You are on page 1of 6

Cơ sở PPL nghiên cứu và học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải xuất phát từ

những yêu cầu cơ bản sau:


- Thứ nhất, phải xuất phát từ văn kiện, tác phẩm của HCM từ những tư liệu, sự kiện
lịch sử, chính sách để đảm bảo tính chân thực khách quan về bản thân đối tượng.
Nghiên cứu các văn kiện, tác phẩm của người là yêu cầu quan trọng hàng đầu và
phải bám sát bối cảnh, xuất xứ cụ thể để tránh sự gán ghép chủ quan tùy tiện
- Thứ 2, khi tìm hiểu về TTHCM, phải đặt trong tính thống nhất giữa nói và viết,
giữa ngôn ngữ và hành động, giữa tư tưởng và đạo đức
- Yêu cầu t3, nghiên cứu tư tưởng HCM trong sự vận động phát triển của cách mạng
VNam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN đặt
trong mối quan hệ giữa CMVN và CM thế giới. Nghiên cứu tư tưởng HCM còn
phải tìm hiểu mqh giữa lãnh tụ vs quần chúng nhân dân, nhất là khi tư tưởng đó đã
ăn sâu, trở thành tcam, thói quen, hành động của nhân dân
- T4, nghiên cứu tư tưởng HCM k chỉ đáp ứng ycau tổng kết đánh giá những giá trị
lịch sử đã qua mà phải tính đến những ycau làm sống động các giá trị chuẩn mực
đó trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong sự nghiệp đẩy mạnh sự
nghiệp CNH HDH đất nước ở Vnam nhay
 Đó là 1 số những ycau mang tính ngtac của pp luận ngcuu tthcm
1 số yêu cầu cụ thể cơ sở ppl của nghiên cứu tthcm
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Thống nhất tính Đảng và tính khoa học.

- Đứng vững trên lâp trường của CNMLN và quan điểm, đường lối của Đảng
CSVN để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phải đảm bảo tính khách quan cần nắm vững các quan điểm có giá trị phương
pháp luận của Hồ Chí Minh khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Thống nhất lý luận và thực tiễn

- Quan niệm của CNMLN thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo kiểm tra chân ̣ lý.
Giữa thực tiễn và lý luân là mối quan hệ biện chứng

- Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn cách mạng thế giới và trong nước, coi
trọng tổng kết thực tiễn, coi đó là biện pháp nâng cao năng lực hoạt động thực
tiễn và nhằm nâng cao trình độ lý luận. “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ
phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi”.

- Nghiên cứu, học tâp tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt quan điểm lý luận gắn
liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải biết vân dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

- Ví dụ: về đạo đức đời sống, về văn hóa, con người,…

c. Quan điểm lịch sử - cụ thể

- Khi giải quyết bất cứ một vấn đề nào cũng phải đặt nó trong bối cảnh sự hình
thành, tồn tại và phát triển của nó.

- Khi vận dụng những nguyên lý chung vào hoàn cảnh cụ thể cần phải biết cá biệt
hoá nó cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ấy.

- Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối
liên hệ.

- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển của lịch sử để thấy
được sự phát triển, sáng tạo.

d. Quan điểm toàn diện và hệ thống

- Phải đảm bảo mối quan hê giữa kinh tế-chính trị-văn hóa-tư tưởng với dân tộc-
giai cấp-quốc tế-thời đại, chú ý mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận của hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh, mà hạt nhân cốt lõi là đôc lập dân tộc gắn liền với
CNXH.

- Hồ Chí Minh xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động của điều kiện hoàn
cảnh cụ thể, đặt cách mạng Việt Nam trong quan hệ tổng thể với cách mạng thế
giới.
- Ví dụ: vấn đề dân tộc – giai cấp, việc tập hợp lực lượng cách mạng trên đặc
điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

e. Quan điểm kế thừa, phát triển

- Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ biết kế thừa, vận dụng mà
còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người vào điều kiện mới của đất
nước và quốc tế.

- Hồ Chí Minh là mẫu mực về sự vân dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào
Việt Nam; là thiên tài của sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

- Ví dụ:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước do nhân dân lập
ra, do nhân dân quản lý, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, thực
hiện chủ quyền của nhân dân . Để kế thừa và phát triển tư tưởng này, Đảng và
Nhà nước ta đã có những nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư
pháp, đảm bảo công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người, ví dụ:

Việc ban hành Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) năm 2015, bổ sung các quy định về
bảo vệ quyền con người và công dân trong quá trình tố tụng hình sự, như quyền
được biết lý do bị bắt giữ hoặc giam giữ, quyền được bào chữa hoặc có người bào
chữa cho mình, quyền được yêu cầu kiểm tra lại các biện pháp ngăn chặn hoặc xét
xử lại các vụ án

2. Các phương pháp cụ thể

- Phương pháp là cách thức đề câp đến hiện thực, cách thức nghiên cứu các hiện
tượng của tự nhiên và xã hội; là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức và
hoạt đông cải tạo thực tiễn xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể được
nhân thức.
- Phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vât và hiện tượng theo quá trình phát sinh,
tồn tại và phát triển) và phương pháp loogic (nghiên cứu môt cách tổng quát nhằm
tìm ra được cái bản chất của sự vât hiện tượng và khái quát thành lý luận) là rất
cần thiết trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với nghiên cứu thực tiễn chỉ đạo cách mạng
của Hồ Chí Minh.

+ Nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dừng ở các bài nói, bài viết,
tác phẩm của Người là chưa đầy đủ, nhiều lắm là mới lĩnh hôi một phần nội dung
tư tưởng của Người mà thôi.

+ Kết quả hành động thực tiễn của Hồ Chí Minh và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Viêt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh mới là lời giải thích rõ ràng giá trị
khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Cần vân dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
(vì Hồ Chí Minh là môt nhà khoa học, một nhà tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh là
môt hệ thống bao quát nhiều lĩnh vực khoa học: kinh tế, chính trị, đạo đức, triết
học, văn học, sử học...

- Ngoài ra, những phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, tiếp xúc
nhân chứng lịch sử,.. sẽ làm tăng thêm tính hiêu quả của việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Slide:
Slide 1: Nội dung tương tự ntn

Hoặc

Slide 2: Nội dung tương tự ntn


Hoặc

You might also like