You are on page 1of 4

Bài 1: Ngành luật hành chính VN (Luật quản lý NN)

I. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước


I.1. Khái niệm quản lý nhà nước
- Quản lý: Sự tác động từ chủ thể đến đối tượng nhằm đạt được một mục tiêu
nhất định (sự tác động có chủ đích, có định hướng)
- Quản lý xã hội: Hình thức quản lý mang tính chất xã hội đối với xã hội loài
người (Có thể bao hàm quản lý NN hoặc không)
- Quản lý NN: Quản lý mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện chức năng
của NN, nhân danh nhà nước thực hiện, dựa trên, được đảm bảo bởi quyền
lực của NN

+ Nghĩa rộng: bao gồm mọi hoạt động của NN, mang tính chất NN
nói chung nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng của NN (trải rộng ra trên 3
công việc lập pháp hành pháp tư pháp)

+ Nghĩa hẹp: Hoạt động quản lý NN nhằm thực hiện quyền hành
pháp, áp dụng PL vào đời sống làm phát sinh quyền và nghĩa vụ (chấp hành –
điều hành nhà nước) = hành chính NN

a. Bản chất của quản lý NN


- Thể hiện ở tính chấp hành – điều hành NN:
+ Chấp hành: Tuân thủ, phục tùng quyền lực NN được thể hiện trong
các văn bản QPPL do cơ quan quyền lực NN hoặc cơ quan cấp trên
ban hành. Chấp hành ở đây phải đúng nội dung và mục đích của
Luật, của văn bản cấp trên.
+ Điều hành: Tổ chức, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng
quản lý nhằm làm cho các VBPL hoặc văn bản của cấp trên được
thực hiện trên thực tế. (để đảm bảo chấp hành)
 Chấp hành, điều hành thống nhất. Cơ quan có thẩm quyền điều hành thì
cũng phải chấp hành luật. Trong quản lý NN, chấp hành thường bao hàm
điều hành, điều hành là để chấp hành PL tốt hơn.

b. Đặc điểm chủ yếu của quản lý nhà nước


- Do bộ máy hành chính NN thực hiện chủ yếu (Các cơ quan khác trong
trường hợp đặc biệt cũng tham gia quản lý NN, VD: Hiệp hội lương
thực VN là cơ quan phi chính phủ)
- Tính chủ động, sáng tạo: (Về bản chất, quản lý NN là hoạt động chấp
hành – điều hành; QLNN xuất phát từ yêu cầu của khách thể quản lý,
mà yêu cầu này đa dạng phong phú nên cần sáng tạo trong xử lý)
+ Biểu hiện: Chủ thể quản lý có thể dưa ra những quy định riêng áp dụng cho các đối tượng đặc thù (VD:
thí điểm)

Chủ thể quản lý có thể lựa chọn một trong nhiều giải pháp để áp dụng cho những trường hợp
cụ thể
Hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính NN có thẩm quyền (Ban hành ra các VB dưới
luật để thực hiện văn bản của cơ quan cấp trên)

*Chủ động sáng tạo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật

- Tính dưới luật: Quản lý NN là hoạt động chấp hành PL và điều hành
trên cơ sở Luật nên không được trái, vi phạm Luật
- Tính liên tục: Khách thể quản lý, tức hoạt động của đối tượng quản lý
diễn ra không ngừng trong thực tiễn khách quan
II. Đối tượng điều chỉnh
1. Khái niệm
Là những quan hệ XH hình thành trong lĩnh vực QLNN
 Đó là những quan hệ chấp hành – điều hành NN
*Đặc trưng của quan hệ chấp hành – điều hành NN:
- Tính không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ: Các bên tham
gia quan hệ không bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Chủ thể quản lý mang
quyền lực nhà nước còn đối tượng quản lý phải phục tùng quyền lực NN (Có
tồn tại quan hệ phối hợp hoạt động giữa các chủ thể ngang cấp mặc dù sự
bình đẳng này chỉ có tính tương đối)
2. Các nhóm quan hệ XH thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Việt
Nam
Nhóm 1: Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực (nhóm lớn nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất
vì cơ quan hành chính NN là chủ thể chủ yếu của hoạt động quản lý NN)
Nhóm 2: Các QHXH phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan NN và các
tổ chức phục vụ hoạt động của các CQNN (VD: Văn phòng Quốc hội, VP CTN), tổ chức chính
trị (Đảng, VP Trung ương Đảng giúp đỡ cho Bộ Chính Trị), tổ chức CT-XH (Mặt trận TQVN và
các tổ chức thành viên) trong các công việc như thi đua khen thưởng, bổ nhiệm kỷ luật, tăng
lương theo cấp, v.v…
Nhóm 3: Những QHXH phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán NN, HĐND các cấp,
TAND các cấp và VKSND các cấp thực hiện hoạt động quản lý NN.
Nhóm 4: Các QHXH phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước trao
quyền thực hiện các hoạt động có tính chất quản lý NN nhất định (VD: Thanh niên xung
phong, Hiệp hội lương thực VN, Cơ trưởng máy bay tạm giữ người theo thủ tục hành chính
khi máy bay đã rời sân bay)

III. Phương pháp điều chỉnh


1. Phương pháp mệnh lệnh
- Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu vì trong các MQH luật Hành chính điều
chỉnh thì những quan hệ bất bình đẳng về địa vị pháp lý chiếm đa số
- Biểu hiện:
 Một bên ra mệnh lệnh (bằng QĐHC), bên kia phải thi hành
 Một bên yêu cầu, kiến nghị; bên kia có quyền xem xét (yêu cầu
UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
 Hai bên có quyền theo quy định của PL, một bên quyết định
vấn đề gì thuộc quyền của bên còn lại thì phải được sự đồng ý
(cơ quan này muốn quyết định làm gì mà liên quan đến thẩm
quyền của cơ quan khác thì phải có ý kiến của cơ quan này)
- PP mệnh lệnh được xây dựng trên nguyên tắc:
 Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ
quản lý hành chính NN
 Bên nhân danh NN, sử dụng quyền lực NN có quyền đơn
phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì
lợi ích của NN, của XH
 Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực
NN có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và
được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế NN

2. Phương pháp thỏa thuận


- Được sử dụng để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động chấp
hành – điều hành có yếu tố bình đẳng thông thường là những chủ thể cùng
mang quyền lực NN, ngang cấp với nhau
- Sự thỏa thuận trong Luật hành chính chỉ có tính tương đối

 Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống PL VN,
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được NN ban hành , có
đối tượng điều chỉnh là các QHXH phát sinh trong quản lý NN và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh là
chủ yếu các quan hệ XH phát sinh trong quản lý NN

Cán bộ công chức có thể đình công không? Không: làm ảnh hưởng
đến hệ thống BMNN, gián đoạn công việc
1 Cơ quan hành chính NN có thể bị đình chỉ hoạt động do vi phạm
pháp luật không? Không
Đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính luôn là những quan hệ
xã hội mang tính bất bình đẳng? Không. VD: Quan hệ phối hợp
hoạt động giữa các chủ thể ngang cấp mặc dù sự bình đẳng này
chỉ có tính tương đối
Nhận định
1. Luật hành chính chỉ bao gồm các quan hệ hành chính NN: Đúng.
Hành chính NN = quản lý NN, tất cả đều do luật HC điều chỉnh
2. Quản lý HCNN, chấp hành - điều hành(chưa dựa trên quyền lực
NN), hoạt động hành chính NN, quản lý NN: Sai. Quản lý NN có nghĩa rộng
và nghĩa hẹp
3. Luật hành chính chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính mang tính
tổ chức điều hành tích cực: Sai. Bên cạnh tổ chức điều hành tích cực còn thực hiện
những hoạt động mang tính bảo vệ pháp luật qua xử phạt vi phạm hành chính. Điều hành tích cực:
điều chỉnh, quy định những quy chuẩn, quy trình với mục đích, ý chí tích cực.
4. Chủ động, sáng tạo là đặc trưng riêng có của hành chính NN: Sai.
Suy cho cùng tính chủ động sáng tạo là cần thiết ở mọi hoạt động trong đời sống, chỉ đặc
biệt cần thiết trong hoạt động hành chính NN.

Bài tập
- UBND TP. H mua 100 máy vi tính của công ty TNHH K
để tặng cho trường tiểu học (Luật DS)
- Thủ tướng đề nghị Quốc Hội (Quan hệ giữa hành
pháp – lập pháp do Hiến pháp điều chỉnh)
- Tòa án tuyển dụng thư ký (hoạt động tuyển dụng
liên quan tới QLNN => có quan hệ QLNN giữa tòa vs
ứng viên thư ký -> Nhóm 2)
- Chủ tịch UBND TPHCM - Bí thư ban cán sự Đảng
UBND TP, Viện trưởng - Bí thư ban cán sự Đảng
VKSND TPHCM đã ký kết quy chế phối hợp công tác
giữa 2 cơ quan (Phối hợp giữa 2 CQNN: hợp đồng
hành chínhNhóm 3)

You might also like