You are on page 1of 3

Bài 4: Các nguyên tắc của luật hành chính

I. Khái niệm ngtac LHC VN:


1. Khái niệm
- Nguyên tắc là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo cơ bản.
 Nguyên tắc của LHC:….có tính nền tảng mà nó thể hiện dc bản chất, vai trò và đặc
trưng của LHCVN.
 Nguyên tắc của LHC và nguyên tắc quản lý nhà nước có đồng nhất với nhau không?
 Nếu đồng nhất thì có thể thay thế cho nhau được, Nguyên tắc quản lý nhà nc có
phạm vi rộng hơn, còn ngtac của LHC là nguyên tắc của 1 nghành luật (xuất phát
điểm từ ngtac quản lý nhà nước)
 Nguyên tắc QLNN là quan điểm, tư tưởng cơ bản, có thể được thực hiện ngoài pháp
luật (chính sách và các biện pháp tổ chức)
 Nguyên tắc của LHC: đã được luật hóa và có tính pháp lý.
2. Đặc điểm:
- Tính pháp lý (được thể hiện ở phương diện- hậu quả pháp lý)
- Tính khách quan (phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, không dựa trên ý chí chủ quan
mà là ý chí dựa trên những tình huống khách quan)
- Tính khoa học (mang tính logic, dược rút ra từ các quy luật, bài học quan rlys nn, xu
hướng phát triển -> lập thành các nguyên tắc cơ bản)
- Tính thống nhất giữa các nguyên tắc
-
II. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của LHC
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong QLNN
- Điều 4 LHP -> có tầm quan trọng rất lớn
- Ý nghĩa: sự lãnh đạo tất yếu, khách quan. Được thừa nhận từ lịch sử, đc chắt lọc từ cả 1
sự nghiệp cách mạng.
Nhà nc lãnh đạo toàn thể chính trị thông qua các phương thức: Một là, lãnh đạo bằng chủ
trương, nghị quyết: Đảng đề ra các chủ trương, nghị quyết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những
quan điểm, những nguyên tắc, những tư tưởng chỉ đạo các lĩnh vực hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại để các tổ chức khác trong hệ thống chính trị vận dụng, thể chế
hoá thành các chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức.

Hai là, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng: Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư
tưởng; công tác văn hoá, văn nghệ; đặc biệt thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để đưa các chủ
trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và cấp uỷ tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo sự
đồng thuận trong Đảng và trong xã hội, từ đó thực hiện một cách thống nhất. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên
phải là một tấm gương để quần chúng nhân dân noi theo.

Ba là, lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ: Đảng sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong các cơ quan của hệ thống chính trị một mặt xây dựng nên các chủ trương, nghị quyết, nhưng mặt khác
cũng chính họ là nhân tố cơ bản để triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của mình; động
viên, lôi cuốn quần chúng nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Bốn là, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát là biện pháp hữu hiệu để bảo đảm
các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đề ra là đúng đắn, được chấp hành nghiêm túc, đạt được kết quả và hiệu
quả. Kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong công tác lãnh đạo của Đảng, làm cho sự lãnh đạo
gắn với thực tiễn, khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, bệnh quan liêu, hình thức trong lãnh đạo.

2. Bảo đảm dân chủ trong QLNN


- Nhân dân thgia quản lý nhà nc thông qua (Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp )
3. Công nhận tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ng, quyền công dân trong
QLNN
- Được đề cao, vì vấn đề quản lý nhà nc có nguy cơ xâm phạm quyền con ng, quyền công
dân.
4. Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong QLNN
5. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Cơ sở pháp lý: Điều 8 HP 2013
- Ý nghĩa pháp lý: có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nc
- Nội dung:
 Tập trung và dân chủ
 Tập trung là sự lãnh đạo tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào
chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật 1 cách
thống nhất
 Dân chủ là hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí
tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản
lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.
 Cả hai yếu tố tập trung và dân chủ đều cần phải được coi trọng trong quá trình tố
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và quan lý hành chính nhà nước
nói riêng.
 Các yêu cầu:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của CQ quyền lực nhà nước đối với CQHCNN.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền chung đối với cơ quan có thẩm
quyền riêng.

Từng nguyên tắc, phải nắm được:


- Cơ sở pháp lý
- Ý nghĩa
- Nội dung

You might also like