You are on page 1of 28

nTUẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Các VBQPPL:
Hiến pháp
Luật tổ chức chính phủ, chính quyền địa phương
Luật cán bộ công, luật viên chức, luật xử lý vi phạm hành chính

I. Quản lý - Quản lý nhà nước - Quản lý hành chính nhà nước

1. Quản lý
 Đối tượng: Bao gồm Chủ thể quản lý (con người/ tổ chức con người)
và Đối tượng quản lý (hệ thống, quá trình tự nhiên, xã hội, sinh học,
máy móc)
 Chủ thể quản lý sử dụng phương tiện quản lý lên đối tượng quản lý
để đạt được mục đích của chủ thể quản lý đặt ra
 Mục đích: Đối tượng QL vận động theo ý muốn của chủ thể quản lý,
hành vi xử sự của đối tượng quản lý phù hợp với ý chí của CTQL

2. Quản lý xã hội
 Là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý với cácc đối
tượng quản lý. QLXH xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi
đó và lúc đó có hoạt động chung của con người.
 Tập trung vào con người hơn. Bao gồm CTQL (cá nhân, tổ chức) và
ĐTQL (cá nhân, tổ chức, cũng là con người)
 Có sdung PTQL
 Mục đích: Thiết lập và duy trì trật tự quản lý xã hội mà CTQL đặt ra
 Cơ sở quản lý xã hội:
 Tính tổ chức: Sự liên kết giữa người với người; sự phân công,
phân định rõ nhiệm vụ, chức trách của mọi cá nhân, sự liên kết
hoạt động riêng rẽ thành hoạt động chung của con người
 Tính quyền uy: Khả năng áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ
thể khác, là sự bắt buộc phải tuân thủ ý chí của CTQL lên ĐTQL
(yếu tố thuộc về CTQL, giúp phân biệt CTQL và ĐTQL) <= để
có quyền uy thì cần có uy tín, con đường huyết thống, kinh tế,
quyền lực nhà nước
 Nội dung quản lý xã hội: CTQL sử dụng quyền uy để điều khiển,
điều hòa, phối hợp những hành vi riêng lẻ của đối tượng quản lý vận
động theo một vòng trật tự nhất định phù hợp với mục đích của
CTQL
 Chủ thể quản lý xã hội: Cá nhân, tổ chức có quyền uy trong mối quna
hệ với đối tượng quản lý, sử dụng các quy phạm xã hội để tác động
đến nhận thức của đối tượng quản lý nhằm điều khiển, chỉ đạo hành
vi của họ
 Đối tượng quản lý xã hội: Cá nhân, tổ chức phải phục tùng quyền uy
 Ptien QL: Các quy tắc xử sự chung, các quy phạm xã hội

3. Quản lý nhà nước


 Xuất hiện cùng sự ra đời của Nhà nước
 QLNN dưới góc độ thục hiện quyền lực NN là hoạt động của NN trên
3 lĩnh vực: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp
 Cơ sở QLNN: Quyền lực nhà nước
 Nôi dung QLNN: Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN được
tiến hành trên cơ sở quyền lực NN
 Chủ thể QLNN: Các CQNN, tổ chức đại diện NN cà sử dụng QLuc
NN
 Đối tượng QLNN: Cá nhân, tổ chức có tư cách chủ thể PL
 Phương tiện QLNN: Pháp luật do NN ban hành và thừa nhận
 Mục đích QLNN: Thiết lập và duy trì trật tự quản lý của NN

4. Quản lý hành chính nhà nước


 Là hoạt động của các chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh
vực hành pháp tác động tới các đối tượng QL....
 Mục đích: Thực hiện trên thực tế VB QPPL
 Chủ thể QLHCNN:
 Trước hết và chủ yếu là CQHCNN và người có thẩm quyền trong
CQHCNN
 Các cơ quan NN khác và người có thẩm quyền
 Cá nhân, tổ chức được NN trao quyền
 Đối tượng QLHCNN: Cá nhân, tổ chức có tư cách chủ thể pháp luật
tham gia vào hoạt động quản lý hành chính NN
 PTien QLHCNN: Pháp luật (các QPPL hành chính)
 Mục đích: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện pháp luật
 Nội dung:

 Đặc điểm:
 Tính chấp hành - Điều hành
 Tính chủ động, sáng tạo
 Tính quyền lực, phục tùng
 Tính thường xuyên, liên tục

II. Luật hành chính


Đối tượng điều chỉnh luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
3 nhóm đối tượng điều chỉnh của LHC:
 Cơ quan hành chính nhà nước: Các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình các chủ thể thực hiện chức năng quản lý HCNN trên các
lĩnh vực
 Quản lý trong lĩnh vực hành pháp chính là quản lý hành chính nhà
nước
 Các CQNN: các QHXH phát sinh trong quá trình các chủ thể xây
dựng và củng cổ chế độ nội bộ
 Cá nhân, tổ chức được trao quyền: Các QHXH phát sinh trong
quá trình các chủ thể được nhà nước trao quyền để tiến hành hoạt
động QLHCNN trong những trường hợp cụ thể nhất định
Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính:
Định nghĩa: là cách thức tác động của NN thông qua các quy định
của PL tới các QHXH là đối tượng điều chỉnh của LHC
PP điều chỉnh của LHC: PP mệnh lệnh - đơn phương để điều chỉnh
các quan hệ quyền lực - phục tùng

Nguồn của luật hành chính


 VB QPPL
 Tiền lệ pháp: chỉ được chấp nhận sau HP 2013 - trong hoạt động
tố tụng
 Tập quán pháp: có tính chất cục bộ, chỉ hình thành trong 1 cộng
đồng nhỏ, không phù hợp để áp dụng trong quản lý HCNN
-> nguồn của luật HC hiện nay chỉ là các VB QPPL

 VB QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục PL quy
định, chứa đựng các QPPL hành chính có hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với các đtg có lqan và được đảm bảo thực hiện bằng
cưỡng chế NN
(?)Quyết định xử phạt VPHC có phải nguồn của luật HC không?
Không phải, vì nó không phải VB QPPL, quyết định xử phạt là VB áp
dụng PL

Đặc điểm:
 Là một hệ thống VB QPPL có slg rất lớn
 Do các chủ thể từ TƯ đến ĐP ban hành nên hiệu lực của các VB
khác nhau
 Tính ổn định thấp: các VB thường xuyên được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế, bãi bỏ

III. QPPL hành chính


TIẾT 2 (TL): TIẾP

1. Quan hệ PL hành chính


1.1. Khái niệm
- QHPL hành chính: QHPL phát sinh trong hoạt động quản lý hành
chính NN, được điều chỉnh bởi các QPPL hành chính giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo
quy định PL hiện hành
1.2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính
 Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp
đơn phương của chủ thể hay đối tượng quản lý HCNN
 Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ
pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó
 Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng
quyền lực nhà nước (chủ thể đặc biệt)
 Có thể phát sinh giữa 2 chủ thể có sử dụng QLNN (VD 2 cơ quan
cùng cấp)
 Trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này ứng
với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại
 Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính có thể
được giải quyết theo 2 phương thức: thủ tục hành chính hoặc thủ tục
tố tụng hành chính
 Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu
của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà
nước
 Do chủ thể đó là chủ thể nhân danh, đại diện nhà nước để thực hiện...
nên trong quá trình sử dụng QLNN có vi phạm thì phải chịu trách
nhiệm pháp lý trước nhà nước

2. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước


2.1. Khái niệm
Nguyên tắc: Là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo trong một
loạt các việc làm
Cần nguyên tắc khi:
 Công việc phức tạp
 Công việc có tính lặp lại (kiểm soát QLNN, đảm bảo sự hoạt
động,...)
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp
luật hành chính, có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ
chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước
2.2. Đặc điểm các nguyên tắc cơ bản trong QLHCNN
 Mang tính pháp lý: Các nguyên tắc cơ bản được quy định trong HP và
các VBQPPL khác
 Mang tính khách quan khoa học
 Mang tính ổn định tương đối: Ổn định về bản chất của nguyên tắc

2.3. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà
nước

*Cần phải tìm hiểu các nguyên tắc theo những mục sau:
Cơ sở nguyên tắc
Nội dung nguyên tắc
Biểu hiện

a. Nguyên tắc tập trung - dân chủ:


 Cơ sở nguyên tắc: K1 Đ8 HP
 Nội dung nguyên tắc: Quản lý tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ
=> Trách việc chuyên quyền
 Biểu hiện:
Sự phụ thuộc của CQHCNN vào CQQLNN cung cấp
 Có 5 khía cạnh:
(1) Sự phụ thuộc của CQHCNN vào CQQLNN cùng cấp

(2) Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với
trung ương
(3) Sự phân cấp trong QLHC NN
(4) Sự hướng về các đơn vị cơ sở
(5) Sự phụ thuộc hai chiều của CQHCNN ở địa phương

2.4. Nguyên tắc quản lý theo ngành, theo chức năng kết hợp qluản lý
theo địa phương
- Ngành là tập hợp các tổ chức có cùng cơ cấu, cùng sản xuất một
loại hàng hóa cung cấp cùng một loại dịch vụ sản phẩm hoặc có
cùng nhiệm vụ
- Quản lý ngành là hoạt động quản lý từ trung ương đến cơ sở đối
với các cơ quan, tổ chức thuộc ngành

TIẾT 3: TL
1. Lấy ví dụ về hoạt động QLHCNN và phân tích các đặc điểm của
QLHHNN qua ví dụ đó
VD: UBND xã/phường cấp giấy khai tử để xác nhận sự kiện một người
đã chết
 Tính điều hành - chấp hành: Tính chấp hành của hoạt động quản lý
hành chính Nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các
văn bản Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập
pháp.
Trong ví dụ trên UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết
thực hiện đăng ký khai tử dựa trên quy định về thủ tục cấp giấy
khai tử mà NN quy định.
 Tính chủ động sáng tạo: Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản
lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản
lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp.
Trong VD, trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng
của người chết thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc
nơi phát hiện ra thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
 Tính quyền lực, phục tùng: UBND cấp xã là chủ thể quản lý, sử
dụng quyền lực nhà nước để xử lý yêu cầu đăng ký khai tử của đối
tượng quản lý.
 Tính thường xuyên, liên tục: nhằm đảm bảo hoạt động bình thường
của bộ máy hành chính Nhà nước và đảm bảo các hoạt động như: lưu
trữ hồ sơ, giấy tờ.
Trong VD: Đảm bảo sự hoạt động liên tục để khi đối tượng quản lý
có yêu cầu đky khai tử thì chủ thể quản lý luôn phải sẵn sàng để
giải quyết yêu cầu đó.

VD khác:
 Ban hành PL, VB dưới luật
 Áp dụng PLHC: Giải quyết khiếu nại, tố cáo, cấp CCCD, Cấp
giấy tờ,...
 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện và xử lý những
hành vi vi phạm
 Hoạt động xử lý vi phạm: Hành chính và Kỷ luật (áp dụng với cán
bộ, công chức, viên chức)
 Hoạt động tuyên truyền pháp luật
2. Nguồn của luật hành chính
- Nguồn của luật hành chính là những văn bản QPPL do CQNN có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội
dung là các QPPL HC, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối
tượng liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế NN - Nguồn
của luật HC không phải là tất cả các VB QPPL mà chỉ bao gồm những
VB QPPL có các QPPL HC, tức là những QPPL được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội được phát sinh trong hoạt động QLHCNN

 Nguồn của LHC:

 VB QPPL
 Tiền lệ pháp: chỉ được chấp nhận sau HP 2013 - trong hoạt động
tố tụng
 Tập quán pháp: có tính chất cục bộ, chỉ hình thành trong 1 cộng
đồng nhỏ, không phù hợp để áp dụng trg qly HCNN
-> nguồn của luật HC hiện nay chỉ là các VB QPPL

 VB QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục PL quy
định, chứa đựng các QPPL hành chính có hiệu lực bắt buộc thi hành
đối với các đtg có lqan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
NN

(?)Quyết định xử phạt VPHC có phải nguồn của luật HC không?


Không phải, vì nó không phải VB QPPL, quyết định xử phạt là VB áp
dụng PL

 Hệ thống hóa nguồn của LHC:


Hệ thống văn bản nguồn của Luật hành chính

Điều 4 Luật ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2020.
Hệ thống văn bản nguồn của Luật hành chính Điều 4 Luật ban hành
VBQPPL năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
 Bao gồm:
 VBQPPL của cơ quan quyền lực NN;
 VBQPPL của Chủ tịch nước;
 VBQPPL của CQHCNN;
 VBQPPL của TANDTC và VKSNDTC;
 VBQPPL của Tổng kiểm toán nhà nước;
 VBQPPL liên tịch.

 Là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Là nhiệm vụ phức tạp, quan trọng và thường xuyên. Gồm 2 hình thức:
- Tập hợp hóa: Hoạt động của các CQNN có thẩm quyền tập hợp
những VBQPPI. hiện hành hoặc từng phần những văn bản đó theo
một trật tự nhất định.
- Pháp diễn hóa: Hoạt động của các CQNN có thẩm quyền ban
hành 1 VBQPPL mới thay thế một hoặc nhiều VBQPPL có hiệu
lực thấp hơn.
→ Nguồn của Luật HC thông thường chỉ thích hợp với hình thức tập
hợp hóa.
 Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
 Là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan
hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

3. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính

3.1. Cơ quan nhà nước


 Phát sinh khi CQNN được thành lập và chấm dứt khi CQNN đó bị
giải thế
 Được quản lý hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của CQ đó trong QLHCNN
3.2. Cán bộ, công chức
 Phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệm 1 công vụ,
chức vụ nhất định trong BMNN và chấm dứt khi cá nhân không
còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó
 Được pháp luật hành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể
của CQ và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó
3.3. Tổ chức
 Phát sinh khi tổ chức được thành lập hoặc khi NN quy định quyền
và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý HCNN và chấm dứt khi
không còn những quy định đó hoặc tổ chức đó bị giải thể
 Tổ chức (xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang,…) thường tham
gia vào QHPLHC với tư cách là chủ thể thường
3.4. Cá nhân
 Được biểu hiện trong tổng thể NL PLHC và NL hành vi HC
 Năng lực PL HC: khả năng cá nhân được hưởng các quyền và
phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà
nước quy định
 Năng lực hành vi hành chính: khả năng của cá nhân được nhà
nước thừa nhận để có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ
pháp lí hành chính, đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp
lý nhất định do hành vi của mình mang lại
 Cách xác định: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, khả
năng tài chính,…
….…………………………………………………………………………
TUẦN 2: TIẾT 1 (LT): VẤN ĐỀ 2: PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước


A. Hình thức quản lý hành chính nhà nước
1. Khái niệm hình thức quản lý hành chính nhà nước
Là những biểu hiện có tính tổ chức - pháp lý của những hoạt dộng cụ thể
của chủ thể QLHCNN nhằm hoàn thành những nhiệm vụ được đặt ra
trước nó
=> Là những hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý nhằm
thực hiện tác động quản lý.
2. Đặc điểm
 Mang tính quyền lực nhà nước bởi do các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước có thẩm quyền sử dụng
 Mang tính pháp lý: Thể hiện ở cơ sở pháp lý được sử dụng. Các chủ
thể quản lý sẽ sử dụng kết hợp thay vì riêng lẻ độc lập để tăng hiệu
quả của hoạt động quản lý.
Các nhóm hình thức quản lý hành chính nhà nước
Mang tính pháp lý:
 Ban hành VBQPPL
 Ban hành VBADQPPL
 Thực hiện hoạt động khác mang tính pháp lý
Ít mang tính pháp lý:
 Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
 Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật

*Phân biệt hai nhóm hình thức QLHCNN:

B. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước


1. Định nghĩa:
Là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được những hành vi xử sự cần thiết.
2. Các phương pháp quản lý
2.1. Phương pháp thuyết phục
 Là phương pháp chủ yếu của QLHCNN
 Là việc các chủ thể quản lý HCNN sử dụng các biện pháp làm cho
đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thựuc hiện những
hành vi nhất định
 Cơ sở: sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý hành chính nhà nước
Đặc điểm:
 Là phương pháp thể hiện rõ nét bản chất nhà nước VN
 Có thể tác động đến nhiều nhóm đối tượng QLHCNN khác nhau
 Nhiều chủ thể hành chính nhà nước sử dụng
 Khó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý
nhà nước
Các biện pháp thuyết phục:
 Giải thích, giáo dục, kêu gọi nhắc nhở
 Tuyên truyền cung cấp thông tin
=> giúp đối tượng quản lý nắm được thực trạng, nội dung, mục
đích của QLHCNN, từ đó hình thành ý thức tự giác tuân thủ PL và
phòng ngừa VPPL
 Phát triển các hình thức tự quản xã hội
 Phổ biến kinh nghiệm
 Tổ chức thi đua, khen thưởng
=> Kích thích tính tích cực của đối tượng quản lý trong việc tự giác
tham gia vào quản lý HCNN
2.2. Phương pháp cưỡng chế
 Là phương pháp QLHCNN quan trọng
 Là việc các chủ thể quản lý HCNN sử dụng các biện pháp cưỡng chế
buộc đối tượng quản lý phải có những xử sự cần thiết hoặc phải phục
tùng những hạn chế nhất định về tài sản và tự do
 Cơ sở: QLNN
Đặc điểm:
 Pháp luật quy định chặt chẽ về thẩm quyền, nội dung, thủ tục
 Tác động đến nhóm đối tượng quản lý hành chính nhà nước đặc
biệt
 Có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng
quản lý
 Đem lại hiểu quả quản lý HCNN một cách triệt để
Trong quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền chỉ áp
dụng 2 biện pháp QLHCNN:
Cưỡng chế kỷ luật: áp dụng với cán bộ công chức
Cưỡng chế hành chính:
- Khi có vi phạm hành chính xảy ra
- Khi cần ngăn chặn phòng ngừa VPHC
- Áp dụng vì lí do quốc phòng an ninh hoặc lợi ích quốc gia
2.3. Phương pháp hành chính

2.4. Phương pháp kinh tế


- Sử dụng lợi ích đòn bẩy kinh tế để tác động hành vi để đối tượng quản
lý tự giác

VD: được sử dụng cả 4 PP trong quyết định


II. Thủ tục hành chính
1. Định nghĩa
Thủ tục: Cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất
định
Hành chính:
Tính tất yếu của thủ tục:
 Ai làm?
 Làm gì?
 Làm ở đâu?
 Làm như thế nào?
Các loại thủ tục
 Thủ tục lập pháp
 Hành chính
 Tố tụng
CSPL: nghị định 63/2010/ND-CP về kiểm soát thủ tục hành chính

Nội dung
 Số lượng các hoạt động cụ thể cần để thựuc hiện những hoạt đông
quản lý nhất định
 Trình tự của các hoạt động cụ thể, mối liên hệ giữa các hoạt động
đó
 Nội dung, mục đích của hoạt động cụ thể
 Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính
 Hồ sơ biểu mẫu và các tài liệu khác cần thiết có liên quan (nếu
có)
 Cách thức tiến hành, thời hạn, địa điểm

=> Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thựuc hiện hoạt động
QLHCNN, theo đó cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm
vụ quyền hạn; cá nhân, tổ chức thựuc hiện quyền, nghĩa vụ theo quy
định của PL trong quá trình giải quyết các công việc của QLHCNN

2. Đặc điểm
 Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động QLHCNN
 Thủ tục hành chính do các quy phạm pháp luật hành chính quy định
 Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt (tùy vào đối tượng,
tình huống sẽ áp dụng khác nhau)

3. Nguyên tắc
3.1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền định ra thủ tục
hành chính
Chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền tiến hành
thủ tục hành chính và tiến hành thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do PL
quy định
Thủ tục hành chính phải được thực hiện trước pháp luật.

3.2. Nguyên tắc khách quan


- Việc định ra thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan
của hoạt động QLHCNN
- Các khâu, bước, giai đoạn của thủ tục hành chính đều phải dựa trên
những căn cứ khoa học
3.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch
Trong xây dựng thủ tục:
 Tạo điều kiện để đối tượng thực hiện thủ tục đóng góp ý kiến
 ND các thủ tục phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện
 Thủ tục hành chính phải công bố cho người thực hiện thủ tục biết
Trong thực hiện thủ tục: công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục
(công khai thời điểm, địa điểm, người thực hiện,...) tránh hành vi lạm
quyền, đùn đẩy,...
3.4. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
 Mỗi bên tham gia thủ tục hành chính đều có thể đưa ra yêu cầu hợp
pháp làm phát sinh thủ tục hành chính
 Mỗi bên đều có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tham
gia thủ tục hành chính
 Các bên khi tham gia thủ tục hành chính có hành vi vi phạm thì đều
phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.

3.5. Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời
 Các khâu, bước, giai đoạn của thủ tục hành chính phải thực sự cần
thiết và thiết thực
 Không ngừng tăng cường nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhằm
đơn giản hóa thủ tục hành chính

III. Quyết định hành chính


1. Khái niệm
Là khâu trung tâm của quá trình quản lí hành chính nhà nước
Nội dung: là chủ thể quản lý HCNN sử dụng quyền lực NN để giải quyết
các công việc thuộc thẩm quyền của mình

=> Định nghĩa: Là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật do chủ thể
quản lý hành chính nhà nước ban hành theo thủ tục hành chính nhằm thực
hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước
2. Đặc điểm
Mang đặc điểm chung của quyết định pháp luật:
 Mục đích: Giải quyết công việc của nhà nước
 Nội dung: Các chủ trường, giải pháp, quy phạm pháp luật hay
mệnh lệnh pháp luật cụ thể
 Tính quyền lực nhà nước: Thể hiện ở hình thức, nội dung, mục
đích và tính đảm bảo thi hành của quyết định
 Tính pháp lý: được PL quy định về nội dung và hình thức; Có khả
năng phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL cụ thể
Đặc điểm riêng của quyết định hành chính:
 Tính chấp hành, điều hành
 Tính dưới luật: phù hợp với mục đích của QLHCNN, cụ thể hóa
cá thể hóa PL => Đặc điểm để nhận dạng văn bản này có phải văn
bản hành chính không?
 Do nhiều chủ thể có thẩm quyền QLHCNN ban hành (chủ yếu là
CQHCNN)
 Có mục đích và nội dung phong phú
 Được ban hành theo thủ tục hành chính và dưới những hình thức,
tên gọi được pháp luật hành chính quy định
3. Phân loại quyết định hành chính
Chủ thể ban hành:
Tính chất pháp lý:
a) QĐHC chủ đạo
- Là quyết định có nội dung xác định các nguyên tắc căn bản, những
chủ trương, chính sách lớn có tính định hướng cho hoạt động
QLHCNN
- Khả năng tác động đến đời sống xã hội rất lớn, thường có hiệu lựuc
trong một thười gian dài
- Được giới hạn trong phạm vi của quyền hành pháp, không thể trái
với các quyết định lập pháp và phải phù hợp với định hướng phát
triển chung của đất nước, được thể hiện trong các Nghị quyết của
Đảng cầm quyền
b) QĐHC quy phạm
- Là loại quyết định hành chính có nội dung là các quy phạm pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước
- Quy định về thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước; quyềnvà
nghĩa vụ pháp lý của các đối tượng quản lý hành chính nhà nước; thủ
tục hành chính; vi phạm hành chính;...
Chủ tích UBND cấp tỉnh có quyền ban hành QDHCQP?
c) QĐHC cá biệt
- Là loại quyết định hành chính chứa đựng các mệnh lệnh pháp luật
cụ thể, được ban hành thường xuyên để giải quyết các công việc cụ
thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước
- Có vai trò thực hiện hóa các quyết định lập pháp và quyết định hành
chính quy phạm
- Không phải là nguồn của LHC vì luôn được ban hành dưới dạng VB
áp dụng PL

......................................................................................................................
.
TUẦN 2: TIẾT 2 (TL): VẤN ĐỀ 2: PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Hình thức ban hành văn bản QPPL
- Là hình thức pháp lý quan trọng
- Các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của PL (điều 4
BNVBQPPL)
VD: chính phủ, thủ tướng CP, bộ trưởng, thủ tưởng UB ngang bộ, UBND
các cấp (thẩm quyền của tập thể cơ quan và người đứng đầu CQ)
- Mục đích: thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng; Cụ thể hóa
VBQPPL của CQNN cấp trên và CQQLNN cùng cấp
- Nội dung: giáo trình tr121
=> Biểu hiện của việc tổ chức thực hiện pháp luật nhưng không trực
tiếp, là những quy định mang tính quy phạm
II. Hình thức ban hành văn bản áp dụng QPPL
VD: Thẩm quyền được trao cho người đứng đầu để đảm bảo xử lý kịp
thời => Chủ tích UBND cấp tỉnh đưa ra quyết định xử phạt hành vi lao
động trái phép...
- Là hình thức chủ yếu trong QLHCNN: được sử dụng với số lượng lớn,
đa dạng và phổ biến
- Chủ thể: Do nhiều chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng
VD: Hoạt động xử phạt, có rất nhiều chủ thể được trao thẩm quyền xử
phạt ở rất nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau
- Mục đích: Áp dụng QPPL vào 1 TH, điều kiện cụ thể, đối với những đối
tượng xác định
- Là hoạt động có kết quả được thể hiện bằng VB ADQPPL
- Là việc tổ chức thực hiện PL trực tiếp
III. Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong quản lý
hành chính nhà nước

Cơ chế một cửa


Cơ chế một cửa liên thông
Nghị định 61

IV. Các giai đoạn của thủ tục hành chính (tr171)
V. Phân biệt quyết định hành chính và quyết định lập pháp, tư pháp
(tr194)
VI. Tính hợp pháp và tính hợp lý đến hiệu lực của QDHC. (tr196)
Tính hợp pháp và tính hợp lý đến hiệu lực của QDHC

VII. Thủ tục hành chính theo mô hình một cửa và mô hình một cửa
liên thông
Cơ chế một cửa liên thông:
- Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 61
- Đối tượng áp dụng: Điều 2 ND61
- Là các cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức làm và thực
hiện các hoạt động trong cơ quan hành chính nhà nước có thể là giữa các
cơ quan cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước, những
người có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện các hạot động và công việc
liên quan đến giải quyết các thủ tục hành chính
- Nguyên tắc: Điều 4
- các loại hình liên thông
- Quy trình
- Ưu nhược điểm
….…………………………………………………………………………
TUẦN 3: TIẾT 1 (LT): VẤN ĐỀ 3:
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Đọc chương 7-10

I. Cơ quan hành chính nhà nước


II. Cán bộ, công chức - viên chức
1. Cán bộ
K1 Đ4 Luật CBCC: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng CS VN, của NN, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp
tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
K3 Đ4 quy định về cán bộ cấp xã: “Cán bộ cấp xã là công dân VN, được
bầu cử chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính
trị xã hội.”

2. Công chức:
K2 Đ4 Luật CBCC
K3 Đ4

Hợp đồng lao động viên chức và hợp đồng lao động được quy định
trong .... khác nhau như nào?
Phân biệt cán bộ công chức và viên chức
III. Tổ chức xã hội
Có phải tổ chức nào cũng có điều lệ không?

Nghi dinh 06 cua CP, quy dinh ve ai la cong chuc

3. Cach thuc hinh thanh can bo cong chuc vien chuc


Bau cu:
Phe chuan
Bo nhiem

….…………………………………………………………………………
THẢO LUẬN TUẦN 3: VẤN ĐỀ 3
1. Các loại tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội
Điều 25 Hiến pháp 2013: Công dân VN có quyền lập hội theo quy định
của pháp luật.
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức VN
có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ,
không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên
và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội
Các loại tổ chức xã hội:
 Tổ chức chính trị
 Tổ chức chính trị - xã hội
 Tổ chức xã hội - nghề nghiệp
 Tổ chức được thành lập theo dấu hiệu riêng
 Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng
Quyền và nghĩa vụ:
 Giáo trình 287:
 Trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước
 Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật
 Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

2. Phân biệt công dân VN và người VN, người VN ở nước ngoài,


người nước ngoài
Ngoài quyền và nghĩa vụ chính trị, người nước ngoài sẽ có quyền và
nghĩa vụ khác với công dân VN. Sai, họ sẽ bị hạn chế về một số quyền
học tập,… như việc họ không được theo học trường sĩ quan đặc công,…
hay việc có một số nghề nghiệp mà họ không làm được
Mọi công dân VN đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Sai: Cùng là công
dân VN nhưng có thể
TUẦN 4: VẤN ĐỀ 4: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
I. Khái niệm vi phạm hành chính
Quy định của pháp luật về vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý NN mà không phải là tội phạm
và theo quy định của PL phải bị xử phạt VPHC
Không bao giờ một hành vi vi phạm hành chính có thể vừa bị truy cứu
VPHC và VPHS

II. Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính


Khái niệm: Là các yếu tố đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại trật tự
quản lý HCNN của một loại VPHC
Là các yếu tố cần thiết để xác định ranh giới của các VPHC với nhau
a. Mặt khách quan của VPHC
- Hành vi vi phạm:
 Trái với các quy định về quản lý NN
 Được PL quy định là VPHC
 Có thể biệu hiện thành bằng hành vi hành động hoặc hành vi
không hành động
=> Hành vi trái PL là dấu hiệu bắt bược cho mọi VPHC
- Thời gian địa điểm vi phạm:
 Bất kỳ VPHC nào cũng diễn ra tại thời điểm và ở thời điểm xác
định, tuy nhiên thời gian địa điểm không là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành mọi VPHC

- Công cụ phương tiện VP:

- Hậu quả:
b. Mặt chủ quan

c. Chủ thể VPHC


d. Khách thể

III. Khái niệm xử phạt hành chính


IV. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Không tịch thu mà trả lại chủ sở hữu hợp pháp. Chủ thể VP nộp tiền
tương ứng tang vật bị tịch thu vào ngân sách NN. Tang vật do lỗi của
người quản lý để người VP sử dụng tang vật thì vẫn tịch thu.

V. Thủ tục xử phạt

….…………………………………………………………………………
TUẦN 4: THẢO LUẬN BUỔI 2: VẤN ĐỀ 4

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN:


1. Phân biệt hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung

2. Các biện pháp khắc phục hậu quả của VPHC, các biện pháp ngăn
chặn và đảm bảo việc xử lý VPHC, các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt VPHC
 Các biện pháp khắc phục hậu quả của VPHC
 Cơ sở pháp lý: Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được
sửa đổi bởi điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính
sửa đổi 2020
 Mục đích/ Trường hợp: khôi phục một phần hoặc toàn bộ những
thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; không nhằm mục đích răn đe
với các cá nhân tổ chức vi phạm hành chính mà nhằm đặt ra trách
nhiệm buộc họ phải khắc phục hậu quả do VPHC đã để lại trên thực
tế.
 BP cụ thể: K1 Đ28 Luật xử lý VPHC 2012
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép
hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương
tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

 Yêu cầu: K2 Đ28 Luật xử lý VPHC 2012


Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử
phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.
 Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý VPHC
 CSPL: Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
 Mục đích: ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm
việc xử lý vi phạm hành chính
 BP cụ thể:
1. Tạm giữ người (Phân biệt tạm giữ của hành chính và của hình sự)
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp
xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý
hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trong trường hợp bỏ trốn.
 Yêu cầu: Điều 120
1. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các
điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
2. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II của Phần
này.
3. Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
4. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
 Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC
Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp
cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp
hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài
khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong
trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1
Điều 28 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính.
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt có đồng thời có thẩm quyền quyết
định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC không? Không
nhé

3. Các biện pháp xử lý hành chính


Có 04 biện pháp xử lý hành chính được áp dụng hiện nay quy định từ
Điều 89 đến Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi
bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), cụ thể:
 Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
 Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
 Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
 Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Người nước ngoài nghiện ma túy ở VN xử lý như nào?

4. Phân biệt xử phạt VPHC và áp dụng BP xử lý HC

You might also like