You are on page 1of 8

1

Liên hệ, vận dụng cũng phải dựa trên các nội dung đã rút ra từ ý nghĩa
phương pháp luận
PHẦN 1. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Lý luận và vận dụng
- Liên hệ, vận dụng cũng phải dựa trên các nội dung đã rút ra từ ý nghĩa phương
pháp luận:
Gợi ý đối với sinh viên:
+ Tôn trọng nguyên tắc tính khách quan: Cần xuất phát từ điều kiện sống, từ
thực tiễn, tôn trọng những điều kiện khách quan, khả năng khách quan…
+ Phát huy tính năng động chủ quan: Phải tích cực học tập, trau dồi tri thức,
tình cảm, niềm tin, ý chí, có động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn…
+ Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí: Không ngừng nâng cao trình độ, trang
bị có hệ thống tri thức khoa học, có kế hoạch học tập rõ ràng…
+ Chống lại bệnh bảo thủ trì trệ: Chống lại thái độ thụ động, ý lại, trông
chờ...
2. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: Lý luận và vận dụng
Giới thiệu khái quát Phép biện chứng duy vật: Định nghĩa, các nội dung cơ bản
(2 nguyên lý, 3 quy luật, các cặp phạm trù).

2.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


2.2. Nguyên lý về sự phát triển

3. Quy luật lượng – chất: Lý luận và vận dụng


- Giới thiệu khái quát Phép biện chứng duy vật: Định nghĩa, các nội dung cơ
bản (2 nguyên lý, 3 quy luật, các cặp phạm trù).
2

4. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Lý luận và vận dụng
Gợi ý:
1)Đây là quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển;
2)Nội dung này thường sẽ gặp các câu hỏi sau: Tại sao nói “Phát triển là một
“cuộc đấu tranh” giữa các mặt đối lập”…;
3) Tại sao nói: “Quy luật mâu thuẫn là “hạt nhân” của phép biện chứng” – vì
nó vạch ra nguồn gốc, động lực; vì các quy luật, phạm trù còn lại thực chất cũng
là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (vd: lượng - chất, phủ định -
khẳng định; nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên,…)…

- Giới thiệu khái quát Phép biện chứng duy vật: Định nghĩa, các nội dung cơ
bản (2 nguyên lý, 3 quy luật, các cặp phạm trù).

5. Quy luật phủ định của phủ định: Lý luận và vận dụng
Gợi ý: Đây là quy luật vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.
- Giới thiệu khái quát Phép biện chứng duy vật: Định nghĩa, các nội dung cơ
bản (2 nguyên lý, 3 quy luật, các cặp phạm trù).
- Liên hệ, vận dụng cũng phải dựa trên các nội dung đã rút ra từ ý nghĩa phương
pháp luận:
+ Tuân theo quan điểm phủ định biện chứng, chống lại quan điểm phủ định
siêu hình.
+ Kế thừa có chọn lọc, phê phán, bổ sung, …
+ Cần nắm điều kiện khách quan thuận lợi, phát huy nhân tố chủ quan tích
cực để tạo ra cái mới phù hợp với yêu cầu tiến bộ xã hội.
+ Hiểu và vận dụng một cách phù hợp logic của tiến trình phủ định biện
chứng trong đời sống xã hội: PĐ tư tưởng  PĐ thực tiễn.
6. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Lý luận và vận dụng
3

- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức – lý luận *
CHÚ Ý CÁC QUAN ĐIỂM DƯỚI ĐÂY:
C. MÁC: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích TG bằng nhiều cách khác nhau…
vấn đề là cải tạo TG”.
V.I.Lênin: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất,…”
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức *
+ Thực tiễn là mục đích của lý luận
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
- Lý luận đóng vai trò định hướng, chỉ đạo tt..

- Liên hệ, vận dụng cũng phải dựa trên các nội dung đã rút ra từ ý nghĩa phương
pháp luận: (Nếu là bản thân: Em học được gì, em sẽ làm gì?; Đối với việc liên hệ
Chủ trương, Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước thì cần phải bám sát các
nội dung liên hệ trong giáo trình).
+ Nguyên tắc thực tiễn trong nhận thức và hành động:
Bám sát nhu cầu thực tiễn
Coi trọng công tác tổng kết thực tiễn
Chống lại bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí
+ Nghiên cứu, học tập lý luận một cách bài bản, hệ thống…
4

PHẦN 2. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ


7. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX: Lý luận và vận
dụng
- Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam hiện nay
+ Để phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, không có cách nào khác ngoài
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội.
+ Xây dựng quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay thông qua việc phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độn lên CNXH (Bổ sung,
phát triển năm 2011):
Về sở hữu: Nước ta có 3 hình thức sở hữu chủ yếu.
Về thành phần kinh tế: Ở nước ta hiện nay có 4 thành phần kinh tế.
Về tổ chức, quản lý: Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch…
Về phân phối: Thực hiện chế độ phân phối theo lao động, hiệu quả kinh tế,

8. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: Lý luận và vận
dụng
- Liên hệ Việt Nam hiện nay (Đối với việc liên hệ Chủ trương, Đường lối, Chính
sách của Đảng và Nhà nước thì cần phải bám sát các nội dung liên hệ trong giáo
trình):
+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH
5

+ Kết hợp phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã
hội

9. Sự phát triển các hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên: Lý
luận và vận dụng.
- HTKTXH: Định nghĩa
- Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội tuân theo các quy luật khách
quan, tất yếu.
- Các quy luật khách quan đó là:
+ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất  PHÂN TÍCH RA.
+ Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 
PHÂN TÍCH RA.
+ Ngoài ra còn có các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số, văn hoá,
giáo dục, y tế, pháp luật và các bộ phận khác nhau của KTTT.
- Như vâỵ, sự phát triển của các HTKTXH là một quá trình lịch sử tự nhiên bao
gồm cả sự phát triển tuần tự và không tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội,
tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc gia.
- Liên hệ Việt Nam (Đối với việc liên hệ Chủ trương, Đường lối, Chính sách của
Đảng và Nhà nước thì cần phải bám sát các nội dung liên hệ trong giáo trình):
+ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
+ Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH
+ Kết hợp phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã
hội…
10. Tính tất yếu, vai trò và nội dung của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn
hiện nay: Lý luận và vận dụng
6

- Liên hệ Việt Nam (Đối với yêu cầu liên hệ Chủ trương, Đường lối, Chính sách
của Đảng và Nhà nước thì cần phải bám sát các nội dung liên hệ trong giáo trình):
Gợi ý: Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội: Đặc
điểm - Mục tiêu - Nội dung.d
11. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: Lý luận và vận
dụng
- Liên hệ (Đối với việc liên hệ Chủ trương, Đường lối, Chính sách của Đảng và
Nhà nước thì cần phải bám sát các nội dung liên hệ trong giáo trình):
Gợi ý:
+ Tồn tại xã hội và ý thức xã hội ở Việt Nam
+ Đặc trưng của nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay
+ Nhiệm vụ cơ bản của tiến trình xây dựng nền văn hoá tinh thần ở Việt
Nam hiện nay
12. Quan điểm của CNDVLS về con người và bản chất con người: Lý luận và
vận dụng
- Liên hệ Việt Nam
Quan điểm con người là trung tâm của sự phát triển đã trở thành định hướng chiến
lược, triết lý hành động xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước ta. Có thể nói,
trải qua các thời kỳ khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều quan
điểm và giải pháp phát huy nhân tố con người, nhằm khơi dậy tiềm năng, sức sáng
tạo, lòng tự tôn tự hào dân tộc, nhân cách cao đẹp của con người Việt Nam để xây
dựng và phát triển đất nước.
Trước hết, lấy con người làm trung tâm và kiên định phát triển con người Việt
Nam toàn diện.
Để phát huy sức mạnh nguồn lực con người cần phải hết sức quan tâm cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thực hiện đầy đủ các quyền
con người, quyền lợi của người dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Bảo đảm
quyền con người phải là khâu kết nối cần thiết, không thể thiếu giữa khâu lấy con
người làm trung tâm và phát triển con người toàn diện.
Đồng thời, coi trọng giáo dục, đào tạo để phát triển con người đáp ứng yêu cầu mới
của sự nghiệp cách mạng đất nước, đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ.
7

cần bảo vệ quyền và lợi ích của con người, của công dân, đặc biệt đề cập đến bảo
vệ an ninh con người - bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ
bản của công dân được quy định trong Hiến pháp

Các bước làm bài có thể áp dụng:


1. Bình tĩnh đọc thật kỹ yêu cầu, chọn lọc các từ khoá, xác định đề bài đang
hỏi nội dung nào.
- Các dạng đề cơ sở lý luận của một quan điểm nào đó, hay “vì sao trong
nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng hay quán triệt một quan điểm nào đó…
thì phải xem quan điểm đó nằm ở đâu? từ nội dung nào mà có?.
- Giải thích các quan điểm cơ bản đã được chú thích bên trên.
- Bám sát giáo trình.
2. Giới thiệu khái quát phần nội dung sắp trình bày.
3. Trình bày các khái niệm cơ bản của nội dung (đừng vội đi thẳng vào vấn
đề với những dạng đề phân tích).
4. Phân tích các nội dung theo yêu cầu của đề thi.
5. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận.
6. Liên hệ, vận dụng (Nội dung này nếu đề không yêu cầu thì cũng cố gắng
trình bày dựa trên những nội dung vừa phân tích ở trên).
8

You might also like