You are on page 1of 5

Bài 4: Các nguyên tắc của Luật hành chính Việt Nam

I. Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc Luật hành chính Việt Nam.
1. Khái niệm:
Là những quan điểm, tư tưởng cơ bản, có tính nền tảng, thể hiện bản chất, vai trò,
đặc trưng của Luật hành chính Việt Nam.
2. Đặc điểm:
 Tính pháp lý: được quy định trong pháp luật
 Tính khách quan:
- Sự thừa nhận những gì diễn ra trong khách quan, thực tiễn, không phụ thuộc vào
ý chí con người. (nguyên tắc do Đảng lãnh đạo)
 Tính khoa học (logic, chính xác):
- Đóng vai trò là cơ sở, nền tảng (duy trì nguyên tắc NN theo ngành, theo lãnh thổ)
 Tính thống nhất giữa các nguyên tắc:
Các nguyên tắc cơ bản:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong QLNN
- Bảo đảm dân chủ trong QLNN
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong
QLNN
- Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong QLNN
- Pháp chế trong QLNN
- Tập trung dân chủ trong QLNN
- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (địa phương)
 Những nguyên tắc mang tính tổ chức- kỹ thuật
II. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của Luật hành chính
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong QLNN: thông qua 4 phương thức
 Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách (văn kiện)
 NN thể chế hóa chủ trương, chính sách thành pháp luật (vd: luật đất đai đang
trong giai đoạn sửa đổi, nghị quyết 18 của Đảng về đổi mới QLNN về đất đai)
 Thông qua công tác cán bộ (Đảng đào tạo, bồi dưỡng các đảng viên giới
thiệu cho NN để NN sử dụng)
 Kiểm tra của Đảng (dựa trên quyền lực chính trị của Đảng)
 Thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của các tổ chức, Đảng viên để thực
hiện vai trò lãnh đạo
- Bảo đảm dân chủ trong QLNN: Dân chủ được thực hiện dưới 2 hình thức
 Trực tiếp: tự mình tham gia vào các hoạt động QLNN, QLXH (bầu cử, tự mình
ứng cử để trở thành đại biểu quốc hội, tham gia vào các tổ chức xã hội để nói
lên tiếng nói của mình, thi tuyển vòa công chức NN, họp xóm, họp phường,
đóng góp ý kiến với chính quyền địa phương, thực hiện quyền khiếu nại,
quyền tố cáo, …)
 Gián tiếp: thông qua thiết chế đại diện của mình (thông qua Quốc hội, hội
đồng nhân dân)
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân
trong QLNN: hoạt động thực hiện quyền hành pháp, tổ chức thực thi pháp luật,
đưa PL vào đời sống làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể
 Có khả năng xâm lấn qua các lĩnh vực khác -> nguy cơ xâm hại quyền con người,
quyền công dân
- Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong QLNN:
- Pháp chế trong QLNN: mọi cá nhân, tổ chức đều tuân thủ, chấp hành theo PL
 Pháp chế = pháp luật + tuân thủ PL
 Hiện nay, dùng pháp quyền nhiều
 Từng nguyên tắc, phải nắm được:
- Cơ sở pháp lý (ở đâu)
- Ý nghĩa (ntn)
- Nội dung (nêu ra yêu cầu gì)
2 nguyên tắc cơ bản của luật hành chính:
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Cơ sở pháp lý: nguyên tắc hiến định (điều 8 HP 2013)
- Ý nghĩa pháp lý: là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối
tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nội dung: nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa 2 yếu tố: tập
trung và dân chủ.
 Tập trung: là sự lãnh đạo tập trung nhằm đảm bảo thâu tóm quyền lực nhà
nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách,
pháp luật một cách thống nhất.  tập trung là củng cố quyền lực cho chủ thể
cầm quyền.
 Dân chủ: là hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát
huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của
đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.
 Tập trung nếu không có dân chủ sẽ trở nên độc đoán, chuyên quyền
 Dân chủ mà không nằm trong khuôn khổ tập trung thì sẽ tự do, vô chính phủ
 Cả hai yếu tố tập trung và dân chủ đều cần phải được coi trọng trong quá trình tổ
chức và hoạt động của bộ máy NN nói chung và quản lý hành chính NN nói riêng.
 Trong NN Việt Nam, yếu tố tập trung vẫn nhỉnh hơn.
Các yêu cầu:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan quyền lực NN (Quốc hội, hội đồng nhân dân)
đối với cơ quan hành chính NN.
 CQHCNN phải chấp hành, phục tùng CQQLNN.
Quốc hội Chính phủ
- Là cơ quan quyền lực NN cao - Là cơ quan chấp hành của QH,
nhất bảo đảm sự lãnh đạo của QH đối
- Được nhân dân ủy quyền với CP  Nguyên tắc tập trung
- Là cơ quan hành chính cao nhất
- ở VN, Chính phủ do QH thành lập
ra (ở Mỹ, CP do cử tri bầu tổng
thống  sau đó tổng thống thành
lập ra chính phủ; Hạ viện Mỹ do
cử tri Mỹ bầu ra)
- phải báo cáo hoạt động trước
QH, chịu sự giám sát tối cao của
QH  Thành viên CP phải chịu sự
chất vấn của đại biểu QH
- có thể bị chế tài: bãi nhiệm bởi
QH.
 Trên lĩnh vực hành chính NN,
chính phủ là số 1
 Chính phủ không chấp hành tuyệt
đối QH mà có sự chủ động sáng
tạo, quyết những vấn đề mà luật
chưa quy định.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan quyền lực NN đối với CQHCNN.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của CQHCNN cấp trên với CQHCNN cấp dưới
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền chung đối với cơ quan có thẩm
quyền riêng.
 Cơ quan có thẩm quyền chung: là cơ quan có quyền quản lý toàn diện trên
phạm vi lãnh thổ toàn quốc (chính phủ)
 Cơ quan có thẩm quyền riêng: quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số
ngành, lĩnh vực (đơn ngành, đa lĩnh vực)
 Xác định mối quan hệ giữa CP và Bộ với cơ quan ngang bộ
Vd: CP (thẩm quyền chung) và bộ y tế(thẩm quyền chuyên môn) – triển khai thi hành,
nghị định của CP vào lĩnh vực y tế trên phạm vi toàn quốc, bộ trưởng bộ y tế có
nhiệm vụ báo cáo công tác trước CP – chịu trách nhiệm trước QH, thủ tướng.
- Mối quan hệ giữa UBND Tp. HCM với sở y tế (là cơ quan tham mưu giúp UBND
quản lý NN về y tế): cơ cấu tổ chức UBND sẽ quyết định, biên chế quân sự, trụ sở
hoạt động, trong trường hợp phó giám đốc sở y tế có dấu hiệu vi phạm PL thì chủ
tịch UBND có quyền cách chức.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của người đứng đầu CQHCNN đối với nhân viên cấp dưới
 Nhân viên có quyền kháng lệnh nếu cấp trên có quyết định trái thẩm quyền, vi
phạm PL  không thể từ chối thẳng thừng quyết định của cấp trên  theo quy
định khoản 5 điều 9
- Bảo đảm chế độ thảo luận tập thể, quyết định theo đa số
- Bảo đảm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
- Phân quyền, phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn một cách hợp lý.
2. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
- Ngành và quản lý theo ngành
 Ngành: là khái niệm chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chức sản xuất- kinh doanh có
cùng cơ cấu kinh tế- kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích
giống nhau (như cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, cùng thực hiện một hoạt
động sự nghiệp nào đó …)
- Một cách hiểu khác về ngành: hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa
phương.
 Quản lý theo ngành: là quản lý chuyên ngành, chuyên sâu một ngành hoặc một
số ngành nhất định.  Quản lý theo chiều dọc
 Ai thực hiện quản lý NN theo ngành:
 Các bộ, các cơ quan ngang bộ ở Trung ương
 Các sở, cơ quan ngang sở ở cấp tỉnh
 Các phòng ở cấp huyện
 Các chức danh chuyên môn ở cấp xã
 Nội dung quản lý theo ngành:
 Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành
 Ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng
ngành.
 Quyết định các chính sách, chế độ và các biện pháp nhằm tăng cường và cải
tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý của ngành
 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như nhiệm vụ được giao …
- Quản lý theo lãnh thổ (địa phương):
 Là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính
của nhà nước.  Là quản lý theo chiều ngang
 Ai thực hiện quản lý nhà nươc theo lãnh thổ?  UBND các cấp
 Nội dung của quản lý NN theo lãnh thổ:
 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ
 Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm
việc trên lãnh thổ
 Tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn
hóa xã hội trên lãnh thổ.
 Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỷ cương của nhà nước.
- Kết hợp quản lý theo ngành với theo lãnh thổ
 Thực chất là sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo
chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và
phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.
Bài tập: Thông qua một ví dụ cụ thể (tự chọn) trong thực tiễn quản lý NN ở Việt
Nam. Anh (chị) hãy phân tích các biểu hiện và chứng minh sự cần thiết của nguyên
tắc kết hợp quản lý NN theo ngành và theo lãnh thổ (địa phương).

You might also like