You are on page 1of 4

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nguyên lý của mối liên hệ phổ biến.

Từ đó rút ra ý nghĩa và sự vận dụng


nguyên lý này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Anh (chị) tâm
đắc nhất nội dung nào? Vì sao? Liên hệ bản thân anh, chị về việc học tập và làm theo nội dung tâm đắc đó
như thế nào

Câu 1:
Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến là: nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng
khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong
thế giới.

Tính chất của mối liên hệ :

 Thế giới khách quan : Thế giới vật chất tồn tại khách quan nên các mối liên hệ
của nó cũng tồn tại khách quan tức là không phụ thuộc vào ý thức của con người
 Tính phổ biến : Mỗi sự vật hiện tượng có vô vàng các mối liên hệ , chúng có vị trí ,
vai trò khác nhau . Ngay trong các yếu tố của sự vật hiện tượng cũng có vô vàng
các mối liên hệ khác nhau .
 Tính đa dạng phong phú : sự vật này có mối liên hệ này , sự vật khác có mối liên
hệ khác , trong thời gian khác nhau , không gian khác nhau là các liên hệ khác
nhau .

Ý nghĩa phương pháp luận : Trong nhận thức hoạt động thị tiễn phải quán triệt quan
điểm toàn diện , tức là khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét tất cả các mối
liên hệ của sự vật hiện tượng đó càng cho chúng ta sự đánh giá , càng chính xác và đầy
đủ sự vật hiện tượng chống lại quan điểm siêu hình phiến diện một chiều .

 Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể . Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt
nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có đánh giá đúng về sự vật
hiện tượng . Chống lại cách xem xét cào bằng , dàn trải , coi mọi mối quan hệ là
như nhau .

Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam :

 Đảng ta đưa ra những đổi mới trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội ( kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng ... ) chứ không ở một lĩnh vực nào . Như Đại hội
VII của Đảng nêu kinh nghiệm bước đầu đổi mới “ Một là phải giữ vững định
hướng XHCN trong quá trình đổi mới , hai là đổi mới toàn diện , đồng bộ và triệt
để nhưng phải có bước đi hình thức và cách làm phù hợp ” . Thực tiễn cho thấy
đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội . Trên
từng lĩnh vực nội dung đổi mới bao gồm nhiều mặt đổi mới cơ chế ,chính sách tổ
chức , cán bộ , phong cách và lề lối làm việc .
 Đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực , trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm như
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường để tạo ra động lực nhằm phát huy ,
kiến trúc nền kinh tế trong nhân dân , khai thác vốn đầu tư và trình độ cũng như
vốn của nước ngoài , nâng cao tay nghề , tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến
của thế giới.
 Trong giai đoạn hiện nay , nước ta đã gia nhập WTO , tạo ra rất nhiều thuận lợi
cho kinh tế VN ngày càng đi lên hội nhập toàn cầu hóa kinh tế thế giới . Đó là sự
vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào sự nghiệp cách mạng VN
đặc biệt là vận dụng nguyên lý của mối liên hệ phổ biến .

Câu 2:
Đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh vẫn luôn có sự nhất quán và
tính logic cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo
đức mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng. Đạo
đức là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người và đối với cá nhân
con người. Đối với người cách mạng, đạo đức có một vai trò vô cùng quan trọng.
Vậy, đạo đức chính là động lực to lớn giúp cho những người cách mạng vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, hiểm nguy. Nhận thức đúng đắn vị trí, ý nghĩa và tầm
quan trọng của đạo đức đối với người cách mạng cho nên ngay từ đầu cũng như
trong suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
rất quan tâm, coi trọng việc xây dựng đạo đức cách mạng cho các cán bộ, Đảng
viên và Nhân dân ta.
2. Đạo đức cách mạng được thể hiện ở các phẩm chất sau đây: trung với nước,
hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh
thần quốc tế trong sáng. Những phẩm chất đó có mối quan hệ tác động qua lại
biện chứng với nhau.
 Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân chính là một phẩm chất,
chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng, là tiêu
chuẩn để xem xét, đánh giá đạo đức của con người, của mỗi chiến sỹ cách
mạng.
 Yêu thương con người: yêu thương con người được Chủ tịch Hồ Chí Minh
đánh giá là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng yêu thương con người là phẩm chất cao đẹp nhất của
con người. Yêu thương con người thì trước hết là tình cảm dành cho những
người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn
được thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với những người đồng chí
xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải luôn nghiêm khắc với bản
thân, nhưng rộng rãi độ lượng với người khác.
 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây có thể nói chính là phẩm chất
trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí
Minh. Mà thiếu một đức được nêu trên, thì không thành người.
 Tinh thần quốc tế trong sáng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một
bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đó là cơ sở bền vững để xây
dựng tình cảm cách mạng trong sáng, thuỷ chung giữa các dân tộc bị áp
bức và nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
chung, vì nền độc lập của mỗi quốc gia dân tộc và quyền tự do, hạnh phúc
của mỗi con người.

You might also like