You are on page 1of 86

PHẦN THỨ NHẤT:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT


HÀNH CHÍNH VN

LOGO
1
Nội dung chính của phần thứ nhất

1 NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM


QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH,
2
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
3 QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

4 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LHC VN

5 KHOA HỌC LHC VÀ MÔN HỌC LHC


2
CHƯƠNG 1:
NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VN

LOGO
3
Mục tiêu

● Hiểu được QLNN là gì? Vì sao các QHXH phát sinh


trong QLNN là đối tượng điều chỉnh của LHC.
● Hiểu được cách phân chia các nhóm QHXH thuộc đối
tượng điều chỉnh của LHC.
● Hiểu được phương pháp điều chỉnh của ngành LHC, vì
sao phương pháp điều chỉnh của LHC chủ yếu là phương
pháp mệnh lệnh.
● Phân biệt được LHC với các ngành luật khác và hiểu
được vai trò của LHC.

4
Nội dung

1. QLNN VN và ngành Luật Hành chính


2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành
chính
4. Vai trò của Luật Hành chính đối với các
ngành luật khác trong hệ thống PLVN
5. Hệ thống ngành Luật hành chính VN

5
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

● Thuật ngữ “hành chính" có nhiều nghĩa và được sử dụng


trong nhiều trường hợp khác nhau.
● Nghĩa chung nhất là quản lý, lãnh đạo, chỉ huy, điều
khiển..
● Tiếng Latinh: administratio
● Tiếng Anh: Administration.
● Trong LHC, thuật ngữ “hành chính" được hiểu là quản lý,
do đó “hành chính nhà nước" được hiểu là “quản lý nhà
nước” (HCNN=QLNN).
● Với ý nghĩa đó, LHC được hiểu là ngành luật về quản lý
nhà nước (QLNN).

6
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

a) Khái niệm quản lý (nói chung):


Quản lý được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý (là
con người) lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
tiêu đề ra.
Căn cứ đối tượng quản lý mà chia thành:
+ Quản lý đối với thế giới tự nhiên: đối tượng quản lý là sự
vật, hiện tượng tự nhiên.
+ Quản lý xã hội: đối tượng quản lý là con người.

7
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

b) Quản lý xã hội:
Là sự tác động có tính ý chí (của con người) lên đối tượng
quản lý (cũng là con người) nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
● Chủ thể của quản lý xã hội là cá nhân, tổ chức có quyền
lực (hay quyền uy) để chỉ huy, điều khiển, lãnh đạo, ra
mệnh lệnh đối với đối tượng quản lý.
● Đối tượng của quản lý xã hội: chịu sự chỉ huy, lãnh đạo
của chủ thế quản lý.
● Mục tiêu (khách thể) của quản lý xã hội: là trật tự hay
những lợi ích mà chủ thể quản lý mong muốn đạt được.

8
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

b) Quản lý xã hội:
● Tiền đề cho hoạt động quản lý xã hội nói chung:
Đó là mối quan hệ quyền lực (quyền uy) - phục tùng giữa
chủ thể và đối tượng quản lý.
- Chủ thể quản lý có quyền ra mệnh lệnh có tính bắt buộc.
- Đối tượng quản lý phải phục tùng ý chí, mệnh lệnh của
chủ thế quản lý.
- Không có mối quan hệ này thì quản lý không thể xảy ra.

9
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

b) Quản lý xã hội:
● Ví dụ về quản lý xã hội:
Cô giáo chủ nhiệm quản lý học sinh nhằm phòng chống dịch
covid-19. Đây là quản lý xã hội, trong đó:
- Chủ thế quản lý: là cô giáo chủ nhiệm;
- Đối tượng quản lý: là học sinh của lớp;
- Mục tiêu quản lý: bao đảm cho học sinh không bị nhiễm
virut ncov.
- Quan hệ giữa cô giáo chủ nhiệm và học sinh: quan hệ
quyền lực - phục tùng.

10
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

b) Quản lý xã hội:
● Tính tất yếu khách quan của quản lý xã hội: do nhu
cầu phối hợp hoạt động của nhiều người để đạt mục đích
chung (dẫn câu của Ph. Ăng-ghen). (VD: Nhạc trưởng).
● Như vậy: quản lý xã hội tồn tại dưới nhiều hình thức và
quy mô, phạm vi khác nhau, là nhu cầu tất yếu khách quan
của đời sống xã hội, trong các bộ tộc, bộ lạc của xã hội
cộng sản nguyên thủy cho đến nhà nước hiện đại.

11
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

c) Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN):


- Xuất hiện khi nhà nước ra đời.
- Có quy mô sâu rộng nhất, vai trò quan trọng nhất, có hiệu
lực và ảnh hưởng quyết định nhất đối với xã hội (so sánh
với các hình thức khác của quản lý xã hội).
● Định nghĩa QLNN:
- Theo nghĩa rộng: là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tác động lên đời sống
xã hội.
- Theo nghĩa hęp: là hoạt động nhằm tổ chức thực hiện
pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ
của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
12
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

c) Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN):


● Bản chất của QLNN theo nghĩa hẹp thể hiện ở tính chấp
hành và điều hành trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước, trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.
- Chấp hành là thực thi các đạo luật và các văn bản pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Điều hành là chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chức năng.
nhiệm vụ, quyền hạn (ví dụ: Chính phủ, bộ).
Hoạt động quản lý tập trung ở chỉ đạo, điều hành.

13
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

c) Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN):


● Cơ cấu của QLNN:
- Chủ thể QLNN: là cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền QLNN, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.
- Đối tượng QLNN: là mọi cá nhân, tổ chức chịu sự tác
động của chủ thể QLNN.
- Mục tiêu của QLNN: là trật tự quản lý trên các lĩnh vực
mà nhà nước cần thiết lập, bảo vệ từ đó bảo đảm những lợi
ích cần thiết của xã hội.

14
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

c) Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN):


● Tiền đề QLNN: là mối quan hệ quyền lực - phục tùng
giữa chủ thể QLNN và đối tượng QLNN.
● Nội dung QLNN: nguyên tắc quản lý, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cách thức, biện pháp thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn trong QLNN.
Ví dụ: Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế (Miễn thuế, ưu
đãi đầu tư…..).
● Hình thức và phương pháp QLNN: (P3)
- Hình thức quản lý là biểu hiện bên ngoài cùng loại của
hoạt động quản lý.
- Phương pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý tác
nhanh động lên đối tượng quản lý. 15
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

c) Khái niệm quản lý nhà nước (QLNN):


● Đặc trưng của QLNN (nếu so sánh với hoạt động lập
pháp và hoạt động tư pháp):
i) Là hoạt động mang tính chấp hành – điều hành (đặc điểm
quan trọng nhất, lập pháp, tư pháp cũng có nhưng tương
đối).
ii) Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện (các
cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện hoạt động quản lý
nhưng không đáng kể)
iii) Là hoạt động có tính thường xuyên, liên tục, chủ động,
sáng tạo và linh hoạt cao (HS, DS…không được).
iv) Hình thức và phương pháp được sử dụng trong QLNN
đa dạng, được tiến hành theo thủ tục hành chính. 16
1. Quản lý Nhà nước Việt Nam và ngành
Luật Hành chính

Tóm lại: Có 3 khái niệm:


- Quản lý (nói chung).
- Quản lý xã hội.
- Quản lý Nhà nước:
+ Quản lý Nhà nước theo nghĩa rộng.
+ Quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp: Mang tính chấp hành
– điều hành. Đó chính là nội dung của LHC, toàn bộ những
quy phạm của LHC đều gắn với QLNN theo nghĩa hẹp.

17
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHCVN

● Khái niệm:
ĐTĐC của LHC là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động QLNN được các quy phạm pháp luật của ngành LHC
điều chỉnh.
 VD 1: A & B đăng ký kết hôn (QHQLNN do LHC điều
chỉnh); sau khi A & B thành vợ chồng (QH HNGĐ – do Luật
HNGĐ điều chỉnh).
 VD 2: A bị Chủ tịch UBND phường xử phạt; sau đó A khởi
kiện.
 VD 3: A bị CQCSĐT xử phạt hành chính; A bị CQCSĐT đề
nghị truy tố.

18
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHCVN

Về mặt lý luận có thể chia thành 4 nhóm quan hệ sau đây:


Nhóm 1: Quan hệ QLNN phát sinh khi cơ quan HCNN
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đây là nhóm quan hệ chủ yếu. Có 9 nhóm nhỏ (xem cụ thể
giáo trình trang 28, 29 và lấy ví dụ).
- Đặc trưng của nhóm quan hệ này:
+ Chủ thể bắt buộc tham gia quan hệ nhóm này luôn là cơ
quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan
HCNN.
+ Được thiết lập để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CQ
HCNN.

19
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHCVN

Nhóm 2: Quan hệ QLNN phát sinh trong hoạt động quản


lý hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước nói chung
và các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan HCNN,
tổ chức chính trị, xã hội.
- Hành chính nội bộ là các hoạt động như tổ chức bộ máy,
nhân sự hoặc bảo đảm chế độ công tác của cơ quan, đơn
vị, vv... Diễn ra trong cơ quan HCNN hoặc các cơ quan nhà
nước khác, phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Trong một Sở thuộc UBND, điều động, biệt phái, đi
học, lương, quy chế….

20
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHCVN

Nhóm 3: Quan hệ QLNN trong hoạt động của Kiểm toán


nhà nước, HĐND, TAND, VKSND thực hiện hoạt động
QLNN. Ví dụ:
+ TANDTC hoặc Viện trưởng VKSNDTC ban hành các
thông tư hay văn bản khác quy định về biên chế, tuyển
dụng, chế độ lương, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho công chức trong ngành hoặc quản lý đối với các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc;
+ Quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngành mình: HV
Tòa án, Tạp chí Tòa án nhân dân.
+ Thẩm phán xử phạt hành chính đối với vi phạm trật tự
phiên tòa.
21
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHCVN

Nhóm 4: Những quan hệ phát sinh khi các tổ chức, cá


nhân được NN trao quyền QLNN nhất định.
Ví dụ:
+ Lực lượng thanh niên xung: được trao quyền duy trì trật tự
giao thông, hỗ trợ giao thông, giữ phương tiện.
+ Đoàn thanh niên: được UBND trao quyền quản lý các
Trung tâm DVVL, xúc viến việc làm
+ Người chỉ huy máy bay, tàu thủy được tạm giữ người vi
phạm trật tự.

22
2. Đối tượng điều chỉnh của ngành LHCVN

Tóm lại: Khi nói về ĐTĐC của LHC thì ta hiểu đây là các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động QLNN bao gồm 4
nhóm, trong đó nhóm 1 Quan hệ QL phát sinh khi cơ quan
HCNN từ TW đến địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình. Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ lớn
nhất, nó tác động ra bên ngoài đối với mọi tổ chức, cá nhân,
trong tất cả các lĩnh vực KT, CT, VH, XH.

23
3. Phương pháp điều chỉnh của ngành
Luật hành chính Việt Nam

- Khái niệm: phương pháp điểu chỉnh của ngành LHC Việt
Nam là cách thức quy phạm pháp luật hành chính tác động
lên các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước,
làm cho chúng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, theo đó,
các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ quản
lý được thực hiện.
VD: Hành vi điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu/hơi thở
có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25/1 lít
khí thở. Trước đây NĐ 46: 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng.
Nay NĐ 100: 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.
- Đặc trưng:
+ Mang tính bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ.
+ Trong trường hợp tồn tại sự bình đẳng thì chỉ mang tính
tương đối. 24
3. Phương pháp điều chỉnh của ngành
Luật hành chính Việt Nam

Các phương pháp cụ thể:


i) Phương pháp mệnh lệnh, phục tùng (chủ yếu).
- Nguyên nhân: do quan hệ quản lý là quan hệ mang tính
mệnh lệnh. Biểu hiện:
+ Chủ thể quản lý có quyền ban hành quyết định mang tính
đơn phương và có hiệu lực đối với đối tượng quản lý (VD:
Cấp phép XD, xử phạt HC…).
+ Đối tượng quản lý có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị
nhưng chủ thể quản lý là người xem xét, quyết định (VD:
Khiếu nại…).
+ Trong trường hợp có sự phối hợp thực hiện quyết định
quản lý thì theo thứ bậc hành chính và phân công, phân cấp
(VD: Cơ quan chủ trì chính, cơ quan phối hợp). 25
3. Phương pháp điều chỉnh của ngành
Luật hành chính Việt Nam

Các phương pháp cụ thể:


ii) Phương pháp thỏa thuận (Phổ biến ở nước ngoài, ở
Pháp: Hợp đồng hành chính). Phát sinh trong các trường
hợp:
- Khi cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân
ký kết hợp đồng hành chính (Việt Nam chưa có khái niệm
này nhưng thực tế có Hợp đồng làm việc là một loại HĐHC).
- Khi các cơ quan cùng ký kết văn bản liên tịch: Thông tư
liên tịch giữa các Bộ.

26
3. Phương pháp điều chỉnh của ngành
Luật hành chính Việt Nam

Tóm lại: Định nghĩa LHC: có 2 định nghĩa:


+ ĐN dài: Xem Giáo trình tr 37, 38.
+ ĐN khái quát: LHCVN là ngành luật bao gồm hệ thống các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lý Nhà nước theo mệnh lệnh đơn
phương.

27
4. Vai trò của LHC đối với các ngành luật
khác trong hệ thống PLVN

* Vai trò của LHC thể hiện ở chỗ:


+ Có nhiều quy phạm ngành luật khác muốn thực hiện được
thì phải thông qua quy phạm pháp luật HC.
+ Hay nói cách khác: Nhiều pháp luật hành chính nhất là
các quy phạm thủ tục đóng vai trò là điều kiện thực hiện quy
phạm pháp luật trong các ngành luật khác, nhất là những
lĩnh vực như kinh tế - thương mại, tài chính, đất đai, lao
động, ngân hàng.
(Ví dụ: xem giáo trình).

28
5. Hệ thống ngành Luật Hành chính VN

Sinh viên tự nghiên cứu.

29
CHƯƠNG 2:
NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH, QUY
PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

LOGO
30
Nội dung:

1 2

Nguồn của Quy phạm


Luật Hành pháp luật hành
chính Việt chính.
Nam

31
1. Nguồn của Luật Hành chính

Nguồn của pháp luật là nơi tìm thấy quy tắc chung về hành
vi (hay quy tắc xử sự chung) của chủ thể pháp luật.
1.1. Khái niệm nguồn của LHC VN
Nguồn của LHC VN chỉ gồm các văn bản có chứa quy phạm
pháp luật hành chính tức các quy tắc xử sự chung điều
chỉnh quan hệ QLNN.
Nguồn LHC có thể là toàn bộ văn bản (VD: Luật CB, CC
2008, Luật viên chức 2010, Luật XLVPHC 2012,...) hoặc
một phần của văn bản (ví dụ: một số điều trong Luật
Thương mại 2005).

32
1. Nguồn của Luật Hành chính

1.2 Đặc điểm:


- Chứa đựng QPPL điều chỉnh quan hệ QLNN (tức
QPPLHC),
- Chủ yếu do CQHCNN ban hành. Số lượng nhiều và do
nhiều chủ thế ban hành, vì quan hệ QLNN rất đa dạng.
(Luật, PL, NĐ, QĐ của TTg CP, Thông tư (Bộ trưởng), Nghị
quyết (HĐND). Quyết định (UBND), .....khác với nguồn của
Luật HS, Luật DS, Luật LĐ.. là một bộ luật.

33
1. Nguồn của Luật Hành chính

1.2 Đặc điểm:


- Nguồn của Luật hành chính Việt Nam là:
+ Án lệ: LHCVN không có nguồn là án lệ, án lệ sẽ chỉ có
trong pháp luật TTHS, TTDS, TTHC (Nghị quyết 49-NQ/TW
ngày 02/6/205 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 chủ trương: "...phát triển án lệ..."); 10 năm sau, HĐTP
TATC ban hành Nghị quyết Số: 03/2015/NQ-HĐTP quy định
về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
+ Tập quán pháp: không có.
+ Văn bản quy phạm pháp luật: là nguồn duy nhất cho đến
nay.

34
1. Nguồn của Luật Hành chính

1.3. Các loại nguồn.


Gồm 3 nhóm:
 VB QPPL do CQNN ban hành,
 VB QPPL do cá nhân ban hành,
 VB QPPL liên tịch.

35
1. Nguồn của Luật Hành chính

Câu hỏi nhận định:


1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của
LHC.
2. Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế có thể là nguồn
của luật hành chính.
3. Văn bản do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành có thể là
nguồn của Luật Hành chính.
4. Các Nghị quyết của ĐCSVN là nguồn LHC.

36
1. Nguồn của Luật Hành chính

Câu hỏi trắc nghiệm:


1. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam:
a. Chỉ bao gồm văn bản QPPL
b. Chỉ do cơ quan HCNN ban hành
c. Không bao gồm Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai
d. Không có đáp án đúng
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính:
a. Là văn bản cá biệt
b. Là văn bản quy định cụ thế về hành vi vi phạm hành chính
và chế tài
c. Là nguồn của Luật hành chính
d. Không áp dụng cho người nước ngoài đang sinh sống ở VN
37
1. Nguồn của Luật Hành chính

Câu hỏi trắc nghiệm:


3. Không phải là nguồn của Luật hành chính:
a. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương
b. Luật Cán bộ, công chức
c. Quyết định QPPL của UBND cấp huyện
d. Là tất cả các văn bản QPPL do cơ quan hành chính nhà
nước ban hành.

38
2. Quy phạm pháp luật hành chính

 Khái niệm
 Đặc điểm
 Cơ cấu
 Phân loại
 Hiệu lực
 Các hình thức thực hiện QPPLHC

39
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.1. Khái niệm


QPPLHC là quy tắc xử sự chung, được nhà nước ban hành,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong QLNN và
được NN bảo đảm thực hiện.
2.2. Đặc điểm
2.2.1 Đặc điểm chung:
- Là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành thể hiện ý chí
của: nhà nước.
- Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền của nhà nước.
- Được ban hành theo thủ tục luật định.
- Được NN đảm bảo thực hiện.

40
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.2. Đặc điểm


2.2.2 Đặc điểm riêng:
- QPPLHC chỉ điều chỉnh các quan hệ QLNN.
- QPPLHC rất đa dạng do nhiều chủ thể ban hành, có số lượng
lớn.

41
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.3. Cơ cấu của QPPLHC


- Giả định: Nêu lên phạm vi tác động của QPPL bao gồm hoàn
cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và chủ thể nào ở
vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của
QPPL đó.
Giả định trả lời cho câu hỏi: Ai chủ thể nào? Trong điều kiện
hoàn cảnh nào?
VD: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN mà khi sinh ra có cha mẹ
đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại VN
thì có quốc tịch VN (K1 Điều 17 Luật Quốc tịch VN năm 2008).

42
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.3. Cơ cấu của QPPLHC


- Quy định: Nêu ra cách xử sự mà chủ thể khi ở vào hoàn
cảnh, điều kiện đã được nêu trong phần giả định của QPPL
được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Quy định trả lời cho câu hỏi được làm gì, không được làm gì,
làm như thế nào?
VD: Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ;
không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh
hưởng bởi thiên tai, thảm hoạ, xung đột vũ trang vì sự an toàn
và lợi ích tốt nhất của trẻ em (K1 Điều 24 Luật Trẻ em năm
2016).

43
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.3. Cơ cấu của QPPLHC


- Chế tài: Nêu lên những biện pháp tác động mà NN dự kiến
sẽ áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện hay thực
hiện không đúng, không đầy đủ mệnh lệnh của NN đã nêu ở bộ
phận quy định của QPPL.
Chế tài trả lời cho câu hội phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất
lợi nào? Ví dụ?
Ví dụ: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công
trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ
hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận mà không gây
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng
nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không
thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này; 44
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.3. Cơ cấu của QPPLHC


Lưu ý:
- Về mặt nội dung thì QPPL luôn có ba bộ phận: giả định, quy định,
chế tài nhưng về hình thức thể hiện thì nó có thể bị khuyết một hay
hai bộ phận.
- Lý do: Phần bị khuyết đó có thể được hiểu ngầm hoặc có thể được
quy định tại một điều luật khác hoặc một VBPL khác. Ví dụ: Trách
nhiệm bồi thường khi xử phạt VPHC.

45
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.4. Phân loại QPPLHC


- Căn cứ vào hiệu lực thi hành:
+ QPPLHC có hiệu lực ở TU: do CQNN hoặc người có thẩm
quyền trong CQNN ở TƯ ban hành.
+ QPPLHC có hiệu lực ở địa phương: do địa phương hay TƯ
ban hành điều chỉnh vấn đề ở địa phương.

46
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.4. Phân loại QPPLHC


- Căn cứ vào chủ thể ban hành:
+ QPPLHC do CQ quyền lực nhà nước ban hành.
+ QPPLHC do CQHCNN hay người có thẩm quyền trong
CQHCNN ban hành;
+ QPPLHC do Chủ tịch nước ban hành.
+ QPPLHC do CA.TANDTC, VT. VKSNDTC.
+ QPLHC chứa đựng trong các VBQPPL khác, VBQPPL liên
tịch.

47
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.4. Phân loại QPPLHC


- Căn cứ vào tính mệnh lệnh của QPPL
+ QPPLHC cấm đoán: quy định những hành vi mà chủ thế
không được phép tiến hành.
+ QPPLHC bắt buộc: quy định chủ thể có nghĩa vụ phải thực
hiện một số hành vi có lợi nhất định.
+ QPPLHC cho phép: quy định cho chủ thể khả năng tự chọn
cách xử sự.

48
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.4. Phân loại QPPLHC


- Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của chủ thể:
+ QP nội dung: quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia quan hệ quản lý. (VD: Chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt
không quá 5.000.000 đồng – Điều 38 Luật XLVPHC).
+ QP thủ tục: quy định những trình tự, thủ tục cần thiết mà các
bên tham gia QHQLNN. (Bộ thủ thủ tục hành chính trong từng
lĩnh vực).

49
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.5. Hiệu lực của QPPLHC


- Hiệu lực của QPPL gồm: hiệu lực về thời gian, hiệu lực về
không gian và hiệu lực về đối tượng áp dụng.
- Xác định hiệu lực của QPPLHC thông qua VBQPPL vì QPPL
được chứa đựng trong một VBPL cụ thể.
2.5.1. Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực về thời gian là thời điểm phát sinh, đình chỉ thi hành
và thời điểm chấm dứt hiệu lực của QPPLHC (Xem Điều 151-
152, 153, 154 Luật BHVBQPPL 2015).

50
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.5. Hiệu lực của QPPLHC


2.5.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
a. Đối với văn bản của cơ quan trung ương:
+ Áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp có quy định
khác.
+ Áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, công dân VN trừ trường
hợp có quy định khác.
+ Áp dụng với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam
trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.
b. Đối với văn bản của chính quyền địa phương:
Có hiệu lực trong phạm vi địa phương và áp dụng đối với CQ,
tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được văn
bản đó điều chỉnh. 51
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.6. Các hình thức thực hiện QPPLHC


Khái niệm: Thực hiện QPPLHC là việc CQNN, tổ chức, cá nhân
thông qua các hình thức khác nhau để đưa QPPLHC vào thực tiễn
cuộc sống, quan trọng nhất là chấp hành và áp dụng.
Có 2 hình thức: chấp hành QPPLHC và áp dụng QPPLHC
a) Các hình thức chấp hành QPPLHC:
- Sử dụng là khi chủ thể thực hiện quyền được quy định. (làm đúng
các quy định mà QPPL cho phép). Ví dụ: Khiếu nại phải làm đơn,
xuất nhập cảnh thì phải làm hộ chiếu, xây dựng nhà phải xin phép
xây dựng….
- Thi hành là làm đúng những gì PL buộc phải thực hiện.Ví dụ: Đóng
thuế, tạm trú, khai sinh…
- Tuân thủ là không thực hiện những hành vi PL cấm. Ví dụ: Không
vượt đèn đỏ, không chở quá 3 người… 52
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.6. Các hình thức thực hiện QPPLHC


b) Áp dụng QPPLHC:
Là việc chủ thể được trao quyền căn cứ vào PL hiện hành để
giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLNN.
- Đặc điểm của áp dụng QPPLHC:
+ Chủ thể: là chủ thể mang quyền lực NN.
+ Hoạt động thực thi quyền lực NN.
+ Thường kết thúc bằng việc ban hành một quyết định áp dụng
pháp luật.

53
2. Quy phạm pháp luật hành chính

2.6. Các hình thức thực hiện QPPLHC


b) Áp dụng QPPLHC:
- Yêu cầu khi thực hiện áp dụng QPPLHC:
+ Phải đúng với nội dung, mục đích;
+ Phải được thực hiện đúng thẩm quyền;
+ Phải tiến hành đúng thủ tục và thời hạn;
+ Phải được thế hiện bằng văn bản;
+ Kết quả áp dụng phải trả lời công khai;
+ Phải được bảo đảm thực hiện.
Ví dụ: Thẩm quyền áp dụng QPPLHC của Chủ tịch UBND cấp
xã trong XLVPHC là: cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu; tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC có giá trị đến 5
54
triệu (đối với cá nhân)./.
CHƯƠNG 3:
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

LOGO
55
Nội dung

1 2 3 4
ĐK phát
Khái Phân loại Cơ cấu
sinh, thay
niệm, đặc QHPL của QHPL
đổi, chấm
điểm. hành hành
dứt QHPL
chính chính
HC

56
1. Khái niệm, đặc điểm

1.1. Khái niệm


Quan hệ pháp luật hành chính là QHXH phát sinh trong hoạt
động QLNN giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với
nhau theo quy định của PLHC.
Tình huống giả định:
Ông A, bị Đoàn kiểm tra 814 lập biên bản vi phạm hành chính.
Căn cứ biên bản vi phạm, Chủ tịch UBND quận T. TP. H. đã ra
quyết định xử phạt VPHC ông A 10.000.000 đồng. Ông A khiếu
nại lên Chủ tịch Quận T. nhưng không được giải quyết, ông A
khiếu nại tiếp lên Chủ tịch UBÑD Tp. H nhưng vẫn bị bác yêu
cầu. Không thỏa mãn, Ông A đã khởi kiện vụ án hành chính tại
TAND TP. H
Câu hỏi: xác định các quan hệ pháp luật hành chính đã phát
57
sinh, các sự kiện pháp lý?
1. Khái niệm, đặc điểm

1.2. Đặc điểm QHPLHC


Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPLHC
luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà
nước.
Ví dụ: quan hệ phát sinh khi UBND quận Y kiểm tra giấy phép
kinh doanh của hộ gia đình ông B.
Thứ hai, một bên tham gia QHPLHC bao giờ cũng là chủ thế có
quyền sử dụng quyền lực Nhà nước, nhân danh Nhà nước để
ban hành các QĐHC mang hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
phía bên kia.
Ví dụ: khi xử phạt VPHC thì người xử phạt là chủ thể bắt buộc.
+ Chủ thể bắt buộc: CQNN, tổ chức, cán bộ, công chức nhà
nước được trao quyền.
58
+ Bên kia - bất kỳ CQNN, tổ chức và cá nhân.
1. Khái niệm, đặc điểm

Thứ ba, QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu, đề nghị của bất
cứ bên nào mà không cần có sự đồng ý của phía bên kia (chủ
thể bắt buộc hoặc không bắt buộc).
Ví dụ:
+ Làm đơn xin cấp phép xây dựng thì UBND quận đã trở thành
chủ thể QHPLHC.
+ Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra: An toàn lao động, giấy
phép XD…
Thứ tư, tranh chấp giữa các bên tham gia QHPLHC được giải
quyết chủ yếu bởi các CQHCNN và theo thủ tục hành chính.
VD: Khiếu nại.
Thứ năm, bên vi phạm những yêu cầu của QHPLHC thì phải
chịu trách nhiệm trước NN, mà đại diện là CQNN, cán bộ, công
chức NN có thẩm quyền. 59
2. Phân loại QHPLHC

* Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham
gia quan hệ PLHC, phân chia thành:
- Quan hệ nội dung (phát sinh khi thực hiện quyền và nghĩa vụ
theo quy định của quy phạm vật chất).
Ví dụ: Quan hệ khi Chủ tịch UBND quận Y xử phạt 20 triệu
đồng đối với ông B. Vì hành vi xây dựng trái phép.
- Quan hệ thủ tục (khi thực hiện quy phạm thủ tục).
Ví dụ: quan hệ khi thanh tra viên xây dựng lập biên vi phạm đối
với ông B.

60
2. Phân loại QHPLHC

* Căn cứ vào tính chất về mối liên hệ giữa các bên tham gia
quan hệ:
- Quan hệ pháp luật hành chính dọc (VD: UB cấp trên chỉ đạo
UBND cấp dưới).
- Quan hệ pháp luật hành chính chéo.
Ví dụ: Giữa UBND Tp HCM với UBND huyện Dĩ An, Bình
Dương khi yêu cầu UBND Dĩ An cung cấp hồ sơ của Doanh
nghiệp Y để UBND TP HCM xác minh hành vi vi phạm (không
trực thuộc về tổ chức).
- Quan hệ pháp luật hành chính ngang (Khi ban hành VB liên
tịch).

61
3. Cơ cấu QHPLHC

3.1. Nội dung của QHPLHC: Quyền chủ thể của các bên tham
gia QHPLHC và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
Quyền chủ thể trong QHPLHC là cách thức xử xự mà chủ thể
QHPLHC được thể hiện theo quy định của PLHC.
Quyền chủ thể trong QHPLHC thể hiện:
+ Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà
PLHC cho phép. (VD: Người đăng ký khai sinh có quyền yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho họ…Nghĩa vụ: Cung
cấp đầy đủ hồ sơ, đóng lệ phí).
+ Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân
không được thực hiện những hành vi nhất định.
+ Khả năng của chủ thể yêu cầu CQNN có thẩm quyền bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
62
3. Cơ cấu QHPLHC

3.2. Chủ thể QHPLHC:


Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia
vào QHPLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy
định của PLHC.
* Chủ thể QHPLHC:
- Chủ thể bắt buộc:
+ CQ HCNN;
+ CQ NN khác;
+ Cá nhân, tổ chức được trao quyền quản lý HCNN, cán bộ,
công chức.
- Chủ thể thường:
+ Cá nhân;
+ CQNN, tổ chức khác. 63
3. Cơ cấu QHPLHC

3.2. Chủ thể QHPLHC:


Muốn trở thành chủ thể của QHPLHC thì CQ, TC, cá nhân phải
có năng lực chủ thể phù hợp với QHPLHC mà họ tham gia,
bao gồm:
- Năng lực pháp luật HC: là khả năng có quyền hoặc có nghĩa
vụ pháp lý trong QLNN theo quy định của PL mà NN quy định
cho các CQ, TC, cá nhân cụ thể.
- Năng lực hành vi HC: là khả năng mà NN thừa nhận cho CQ,
TC, cá nhân bằng hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện
các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách
nhiệm về những hành vi của mình.

64
3. Cơ cấu QHPLHC

3.3. Khách thể QHPLHC:


Khách thể của QHPLHC là các lợi ích mà các tham bên tham
gia quan hệ pháp luật hành chính hướng tới, có thể là lợi ích
vật chất, tinh thần…còn đối với chủ thể bắt buộc (phía cơ quan
nhà nước...) thì lợi ích chung nhất hướng tới là trật tự QLNN.

65
4. Sự kiện pháp lý hành chính

Khái niệm: Sự kiện pháp lý HC là những sự kiện thực tế mà


việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt của chúng được PLHC
gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các
QHPLHC.
Bao gồm: sự biến và hành vi.
- Cơ sở để QHPLHC phát sinh, thay đổi, chấm dứt phải có đầy
đủ 3 điều kiện sau:
+ Phải có QPPLHC điều chỉnh. Ví dụ: nếu không có quy định
xử phạt VPHC về các hành vi mới xuất hiện (internet, chứng
khoán,..) thì không phát sinh quan hệ xử phạt.
+ Chủ thế tham gia QHPLHC có năng lực hành vi HC.
+ Phải xuất hiện sự kiện pháp lý HC cụ thể.

66
CHƯƠNG 4:
CÁC NGUYÊN TẮC
CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

LOGO
67
Nội dung:

1 2
Khái niệm, đặc
Nội dung các
điểm của các
nguyên tắc cơ
nguyên tắc của
bản của Luật
Luật hành
hành chính
chính VN

68
1. Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc
của Luật hành chính VN
1.1. Khái niệm: Nguyên tắc của Luật Hành chính VN là những
quan điểm tư tưởng cơ bản, có tính chất nền tảng, thể hiện bản
chất, vai trò, đặc trưng của Luật Hành chính Việt Nam.
1.2. Đặc điểm:
- Tính pháp lý: Được Hiến pháp và pháp luật quy định.
- Tính khách quan: LHC phải điều chỉnh các quan hệ xã hội phù
hợp với yêu cầu khách quan.
- Tính khoa học: Nguyên tắc LHC phải được xây dựng trên cơ
sở các luận cứ khoa học và thế giới quan, phương pháp luận
đúng đắn.
- Tính thống nhất giữa các nguyên tắc: vì cùng xuất phát từ
bản chất của PL Việt Nam, từ đòi hỏi chung của QLNN, cùng
hướng đến mục tiêu chung của QLNN.
69
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật hành chính
2.1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quản
lý Nhà nước
- Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
- Ý nghĩa pháp lý: Là nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt
trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và
bộ máy hành chính nhà nước nói riêng.
- Nội dung: Để bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hoạt
động QLNN, pháp luật hành chính phải thể chế hóa quan điểm
của Đảng về:
+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
+ Xây dựng bộ máy hành chính và công tác cán bộ;
+ Mục đích, yêu cầu, cơ chế quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực;
70
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.1. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quản
lý Nhà nước
+ Cơ chế kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của cơ quan
HCNN;
+ Vai trò tiên phong, guơng mẫu của các Đảng viên và tổ chức
cơ sở Đảng trong quản lý nhà nước.

71
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.2. Nguyên tắc bảo đảm dân chủ trong QLNN
- Cơ sở pháp lý: Điều 2, 3, 5, 6, 7 Hiến Pháp 2013.
- Nguyên tắc dân chủ đòi hỏi:
+ Bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, điều chỉnh tổ chức và
hoạt động của các cơ quan HCNN phù hợp với tính chất dân
chủ;
+ LHC phải điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước phù hợp với
ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của Nhân
dân;
+ Bảo đảm bộ máy hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
để cao trách nhiệm trong quản lý nhà nước
+ Bảo đảm sự giám sát chặt chẽ của nhân dân đối với hoạt
động của bộ máy hành chính.
72
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.3. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân trong QLNN:
- Cơ sở pháp lý: Điều 3 Hiến pháp 2013.
"Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đàm quyền con người,
quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ẩm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
- Nội dung:
+ LHC phải cụ thế hóa toàn diện, đầy đủ nội dung các quyền
con người và quyền công dân đã được hiến định trong Hiến
pháp trên tất cả các lĩnh vực QLNN.
+ Bảo đảm cách thức, trình tự thực hiện các quyền con người,
quyền công dân một cách thuận lợi nhất; 73
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.3. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân trong QLNN:
+ Quy định các biện pháp bảo đảm về chính trị, kinh tế, xã hội;
+ Quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
và người có thẩm quyền;
+ Quy định trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi xâm
phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.

74
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.4. Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng, đoàn kết dân tộc trong
QLNN
- Điều 5 Hiến pháp 2013.
- LHC thế chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng về chính
sách dân tộc, về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tại các
vùng dân tộc thiểu số.
- Là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại
các vùng dân tộc thiểu số.

75
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.5. Nguyên tắc pháp chế trong quản lý nhà nước:
- Cách thức thành lập và tổ chức các cơ quan HCNN phải đúng
quy định pháp luật;
- Các cơ quan HCNN phải thực hiện đúng pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
- Bảo đảm sự thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo trong
các văn bản quản lý nhà nước.
- Quy định chặt chẽ và đầy đủ các chế tài xử lý các chủ thể vi
phạm pháp luật hành chính; các hoạt động kiếm tra, thanh tra
phải được pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, kịp thời;
- Các cơ quan nhà nước, cá nhân, tố chức phải chịu trách
nhiệm về các sai phạm và vi phạm trong quản lý nhà nước.

76
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.6. Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Cơ sở pháp lý: Điều 8 Hiến pháp 2013.
- Ý nghĩa pháp lý: Là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu
và trực tiếp chi phối tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nội dung: Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp
giữa 2 yếu tố:
+ Sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ.
+ Phát huy dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan quyền lực nhà nước đối
với cơ quan hành chính nhà nước;
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan hành chính cấp trên đối
với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới; 77
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.6. Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan thẩm quyền chung đối với
cơ quan thẩm quyền riêng;
+ Bảo đảm sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước đối với nhân viên cấp dưới.
+ Bảo đảm chế độ thảo luận tập thế, quyết định theo đa số.
+ Bảo đảm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị
+ Phân quyền, phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn một
cách hợp lý.

78
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.7. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh
thổ (Nguyên tắc quan trọng của LHCVN).
a) Quản lý theo ngành:
- Ngành: Là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản
xuất - kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay các tổ
chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau.
- Quản lý theo ngành: Là quản lý các đơn vị kinh tế, sự nghiệp
thuộc ngành (quản lý theo chiều dọc).
Chủ thế quản lý ngành:
+ Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ ở Trung ương (18)
+ Các Sở, cơ quan ngang Sở ở cấp tỉnh,
+ Các phòng ở cấp huyện,
79
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.7. Nguyễn tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh
thổ (Nguyên tắc quan trọng của LHCVN).
+ Các chức danh chuyên môn ở cấp xã.
(Cơ quan quản lý ngành là cơ quan có thẩm quyền riêng)
- Nội dung QLNN theo ngành:
+ Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành;
+ Ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống
nhất trong từng ngành;
+ Quyết định các chính sách, chế độ và các biện pháp nhằm
tăng cường và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý của
ngành;
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như nhiệm vụ được
giao... 80
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.7. Nguyễn tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh
thổ (Nguyên tắc quan trọng của LHCVN).
b) Quản lý theo lãnh thổ:
- KN: là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân
vạch địa giới hành chính của nhà nước (Là quản lý theo chiều
ngang).
- Chủ thể QLNN theo lãnh thổ: UBND các cấp
- Nội dung QLNN theo lãnh thổ:
+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
trên toàn lãnh thổ;
+ Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống
dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ,
81
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
2.7. Nguyễn tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh
thổ (Nguyên tắc quan trọng của LHCVN).
b) Quản lý theo lãnh thổ:
+ Tổ chức điều hoà phối hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh
các đơn vị kinh tế, văn hoá xã hội trên lãnh thổ,
+ Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương của
nhà nước.

82
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của
Luật Hành chính
c) Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:
Là sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ, hoặc
cơ quan quản lý ngành cấp trên với quản lý theo chiều
ngang của chính quyền địa phương, cấp dưới theo sự phân
công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các
cấp.
Ví dụ: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp PTTH hiệu quả và thành công.
Câu hỏi: Tại sao phải kết hợp quản lý theo ngành với theo
lãnh thổ?

83
CHƯƠNG 5:
KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH
VÀ MÔN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH

LOGO
84
Nội dung:

1 2
Khoa học Luật
Môn học Luật
hành chính
hành chính

85
LOGO
86

You might also like