You are on page 1of 4

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

1. Khái niệm bộ máy nhà nước


1.1. Bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo
những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do PL quy định.
- Các CQNN có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau
nhưng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành 1 hệ thống thống nhất nhằm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

1.2. Khái niệm về cơ quan nhà nước


- CQNN là 1 bộ phận cấu thành BMNN, mang quyền lực nhà nước, được thành lập và hoạt
động theo quy định HP, PL và nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
5 dấu hiệu của cơ quan nhà nước
 Được thành lập và hoạt động theo 1 trình tự, thủ tục nhất định do PL quy định
 Tính độc lập về cơ cấu tổ chức
 Cán bộ, công chức phải là công dân VN
 Điều kiện vật chất cho sự tồn tại của CQNN do ngân sách nhà nước đài thọ - vì họ
không tham gia vào công tác sản xuất, không tạo ra tiền nên người dân phải đóng tiền
để duy trì CQNN cũng như BMNN
 CQNN có thẩm quyền (nhiệm vụ + quyền hạn) mang tính quyền lực nhà nước: nhân
danh nhà nước thực hiện thẩm quyền, được đảm bảo bởi các biện pháp cưỡng chế nhà
nước, được quyền ban hành văn bản pháp luật

VD: Cơ quan nào sau đây không phải cơ quan nhà nước?

 Thông tấn xã VN/ đài truyền hình VN – cơ quan thuộc chính phủ; Sở GTVT HCM;
bộ Công thương; bộ chính trị - cơ quan đầu naoc của ĐCSVN
Cơ quan nào sau đây là cơ quan nhà nước?
 Trung ương đoàn thanh niên – tổ chức CT-XH; ULAW – đơn vị sự nghiệp công lập;
ban tự pháp thuộc UBND phường 12 quận 4; Uỷ ban MTTQVN – tổ chức liên minh
chính trị liên hiệp tình nguyện tỉnh Bình Dương.

2. 5 nguyên tắc:
 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
 Nguyên tắc tập trung dân chủ
 Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo HP và PL, quản lý xã hội bằng HP và PL
 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân
tộc
2.1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát (khoản 3 điều 2 HP 2013)
1. Cơ sở lý luận
(?) Tại sao mô hình tam quyền phân lập không có hiệu quả trên thực tế?
 Vì trên thực tế quyền hành pháp bắt tay với quyền lập pháp mà không có sự chia rẽ.
Thứ nhất, vì sự xuất hiện của các Đảng chính trị, Nghị viện và Chính phủ của đa số
nước trên thế giới lại chung 1 đảng, trong mô hình cộng hoà đại nghị, NV có thể bất
tín nhiệm với chính phủ bất kì lúc nào cho đến khi bầu ra được thủ tướng theo đảng
đó mới thôi. Thứ hai, thiếu vắng vai trò của người dân trong mô hình này, nếu các
nhánh quyền lực bắt tay với nhau thì người dân cũng bất lực không làm được gì. Thứ
ba, nhấn mạnh phân chia mà không nói về việc phối hợp quyền lực.
 Nguyên tắc tập quyền XHCN: tất cả quyền lực tập trung vào các Xô viết có nguồn
gốc từ lý luận của CN Mác – Lênin (từ mô hình công xã Paris)
- Xô viết tối cao: tất cả các cơ quan đều là phái sinh của Xô viết, được Xô viết bầu ra và phải
chịu trách nhiệm trước Xô viết. Các cơ quan nhà nước then chốt tại trung ương của Liên Xô
(theo HP 1936)
- Hội đồng Nhân dân
- Toà án tối cao
- Viện kiểm sát
Điều 104 HP 1980
Hội đồng bộ trưởng là CP của nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành
chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
 Nội dung:
 Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công: không áp dụng nguyên tắc phân
quyền
- Thống nhất ở nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân
- Có sự phân công trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Phân công: tập trung trong tay 1 người nhưng người đó phân chia các công việc ra các phân
quyền: phân chia ở nhiều nhánh khác nhau, có quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Điều 69 HP 2013
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Điều 94 HP 2013
CP là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của CHXHCN VN, thực hiện quyền hành pháp,
là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
 Nhân dân phân công cho nhà nước, nhà nước thực hiện thay cho nhân dân. Bằng HP nhân
dân phân công quyền lực cho các cơ quan nhà nước.
 Có sự phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Vì sao phải phối hợp? – không có 1 cơ quan tổ chức nhà nước hoạt động riêng lẻ, phải
thực hiện cùng nhau do đó phải có sự phối hợp.
 Có sự kiểm soát trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hoá tuyệt đối, con người mà được nắm quyền lực thì sẽ lợi
dụng nó để phục vụ cho mục đích cá nhân.
- Quyền nào cũng cần phải bị kiểm soát, quyền hành pháp là quyền dễ bị lạm quyền, chuyên
quyền nhất vì nắm giữ bộ máy bạo lực: công an, quân đội, ngân hàng nhà nước – ngang bộ,
bộ tài chính,… phải kiểm soát khéo léo, không được kiểm soát quá mức.
- Quyền lập pháp không kiểm soát thì sẽ trở thành sự chuyên chế số đông, số đông áp lực
thiểu số.
- Quyền tư pháp cũng phải kiểm soát vì tư pháp là cái cuối cùng để người dân dựa vào nếu
quyền lập pháp và hành pháp lạm quyền. Nếu xã hội mà người dân không tin vào công lý,
không tin vào hệ thống công lý thì xã hội sẽ không thể phát triển.
2.2. Nguyên tắc đảng lãnh đạo
2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
 Cơ sở hiến định
Khoản 1 điều 8 HP 2013
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo HP và PL, quản lý xã hội bằng HP và PL, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
 Cơ sở lý luận
- Tư tưởng về xây dựng 1 đảng vô sản trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chủ đã được
Kark Marx và Engels đưa vào điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản.
- Đầu TK XX, Lênin đã khởi xướng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tên gọi nguyên tắc tập trung dân chủ đã chính thức ghi trong điều lệ Đảng tại Đại hội IV của
Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga 1906
 Nội dung
- Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải tạo lập mô hình tổ chức bộ máy có tính tổ chức,
thống nhất, vừa không tập trung quá nhiều quyền lực vào bất kì cơ quan nào, vừa tạo cơ chế
kiểm tra, giám sát hoạt động của các thiết chế quyền lực trong quá trình thực hiện quyền lực
nhân dân theo quy định của HP.
- Tập trung dân chủ không phải vừa tập trung dân chủ
- Tập trung dân chủ là tập trung trên cơ sở và theo hướng phát huy dân chủ
 Thứ nhất, toàn bộ cơ quan nhà nước phải có 1 trung tâm quyền lực chỉ đạo 1 cách mạnh
mẽ và thống nhất, mỗi cơ quan phải được phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
nhất định.
 Thứ hai, trong các cơ quan nhà nước, những cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng
nhất thường được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
 Thứ ba, trong 1 tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số, có nghãi khi quyết định đã đưa
ra bởi tập thể thì tất cả đều phải thi hành quyết định đó.
 Tuy nhiên nguyên tắc tập trung dân chủ không cho phép có 1 sự chuyên chế của số đông
xảy ra.
2.4. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo HP và PL, quản lý xã hội bằng HP và PL
2.5. Nguyên tắc bình đằng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các
dân tộc

You might also like