You are on page 1of 3

Lớp: TM46B1

Họ và tên: Hồ Nguyễn Ngọc Phụng


MSSV: 2153801011168
BÀI TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN (Lần 1)


1. Khi nền kt rơi vào lạm phát thì chính phủ và nhân dân nên ra sức tiết kiệm
=> Nhận định trên là đúng.
- Vì : Lạm phát thường xảy ra do cầu kéo, chi phí đẩy hoặc là do cung lượng tiền lưu hành trong
nước tăng,… Vì vậy, muốn kiểm soát lạm phát phải bắt đầu từ việc giải quyết các nguyên nhân nêu
trên. Giảm chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công, giảm nhu cầu chi tiêu của xã hội cũng là những
cách hiệu quả để giảm lượng tiền trong lưu thông và do đó kiểm soát được lạm phát xã hội.
- Ví dụ : Một trong những biện pháp chống lạm phát thành công là tăng lãi suất huy động. Năm
1986, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng tại Việt Nam đột ngột tăng từ 0,54% / tháng
(6,48% / năm) lên 2% / tháng (24% / năm) và 6% -8% (72-96% / năm) đối với giá trị tiền gửi
không có bảo hiểm.
Năm 1989, lãi suất tiền gửi tiết kiệm đột ngột tăng từ 1,5% / tháng (18% / năm) lên 9% / tháng
(108% / năm), và lãi suất không kỳ hạn là 12 tháng / năm. % / tháng (144% / năm), tiền gửi cố
định 3 tháng, lập mức lãi suất kỷ lục trong ngành ngân hàng và thậm chí trong toàn bộ lịch sử kinh
tế. Từ việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động đã thúc đẩy người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều
hơn với kì gửi dài hạn. Điều này không những giúp dân tiết kiệm chi tiêu còn giúp các ngân hàng
dần điều chỉnh lại thế cân bằng dòng vốn trên thị trường,..

2. Khi số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng giá trị
của hàng hoá
=> Nhận định trên là sai.
- Vì: Mác đã viết : “ Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy”. Lượng giá trị
của hàng hóa chi về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa
đó. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như năng suất lao động, cường độ lao động, độ phức tạp của lao
động. Còn số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng cung từ đó
làm thay đổi giá cả thị trường chứ không ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá
- Ví dụ: Đối với một sản phẩm Luois Vuitton multi-color, có tới 33 màu sắc được sử dụng trên 9
chữ LV và 24 bông hoa. Thông thường phải mất khoảng một tuần để tạo ra một chiếc túi. Có cả
một đội nhân viên chỉ đảm nhận nhiệm vụ đếm các mũi chỉ trên quai túi. Chỉ cần chiếc túi nào thừa
hoặc thiếu một mũi chỉ thì sẽ bị hủy thành nhiều mảnh nhỏ ngay lập tức. Tất cả túi xách Louis
Vuitton chính hãng đều được làm bằng tay. Chính vì được tạo nên bởi những chế tác gia lành nghề
cùng với khoảng thời gian hoàn thành khá lâu mới cho ra đời những chiếc túi tuyệt đẹp và đắt đỏ
nhứ thế. Ở đây ta có thể thấy chính độ phức tạp, năng suất và cường độ của lao động quyết định
lượng giá trị của hàng hoá chứ không phải là số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường như thế
nào.
Tên: Trầm Lê Thế Phương
MSSV: 2153801011170
Lớp: TM46B1

1. Khi nền kinh tế rơi vào lạm phát thì chính phủ và nhân dân nên ra sức tiết kiệm
Nhận định đúng.
Lạm phát xảy ra thường do các nguyên nhân chính là do cầu kéo, chi phí đẩy hoặc chính
phủ in quá nhiều tiền. Chính vì thế, để kiểm soát lạm phát thì phải bắt đầu giải quyết các
nguyên nhân trên. Việc giảm chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công và giảm bớt nhu cầu chi
tiêu trong xã hội cũng là các phương án hữu hiệu để giảm lượng tiền trong lưu thông, nhờ đó
mà kìm chế được lạm phát trong xã hội.
Ví dụ nhà nước tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu trong xã hội để cho
mức cầu không vượt quá lớn so với mức cung của thị trường hoặc tăng lãi suất ngân hàng,
khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng để điều tiết lại lượng tiền trong lưu thông

2. Khi số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng giá trị
của hàng hoá
Nhận định sai.
Lượng giá trị của hàng hóa chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao
để sản xuất ra hàng hóa đó. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như năng suất lao động, cường độ
lao động, độ phức tạp của lao động. Còn số lượng hàng hoá cung cấp vào thị trường thay đổi
thì sẽ làm thay đổi lượng cung từ đó làm thay đổi giá cả thị trường chứ không ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hoá
Ví dụ một đôi giày Chanel phải trải qua tổng cộng 75 công đoạn và hàng chục giờ lao động,
được thao tác bởi những người thợ thủ công lành nghề thì mới cho ra sản phẩm tuyệt đẹp và
có giá trị như thế. Ở đây ta có thể thấy chính độ phức tạp, năng suất và cường độ của lao
động quyết định lượng giá trị của hàng hoá chứ không phải là số lượng hàng hoá cung cấp
vào thị trường như thế nào.

You might also like