You are on page 1of 3

1.2.1.

Khái niệm về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam


Khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên đề xuất tại Hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (ngày 29/11/1991) và khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khoá VII của Đảng vào năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp tục là
tại các đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI của Đảng, nhận thức về xây dựng đất nước
xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền của nước ta đã có bước phát triển về chất.
Để thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa theo pháp quyền,
Điều 2 của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định:
 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa do pháp luật cai trị,
nhân dân làm chủ đất nước, nhân dân phục vụ.
 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, mọi quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, nền tảng là khối liên minh của giai cấp công nhân, nông dân và trí thức.
 Quyền lực nhà nước là sự thống nhất phân bổ, phối hợp và kiểm soát của các cơ quan nhà
nước khi thực hiện các quyền lập pháp, hành chính và tư pháp.
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Tính tất yếu khách quan được quy định bởi đặc điểm của thời đại ngày nay là “thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Chế độ xã hội chủ nghĩa là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa – luôn bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động bằng pháp luật. Việc xây dựng “Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” còn xuất phát từ điều kiện lịch sử và đặc điểm của Nhà
nước Việt Nam.
Hình thức này đòi hỏi phải Phát triển dân chủ là phải làm đến cùng, tìm ra hình thức của sự
phát triển, đem những thí nghiệm và những hình thức ấy vào trong thực tiễn. Việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang tính tất yếu khách quan trong quá trình hoàn thiện Nhà nước
dân chủ nhân dân lên Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu khách quan còn thể hiện ở
chỗ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một hình thức tối ưu để thực hiện quyền lực nhà nước
thuộc nhân dân.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước tổ chức theo phương thức dân chủ. Pháp
luật là cơ sở cho việc thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện dân chủ cũng như thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mọi người. Trong thời buổi hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở
thành một yêu cầu mang tính giá trị đặt ra cho nước nhà , mang tính tất yếu đối với các quốc gia dân
chủ trên thế giới.
1.2.3. Bản chất và đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
1.2.3.1. Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Về bản chất, Nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực của nhà
nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân nghĩa là quyền
lực thuộc về dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước về quyền lực của mình. Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa do dân nghĩa là do dân trực tiếp bầu phiếu, hoặc gián tiếp thông qua đại biểu và các đại
biểu tham gia quản lý bằng quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền XHCN vì dân nghĩa là mọi
chính sách pháp luật Nhà nước đều phải phục vụ nhân dân, nếu không phục vụ nhân dân, không vì
nhân dân thì hệ thống này cần phải được thay đổi ngay lập tức. 
  1.2.3.2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Từ thực chất nêu trên, Nhà nước pháp quyền Việt Nam và lý luận, thực tiễn xây dựng Nhà
nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền ở Việt Nam, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
 Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền lực
của nhà nước là thống nhất, thuộc về nhân dân, có sự phối hợp, phân công và kiểm soát giữa
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp.
 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam các cơ quan công quyền và công dân bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm, các quyền tự do, dân chủ và vì lợi ích chính
đáng của con người được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật.
 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đề cao vai trò của pháp luật trong việc quản lý xã
hội, trong việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
 Trong Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội, các tổ chức đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hoạt
động trong khuôn khổ Pháp luật và Hiến pháp. Quyền làm chủ của nhân dân và sự lãnh đạo
của Đảng được thể hiện chủ yếu ở Nhà nước và thực hiện thông qua hoạt động của Nhà
nước.  
1.2.4. Cơ sở của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Thứ nhất, về cơ sở kinh tế Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam  là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, song song là việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước. Nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập với
quốc tế, dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do chính Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, cùng với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ hai, về cơ sở chính trị của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là chế độ dân chủ nhất
quán do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo. Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện không có
lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo
hệ thống chính trị, đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống chính trị. Đảng phải gắn bó mật thiết
với dân, phục vụ dân, chịu sự giám sát từ nhân dân, chịu trách nhiệm trước dân về những quyết định,
phát huy và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Thứ ba, về cơ sở xã hội của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, mà nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
chính là cơ quan quyền lực của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức trong xã hội
chủ nghĩa và  nhân dân lao động. Vì vậy, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế sâu rộng cần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà nòng cốt là khối liên
minh công - nông – trí.
1.2.5. Chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có 2 chức năng: chức năng chính trị (giai cấp) và
chức năng xã hội. Chức năng chính trị kết hợp cùng chức năng xã hội và mở rộng hơn trong các nội
dụng kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường... Chức năng xã hội cũng mở rộng hơn so với thời kỳ đấu
tranh và giải phóng dân tộc. Chức năng xã hội ngày càng trở nên chủ yếu và quan trọng hơn. Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Lợi ích
của nhân dân luôn thống nhất với lợi ích toàn bộ xã hội. Đây là điểm khác biệt quan trọng của Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam với Nhà nước pháp quyền tư sản.
1.2.6. Cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội XII cơ chế
vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tiếp tục theo nguyên tắc quyền lực nhà nước
luôn thống nhất có sự phối hợp, phân công và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp đã được hoàn thiện một bước quan trọng. Sự thống nhất
quyền lực nhà nước có sự phối hợp, phân công và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà
nước trong việc thực hiện quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp là quan điểm có tính nguyên tắc chỉ
đạo trong thiết kế mô hình tổ chức và cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Bởi lẽ, quyền lực nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là thống
nhất và thuộc về nhân dân. Về bản chất và nguyên tắc là không chia sẻ cho cá nhân hay tổ chức nào
khác. Các cơ quan nhà nước khi thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp là thực hiện các
quyền của nhân dân ủy quyền và giao phó. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam đều có mục đích duy nhất là phục vụ vì lợi ích của nhân dân.
1.2.7. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Thứ nhất, tăng cường và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản không chỉ mang tính “nguyên tắc”
được khẳng định từ lý luận Mác – Lenin hay từ Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, mà còn từ kết
quả được rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, tăng cường và
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhằm bảo
đảm cho Nhà nước Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, bảo đảm quyền lực nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bảo đảm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện, cơ sở
để bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Đồng thời, đây cũng là điều
kiện, cơ sở để phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn
thành chức năng của mình và giữ vững bản chất XHCN của nhà nước pháp quyền.
Thứ hai, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tiến hành đồng bộ cả về lập
pháp, hành pháp, tư pháp, gắn với đổi mới sự đồng bộ về hệ thống chính trị theo hướng hiệu lực, tinh
gọn và hiệu quả. Để bảo đảm tính đồng bộ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
chúng ta đồng thời phải xây dựng cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu một trong ba bộ phận được
xây dựng sẽ tạo ra sự không đồng bộ. Khi ấy, hiệu quả quản lý của Nhà nước sẽ không hiệu quả. Hơn
nữa, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải gắn với đổi mới hệ thống chính trị theo
hướng hiệu lực, tinh gọn và hiệu quả.

You might also like