhiều lựa chọn để giải quyết tình huống đó).

 Hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (lập
quy là ban hành những văn bản QPPL dưới luật)

LƯU Ý: Chủ động, sáng tạo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật

Thứ tư, quản lý nhà nước được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp quản lý đa
dạng và bằng các thủ tục hành chính.

Cơ quan HCNN không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động QLNN.

Nhận định đúng.


Cơ quan HCNN là chủ thể quan trọng, không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động
QLNN, ngoài ra còn có các chủ thể khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phục vụ
cho hoạt động QLNN.

Ví dụ: Quốc hội, HĐND, Cơ quan Kiểm toán NN, Tòa án, VKS

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH


1. Khái niệm
Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong QLHCNN được quy phạm
pháp luật hành chính điều chỉnh.

2. Đặc điểm
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHPLHC mang tính chấp hành và điều hành.

2. Một bên chủ thể bắt buộc là chủ thể mang quyền lực nhà nước.

3. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do sáng kiến, yêu cầu, hành vi của bất
cứ bên nào mà sự đồng ý của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc.

4. Những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong QHPLHC được giải quyết theo thủ tục
hành chính hoặc/ và thủ tục tố tụng hành chính.

Chủ yếu theo thủ tục HC, hình thức chủ yếu là khiếu nại hành chính. Vẫn có trường hợp
tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng tư pháp tại tòa thông qua khởi kiện vụ án hành
chính.

5. Trách nhiệm hành chính phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính là trách nhiệm
trước nhà nước.

3. Một số QHPLHC
1. Các QHXH phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức
năng QLNN

 Chủ thể của quan hệ quản lý luôn có sự hiện diện của CQHCNN hoặc người có
thẩm quyền CQHCNN
 Được thiết lập trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
CQHCNN trong quá trình thực hiện các hoạt động QLNN trong các lĩnh vực
 Về chủ thể tham gia quan hệ
 Giữa các CQHCNN với nhau:

- Cấp trên với cấp dưới (CP-UBND)

- Có thẩm quyền riêng cấp trên với có thẩm quyền chung cấp dưới (Bộ-
UBND)

- Có thẩm quyền chung với có thẩm quyền riêng cùng cấp (UBND- Sở)

- Có thẩm quyền riêng cùng cấp với nhau

- Quản lý cấp trên với quản lý cấp dưới theo ngành dọc (Tổng cục thuế- Cục
thuế tỉnh)

 Giữa CQHCNN với cá nhân, tổ chức

- CQHCNN với cá nhân (là công dân VN, người nước ngoài, người không
quốc tịch cư trú tại VN)

- CQHCNN với các tổ chức CT-XH

- CQHCNN với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp

- CQHC với đơn vị cơ sở trực thuộc

2. Quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các CQNN và các tổ
chức phục vụ cơ quan nhà nước, tổ chưc chính trị, tổ chức CT-XH

3. Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán nhà nước, HĐND các
cấp, Tòa, Viện các cấp thực hiện quản lý nhà nước

4. Quan hệ xã hội phát sinh khi các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện
quản lý trong một số lĩnh vực nhất định
Quan hệ giữa Chủ tịch UBND cấp tỉnh với công chức dưới quyền luôn nằm trong
phạm vi điều chỉnh của LHC.

Nhận định sai.

Trong khuôn khổ công vụ, quan hệ giữa Chủ tịch UBND cấp tỉnh với công chức dưới
quyền thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC. Ngoài khuôn khổ công vụ thì LHC có thể
không điều chỉnh quan hệ này (quan hệ gia đình, quan hệ dân sự

Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh Cà Mau được điều
chỉnh bởi Luật Hành chính.

Nhận định sai

Vì đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành – điều
hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của NN. Mà Ban Nội chính Trung
ương là một ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Ban Nội chính tỉnh Cà
Mau là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính Đảng tại tỉnh Cà Mau. Mối
quan hệ giữa hai cơ quan này đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC, chỉ là có
yếu tố hành chính tư.

Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ trở thành chủ thể quản lý hành
chính nhà nước.

Nhận định sai

Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ tham gia vào quan hệ PL hành chính.
Tuy nhiên, họ không phải là chủ thể quản lý HCNN, không mang quyền lực nhà nước
cũng như thẩm quyền.

Các bên trong quan hệ quản lý luôn có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức.

Nhận định sai

Tại vì, trong các quan hệ QL, có những quan hệ có sự ràng buộc giữa các bên (cấp trên-
cấp dưới, Trung ương-địa phương). Tuy nhiên vẫn có những quan hệ thuộc khuôn khổ
công vụ nhưng không có sự ràng buộc về tổ chức (công an xử phạt dân khi vi phạm
ATGT)

Luật Hành chính không điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của các CQNN

Nhận định sai

Bởi, đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội mang tính chấp hành – điều
hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của NN trong đó có trường hợp:
những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành- điều hành phát sinh trong hoạt động xây
dựng, tổ chức công tác nội bộ của các CQNN khác (ví dụ: Tòa,VKS,..)

Chủ thể QHPLHC luôn là chủ thể LHC.

Nhận định đúng

Chủ thể QHPLHC là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào
QHPLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính

Các chủ thể cụ thể của Luật hành chính bao gồm:

- Các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước);

- Các tổ chức, bao gồm tổ chức nhà nước (tổ chức hành chính và tổ chức sự nghiệp,
doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức dịch vụ công, ...);

- Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

- Cá nhân

Các bên tham gia QHPLHC không thể đều là công dân.

Nhận định đúng, “không thể đều là cá nhân” là vế sai.

Để tham gia QHPLHC, cần có 1 bên là chủ thể bắt buộc (như CQHCNN, CQNN khác; cá
nhân, tổ chức được trao quyền quản lí hành chính nhà nước), 1 bên là chủ thể thông
thường (cá nhân là công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch; cơ quan, tổ chức
xã hội, đơn vị kinh tế,…)
QPPLHC là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ PLHC.

Nhận định sai

Để phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPLHC cần có đủ 3 điều kiện sau:

- Có QPPLHC tương ứng điều chỉnh


- Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Sự kiện pháp lý hành chính

Trong đó, sự kiện pháp lý hành chính là cơ sở thực tế, cụ thể, trực tiếp làm phát sinh thay
đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, còn QPPLHC là cơ sở pháp lý.

QHPLHC không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia quan hệ

Nhận định sai

Vì LHC hướng đến lợi ích công

Có thể phát sinh QHPLHC từ cả 2 phía, bên chủ thể bắt buộc hoặc chủ thể thông thường
mà không cần sự đồng ý từ bên còn lại

UBND quận quyết định thu hồi đất của doanh nghiệp; Doanh nghiệp vẫn có thể khiếu nại
nếu thấy chưa thỏa đáng về quyết định của UBND

KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH


1. Khái niệm
Nguồn của LHCVN là những hình thức có chứa đựng QTXS trong quản lý hành chính
nhà nước.

2. Các loại nguồn của LHC


- Nguồn cơ bản, chủ đạo là: Các VBQPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ
tục luật định có chứa QPPLHC

- Căn cứ vào CQ ban hành, nguồn của LHC là VBQPPL bao gồm:
+ VB do CQQLNN ban hành

+ VB do CTN ban hành

+ VB do CP, TT ban hành

+ VB do Bộ trưởng, TTCQNB; HĐTPTANDTC, CATANDTC, VTVKSNDTC;


TKTNN; do nhiều CQNN hoặc cùng với các CQ của TCCT-XH ban hành (vb liên tịch);
do chính quyền địa phương ban hành

- Nguồn khác: được xem là nguồn không phổ biến, chỉ áp dụng trong một số trường hợp
và phải được chỉ dẫn từ văn bản QPPL (án lệ hành chính, điều ước quốc tế VN ký kết
hoặc tham gia, tập quán)

CQNN ở địa phương không có quyền ban hành VB QPPLHC.

Nhận định sai.

CQNN ở địa phương vẫn có quyền ban hành VB QPPLHC, được quy định trong Luật
Ban hành VBQPPL 2015 (sửa đổi, bổ sung 2020). Các VBQPPLHC do cơ quan nhà
nước địa phương ban hành có hiệu lực theo phạm vi lãnh thổ mà cơ quan nhà nước đó có
thẩm quyền.

Chỉ thị của UBND các cấp không thể là nguồn của LHC.

Nhận định đúng.

Căn cứ chủ thể ban hành, nguồn của LHC bao gồm:

- Hiến pháp
- Luật
- Nghị quyết của Quốc hội
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Nghị định của Chính phủ; Nghị định của UBTVQH
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
- Các VBQPPL của cơ quan hành chính nhà nước:
 Quyết định của TTCP
 Chỉ thị của TTCP có chứa đựng QPPL hành chính
 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ
 Quyết định của UBND các cấp
 Văn bản QPPL liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, quyết định, chỉ thị có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó

Nguồn của LHC không bao gồm quyết định do Bộ trưởng ban hành.

Nhận định đúng.

Bộ trưởng có thể ban hành Thông tư, được xem là nguồn của LHC. Các quyết định do Bộ
trưởng ban hành chỉ mang tính cá biệt, không thể xem là nguồn của LHC.

Chỉ VB QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành mới là nguồn của
LHC.

Nhận định sai.

Ngoài các văn bản QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước ban hành, một số văn bản
khác như Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của UBTVQH hay Nghị
quyết của HĐND các cấp vẫn được xem là nguồn của LHC.

Quyết định do UBND các cấp ban hành có thể không là nguồn của LHC.

Nhận định sai

Các quyết định do UBND các cấp có thể là quyết định quy phạm (chứa các quy tắc xử sự
bắt buộc chung), hoặc quyết định cá biệt (ví dụ: quyết định thu hồi đất)

Chỉ các quyết định chứa QPPLHC mới được xem là nguồn của LHC.

Kết quả của áp dụng QPPLHC có thể là văn bản QPPLHC.


Nhận định sai.

Kết quả của việc áp dụng QPPLHC phải là văn bản áp dụng pháp luật hành chính, là văn
bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực NN do cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức xã
hội được NN trao quyền ban hành trên cơ sở áp dụng các QPPL HC đối với những quan
hệ cụ thể, cá biệt nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan, tổ chức
nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể VP PLHC.
Quốc hội không ban hành văn bản QPPL hành chính.

Nhận định sai.

Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ
thể quản lí hành chính nhà nước.

Ví dụ: Luật Viên chức, Luật xử lí vi phạm hành chính

Việc ban hành pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội không đủ đáp ứng
yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước một cách năng động và kịp
thời. Mặt khác, do không có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một
cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn quản lí của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Vì
vậy, các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành, còn QH vẫn ban
hành được VBQPPLHC nhưng thiếu tính năng động.

Các CQNN cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản QPPL HC.

Nhận định sai

Vì chủ thể cấp tỉnh có quyền ban hành VB QPPL HC chỉ có HĐND (Thuộc hệ thống cơ
quan quản lí nhà nước), Chánh án (Thông tư) và Hội đồng thẩm phán (Nghị quyết) thuộc
Tòa án Nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng VKSND ban hành văn bản QPPLHC.
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Cán bộ, công chức, viên chức
CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC
Khái niệm Khoản 1 Điều 4 Luật CBCC Khoản 2 Điều 4 Luật Điều 2 Luật Viên chức 2010
2008 (2019) CBCC 2008 (2019) (2019)
Đặc điểm - Là công dân Việt Nam - Là công dân Việt Nam - Là công dân Việt Nam
- Được bầu cử, phê chuẩn, - Được tuyển dụng vào - Được tuyển dụng, bổ
bổ nhiệm giữ chức vụ, chức biên chế, bổ nhiệm vào nhiệm vào một chức danh
danh theo nhiệm kỳ ngạch, chức vụ, chức danh nghề nghiêp, được xếp hạng
- Làm việc theo nhiệm kì nghề nghiệp tương ứng với chức danh nghề nghiệp
(hưởng lương theo chức vụ, vị trí việc làm, gắn liền với - Làm việc trong ĐVSNCL
không xếp theo 1 ngạch trình độ chuyên môn của nhà nước, tổ chức chính
nhất định, không hoạt động nghiệp vụ trị, tổ chức chính trị-xã hội
theo chuyên môn nghiệp vụ  Thi tuyển (phổ - Hoạt động nghề nghiệp,
mà hoạt động mang tính biến, cơ bản) gắn với vị trí việc làm
chính trị, mang tính QLNN)  Xét tuyển - Chế độ làm việc sau khi
- Làm việc trong các cơ được tuyển dụng là chế độ
- Làm việc thường xuyên
quan ĐCSVN, CQNN, tổ làm việc theo hợp đồng
theo chuyên môn nghiệp
chức CT-XH - Hưởng lương từ quỹ lương
vụ
- Làm việc cấp huyện trở của ĐVSNCL
- Làm việc trong các cơ
lên
quan ĐCSVN, CQNN, tổ
- Trong biên chế và hưởng
chức CT-XHM, QDND,
lương từ ngân sách nhà
CAND
nước
- Làm việc cấp huyện trở
lên
- Trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà
nước

Quyền Mục 2 Chương II Luật CBCC 2008 (2019) Mục 1 Chương II Luật Viên
chức 2010 (2019)
Nghĩa vụ Mục 1 Chương II Luật CBCC 2008 (2019) (nghĩa vụ) Mục 2 Chương II Luật Viên
Mục 3 Chương II Luật CBCC 2008 (2019) (những việc chức 2010 (2019)
không được làm)

2. Cán bộ cấp xã, công chức cấp xã


CÁN BỘ CẤP XÃ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Khái niệm Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC 2008 (2019)
Các chức danh Khoản 2 Điều 61 Luật CBCC 2008 Khoản 3 Điều 61 Luật CBCC 2008
(2019) (2019)

LƯU Ý

CBCC cấp xã bao gồm cả CBCC được luân chuyển, biệt phái, điều động về cấp xã

CC cấp xã do cấp huyện quản lý

Là những khái niệm độc lập với khái niệm cán bộ, công chức

KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC


1. Khái niệm
Trách nhiệm kỷ luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với những CB, CC, VC thực hiện hành
vi VPPL mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật.

2. Đặc điểm
a. Cơ sở TNKL: vi phạm kỷ luật và những VPPL khác mà theo quy định phải bị xử lý kỷ
luật

K1D6 ND112/2020/NĐ-CP

b. Đối tượng áp dụng TNKL: cán bộ, công chức, viên chức

c. Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và CB, CC, VC bị kỷ luật có quan hệ
trực thuộc về mặt tổ chức (TNKL có tính chất nội bộ)
d. TNKL có thể áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm hình sự, hành chính, vật chất

e. Thủ tục truy cứu TNKL: thủ tục hành chính

f. Kết quả việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật là quyết định kỷ luật của người có thẩm
quyền

g. TNKL để lại “án tích”

? TNKL có đặt ra với CB CC VC đã nghỉ việc, nghỉ hưu không.

K5 Điều 84 Luật CBCC

K2 Điều 1 ND112/2020/NĐ-CP

3. Các hình thức XLKL


ND112

LƯU Ý: khoản 3 Điều 78 Luật CBCC; Điều 53 Luật VC

4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật


Điều 2 ND112/2020/NĐ-CP

• Mỗi HVVP chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.

• Trong cùng một thời điểm xem xét XLKL, nếu CB, CC, VC có từ 02 HVVP trở lên thì
bị XLKL về từng HVVP và áp dụng HTKL nặng hơn một mức so với HTKL áp dụng đối
với HVVP nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi
việc.

• Không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ
luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

• Trong thời gian đang thi hành QĐKL lại tiếp tục VPPL thì:

✓ Nếu HV mới bị XLKL ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với HTKL đang thi hành thì
áp dụng HTKL nặng hơn một mức so với HTKL đang thi hành;
✓Nếu HV mới bị XLKL ở hình thức nặng hơn so với HTKL đang thi hành thì áp dụng
HTKL nặng hơn một mức so với HTKL áp dụng đối với HV mới.

• Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình
thức kỷ luật hành chính; XLKL hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu HVVP đến mức bị xử lý hình sự.

• Trường hợp CB, CC, VC đã bị XLKL đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải đảm
bảo ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng. Trong 30 ngày từ khi công bố quyết định kỷ
luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc XLKL hành chính.

• Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá
trình XLKL.

• CB, CC, VC có hành vi vi phạm lần đầu đã bị XLKL mà trong thời hạn 24 tháng từ
ngày quyết định XLKL có hiệu lực có cùng hành vi VP bị coi là tái phạm; ngoài 24 tháng
thì đó được coi là VP lần đầu nhưng được coi là tình tiết tăng nặng khi xem xét XLKL.

5. Các trường hợp được miễn TNKL


Điều 4 ND112/2020/NĐ-CP

6. Các trường hợp chưa xem xét XLKL


Điều 3 ND112/2020/NĐ-CP

7. Thời hiệu xử lý kỷ luật


Khoản 1 Điều 80 Luật CBCC 2008 (2019)

Khoản 1 Điều 53 Luật VC 2010 (2019)

Thời hiệu XLKL là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức có
hành vi vi phạm không bị XLKL. Thời hiệu XLKL được tính từ thời điểm có hành vi vi
phạm.

02 năm: ít nghiêm trọng đến mức phải KL bằng hình thức khiển trách
05 năm: không thuộc trường hợp nêu trên

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU XLKL:

Khoản 2 Điều 80 Luật CBCC 2008 (2019)

Khoản 2 Điều 53 Luật VC 2010 (2019)

- CB, CC, VC là đảng viên có HVVP đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ

- Có HVVP về công tác bảo vệ chính trị nội bộ

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích QG trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp

8. Thời hạn xử lý kỷ luật


Là khoảng thời gian từ khi phát hiện HVVP kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức đến
khi có quyết định XLKL của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Khoản 3 Điều 53 Luật VC 2010 (2019): không quá 90 ngày, có thể kéo dài quá 150 ngày

KHÔNG TÍNH VÀO THỜI HẠN XLKL

➢ Thời gian chưa xem xét XLKL đối với các trường hợp quy định tại Đ3
ND112/2020/NĐ-CP

➢ TG điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục TTHS (nếu có)

➢ TG thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện VAHC tại Tòa án về quyết định XLKL cho đến
khi ra quyết định XLKL thay thế theo QĐ của cấp có thẩm quyền.

9. Hậu quả pháp lý bị XLKL đối với công chức, viên chức
Khoản 2 Điều 82 Luật CBCC 2008 (2019)

Khoản 2 Điều 56 Luật VC 2010 (2019)


10. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
CÁN BỘ

- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền
XLKL.

- Đối với chức vụ, chức danh trong CQHCNN do QH phê chuẩn thì TTCP ra quyết định
XLKL.

Chủ thể VPKL Chủ thể có thẩm quyền xử lý


CÔNG CHỨC
Giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Người đứng đầu CQ, TC có thẩm quyền bổ
nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ
nhiệm
Không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Người đứng đầu CQ quản lý hoặc CQ được
phân cấp quản lý
VIÊN CHỨC
Giữ chức vụ quản lý Người đứng đầu CQ, TC, ĐV có thẩm quyền
bổ nhiệm
Giữ chức vụ, chức danh do bầu cử Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, công nhận kết
quả bầu cử

NGƯỜI ĐÃ NGHỈ VIỆC, NGHỈ HƯU

Nếu bị XLKL bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh: cấp có TQ phê chuẩn,
quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết
định XLKL

Nếu bị XLKL bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo: cấp có TQ phê chuẩn, quyết
định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định XLKL.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Nguyên tắc xử phạt VPHC
Khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012 (2020)

2. Thẩm quyền xử phạt VPHC


Điều 38 đến Điều 51 Luật XLVPHC 2012 (2020)

3. Thời hạn, thời hiệu


3.1. Thời hạn

Thời hạn được coi là chưa bị XLVPHC: Điều 7

Thời hạn ra quyết định xử phạt VPHC: Điều 66

3.2. Thời hiệu

Thời hiệu xử phạt VPHC: K1 Điều 6

Cách tính thời hiệu: điểm b K1 Đ6

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC: Đ74

4. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ


Điều 9, 10

You might also like