You are on page 1of 3

Câu 9: Phân tích cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện?

ĐCSVN đã vận
dụng nguyên tắc này như thế nào trong thời kì đổi mới.
Bài làm
I/ Phân tích cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện:
*Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: đó là nguyên lý mối quan hệ phổ biến.
*Khái niệm:
+Mối liên hệ là phạm trù triết học chỉ các sự ràng buộc, tương hỗ, qui định ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau.
+Mối liên hệ phổ biến dung để chỉ các liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng
của thế giới, trong đó mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi
sự vật, hiện tượng của thế giới.
Dùng để chi phí phổ biến của các MLH của các sự vật, hiện tượng của thế
giới. Đó là các MLH giữa: các mặt đối lập, chất và lượng, khẳng định và phủ định,
cái chung và cái riêng…
*Tính chất:
+ MLH mang tính khách quan, tính phổ biến.
+ MLH mang tính đa dạng. Nó có thể được chia ra thành: MLH bên trongvà MLH
bên ngoài; MLH trong tự nhiên, MLH trong xã hội và MLH trong tư duy; MLH
riêng, MLH chung và MLH phổ biến;… Vai trò các MLH khác nhau là ko giống nhau.
- MLH phổ biến là MLH giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật,
trong mọi lĩnh vực hiện thực.
+ MLH phổ biến cũng mang tính khách quan và bổ biến. Nó chi phối tổng quát sự
tồn tại, vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là
đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
+ MLH phổ biến được nhận thức trong các (cặp) phạm trù biện chứng như
MLHgiữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất - lượng; cái cũ – cái mới; cái riêng – cái
chung; nguyên nhân - kết quả; nội dung – hình thức; bản chất - hiện tượng; tất
nhiên - ngẫu nhiên; khả năng - hiện thực.
*Nội dung nguyên lý:
- Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong
muôn vàn MLH ràng buộc lẫn nhau. MLH tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
- Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của chúng có những MLH phổ biế. MLH
phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá
trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.

II/ Vận dụng của ĐCSVN trong thời kì đổi mới:


+Về mặt kinh tế:
Quan điểm toàn diện được Đảng ta áp dụng thể hiện cụ thể ở việc thực hiện
phát triển chính sách kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn thừa nhận vai trò tích cực của các thành phần
kinh tế khác cũng như thừa nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân. Tuy
nhiên, Đảng ta vẫn đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng hình thức sở hữu công cộng
với vai trò chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh trong cơ chế thị trường.
+Về chính trị:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xét trên
tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong
việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới
đó thì không có mọi sự đổi mới khác.
ĐCSVN xác định phải ngày càng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo
và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng, Nhà nước phải được xây dựng thành Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật tạo trong
sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa xây dựng đội ngũ cán bộ.
Đổi mới chính trị thể hiện ở đổi mới tổ chức, bộ máy, phân cấp lãnh đạo
của Đảng, dân chủ hóa trước hết từ trong Đảng. Tạo điều kiện cho đổi mới kinh
tế. Khi đường lối chính trị, thiết chế chính trị được đổi mới phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế thì chính trị trở thành định hướng cho phát triển kinh tế, tạo
môi trường phát triển về an ninh trật tự để phát triển kinh tế và còn đóng vai trò
can thiệp điều tiết, khắc phục những mặt trái do đổi mới kinh tế đưa đến.
Tăng cường quốc phòng an ninh: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và
nền văn hóa.
+Về văn hóa, xã hội:
Đảng ta coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối
với sự phát triển của đất nước. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
Chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội coi đây là một hướng chiến
lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta.
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao
chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục.

You might also like